Tam Quốc Chí

5.66/10 trên tổng số 29 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tam Quốc chí là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc. Bộ sách do Trần Thọ biên soạn vào thế kỷ thứ 3. Đây là căn cứ sử liệu để La Quán Trung sáng tạo nên Tam Quốc di …
Xem Thêm

Tào Công dâng biểu cử Sách làm Thảo nghịch Tướng quân, phong làm Ngô Hầu.

Giang Biểu truyện viết: Mùa hạ năm Kiến An thứ hai, triều đình sai Nghị lang Vương Phổ viết chiếu ngày mậu thìn nói: "Đổng Trác loạn nghịch, phá nước hại dân, trước đây Tướng quân Kiên mưu tính đánh dẹp, ý tốt chưa xong, nhưng tiếng tăm tốt lành. Sách tôn đạo hay, cầu phúc không ngoảnh lại. Nay lấy Sách làm Kị Đô úy, nối tước Ô Trình Hầu, lĩnh chức Cối Kê Thái thú". Lại hạ chiếu lệnh nói: "Trước đây Tả tướng quân Viên Thuật không nghĩ đến ân của triều đình, làm việc ác nghịch, làm điều hão trá, muốn nhân loạn quân, lừa dối trăm họ. Nghe lời của hắn cho là không đúng. Rồi nhận được Sử trì tiết Bình đông Tướng quân lĩnh Từ Châu Mục Ôn Hầu Bố kể Thuật xằng tiện dối gạt dân chúng, biết rằng Thuật có tính cú vọ, làm điều vô đạo, đắp dựng cung thất, sắp đặt công khanh, tế trời cúng đất, tàn dân hại vật, gây họa rất sâu. Bố trước sau dâng thư nói Sách lo nghĩ cho triều đình, muốn quay lại đánh Thuật, giữ khí tiết với nhà nước, xin thêm vinh hiển. Ôi treo thưởng đợi công, chỉ có kẻ chăm chỉ mới cho, cho nên càng thêm yêu thích, kế thừa ấp trước, ban thêm quận lớn, cùng thêm vinh hiển, là lúc Sách gắng sức nhận lệnh vậy. Phải gấp cùng Bố và Ngô Quận Thái thú An đông Tướng quân Trần Vũ hợp sức cùng lòng, cùng lúc đến đánh". Sách tự đem lĩnh binh mã, nhưng thấy chức Kị Đô úy lĩnh quận là nhỏ, muốn được phong làm Tướng quân, liền sai người khuyên Phổ, Phổ lại thừa lệnh phong Sách làm Minh Hán Tướng quân. Bấy giờ, Trần Vũ đóng quân ở Hải Tây, Sách nhận chiếu sửa sang, gặp cùng Bố, Vũ xem xét hình thế. Đi đến Tiền Đường, Vũ ngầm mưu đánh úp Sách, sai bọn Đô úy Vạn Diễn ngầm vượt sông, sai đem hơn ba mươi núm cái ấn cấp cho bọn Đại súy Tổ Lang, Tiêu Kỉ của các huyện hiểm yếu Nghi Thành, Kinh, Lăng Dương, Thủy An, Y, Thiệp của quận Đan Dương cùng bọn Nghiêm Bạch Hổ của Ngô Quận, sai làm nội ứng, dò xét quân của Sách, muốn đánh lấy các quận, Sách biết được, sai Lữ Phạm, Từ Dật đánh Vũ ở Hải Tây, đại phá Vũ, bắt được bốn nghìn người quan quân, vợ con của hắn.

Sơn Âm Công tái kí viết: Vũ một ngựa chạy đến Kí Châu, tự theo Viên Thiệu, Thiệu lấy làm Cố An Đô úy.

