Chương 52: Kẻ lầm đường đáng thương

Cậu chuyện của hai vợ chồng đứng tuổi Trang Lâm họa chăng cũng không còn lạ gì ở cái làng Quỷ này, và họa chăng, gia đình này cũng là một minh chứng cho việc tại sao ngôi làng này lại được đặt tên là làng Quỷ. Nghe đâu ngày trước, khi mà đôi vợ chồng còn trẻ thì cả 2 người đều là lao động trái phép tại cái mỏ vàng lớn nhất gần làng Quỷ. Hai vợ chồng ngày đó hồi còn làm công nhân đào vàng thì cũng khá là chăm chỉ, liên tục làm thêm giờ và đồng thời không hiểu vì lý do gì mà tên quản mỏ lại đặc biệt quý hai vợ chồng này. Năm tháng trôi qua, hai vợ chồng cũng tích cóp được một khoản tiền khá khá coi như là để lo cho cuộc sống sau này, để lo cho các con của mình trong tương lai. Có vẻ như là ông trời cũng khéo chiều lòng người khi mà bà vợ cuối cùng cũng mang thai và hạ sinh ra một cậu nhóc quý tử cho người chồng. Người vợ sau khi sinh ra đứa con thì cuối cùng cũng nghỉ làm ở mỏ vàng và về nhà làm nghề thêu thùa may vá, vừa là để giữ gìn sức khỏe, cũng vừa là để chăm sóc cho cậu nhóc. Người cha thì có đứa con trai thì như có thêm sức lực, ông ta ngày ngày làm việc hăng say hơn nữa với hy vọng rằng con ông sau này sẽ được hóc hành đàng hoàng, sẽ được thăng quan tiến chức, sẽ không còn phải chịu cái cảnh làm lũ cơ cực như bố mẹ nó đã từng trải qua. Nhưng có điều mà đôi vợ chồng không thể ngờ được rằng, tại cái đất "chó ăn đá gà ăn sỏi" này, số phận của ai rồi cũng sẽ như nhau, rồi cũng sẽ xuống dốc, vì ở trên đồi Vĩnh Hằng có thất trinh nữ trấn yểm. Việc mà mỗi người sẽ có một thời điểm gặp hạn khác nhau tại cái làng Quỷ này là vì việc đó nó còn phụ thuộc vào phước đức cũng như là vượng khí của họ. Một khi mà công đức bị lấy hết, vượng khí bị hút sạch, thì lúc đó chính là lúc mà tai họa sẽ ập xuống. Cái công việc được coi là rút ngắn lộc và kéo dài hạn này là của một trong bẩy con thất trinh nữ, đó là công việc của Tam Định Sát.

