Tam Quốc Chí

5.66/10 trên tổng số 29 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tam Quốc chí là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc. Bộ sách do Trần Thọ biên soạn vào thế kỷ thứ 3. Đây là căn cứ sử liệu để La Quán Trung sáng tạo nên Tam Quốc di …
Xem Thêm

Trạch.

Hán kỷ của Viên Hoành chép: Lưu Do sắp chạy sang Cối Kê, Hứa Tử Tương nói: "Cối Kê là nơi giầu có, Sách thèm muốn chỗ ấy, vì gặp khó ở ven biển, không thể lấy được. Chẳng bằng ở Dự Chương, phía bắc giáp đất Dự, phía tây nối liền với Kinh Châu. Nếu thu nhặt tập hợp được quan dân ở đó, khiến cho họ ra sức cống hiến, cùng với Tào Duyện châu(10) cứu giúp nhau, dù có Viên Công Lộ ngăn cách ở giữa, nhưng người ấy là giống sài lang, chẳng thể tồn tại lâu được. Túc hạ đã nhận vương mệnh, Mạnh Đức-Cảnh Thăng hẳn sẽ cứu giúp cho." Do nghe theo lời ấy.

Trích Dung tới Dự Chương trước, gϊếŧ chết Thái thú Chu Hạo, kéo vào chiếm đóng trong quận.

Hiến Đế Xuân Thu chép: Năm ấy, Do đóng quân ở Bành Trạch, lại sai Dung giúp Hạo đánh Thái thú Gia Cát Huyền do Lưu Biểu bổ dụng. Hứa Tử Tương bảo Do rằng: "Trách Dung ra quân, chẳng có chiếu mệnh hay danh nghĩa gì. Chu Văn Minh(11) có thiện tâm thành thật mà tin người, ta nên cho người bí mật canh chừng hắn." Dung đến nơi, quả nhiên trá lừa gϊếŧ Hạo, thay thế Hạo thống lĩnh các việc trong quận.

Do tiến đánh Dung, bị Dung đánh bại, Do lại tập hợp binh mã ở các huyện trực thuộc, đánh phá Dung. Dung thua trận chạy trốn vào trong núi, bị dân ở đó gϊếŧ. Do bỗng nhiên bị bệnh chết, bấy giờ mới bốn mươi hai tuổi.

Trích Dung, người quận Đan Dương, ban đầu tụ tập được mấy trăm quân, qua nương nhờ Từ châu mục là Đào Khiêm. Khiêm sai đi đốc suất việc vận lương bằng đường thủy ở Quảng Lăng-Bành Thành, Dung phóng túng thiện tiện gϊếŧ người, ngồi một chỗ quyết đoán việc bỏ hay thu lương thực ở ba quận về cho mình. Lại đại tu xây dựng phù đồ(12), lấy đồng chế tượng như người thật, thân tượng dát vàng, y phục bằng gấm ngũ sắc, rồi đặt tượng trên mâm đồng cao chín tầng, bên dưới làm lầu đôi có hành lang, trong có thể chứa hơn ba ngàn người, tất cả các buổi đọc kinh của nhà phật, Dung lệnh cho mọi người trong cõi và các quận bên có ai thích Phật giáo thì đến theo học đạo, lại tha cho họ việc phu dịch để lôi kéo họ, bởi thế người ở xa gần trước sau có đến hơn năm nghìn hộ theo về. Mỗi lễ tắm Phật, cho sửa soạn rất nhiều cơm rượu, trải chiếu ở trên đường, dài mấy chục dặm, người dân tới xem và ăn uống đến cả vạn người, phí tổn tính kể ức vạn. Tào công vây đánh Đào Khiêm, đất Từ chao đảo, Dung đem trai gái một vạn khẩu, ngựa ba nghìn con, chạy trốn tới Quảng Lăng, Thái thú Quảng Lăng là Triệu Dục lấy khách lễ đối đãi Dung. Trước đó, Bành Thành tướng là Tiết Lễ bị Đào Khiêm bức bách, đóng quân ở Mạt Lăng. Dung lợi dụng dân chúng Quảng Lăng, nhân lúc tửu hứng gϊếŧ chết Dục, thả cho binh lính cướp bóc, đem thuyền chở của cải đi. Lại qua gϊếŧ Lễ, rồi sau gϊếŧ Hạo."