Ngô lục chép biểu tạ của Sách nói: "Thần làm vững một góc, giữ nơi biên thùy, Bệ hạ mở rộng ân cao, không quên khí tiết, cho thần nối tước, thu luôn cả quận to. Được hưởng vinh sủng, dám không nhận lấy. Ngày hai mươi tháng mười hai năm Hưng Bình thứ hai, tại Khúc A thuộc Ngô Quận thu được biểu mà Viên Thuật dâng, lấy thần làm Điễn khấu Tướng quân; như chiếu thư này, biết là tùy tiện. Dẫu đã phá bỏ, vẫn còn lo sợ. Thần đang mười bảy tuổi, sợ rằng làm mất chỗ dựa, sợ không được nhận sở quan của mình thì làm nhục vật chặt củi, thì không được như Khứ Bệnh mười tám tuổi đã lập công, như các tướng giỏi nhược quán của Thái Tổ. Thần lúc đầu lĩnh binh, tuổi chưa đến nhược quán, dẫu yếu ớt không khỏe, nhưng gánh vác mệnh lớn. Chỉ có Thuật cuồng mê, làm việc ác sâu nặng. Thần dựa vào uy linh, nhận lệnh mà đánh kẻ có tội, tất báo tin thắng trận để đèn ân ban cấp".

Thần Tùng Chi xét: Truyện này nói Tôn Kiên chết vào năm Sơ Bình thứ ba, Sách chết vào năm Kiến An thứ năm, Sách chết bấy giờ hai mươi sáu tuổi. Tính ta Kiên chết thì Sách phải mười tám tuổi, mà lời biểu này nói là mười bảy thì là không hợp. Hán kỉ của Trương Phan và Ngô lịch đều cho rằng Kiên chết vào năm Sơ Bình thứ hai, đấy là truyện này lầm vậy.

Giang Biểu truyện viết: Năm Kiến An thứ ba, Sách lại sai sứ đem cống phương vật, nhiều hơn vật cống năm trước. Năm đó, ban chiếu thư bái làm Thảo nghịch Tướng quân, đổi phong làm Ngô Hầu.

Sau Thuật chết, bọn Trưởng sử Dương Hoằng, Đại tướng Trương Huân đem quân của mình muốn đến

theo Sách. Lư Giang Thái thú Lưu Huân chặn đánh, bắt hết bọn họ, thu lấy vật trân bảo đem về. Sách nghe tin, giả làm thân với Huân. Huân vừa thu được quân của Thuật, bấy giờ có hơn vạn nhà dân họ hàng của huyện Thượng Liêu quận Dự Chương ở tại Giang Đông, Sách khuyên Huân đánh lấy họ. Huân đã đi, Sách đem quân ngày đêm đánh úp chiếm Lư Giang, quân của Huân đều hàng, Huân một mình cùng mấy trăm thuộc hạ tự theo Tào Công.