Dấu hiệu báo trước cái việc mà cái tái họa sẽ giáng suống đầu già đình đôi vợ chồng chính là khi mà cái mỏ vàng sập xuống. Người vợ đang bế con ở nhà, nghe có công nhân về báo là mỏ vàng sập, bà Trang bế thốc con cùng với người dân chạy thẳng tới cái mỏ đó. Trước mắt bà Trang hiện ra cảnh tượng một mỏ vàng sập xuống, đá tảng lấp kín miệng, không chỉ có riêng mình bà mà còn nhiều người khác đã thất kinh ngất lịm đi trong sợ hãi ngay tại miệng mỏ khi mà cái suy nghĩ người thân của mình đã vĩnh viễn nằm lại trong mỏ. Nhưng không, chồng bà đã trở về, ông là người đầu tiên mà đội cứu hộ đào được. Ông Lâm được đưa vào viện với trấn thương sọ não do đá lở rơi vào đầu, nằm viện một thời gian rồi ông cũng trở về nhà, lại quây quần bên bà Trang và con trai mình như ngày xưa. Nhưng mà cái việc sập hầm đó là dấu hiệu bắt đầu cho một chuỗi tai họa, chứ không đơn thuần chỉ là một cái họa đơn lẻ. Ông Lâm sau khi đã hồi phục sức khỏe thì chuyển qua nghề xe ôm trong làng, vừa là để kiếm thêm thu nhập, vừa là để giao hàng và nhận hàng hộ bà Trang. Cái điềm báo thứ hai mà bà Trang nhận ra có gì đó không phải với chồng mình là khi bà được người ta báo là chồng bà đang khi không ngã vật ra đường lăn lộn, người giật giật ở đầu làng. Đó chính là cái thời điểm mà bà bắt đầu tin vào lời đồn của dân làng, rằng cái mỏ vàng sập ngày trước là con đường dẫn tới cõi âm. Những người đào vàng đã vô tình đánh thức lũ quỷ ở đó, và giờ chúng nó đang hoành hành dân làng. Bà Trang và những người trong làng đã bỏ công bỏ sức, khuyên góp tiền bạc làp một bàn thờ trước cửa mỏ vàng cũ để cúng bái hàng tháng như để mong người thân sẽ thoát được cái nợ âm mà họ đang mang trên mình. Thế nhưng khi việc cúng bái không giải quyết được vấn đề gì, và ông Lâm vẫn thường xuyên như người tầm thần, đang bình thường bỗng trở nên khác lạ thì bà xoay qua các thầy tà, bà đồng ở những vùng lân cận để cứu giúp cho chồng mình trở lại như ngày xưa. Thời gian cứ thế trôi qua tiền bạc của cải cứ vơi dần, mà chồng bà thì vẫn bệnh tình ngày một nặng, vẫn bị "ốp vong" như thường, vẫn bị hành một ngày đến mấy lần thì bà Trang thất vọng lắm. Nhưng cái sự thất vọng đó thực sự dâng trào khi mà đứa con trai duy nhất của hai ông bà, cái hy vọng lớn lao nhất của đời họ cuối cùng cũng ra đi vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Cũng chính kể từ cái ngày đó, mà bà Trang bỏ hẳn không còn thờ cúng ai, không theo bất kì một ai nữa, bà chấp nhận sống chung với số phận, chấp nhận cái sự nghiệt ngã đó như để sống nốt cái phần đời còn lại của mình, sống nốt cái kiếp người cay đắng này.

Bà Trang vừa lau người cho ông Lâm trên giường vừa kể cho ông anh ba nghe, thi thoảng, giọng bà lại như nghẹn lại, hai con mắt lại đẫm lệ nhưng không hề tuôn rơi. Có vẻ như bà đã khóc cả một đời rồi, giờ nước mắt không thể nào tuôn ra được nữa. Ông anh ba ngồi đó lắng nghe câu chuyện, thế rồi anh ta hỏi:

- Thế trong làng này, còn ai bị như bác trai nữa không ạ?

Bà Trang vắt cái khăn lau người nói:

- Nhiều chứ cậu, không chỉ riêng chồng tôi đâu. Nhưng mà họ đa phần là nhà có điều kiện, đã chuyển đi hết rồi, nên cũng không biết giờ ra sao nữa.

Hai người đang ngồi nói chuyện, ông Lâm nằm ngủ li bì từ nãy giờ trên giường thì bất ngờ bật dậy la hét múa máy khiến cho bà Trang và ông anh ba giật thột người sợ hãi. Ông Lâm nhẩy nhót trên giường, hai cái tay uốn lượn như những vũ công, hai con mắt mở to lộn tròng, miệng cười méo xệch khiến cho dãi dớt chảy ra. Ông Lâm đứng trên giường nhẩy múa hát hò:

- Tiên cô tiên cô ý a ... ý a ỳ... tiên cô xinh gái chính là ta đây... mau mau dâng nước... cho cô lau người... ý a ý à...

Bà Trang thấy chồng mình lại bị ốp thì chỉ còn biết buồn bã lắc đầu thở dài. Ông anh ba thì để ý rất kĩ ông Lâm, nhất là cái khuôn mặt của ông ta bây giờ. Cái khuôn mặt của ông Lâm hiện giờ mang lại cái cảm giác hoàn toàn khác với lúc trong chuồng lợn. Nếu nói lúc ở chuồng lợn là một con quỷ sức mạnh vô song ốp ông Lâm thì hiện giờ chỉ là một vong hồn vảng vất buồn quá thì ốp vào ông mà quậy phá pha trò cho vui mà thôi. Do là người có căn nặng về đường âm, nên bị ai ốp là ông anh ba có thể cảm nhận được rõ ràng nhất, nếu không muốn nói là nhìn thấu.

