Chương 10: Chuyện cũ của Muộn Du Bình

Chương 9: Chuyện cũ của Muộn Du Bình

Editor: Phượng Vỹ

Beta: Tiêu

Vào những năm đầu thế kỷ hai mươi, đế quốc Mĩ đã trải qua "một công cuộc" sau khi thời kỳ phát triển nhanh chóng, các nơi trên thế giới đều có thể thấy được bóng dáng của các nhà thám hiểm và đội khảo sát nước Mĩ, Đông Nam Á Nepal cùng Bhutan và mấy tiểu quốc dưới chân núi dãy Himalaya, giúp làm giảm bớt các xung đột khu vực giữa Ấn Độ và Trung Quốc, tràn ngập tại đó là rất nhiều các loại hoạt động mua bán, trong đó người Mĩ chiếm một bộ phận rất lớn.

Có một số người là Ấn Độ, cùng Bhutan, người Trung Quốc tạo thành một đoàn người vận chuyển đang nghỉ ngơi trong trạm dịch, bên trong có đủ mọi loại người lẫn vào nhau, còn có một số thương nhân đến từ Bắc Phi tới được nước Pháp, truyền đến một ít thông tin không rõ thật giả thế nào ở phụ cận chiến sự vùng biên.

Bên trong đội ngựa thồ, có bốn người hình như là nhân viên quan trọng, có thể từ thân phận của bốn người này mà nhìn ra được giai cấp tạo thành đoàn ngựa thồ này. Trong đội nhóm người Ấn Độ có hai người thủ lĩnh, một người tên là A Duy, một tên là Khố Lý Mạt, hai người chính là hai huynh đệ, còn người đứng đầu nhóm người Bhutan tên là Lộng Sai, mà người Trung Quốc chỉ có một, tên của hắn là Đổng Xán, đây là một cái tên giả.

Đổng Xán vốn là họ Trương, là một thương nhân hoạt động ở vùng biên Trung Quốc, đồng thời là thành viên của một gia tộc lớn nhất Trung Quốc, hắn vốn cũng có một đoàn người vận chuyển của mình, nhưng từ Nepal đến Tây Tạng, Tứ Xuyên trên đường thì bị các thế lực ngoại quốc, ở địa phương ngang ngược làm cho mất liên lạc. Hiện tại hắn ở trong đội ngũ cùng với người Ấn Độ, và Bhutan làm một ít mua bán nhỏ vùng biên.

Hàng hoá của Đổng Xán thực sự rất đặc biệt, những món đồ đó trong những năm chiến tranh giá trị thực cũng không lớn, vẫn không thấy được ánh sáng như trước đây, trong đó rất nhiều thứ phí vận chuyển lớn hơn cả giá trị của chúng. Chuyến này của Đổng Xán, chẳng qua là kiếm cho mình một chút tiền hoa hồng giúp vận chuyển hàng hoá mà thôi.

Đổng Xán có một gương mặt rất giống người Tạng, việc này giúp cho hắn hoạt động tại địa phương thực rất thuận lợi. Ở vùng núi Himalaya có khá nhiều lực lượng lẫn lộn, một người "đơn phương độc mã" mua bán dạo tương đối nguy hiểm. Thế nhưng Đổng Xán lại là một người khá khôn khéo, hắn ở nơi này làm ăn lại vô cùng tốt, thường xuyên sử dụng Tạng ngữ để lừa bịp vẫn có thể vượt ải trót lọt.

Nhóm ngựa thồ này nghỉ ở trạm dịch mười hai ngày mới xoay sở được tất cả các vật tư cần thiết, đợi đến ngày trời tốt hiếm có, bọn họ tiến vào vùng núi Himalaya, bắt đầu xuất phát hướng về biên giới Trung Quốc.

Đây cũng là những tin tức cuối cùng mà bạn bè họ biết được về họ.