Giang Biểu truyện viết: Sách nhận chiếu lệnh, cùng bọn Tư không Tào Công, Vệ Tướng quân Đổng Thừa, Ích Châu Mục Lưu Chương hợp sức đánh Viên Thuật, Lưu Biểu. Quân đang đi gấp, vừa lúc Thuật chết. Bọn em họ của Thuật là Dận, con rể là bọn Hoàng Y sợ hãi Tào Công, không dám giữ Thọ Xuân, bèn cùng đem áo quan của Thuật, giúp vợ con của Thuật cùng trai gái của bộ khúc đến theo Lưu Huân ở Hoản Thành. Huân thiếu lương ăn, không thể giúp nhau, bèn sai em họ là Khải cáo cấp với Dự Chương Thái thú Hoa Hâm. Quận của Hâm vốn thiếu gạo, sai quan giúp Khải đến Hải Hôn, Thượng Liêu, sai các tông súy cùng đem ba vạn hộc gạo để cấp cho Khải. Khải ở lại hơn một tháng mới thu được mấy nghìn hộc. Khải bèn báo cho Huân, nói rõ tình trạng, sai Huân đến đánh úp. Huân nhận được thư của Khải, sai quân ngầm đến dưới ấp Hải Hôn. Tông súy biết được, làm tường không ẩn trốn, Huân không bắt được, Bấy giờ Sách đến phía tây đánh Hoàng Tổ, đi đến Thạch Thành, nghe tin Huân vừa tự mình đến Hải Hôn, bèn chia sai anh họ là Bôn, Phủ đem tám nghìn người đến Bành Trạch đợi Huân, tự mình cùng Chu Du đem hai vạn quân bộ đánh úp Hoản Thành, liền chiếm được, thu được trăm thợ cùng hơn ba vạn bộ khúc đánh trống của Thuật cùng vợ con của Thuật, Huân. Dâng biểu dùng dùng Lí Thuật người Nhữ Nam làm Lư Giang Thái thú, cấp cho ba nghìn quân giữ Hoản Thành, đều dời người bắt được về phía đông đến đất Ngô. Bọn Bôn, Phụ lại phá Huân ở Bành Trạch. Huân chạy vào Sở Giang, từ Tầm Dương đi bộ lên đến đình Trí Mã, nghe tin bọn Sách đã phá Hoản Thành, bèn hướng đến miền tây, đến đất Nghi, đắp lũy tự giữ, cáo cấp với Lưu Biểu, cầu cứu với Hoàng Tổ. Tổ sai năm nghìn quân thuyền của Thái Tử Tạ giúp Huân. Sách lại đến đánh, đại phá Huân. Huân cùng Khải lên phía bắc theo Tào Công, Tạ cũng chạy trốn. Sách thu được hơn hai nghìn quân của Huân, nghìn chiếc thuyền, rồi tiến đến Hạ Khẩu đánh Hoàng Tổ. Bấy giờ Lưu Biểu sai con trong họ là Hổ, người Nam Dương là Hàn Hi đem năm quân cầm mâu dài, đến làm tiên phong cho Hoàng Tổ. Sách đánh nhau, đại phá chúng.

Ngô lục chép biểu của Sách nói: "Thần đánh Hoàng Tổ, đến ngày tám tháng mười hai thì đến trại của Tổ ở huyện Sa Tiện. Lưu Biểu sai tướng giúp Tổ, đều đến ép thần. Thần đến sáng sớm ngày mười một lĩnh bọn Giang Hạ Thái thú hành Kiến uy Trung lang tướng Chu Du, lĩnh Quế Dương Thái thú hành Chinh lỗ Trung lang tướng Lữ Phạm, lĩnh Linh Lăng Thái thú hành Đãng khấu Trung lang tướng Trình Phổ, hành Phụng Nghiệp Hiệu úy Tôn Quyền, hành Tiên đăng Hiệu úy Hàn Đương, hành Vũ phong Hiệu úy Hoàng Cái cùng lúc cùng tiến. Thân cưỡi ngựa vào trận, tay gấp đánh trống để giúp thế trận. Quan quân hăng hái, chạy nhảy gấp trăm lần, lòng rõ ý nhanh, đều tranh nghe lệnh. Vượt qua lũy cao, nhanh nhẹn như bay, lửa phóng theo gió, quân dữ dưới khói, cung nỏ cùng bắn, tên bay như mưa, càng thêm lẫy lừng, Tổ bèn tan vỡ, đao nhọn được chặt, lửa mạnh được đốt, đến chẳng cướp bóc, chỉ có Tổ chạy trốn. Bắt được bảy người vợ con của hắn, chém hơn hai vạn đầu thuộc hạ của Hổ, Hàn Hi, bọn rơi xuống nước chết đuối hơn vạn người, thu được hơn sáu nghìn chiếc thuyền, tài vật chất cao như núi. Dẫu chưa bắt được Biểu, Tổ vốn giảo hoạt, là tim bụng của Biểu, ra làm nanh vuốt, là cú vọ của Biểu, lấy Tổ làm hơi thở, nhưng người nhà bộ khúc của Tổ, gục dưới đất không còn sót, bọn giặc lẻ loi của Tổ đều thành quỷ lìa thây. Thực đều là do thần vũ của thánh triều lẫy lừng, thần đánh kẻ có tội, được đem hết lòng".

