Tam Quốc Chí

5.66/10 trên tổng số 29 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tam Quốc chí là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc. Bộ sách do Trần Thọ biên soạn vào thế kỷ thứ 3. Đây là căn cứ sử liệu để La Quán Trung sáng tạo nên Tam Quốc di …
Xem Thêm

24. Hàn Thôi Cao Tôn Vương truyện: Hàn Kỵ, Thôi Lâm, Cao Nhu, Tôn Lễ, Vương Quán.

25. Tân Bì Dương Phụ Cao Đường Long truyện: Tân Bì, Dương Phụ, Cao Đường Long.

26. Mãn Điền Khiên Quách truyện: Mãn Sủng, Điền Dự, Khiên Chiêu, Quách Hoài.

27. Từ Hồ nhị Vương truyện: Từ Mạc, Hồ Chất, Vương Sưởng, Vương Cơ.

28. Vương Vô Khâu Gia Cát Đặng Chung truyện: Vương Lăng, Vô Khâu Kiệm, Gia Cát Đản, Đường Tư, Đặng Ngải, Chung Hội.

29. Phương kỹ truyện: Hoa Đà, Đỗ Quỳ, Chu Kiến Bình, Chu Tuyên, Quản Lộ.

30. Ô Hoàn Tiên Ti Đông Di truyện: Ô Hoàn, Tiên Ti, Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Ấp Lâu, Uế, Hàn, Nụy.

THỤC THƯ

1. Lưu nhị mục truyện: Lưu Yên, Lưu Chương.

2. Tiên chủ truyện: Lưu Bị.

3. Hậu chủ truyện: Lưu Thiện.

4. Nhị chủ phi tử truyện: Cam Hoàng hậu, Mục Hoàng hậu, Kính Ai Hoàng hậu, Trương Hoàng hậu, Lưu Vĩnh, Lưu Lý, Lưu Tuyền.

5. Gia Cát Lượng truyện: Gia Cát Lượng.

6. Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện: Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung, Triệu Vân.

7. Bàng Thống Pháp Chính truyện: Bàng Thống, Pháp Chính.

8. Hứa My Tôn Giản Y Tần truyện: Hứa Tĩnh, My Chúc, Tôn Càn, Giản Ung, Y Tịch, Tần Bật.

9. Đổng Lưu Mã Trần Đổng Lã truyện: Đổng Hòa, Lưu Ba, Mã Lương, Trần Chấn, Đổng Doãn, Lã Nghệ.

1 0. Lưu Bành Liêu Lý Lưu Ngụy Dương truyện: Lưu Phong, Bành Dạng, Liêu Lập, Lý Nghiêm, Lưu Diễm, Ngụy Diên, Dương Nghi.

1 1. Hoắc Vương Hướng Trương Dương Phí truyện: Hoắc Tuấn, Vương Liên, Hướng Lãng, Trương Duệ, Dương Hồng, Phí Thi.

1 2. Đỗ Chu Đỗ Hứa Mạnh Lai Doãn Lý Tiều Khước truyện: Đỗ Vi, Chu Quần, Đỗ Quỳnh, Hứa Từ, Mạnh Quang, Lai Mẫn, Doãn Mặc, Lý Soạn, Tiều Chu, Khước Chính.

1 3. Hoàng Lý Lã Mã Vương Trương truyện: Hoàng Quyền, Lý Khôi, Lã Khải, Mã Trung, Vương Bình, Trương Nghi.

1 4. Tưởng Uyển Phí Y Khương Duy truyện: Tưởng Uyển, Phí Y, Khương Duy.

1 5. Đặng Trương Tông Dương truyện: Đặng Chi, Trương Dực, Tông Dự, Dương Hý.

NGÔ THƯ

1 . Tôn phá lỗ thảo nghịch truyện: Tôn Kiên, Tôn Sách. 2 . Ngô chủ truyện: Tôn Quyền.

3 . Tam tự chủ truyện: Tôn Lượng, Tôn Hưu, Tôn Hạo.

4. Lưu Do Thái Sử Từ Sĩ Nhϊếp truyện: Lưu Do, Thái Sử Từ, Sĩ Nhϊếp.

5. Phi tần truyện: Ngô phu nhân, Tạ phu nhân, Từ phu nhân, Vương phu nhân (hai người), Phan phu nhân, Toàn phu nhân, Chu phu nhân, Hà Cơ, Đằng phu nhân.

6 . Tông thất truyện: Tôn Tĩnh, Tôn Bí, Tôn Phụ, Tôn Dực, Tôn Khuông, Tôn Thiều, Tôn Hoàn. 7 . Trương Cố Gia Cát Bộ truyện: Trương Chiêu, Cố Ung, Gia Cát Cẩn, Bộ Chất.