Một đoàn ngựa thồ gồm mười bảy người, bảy người Ấn Độ, chín người Bhutan, một người Trung Quốc biến mất ở trong một khu vực không người trên núi Himalaya. Đây thực ra thì cũng là một sự việc tương đối bình thường, một đoàn thương nhân chết trong khu vực này, từ cổ chí kim không biết có bao nhiêu đoàn. Nhưng mà, bọn họ đã làm cho lãnh đạo Ấn Độ trở nên căng thẳng vô cùng.

Sự căng thẳng này là không có lý do, đương nhiên, thật ra thì nhất định vẫn có một lý do, nhưng bây giờ nói vẫn còn quá sớm. Lúc ấy cấp lãnh đạo Ấn Độ đưa ra lý do là, A Duy và Khố Lý Mạt thật ra chính là nhân viên của cục tình báo Ấn Độ, bọn họ biết một kế hoạch rất lớn, nhưng hai người lại đột nhiên đều biến mất một cách không rõ ràng.

Nhất định đoàn ngựa thồ của Đổng Xán đã tiến vào khu vực núi Himalaya mà hơn nữa còn đi nhầm đường, bọn họ không có đi ra từ bất kỳ một con đường nào, mà lại hướng vào nơi sâu nhất để đi, hình như là chết ở bên trong rồi.

Nhưng mà tình hình thực sự thì lại không phải là như vậy. Mười năm sau, có hai thương nhân người Bangladesh, bị người khác nhận ra họ chính là hai người Ấn Độ năm đó, bọn họ chết trong một sự kiện ẩu đả ở Bangladesh, hai cái tên xui xẻo này đang lúc đánh cuộc, lại bị một cái cuốc chim gia dụng đánh chết. Thân phận bọn họ khi đó cũng là thương nhân, là hai huynh đệ hào phú vô cùng giàu có tại địa phương. Cũng ngay vào cuối năm đó tại nơi này, lại có người ở Tích Kim phát hiện một thương nhân chính là đầu mục của đoàn người Bhutan năm đó, là cái tên đầu trọc ấy.

Đổng Xán không hề xuất hiện, thế nhưng, vẫn có ba người khác xuất hiện, hiển nhiên khiến cho các lãnh đạo hiểu rằng, sự tình cũng không hề đơn giản như vậy.

Đoàn ngựa thồ năm đó, dường như không hề chết trong núi Himalaya, mà giống như bọn họ đều còn sống, đồng thời cũng thay tên đổi họ, lấy một thân phận khác mà sống. Hơn nữa, bọn họ còn có một điểm chung, chính là đều trở nên tương đối giàu có.

Nghe nói khi lãnh đạo bắt người trọc đầu Bhutan kia, tài sản trong nhà bọn họ dùng xe tải chở mười lần cũng không hết.

Vào lúc người Bhutan bị thẩm vấn, đã đem tất cả những chuyện xảy ra ở Himalaya nói ra toạc ra hết.

Lúc ấy, khi đoàn của bọn họ đi vào nơi sâu nhất trong núi Himalaya, trên một giao lộ đã gặp phải một đợt sạt lở vô cùng kinh khủng, bọn họ đành phải chọn một con đường khác tốt hơn để đi tiếp. Khi đó tuyết trong núi rơi rất nhiều, bọn họ không có phát giác sau vài lần xoay chuyển bên trong lại quay về chỗ bị sạt lở, khi leo lên đều bị ngã xuống vách núi.

Những người nào có xem qua phóng sự liên quan đến việc này đều biết, lúc ấy muốn vượt qua con đường đó, chỉ có thể đi bộ, có thể dùng dây thừng buộc gia súc và hành lý lại với nhau, mà dây thừng để nối cũng vô cùng quan trọng, có kết lại cũng không hề giống nhau. Đoạn đường lại quá mức trơn, dây thừng phải tháo ra. Nhưng bọn người Đổng Xán lại đánh giá sai tình hình đường đi lúc đó, vì thế, khi một người bị ngã xuống vách núi, toàn bộ mọi người cũng bị dây thừng kéo xuống.

