Chương 3

“Đập vỡ lúc sống làm sao mà nấu được?” Trần Yến liếc nàng một cái, ôn nhu nói: “Đập nát rồi lại thả vào trong nồi nấu, trong nồi đều là mảnh vụn, miệng ốc bị vỡ thì rút không ra!”

“Nhưng…,” Trần Ngư vừa mới mở miệng muốn nói, liền ngạc nhiên nghĩ đến nơi mình đang sống lúc này… Một nơi lạc hậu đến nỗi không khác gì mấy so với bộ lạc nguyên thủy, bởi vậy đâu biết rằng những thứ này có một loại mỹ vị khác.

Làng chài này lụn bại không chịu nổi, tuy rằng là nhà bằng đá, nhưng trong phòng đều là gió thổi, may mắn hiện tại đang là mùa hè, buổi tối ngủ còn tính là mát mẻ… Nhưng là đến mùa đông, nàng có thể đoán được đến lúc đó là sống không bằng chết.

Trong viện nhỏ Trần gia có sáu gian phòng đá, phụ thân Trần Đông Sinh dẫn theo thê tử và ba hài tử một gian, gian phòng này là phân trước sau, tương đương với hai phòng ngủ ở hiện đại. Đại bá Trần Xuân Sinh dẫn thê tử cùng ba nhi tử ở một gian. Nhị bá Trần Thu Sinh là người què, sinh hai đứa con trai, cho nên nhân số nhà bọn hắn là đơn giản nhất. Trần phụ cùng Trần mẫu ở một gian, còn có một gian là phòng bếp, một gian khác là chứa đồ vật linh tinh.

Tuy rằng ba huynh đệ đều đã thành thân, nhưng còn không chia nhà. Trần Ngư còn có một cô cô được gả đến thôn khác, điều kiện trong nhà cũng không tồi, nghe nói rất ít tới, nếu không phải Trần Yến vô ý nhắc tới một lần, Trần Ngư còn cho rằng cái nhà này chỉ có ba huynh đệ bọn hắn.

Thông tin này là ở trong ngày thứ ba sau khi Trần Ngư tới nơi này mới biết được.

Nam nhân Trần gia đều rời bến đi đánh cá, buổi tối đi buổi sáng trở về, ở nhà nghỉ ngơi một ngày sau đó buổi tối lại ra đi, bình thường chỉ cần là dưới tình huống gió êm sóng lặng đều sẽ như vậy — chỉ là, người ăn cơm ven biển, cuối cùng vẫn đấu không lại ông trời, cho nên người càng chịu khó sẽ càng nghèo, đây là kết luận mà Trần Như tổng hợp được.



Cái làng chài này cùng bộ lạc nguyên thủy không có gì khác biệt, điểm khác biệt duy nhất chính là bọn hắn không ăn sống, có y phục rách rưới che thân thể, đây xem như chuyện tốt duy nhất rồi. Thôn nhỏ, người nhiều, quan niệm không hạn chế sinh đẻ, cho nên cả thôn vẫn sinh… sinh đến khi nào sinh không được mới thôi, sau đó thì càng lúc càng nghèo, chỉ cần ông trời mất hứng một cái, để trời đổ mưa một hồi thì sẽ đói chết một ít người….

“Yến nhi, ngươi đang làm gì vậy, nương ngươi chưa về, mau đem cơm chiều nấu đi,” Hình ảnh hai tỷ muội an tĩnh ở trong sân bị một đạo thanh âm bén nhọn chói tai đánh vỡ, người nói chuyện là nãi nãi Hồ thị của Trần Ngư, vẻ mặt hiền lành phúc hậu.

Thời điểm vừa mới nhìn thấy Hồ thị, Trần Ngư còn cho rằng không biết thái thái giàu có này tới từ đâu, da trắng nõn nà, thân người cùng mặt mũi đều béo tròn. Sau khi nghe thấy Trần Yến kêu một tiếng “Nãi nãi,” liền bị sốc như thể sét đánh. Người nãi nãi này trông hạnh phúc thật đấy!

Đúng vậy, ba ngày qua Trần Ngư cảm thấy nãi nãi này thực sự là người hạnh phúc nhất trong cả thôn này, cái gì cũng không làm, nếu không phải ở nhà làm phú thái thái thì là ra cửa tán gẫu, đối với chuyện trong nhà thì khoa tay múa chân, không phải phân phó này cái chính là phân phó cái kia, khiến Trần Ngư rất muốn gầm lên giận dữ: Ni mã (*), bà nghĩ mình gả cho hoàng thân quốc thích hay gì, hết ăn rồi lại ngủ, thật sự không khác gì con heo.

Vì không để cho mình có vẻ quá khác biệt, nàng chỉ có thể giả dạng làm câm điếc, tận lực ít nói, miễn cho bị người ta nói thành yêu quái rồi xách đi tế biển.

Chú thích:

(*) Ni mã là một câu chửi thề.