Bấy giờ Viên Thiệu đang mạnh, mà Sách chiếm Giang Đông, sức Tào Công chưa thể vươn tới, bèn

muốn vỗ về Sách.

Ngô lịch viết: Tào Công nghe tin Sách bình định Giang Nam, ý cho là kẻ thù, thường kêu "Thằng cuồng này khó mà cùng tranh giành".

Bèn đem con gái của em gả cho em nhỏ của Sách là Khuông, lại sai con là Chương lấy con gái của Bôn, đều lấy lễ đối đãi em của Sách là Quyền, Dực, lại lệnh Dương Châu Thứ sử Nghiêm Tượng cử Quyền làm Mậu tài.

Năm Kiến An thứ năm, Tào Công chống nhau với Viên Thiệu ở Quan Độ, Sách ngầm muốn đánh úp đất Hứa, đón Hán Đế,

Ngô lục viết: Bấy giờ có Cao Đại ẩn náu ở Dư Diêu, Sách lệnh sứ giả là Cối Kê Thừa Lục Chiêu đến đón Cao Đại, Sách thấp thỏm chờ. Nghe nói Đại giỏi đọc Tả truyện, bèn tự ngắm đọc, muốn cùng bàn giảng. Có người bảo Sách nói: "Cao Đại làm Tướng quân nhưng là kẻ anh vũ mà thôi, không có tài văn học, nếu cùng bàn truyện mà có người nói là kẻ hiểu biết thì mưu kế hợp vậy". Lại bảo Đại nói: "Tôn Tướng quân là người ghét ai giỏi hơn mình, nếu có gạn hỏi thì nên nói không biết mới vừa ý. Nếu đều tranh lí là tất nguy hại". Đại cho là phải, lúc bàn truyện, có chỗ đáp là không biết. Sách liền giận, cho là khinh mình, bèn bắt giam Đại. Bạn bè cùng người bấy giờ đều tỏ ý cầu xin. Sách lên lầu, nghìn từ xa thấy trong mấy dặm đều có tiếng trống kêu xin. Sách ghét Đại thu được lòng dân, bèn gϊếŧ Đại. Đại tự Khổng Văn, người Ngô Quận vậy. Bản tính thông minh, khinh tài vật trọng lễ nghĩa. Là kẻ sĩ xuất chúng kì lạ, không thích tiếng tăm lừng lẫy, có tám người bạn đều là kẻ anh hào trong đời vậy. Thái thú Thịnh Hiến kể lên Nhà vua, cử hiếu liêm. Hứa Cống đến lĩnh quận, Đại đem Hiến tránh nạn đến nhà Hứa Chiêu, cầu cứu với Đào Khiêm, Kiêm không đến cứu, Đại đau xót khóc chảy máu mắt, chất nhầy không vào miệng. Khiêm cảm kích sự trung tráng của Đại, có nghĩa của Thân Bao Tư, hứa sẽ đem quân đi, gửi thư cho Cống. Đại nhận được thư của Khiêm đem về, nhưng Cống đã bắt giam mẹ của Đại, người Ngô lớn nhỏ đều sợ hãi, cho là Cống hiểm ác, đến sẽ bị hại. Đại nói ở theo chủ thì vì chủ, vả lại mẹ còn trong nhà ngục, phải nên đến đó, nếu được vào gặp, việc tự cởi bỏ. Bèn viết thư tự kể, Cống liền gặp nhau. Lời lẽ mẫn tiệp, ưa tự bày tỏ. Cống liền thả mẹ của Đại ra. Đại muốn gặp Cống, bảo với người bạn là Trương Sung, Thẩm Mẫn chuẩn bị thuyền, vì Cống xấu liền xua đuổi Đại. Ra bèn đem mẹ lên thuyền cướp đường mà trốn. Cống liền sai người đuổi theo, lệnh người đuổi theo là nếu đuổi kịp thuyền thì gϊếŧ ngay trên sông, đã qua sông thì thôi, nhưng bị lầm đường, Đạibèn thoát. Lúc bị gϊếŧ mới hơn ba mươi tuổi.

Thêm Bình Luận