8 . Trương Nghiêm Trình Hám Tiết truyện: Trương Hoành, Nghiêm Tuấn, Trình Bỉnh, Hám Trạch, Tiết Tống.

9 . Chu Du Lỗ Túc Lã Mông truyện: Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông.

10 . Trình Hoàng Hàn Tưởng Chu Trần Đổng Cam Lăng Từ Phan Đinh truyện: Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương, Tưởng Khâm, Chu Thái, Trần Vũ, Đổng Tập, Cam Ninh, Lăng Thống, Từ Thịnh, Phan Chương, Đinh Phụng.

11 . Chu Trị Chu Nhiên Lã Phạm Chu Hoàn truyện: Chu Trị, Chu Nhiên, Lã Phạm, Chu Hoàn.

12 . Ngu Lục Trương Lạc Lục Ngô Chu truyện: Ngu Phiên, Lục Tích, Trương Ôn, Lạc Thống, Lục Mạo, Ngô Xán, Chu Cứ.

13 . Lục Tốn truyện: Lục Tốn.

14 . Ngô chủ ngũ tử truyện: Tôn Đăng, Tôn Lự, Tôn Hòa, Tôn Bá, Tôn Phấn.

15 . Hạ Toàn Lã Chu Chung Ly truyện: Hạ Tề, Toàn Tông, Lã Đại, Chu Phường, Chung Ly Mục.

16 . Phan Tuấn Lục Khải truyện: Phan Tuấn, Lục Khải. 17 . Thị Nghi Hồ Tống truyện: Thị Nghi, Hồ Tống.

18 . Ngô Phạm Lưu Đôn Triệu Đạt truyện: Ngô Phạm, Lưu Đôn, Triệu Đạt.

19 . Gia Cát Đằng nhị Tôn Bộc Dương truyện: Gia Cát Khác, Đằng Dận, Tôn Tuấn, Tôn Lâm, Bộc Dương Hưng.

20 . Vương Lâu Hạ Vi Hoa truyện: Vương Phồn, Lâu Huyền, Hạ Thiệu, Vi Chiêu, Hoa Hạch.

BẢN ĐỒ TAM QUỐC


NGÔ THƯ QUYỂN 1 - Tôn phá lỗ thảo nghịch truyện

Tôn Kiên, Tôn Sách

TRUYỆN PHÁ LỖ TÔN KIÊN

Tôn Kiên tự Văn Đài, người huyện Phú Xuân thuộc Ngô Quận, đại khái là dòng dõi Tôn Vũ vậy.

Ngô thư viết: Kiên nhận chức ở đất Ngô, nhà ở Phú Xuân, táng ở Đông Thành, trên mộ có ánh sáng lạ, dải mây năm màu bay lên liền trời, dài đến mấy dặm. Dân đều đứng trông xem. Phụ lão bảo nhau nói: "Không phải là khí tầm thường, họ Tôn tất nổi dậy"! Lúc mẹ Kiên mang thai Kiên, nằm mơ thấy ruột xổ ra vây quanh cửa Ngô Xương, thức dậy mà sợ hãi, đem việc này nói với người mẹ xung quanh. Người mẹ xung quanh nói: "Sao biết không phải điềm lành".

Kiên sinh, dáng vẻ không phải tầm thường, tính khí rộng rãi, có khí tiết kì lạ. Lúc nhỏ làm quan huyện. Năm mười bảy tuổi, cùng cha đi thuyền đến Tiền Đường, gặp giặc biển là bọn Hồ Ngọc từ trên Bào Lí cướp tài vật của nhà buôn, sắp đến trên bờ chia ra, người đi đường đều dừng lại, thuyền không dám đi. Kiên bảo cha nói: "Giặc này đánh được, xin đánh chúng". Cha nói: "Không phải việc của ngươi làm". Kiên liền cầm đao lên bờ, lấy tay chỉ trỏ sang đông sang tây rồi chia người đem lưới để trùm bọn giặc. Giặc từ xa thấy, cho là quan quân đến bắt chúng, liền vứt bỏ tài vật tan chạy. Kiên đuổi, chém được một thủ cấp đem về; cha cả kinh. Do đó tiếng tăm vang dội, gọi đến làm Giả úy. Giặc yêu quận Cối Kê là Hứa Xương nổi dậy ở huyện Câu Chương, tự xưng là Âm Minh Hoàng Đế,

Linh Đế kỉ viết: Xương dùng cha mình làm Việt Vương.

cùng con mình là Chiêu làm loạn các huyện, quân đến mấy vạn. Kiên làm Tư mã của quận chiêu nạp kẻ dũng mãnh được hơn nghìn người, cùng châu quận hợp đánh phá chúng. Năm đó là năm Hi Bình thứ nhất vậy. Thứ sử Tang Mân xét công hàng đầu, chiếu thư phong Kiên làm Diêm Độc Thừa, được mấy năm chuyển làm Hu Di Thừa, lại chuyển làm Hạ Bì Thừa.