Nhanh như cắt ông anh ba đứng dậy tiến về phía ông Lâm, trước sự ngạc nhiên của bà Trang, ông anh bà vòng ra phía đằng sau ông Lâm. Ông anh ba đặt hai ngón tay lên chán, thế rồi anh ta lẩm bẩm cái gì đó. Ông anh ba nhẩm xong thì dùng hai ngon tay đó chọc vào bên cổ của ông Lâm. Chỉ sau một cú điểm chỉ, ông Lâm lại đổ người về phía ông anh ba mà thiu thiu ngủ. Ông anh ba từ từ hạ ông Lâm xuống giường cho ông ý ngủ tiếp rồi ngồi nói chuyện với bà Trang tiếp. Bà Trang thấy việc ông anh ba làm thì đột nhiên cái niềm tin, cái sự hy vọng vào sự sống sau bao nhiêu năm tắt lịm khi không lại được thắp sáng lại. Bà Trang nói:

- Cậu ... cậu là thầy?

Ông anh ba lắc đầu:

- Dạ ... con chỉ biết sơ sơ thôi ạ ...

Bà Trang vội vã quỳ xuống chống tay vái lạy ông anh ba mà nói:

- Mong cậu cứu giúp chồng tôi ... mong cậu cứu giúp chồng tôi...

Ông anh ba vội vã đỡ bà Trang đứng dậy nói:

- Bác ... bác đừng làm vậy ... con... con...

Bà Trang cứ nhất thiết quỳ gối nói:

- Nếu cậu không cứu chồng tôi ... tôi quyết không đứng lên...

Bất ngờ, ông anh ba thốt ra một câu mà có lẽ đến cuối đời này sẽ không bao giờ anh ta hiểu được sao mình lại làm vậy:

- Được, bác đứng lên, con sẽ hết lòng giúp bác trai....

Sau khi bà Trang đã ngồi ngay ngắn lại thì ông anh ba lại tiếp lời:

- Nhưng mà có một điều, con phải nói thẳng với bác...

Bà Trang nói:

- Cậu cứ nói, chi phí bao nhiêu, lễ lạc ra sao... tôi sẽ đi lo đủ...

Ông anh ba lắc đầu:

- Dạ ý con không phải như thế, mà là chuyện của bác trai...

Bà Trang nhìn ông anh ba chăm chú:

- Theo như nhận định của con, thì nếu bác muốn bác trai nhà ta không bị ốp vong nữa thì cũng đơn giản, nhưng mà... nếu giúp bác trai thoát khỏi cái hạn này.... Thì việc bác trai sống được sẽ tính theo ngày mà thôi...

Nói xong câu đó thì bất chợt ông anh ba như nhìn thấy cái ngọn lửa hy vọng sâu thẳm trong đôi mắt bà Trang bỗng tắt lịm đi. Ông anh ba lắp bắp:

- Nhưng ... nhưng mà con có cách giúp bác tỉnh ra nhiều hơn so với lúc trước, và việc bị ốp sẽ không còn nặng nữa... bác có muốn...

Bất ngờ bà Trang nói:

- Không sao... tôi chấp nhận ... chỉ cần cậu giúp cho chồng tôi thoát được cái hạn này, dù cho ông ý chỉ còn sống được với tôi 1 ngày ... tôi chấp nhận ... tôi chỉ cần 1 ngày chồng tôi là chồng tôi mà thôi.

