Tam Quốc Chí

5.66/10 trên tổng số 29 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tam Quốc chí là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc. Bộ sách do Trần Thọ biên soạn vào thế kỷ thứ 3. Đây là căn cứ sử liệu để La Quán Trung sáng tạo nên Tam Quốc di …
Xem Thêm

Tôn Hạo tự Nguyên Tông, là cháu của Quyền, con của Hòa vậy. Còn có tên là Bành Tổ, tự Hạo Tông. Tôn Hưu lập, phong Hạo làm Ô Trình Hầu, sai đến nước. Người huyện Tây Hồ là Cảnh Dưỡng xem tướng nói là Hạo sẽ được quý hiển, Hạo ngầm mừng mà không dám nói lộ ra. Hưu hoăng, bấy giờ nước Thục vừa mất, lại nữa quận Giao Chỉ phản loạn, người trong nước lo lắng, mong có được vua giỏi. Tả điển quân Vạn Úc lúc trước làm Ô Trình Lệnh, kết thân với Hạo, khen Hạo hiểu biết quyết đoán như bọn Trường Sa Hoàn Vương(1), lại khen thêm là ham học, vâng lệnh vua theo phép cấm, thường nói với Thặng tướng Bộc Dương Hưng, Tả Tướng quân Trương Bố. Hưng, Bố nói với vợ Hưu là Thái hậu Chu thị, muốn lấy Hạo làm người nối tự. Chu thị nói: "Ta là người đàn bà góa, sao biết lo việc của xã tắc? Nếu nước Ngô không tổn hại, tông miếu có chỗ dựa là được". Do đó bèn đón lập Hạo, bấy giờ hai mươi ba tuổi. Đổi niên hiệu, đại xá. Năm đó ứng với năm Hàm Hi thứ nhất của nhà Ngụy vậy.

Tháng tám năm Nguyên Hưng thứ nhất, lấy Thượng Đại Tướng quân Thi Tích, Đại Tướng quân Đinh

Phụng làm Tả, Hữu Đại Tư mã, Trương Bố làm Phiếu kị Tướng quân, thêm chức Thị trung, các quan lại đều được tăng chức ban thưởng, đều như lệ cũ. Tháng chín, giáng Thái hậu Chu thị làm Cảnh Hoàng hậu, truy tên thụy cho cha là Hòa là Văn Hoàng Đế, tôn mẹ là Hà thị làm Thái hậu. Tháng mười, phong Thái tử Loan của Hưu làm Dự Chương Vương, con thứ làm Nhữ Nam Vương, con thứ làm Lương Vương, con thứ làm Trần Vương, lập Đằng thị làm Hoàng hậu.

Giang Biểu truyện viết: Hạo vừa lập, ban chiếu lệnh cấp phát cho quân dân, mở kho thóc, cứu chẩn người nghèo thiếu, lại cho cung nữ ra gả cho người không có vợ, chim thú bị bắt nhốt trong vườn đều thả ra. Người bấy giờ đều xem là vua sáng.

Hạo đã được chí, bèn sinh kiêu ngạo tàn bạo, làm nhiều việc sai trái, ưa rượu và gái đẹp, lớn nhỏ đều thất vọng. Hưng, Bố lặng lẽ hối tiếc, có kẻ gièm pha lên Hạo, tháng mười một, gϊếŧ Hưng, Bố. Tháng mười hai, táng Tôn Hưu ở Định Lăng. Phong cha của Hoàng hậu là Đằng Mục làm Cao Mật Hầu,

Ngô lịch viết: Mục vốn có tên là Mật, tránh tên húy của Đinh Mật mà đổi tên là Mục, Đinh Mật cũng tránh tên húy của Mục mà đổi tên là Cố.

cậu là ba người bọn Hà Hồng đều được phong tước Liệt hầu. Năm đó, nhà Ngụy đặt quan Giao Chỉ Thái thú sai đến quận. Tấn Văn Đế(2) làm Tướng quốc của nhà Ngụy, sai tướng Ngô hàng Ngụy ở thành Thọ Xuân ngày trước là Từ Thiệu, Tôn Úc vâng mệnh đem thư đến bày kể tình thế lợi hại để khuyên dụ Hạo.