Về sau Sách sang tây đánh Giang Hạ, khi về qua Dự Chương, thu nhặt thi thể làm tang cho Do, vừa hay gặp được gia quyến của Do ở đấy. Vương Lãng gửi thư cho Sách nói: "Trước đây Lưu Chính Lễ vừa đến Lâm Châu, chưa thể tự lập, quả thật là trước sau nhờ cả vào nhà Tôn huynh giúp đỡ, nhờ đó mới có thể vượt sông xây dựng trị sở, có được cơ sở an định. Lễ nghi giúp Lưu vượt biên cảnh, lòng cảm kích khắc sâu trong tim, tình bạn gìn giữ thủy chung. Sau vì họ Viên hiềm nghi, tình cảm đổi thành ngang trái. Lại thêm việc ngài đồng minh với Thuật, nên mới hoàn toàn biến thành thù địch, xét bản tâm của Do, thật không thích thú gì. Sau khi sức khỏe hồi phục, Do thường muốn ném bỏ oán hiềm, khôi phục tình bạn ngày trước. Một độ chia li, tâm ý chưa biểu lộ được, Lưu đột nhiên mắc bệnh mà chết, thật bi thương thống hận! Biết rằng ngài lấy đôn hậu để đối đãi kẻ khắc bạc, lấy đức để báo đáp

kẻ gây oán, thu hồi di cốt dưỡng dục cô nhi, ai điệu kẻ chết xót thương người sống, quên bỏ hiềm nghi ngày trước, giúp đỡ cho trẻ nhỏ được cậy nhờ(13), thật là ân sâu nghĩa nặng, danh tốt vang lừng, tình cảm trọng hậu. Xưa kia người Lỗ oán giận người Tề, cũng chẳng phế bỏ tang lễ của người ta, kinh Xuân Thu khen việc ấy, bảo rằng đúng lễ, tin rằng bậc lương sử nên noi theo việc đó, trường học ở hương thôn nên tán tụng truyền bá. Con trưởng của Chính Lễ, là người chí khí tiết tháo, nghĩ rằng ắt sẽ được ngài đối đãi khác thường. Ngài thi hành hình pháp, uy danh đủ đầy, nếu thi hành để lấy ân, há chẳng tốt đẹp hơn sao!

Con trai trưởng của Do là Cơ, tự Kính Dư, năm mười bốn tuổi, để tang Do rất có lễ, các quan lại cũ của Do đưa tặng quà, Cơ đều không nhận chút gì.

Ngô thư chép: Cơ gặp nhiều nỗi gian lao, từ nhỏ phải cư tang khốn khổ, âm thầm chịu đựng mọi đắng cay, chẳng có ai là người thân thích. Ở cùng với các em, lúc nghỉ ban đêm thường dậy sớm, thê thϊếp hiếm khi thấy mặt. Các em đều kính sợ, phụng sự Cơ như cha. Cơ không giao du bừa bãi, trong nhà không có khách tạp nham.

Cơ có tư chất khí độ tốt đẹp, Tôn Quyền rất yêu quí và kính trọng. Quyền làm Phiêu kỵ tướng quân, cho vời Cơ tới làm Đông tào duyện, bái làm Phụ nghĩa hiệu úy, Kiến trung Trung lang tướng. Lúc Quyền làm Ngô vương, thăng Cơ lên làm Đại tư nông. Quyền từng mở hội yến, Kỵ đô úy Ngu Phiên say rượu ngỗ nghịch xúc phạm Quyền, Quyền muốn gϊếŧ Phiên, lại vô cùng tức giận, nhờ có Cơ hết lòng can gián, Phiên được miễn tội. Vào những ngày ngày nóng nực, Quyền thường ở trên thuyền yến tiệc, có lần đang ở trên thuyền thì gặp mưa dông, Quyền lấy một cái ô che cho mình, lại sai người lấy ô che cho Cơ, những người khác thì không ai được như vậy. Cơ được đãi ngộ đến như thế. Về sau Cơ được đổi làm Lang trung lệnh. Lúc Tôn Quyền xưng tôn hào, Cơ được chuyển làm Quang lộc huân, giữ danh phận Bình thượng thư sự. Đến năm bốn mươi chín tuổi thì chết. Sau này Quyền cho con mình là Bá lấy con gái Cơ, lại cấp cho nhà cửa hạng nhất, bốn mùa được ân sủng, ngang với hai họ Toàn-Trương. Cơ có hai em là Thước-Thượng đều làm Kỵ đô úy.

Chú thích:

(1) Con cháu họ Lưu, được phong hầu ở các nơi.