Đêm nay là một cái đêm mà ông anh ba thức trắng, anh ta nằm trên giường mà hai mắt tháo láo không ngủ được. Ông anh ba nghĩ về hoàn cảnh của ông Lâm, bà Trang mà thấy đáng thương vô cùng, tại sao ông trời lại đầy đọa họ tới mức đó cơ chứ? Rồi anh ta lại nghĩ về cái việc mình làm, anh đã hứa với bà Trang là sẽ giúp cho ông Lâm thoát khỏi việc bị vong ốp, lời hứa đi ngược lại với lời thề mà anh đã thề với ông thầy Trà, "Vạn sự tùy duyên, duyên khởi duyên diệt, tuyết đội không được can dự". Nhưng có lẽ nằm ở cái căn nhà này, tại cái vùng đất nặng âm khí tới mức nghẹt thở này như khiến cho ông anh ba chằng còn bận tâm gì tới lời thế ước năm xưa, mà điều anh đang trăn trở đó là làm cách nào để có thể giúp được ông Lâm thoát khỏi việc bị vong ốp.

Sau một hồi nằm suy tư trên giường, xung quanh là tiếng người đi lại cười đùa của các vong hồn lẩn khuất thì ông anh ba cũng ngồi dậy. Ông anh ba lại bất đèn, anh ta lôi trong ba lô ra cái nến, cái đĩa con và ba đồng xu, hình nhân giấy, một cái bút bi đỏ và mấy nén hương mang tới để ở cái bàn kê cạnh cửa sổ. Sau khi đã thắp nến lên, ông anh ba tắt đèn và châm hương. Ông anh ba cầm hương đưa lên trước mặt hướng ra ngoài cửa sổ nơi bầu trời đầy trăng sao kia mà khấn vải lẩn rẩm. Khấn xong anh ta cầm hương huơ huơ lên trên cái đĩa có 3 đồng tiền cổ. Một tay cầm hương giơ lên, một tay anh ta nhặt 3 đồng tiền lên và cầm con hình nhân giấy bằng vàng đặt lên cái đĩa. Ông anh ba tung 3 đồng xu lên người hình nhân, 3 đồng tiền vừa đè lên cái hình nhân giấy thì gió lạnh từ ngoài cửa sổ thổi vào bạn cả nến. Ông anh ba từ từ nhắm mắt, đến khi gió ngừng thổi, anh ta mở mắt ra thì đã có một vong nữ đang lượn lờ trước cửa sổ. Ông anh ba nhờ vong linh này tìm hiểu về tên tuổi, ngày tháng năm sinh của ông Lâm. Vong nữ này bay đi về phía nhà của bà Trang và ông Lâm, khi quay lại thì nó đọc đủ thông tin cho ông anh ba. Sau khi đã ghi nhớ, ông anh ba nói:

- Tốt, như đã hứa, giờ ta giúp ngươi bước tiếp.