Giang Biểu truyện viết: Kiên qua giúp ba huyện, chỗ đi qua đều có tiếng tốt, quan dân nương dựa. Người quen cũ trong làng, người nhỏ tuổi ham việc, qua lại thường đến mấy trăm người, Kiên vỗ về thu nạp xem như con em.

Năm Trung Bình thứ nhất, tướng giặc Khăn vàng là Trương Giác nổi dậy ở Ngụy Quận, mượn tiếng thần linh, sai tám sứ giả giỏi đạo để giáo hóa thiên hạ, lại ngầm liên kết cùng nhau, tự xưng là Hoàng Thiên Thái Bình. Ngày giáp tí tháng ba, ba mươi sáu vùng cùng phát động trong một ngày, thiên hạ hưởng ứng, thiêu đốt quận huyện, gϊếŧ hại trưởng lại.

Hiến Đế Xuân thu viết: Giác xưng là Thiên công Tướng quân, em Giác là Bảo xưng là Địa công Tướng quân, em Bảo là Lương xưng là Nhân công Tướng quân.

Nhà Hán sai Xa kị Tướng quân Hoàng Phủ Tung, Trung lang tướng Chu Tuấn đem quân đánh dẹp chúng. Tuấn dâng biểu xin lấy Kiên làm Tá quân Tư mã, bọn trẻ trong làng tại Hạ Bì đều nguyện đi theo. Kiên lại mộ bọn khách buôn cùng quân tinh nhuệ của vùng Hoài, Tứ, hợp lại hơn nghìn người, cùng Tuấn gắng sức đánh, có chỗ không tiến được.

Ngô thư viết: Kiên thừa thắng vào sâu, ở Tây Hoa không được lợi, Kiên bị thương rơi xuống ngựa, nằm trong đống cỏ, quân sĩ tan rã, không biết Kiên ở đâu. Con ngựa xám mà Kiên cưỡi chạy nhanh về trại, dẫm đất hí vang, tướng sĩ theo ngựa đến trong đống cỏ thấy Kiên. Kiên về trại mấy chục ngày, vết

thương khỏi dần, bèn lại ra đánh.

Giặc Nhữ Nam, Dĩnh Xuyên khốn bức, chạy về giữ Uyển Thành. Kiên tự thân đánh một mặt, trèo thành vào trước, quân đi theo sau, bèn đại phá giặc. Tuấn đem kể hết công báo lên Nhà vua, bái Kiên làm Biệt bộ Tư mã.

Tục Hán thư viết: Tuấn tự Công Vĩ, người Cối Kê, thuở nhỏ ham học, làm Công tào trong quận, xét hiếu liêm, chọn dâng kẻ sĩ. Nhà Hán đánh giặc Khăn vàng bái làm Xa kị Tướng quân, lại chuyển làm Hà Nam Doãn. Đổng Trác gặp Tuấn, bề ngoài rất thân thiết nhưng lòng nghi kị Tuấn, Tuấn cũng ngầm phòng bị. Quân Quan Đông nổi dậy, Trác bàn dời đô, Tuấn liền ngăn Trác. Trác dẫu e dè Tuấn nhưng ham sự trọng vọng của Tuấn, bèn dâng biểu xin bái làm Thái phó để tự giúp nhau. Tuấn được mời nhưng không chịu nhận phong, nhân đó khuyên nói: "Nước không nên dời đô, tất phụ lòng trông đợi của thiên hạ, khiến cho vùng Sơn Đông liên kết, thần không cho là nên làm". Quan Hữu ti gạn hỏi nói: "Gọi ông nhận phong mà ông chống lại, không hỏi việc dời đô mà ông tự kể ra, sao vậy"? Tuấn nói: "Giúp Tướng quốc là việc mà thần không làm được. Không bày kế dời đô là việc gấp của thần vậy. Nói rõ điều mà thần không làm, là điều mà thần làm gấp, đấy là đều mà thần cần làm". Quan Hữu ti nói: "Việc dời đô, lúc đầu không tính đến, nếu có thì chưa để lộ, nghe được từ đâu"? Tuấn nói: "Tướng quốc Đổng Trác nói với thần, thần nghe được từ Tướng quốc". Quan Hữu ti không bắt bẻ được, triều đình khen ngợi Tuấn. Sau làm Thái úy. Lí Thôi, Quách Dĩ đánh nhau, cướp bắt Thiên tử và Công khanh làm tin, tính Tuấn ngay thẳng, liền phát bệnh mà chết.

Thêm Bình Luận