Hán Tấn Xuân thu chép thư của Tấn Văn Vương gửi cho Hạo rằng: "Thánh nhân nói rằng có vua tôi rồi mới có lễ nghĩa trên dưới, cho nên kẻ lớn phải yêu kẻ nhỏ, kẻ nhỏ phải thờ kẻ lớn, rồi mới trên dưới yên ổn, vạn vật được đâu vào đấy. Kịp đến cuối đời, đức lành đã hủy, vứt bỏ mạng dân để tranh mạnh với thiên hạ, làm trái lễ nghĩa kính thuận, đấy là điều người có lòng nhân không làm vậy. Ngày nay vua trên sáng suốt, bao trùm khắp cõi, bái quan tể phụ, nắm giữ việc nước. Nghĩ rằng Hoa Hạ biến loạn, bốn phương chia cắt, đã hơn sáu mươi năm, binh đao phát động, không năm nào không đánh, gây hại dân chúng, buồn khổ không yên, thường mang lòng đau, ngồi đợi đến sáng. Nay muốn xếp bỏ binh đao mà làm việc nhân ái để cứu giúp trăm họ, cho nên chia sai quân nhỏ, bình định Ba Thục, trận chưa qua năm, toàn quân đã thắng. Bấy giờ tướng súy, mưu thần, quân sĩ, dân chúng đều dựa vào thiên thời mà phát quân đánh dẹp, dựa vào thế mạnh mà phá địch, do đó sẽ quay cờ chỉ về phía đông đi vào nước Ngô. Quân thuyền trôi sông, thuận dòng mà xuống, quân bộ xuống phía nam, đến lấy bốn quận, đem máy nỏ vùng Thành Đô, chở thóc vùng Ba Hán, rồi mới sửa sang đem quân đi, quân ba miền tụ hội, không đến mười hai ngày có thể dẹp bằng miền Giang Đông, khiến cho miền nam thần phục. Nhưng triều đình nghĩ kĩ trận đánh nước Thục, dẫu có công dẹp nạn, cũng thương xót dân Thục gặp nạn khổ sở. Đánh trận ở Miên Trúc, từ tướng súy trở xuống đều bị chém gϊếŧ, thây phơi đầy đồng, máu chảy đỏ bãi. Nghĩ đến lúc trước, vẫn thương tiếc không nỡ, huống chi là việc sau này? Cho nên rút quân cất giáp, mưu cùng nước nam giữ trọn tính mạng của trăm họ. Xét kĩ thế sức, đo đếm chỗ hiểm, nghĩ kĩ cái lí hưng phế ngày xưa, xem cái gương an nguy của Tây Thục gần đây, tu đức giữ lộc, bỏ nguy theo thuận, cúi mình để yên bốn cõi, đấy mới là người có nhân có trí cao xa vậy. Giữ nguy để được yên, phá đức cắt lộc, đấy là người không được đời sau khen ngợi, không phải điều mà người có có trí nên làm vậy. Nay triều đình sai Từ Thiệu, Tôn Úc mang thư qua dụ, nếu đọc hơn trước, phải rất chú ý, chuyển ý sửa đổi, kết hiếu dừng quân, ban ân miền Ngô Cối cho cả Trung Quốc, há chẳng tốt sao! Đấy là ý sáng rộng rãi vậy, dám không vâng lệnh sao? Nếu không vâng lệnh thì bốn cõi trong thiên hạ cùng hợp lại, động thêm binh đao chỉ là bất đắc dĩ vậy".

Tháng ba năm Cam Lộ thứ nhất, Hạo sai sứ theo Thiệu, Úc đến báo thư rằng: "Biết ông có tài hơn người thường, nắm chức hàng tể phụ, có công dẫn đường, rất là chăm chỉ vậy. Ta vì không có đức, vâng lệnh nối nghiệp, mưu nghĩ giúp đời sửa đạo với người hiền lương, nhưng vì đường đất ngăn cách chưa có duyên gặp. Nay thấy ông có ý tốt tràn đầy, thấy trong lòng phơi phới, sai Quang lộc Đại phu Kỉ Trắc, Ngũ quan Trung lang tướng Hoằng Cầu tỏ rõ lòng ta".

Giang Biểu truyện viết: Hạo gửi thư nói kể hai đầu, xưng tên mà không ghi họ.

Ngô lục viết: Trắc tự Tử Thượng, người quận Đan Dương. Lúc trước làm Trung thư lang, Tôn Tuấn sai đến báo cho Nam Dương Vương là Hòa, sai phải tự sát. Trắc ngầm sai người nói thẳng từ chối, Tuấn giận, Trắc sợ, đóng cửa không ra. Vào thời Tôn Hưu, cha là Lượng làm Thượng thư lệnh, và Trắc làm Trung thư lệnh, hễ hội chầu, lại lấy tấm bảng ngang che chỗ ngồi mình. Ra làm Dự Chương Thái thú.