(2) Tức là khen rằng người đó có tài học, nổi tiếng uyên bác giỏi giang.

(3) Các việc đức hạnh, nết na, nếu còn ở trong tâm là đức, thi hành ra là hạnh.

(4) Không hiểu chức này là thế nào?

(5) Tức là vị Thái thú một đồng tiền.

(6) Nguyên văn câu này là "bát cư cửu liệt, tứ đăng tam sự", không biết dịch thế nào, đành phải tạm dịch gượng gạo như vậy.

(7) Tức là Lưu Sủng vậy.

(8) Câu này rất tối nghĩa, nguyên văn là "Quận thú dĩ quý Tam quốc chí quyển thích thác chi", không biết phải dịch thế nào, đành phải cắt bớt mấy chữ đi mà dịch gượng. Chẳng hiểu vì sao Trần Thọ lại nói đến sách Tam quốc chí (nguyên là sách của chính tác giả soạn ra) ở chỗ này?

(9) Ngựa Ký là một thứ ngựa hay nổi tiếng, ngày phi ngàn dặm, lại rất thuần.

(10) Bấy giờ Tào Tháo giữ Duyện châu nên cũng gọi là Tào Duyện châu.

(11) Chu Hạo tự Văn Minh.

(12) Là toà tháp của nhà Phật.

(13) Nguyên văn là "bảo lục xích chi thác", dịch thoát nghĩa.

THÁI SỬ TỪ TRUYỆN

Thái Sử Từ tự Tử Nghĩa, người quận Đông Lai huyện Hoàng. Thuở nhỏ hiếu học, ra làm quan ở quận giữ chức Tấu tào sử. Gặp lúc Quận thú và Châu mục có hiềm khích, phải trái khó phân biệt, vì thế trên có lệnh rằng, ai gửi bản tấu về triều trước thì bên đó đúng. Bấy giờ tấu chương của châu mục đã gửi đi, quận thú sợ tấu chương của mình tới sau, liền cho tìm người có thể đi sứ. Từ mới hai mươi mốt tuổi, được tuyển đi, bèn gấp rút ngày đêm, đến Lạc Dương, Từ đến Công môn, thấy viên châu lại đang muốn trình văn tự. Từ hỏi: "Ngài muốn trình báo tấu chương chăng?" Viên lại nói: "Đúng thế." Từ lại hỏi: "Tấu chương để ở đâu?" Đáp: "Ở trên xe." Từ nói: "Chữ ký trên tấu chương có lầm lẫn gì đó? Ngài đưa tôi xem lại cho." Viên lại không biết Từ là người của quận Đông Lai, vì thế đưa tấu chương ra. Từ đã thủ sẵn dao trong bụng, liền lấy ra rạch nát tấu chương đi. Viên lại nhảy lên hô lớn, rằng: "Có người phá huỷ tấu chương của tôi!" Từ liền kéo người ấy vào trong xe, nói nhỏ rằng: "Nếu ông không đưa tấu chương cho tôi, tôi cũng không có cách nào hủy hoại nó, cái việc cát hung họa phúc cũng thế mà thôi, tôi không muốn một ai trong hai ta chịu tội một mình. Sao bằng chúng ta im lặng rồi cùng trốn đi, có thể bảo tồn được mạng sống, không việc gì phải cùng chịu hình phạt." Viên lại nói: "Ngài vì quận thú hủy tấu chương của tôi, đã được như ý rồi, lại muốn bỏ trốn làm gì?" Từ đáp rằng: "Ban đầu tôi vâng mệnh quận thú phái đi, chỉ là muốn xem ông có trình báo tấu chương không thôi. Tôi dụng ý thái quá, thành ra hủy hoại tấu chương của ngài. Nay trở về, cũng sợ vì việc ấy mà bị trách tội, cho nên muốn chúng ta cùng trốn đi." Viên lại cho rằng Từ nói đúng, ngay hôm ấy cùng nhau bỏ đi. Từ đã cùng viên lại ra khỏi thành, mượn cớ lén quay lại trình tấu chương của Quận. Châu mục biết chuyện, lại phái viên lại khác đi trình tấu chương, hữu ti vì thấy việc thay đổi tấu chương nên không thụ lý, châu mục vì thế bị thua. Từ nhờ thế nổi danh, nhưng bị châu mục ghét, Từ sợ bị ta vạ, bèn tránh nạn đến Liêu Đông.

Thêm Bình Luận