Nói rồi ông anh ba một tay vẫn giơ hương lên cao, một tay anh ta nhẹ nhàng rút con hình nhân giấy khỏi đĩa để qua một bên. Ông anh ba cầm cái bút viết lên đó 2 chữ "độ vong" bằng tiếng hán. Ông anh ba đặt 3 nén hương lên cái đĩa có 3 tiền xu, thế rồi cậu xé hình nhần giấy thành 4 mảnh, một đường giọc rồi một đường ngang. Ông anh ba châm 4 mảnh hình nhân vào cái nến rồi đặt tro vào cái đĩa nhỏ trước mặt. Hình nhân giấy cháy dần dần, vong nữ kia lơ lửng ở cửa sổ chấp tay trước mặt mà cúi đầu lạy ông anh ba rối rít và tan biên dần đi. Dưới cái ánh nến hiu hắt đó, dựa vào tên tuổi ngày tháng năm sinh của ông Lâm, ông anh ba đã "soi bóng" được số phận của ông ta dựa trên một cuốn sách cổ bên Tầu mà thầy Trà đưa. Thuật "soi bóng" là một trong những thuật coi bói đã từng rất nổi ở Trung Hoa và du nhập vào Việt Nam quãng độ thời Trần. Thuật soi bóng này có tên gọi là "Bóng Kinh Văn", hiểu nôm na là dựa trên tên tuổi ngày tháng năm sinh của một người, dựa vào sách kinh dịch mà luận ra tương lai hậu vận của người hỏi. Khi soi hay dịch thì phải xem dưới nến, và người coi phải là người cực kì nặng về nghiệp âm, và cái từ "nặng" ở đây là thực sự mang nghiệp âm. Trong lúc "soi bóng", ánh sáng từ trên cây nến sẽ rọi xuống chữ trong sách kinh văn mà tạo ra bóng chữ. Chính những bóng chữ này sẽ nói lên số phận của một con người. Nghe thì có vẻ ảo diệu như vậy nhưng trên thực tế là "Bóng Kinh Văn" đã từng rất thịnh hành, vì nghe đâu bóng của các kí tự trên kinh văn chính là chữ phản chiểu từ sách sinh tử của Phán Quan. Chỉ tiếc thay là thuật này đến bây giờ đã hoàn toàn biến mất, có lẽ là vì nó quá nặng với nghiệp âm mà bị lụi tàn, thêm vào đó những người thực sự biết thuật này thì không ai dùng. Đơn giản là vì một khi đã soi được vào sách sinh tử của Phán Quan, thì sau lưng họ đã có Dịch Nhân Âm Ty đứng đợi sẵn rồi. Sau khi đã coi xong, ông anh ba đưa tay không úp lên cây nến khiến nó tắt lịm, cả căn phòng lại chìm vào bóng tối. Ông anh ba cứ ngồi ở đó nghĩ ngợi, quả nhiên là số phận an bài, dù có làm cách nào đi chăng nữa, thì cái đích đến của cuộc đời anh ta vẫn sẽ là vậy. Dù biết được số phận mình đã định, nhưng anh ba không hề lo sợ, mà trái lại còn cố nghĩ xem làm cách nào để có thể giúp được ông Lâm. Ngồi đó suy nghĩ một lúc, thế rồi chợt trong đầu anh ta nẩy lên bài thơ:

"Vì đời nên phải nhất tâm,

Quyết trí tu thiện lập công muôn đời.

Khổ đau, ai oán, hận sầu,

Lòng này còn nặng nguyện thề không quên

Ra vào tam thập tam thiên,

Mình ta hai mặt nhìn thời gian trôi.

Mặt này hóa độ thiên tâm,

Mặt kia hai lưỡi gian tà thâm sâu.

Kẻ nào đối diện với ta,

Lựa mặt mà nói, chọn lời mà thưa.

Ta đây công đức tời trời,

Nhưng mà ác nghiệp sâu hơn Âm Tào.

Giờ thì ngươi tính thế nào?

Muốn đọa ngã quỷ hay là thăng thiên."

Không hiểu bên tai của ông anh ba đang có tiếng thỏ thẻ đọc bài thơ đó, hay là cái tiếng nói sâu thẳm trong thâm tâm cậu, vì cái bài thơ trên là bài thơ về quỷ Atula.

Atula là quỷ vương cái quản Atula giới theo sách của nhà Phật, hắn còn có một cái tên gọi khác là "kể lầm đường đáng thương". Sở dĩ có cái tên gọi oái ăm và nực cười đó là vì trong khắp tam giới này không có một kẻ nào như hắn, dù cho có quyết trí tu thiện, nhưng trong lòng lại mang đủ thất tình lục dục. Nếu theo như cách nói khoa học, thì Atula vương là một người đa nhân cách, luôn sẵn sàng hành thiện tích đức nhưng nếu có cơ hội vẫn sẵn sàng làm việc gian ác. Có lẽ cúng bởi vì cái căn bệnh "đa nhân cách" này của Atula mà tiên giới không chấp nhận, và âm phủ cũng không chứa, khiến cho hắn cứ bơ vơ vất vưởng ở 3 cõi, tạo ra một thế giới riêng gọi là cõi Atula mà thống trị. Đối với những người nặng nghiệp âm thực thụ như ông anh ba thì họ coi Atula như là một vị thần mà thờ phụng, họa chăng trong cái thê giới của những người nặng nghiệp âm thực thụ, thì Atula lại gần gũi và dễ vươn tới hơn là thần phật, những người thiên về dương khí quá nhiều. Vậy, Atula có thể giúp gì cho ông anh ba? Và liệu ông anh ba sẽ nhờ Atula việc gì?