Tấn kỉ của Can Bảo viết: Trắc, Cầu đi sứ đến Ngụy, vào cõi thì hỏi tên húy, vào triều thì hỏi phong tục. Tướng giữ thành Thọ Xuân là Vương Bố cưỡi ngựa băn tên thị uy, rồi lại hỏi Trắc rằng: "Vua tôi nước Ngô cũng được như thế không"? Trắc nói: "Đấy là việc mà quân lính cưỡi ngựa phải làm, kẻ sĩ đại phu quân tử không cầm làm việc ấy vậy". Bố cả thẹn. Rồi đến, Ngụy Đế gặp Trắc, sai người hỏi nói: "Ngày nay Ngô Vương thế nào"? Trắc đáp nói: "Ngày nay Hoàng đế coi việc, trăm quan đứng quanh, cùng ngồi ăn cũng chẳng sao". Tấn Văn Vương mời ăn, trăm quan hội đủ, sai người kể báo rằng: "Vị kia là An Lạc Công, vị nọ là Thiền vu Hung Nô vậy". Trắc nói: "Vua phía tây mất nước, được ông lấy lễ đối đãi, ban tước vị cho cả ba đời, chẳng ai không cảm kích lễ nghĩa ấy. Hung Nô là nước ở ngoài biên khó trị mà ông lại vỗ về họ, cho ngồi ở ghế chiếu, thật là ân uy vang xa". Lại nói: "Quân phòng giữ của nước Ngô thế nào"? Đáp nói: "Từ Tây Lăng cho đến Giang Đô dài năm nghìn bảy trăm dặm". Lại hỏi rằng: "Đường đất rất xa, khó mà giữ vững"? Đáp nói: "Bờ đất dẫu xa nhưng đất hiểm yếu đáng giữ lại không quá ba bốn chỗ, như người ta dẫu có tấm thân cao tám thước cũng không có gì là không có chỗ yếu hại, như đáng phòng giữ gió lạnh cũng chỉ có vài chỗ mà thôi". Văn Vương khen hay, lấy lễ rất hậu.

Thần là Tùng Chi cho rằng: Người ta có tấm thân cao tám thước cũng không có gì là không có chỗ yếu hại, phòng giữ gió lạnh há chỉ có vài chỗ? Nói ví như thế, chưa đủ là hay. Nếu nói: "Ví như thành vững có vạn đoạn, đoạn đáng phòng giữ nghiêm ngặt là bốn cái cửa mà thôi". Nếu Trắc đáp như thế, cũng chẳng hay hơn sao!

Ngô lục viết: Hạo vì các quan lớn liên kết với Hòa, bèn dời người nhà của họ đến huyện Đông Dã, chỉ có Trắc vì có lệnh kín, phong riêng con là Phu làm Đô Đình Hầu. Em Phu là Chiêm, tự Tư Viễn, vào làm quan Phiếu kị Tướng quân cho nhà Tấn. Hoằng Cầu là người huyện Khúc A, là cháu của Hoằng Tư, con rể bên ngoại của Quyền vậy. Cầu sau này làm đến Trung thư lệnh, Thái tử Thiếu phó.

Thiệu đi đến Nhu Tu, gọi về gϊếŧ Thiệu, dời người nhà đến ở Kiến An, vì lúc trước có người nói Thiệu khen ngợi Trung Quốc vậy. Tháng tư mùa hạ, người huyện Tưởng Lăng nói là có sương ngọt giáng, do đó đổi niên hiệu, đại xá. Tháng bảy mùa thu, Hạo ép gϊếŧ Cảnh Hoàng hậu Chu thị, không chết tại điện chính, chết ở ngôi nhà nhỏ trong vườn, mọi người biết chết không phải vì bệnh tật, chẳng ai không đau xót. Lại đem bốn con của Hưu đến ở thành nhỏ thuộc quận Ngô, rồi lại ép gϊếŧ hai con lớn của Hưu. Tháng chín, theo lời Tây Lăng Đốc là Bộ Xiển, dời đô đến Vũ Xương, sai Ngự sử Đại phu Đinh Cố, Hữu Tướng quân Gia Cát Tịnh giữ Kiến Nghiệp. Trắc, Cầu đến Lạc Dương, vừa lúc Tấn Văn Đế băng. Tháng mười một, lại sai về. Hạo đến Vũ Xương, lại đại xá. Lấy phía nam quận Linh Lăng đặt

Thêm Bình Luận