Đó là một tai nạn vô cùng thê thảm, còn vô số những chuyện phát sinh trong đó, không thể ghi xuống từng việc được. Vì được lối với nhau bởi dây thừng, quá trình họ bị rơi xuống vách núi cũng vô cùng phức tạp, rất nhiều người sau khi bị dây thừng treo lên, theo quán tính mà trực tiếp va mạnh vào vách núi bị nham thạch đâm chết, con có vài người là bị dây thừng siết chết, cực kỳ đáng sợ.

Vì chuyện này mà làm cho bọn họ tổn hại một nửa người cùng gia súc, sau đó bọn họ cũng ngay tại vách núi đó hạ trại để nghĩ ngơi và phục hồi, phát hiện hoàn toàn không có khả năng trèo lên trên được, liền muốn tìm một con đường khác để đi lên vách đá, kết quả là lại tiến vào một khu vực trước nay chưa từng đi vào, đồng thời tìm được một nơi vô cùng kỳ quái ở bên trong.

Đó là một sơn cốc, mà điều kỳ quái chính là tuyết đọng trong sơn cốc không dày. Ở trung tâm sơn cốc, có một khối cầu vô cùng lớn, có ba bốn tầng lầu cao như vậy, một nửa bên trên đều bị tuyết bao phủ, nhưng phía dưới vẫn là có thể nhìn ra rất rõ ràng là một khối cầu kim loại màu đen cực đại.

Mà bên cạnh khối cầu bằng kim loại màu đen đó, ở trong một tầng tuyết đọng rất mỏng tìm được vô số khối cầu kim loại màu đen to nhỏ đại khái cỡ bằng quả trứng gà, số lượng lên đến cả ngàn vạn. Những khối cầu này kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, hơn nữa còn bị tuyết đọng che lại, căn bản không có cách nào thống kê được số lượng. Nếu đem toàn bộ tuyết gạt đi, đoán chừng người Bhutan kia sẽ giống như trẻ con đùa nghịch giữa đống đồ chơi.

Bọn họ đã không còn nhớ rõ ai là người đầu tiên phát hiện ra trong số khối cầu đó được đúc từ vàng. Bọn họ liều mạng thu gom, đem tất cả hàng hoá đổi thành kim cầu.

Trong quá trình bọn họ thu gom phát hiện ra, những khối cầu được làm từ rất nhiều kim loại như, đồng , thiết , chì , giống như tất cả kim loại trên thế giới này đều có ở đây.

Tất cả mọi người đều phát điên, bởi vì có rất nhiều khối cầu, để tìm ra kim cầu trong số đó đòi hỏi phải có sự nhẫn nại. Sau này, lại phát hiện phát sinh ra chuyện tranh đoạt, có người đã bị thương trong chuyện này.

Sau đó bọn họ chịu trăm cay nghìn đắng mới rời khỏi được sơn cốc đó, rốt cuộc cũng có thể sống sót trở ra, nhưng cũng chỉ còn lại sáu người, ngoại trừ hai người Ấn Độ, một người Bhutan, còn có hai người thủ hạ cùng với Đổng Xán. Đổng Xán là người duy nhất trong số họ không mang theo thứ gì ra. Lúc ấy, ánh mắt của hắn chỉ nằm ở trên khối cầu kim loại khổng lồ kia, giống như là bị câu mất hồn phách vậy, hoàn toàn không có chút hứng thú nào với núi cầu bằng vàng kia.

Người Bhutan đó nói, khối cầu kim loại màu đen cực lớn kia, cứ như vậy đặt ở trung tâm sơn cốc, vừa nhìn liền biết đó chình là do con người làm ra. Nhưng khối cầu kim loại đen này được đặt ở nơi đó có tác dụng gì, là ai đặt ở đó, hắn không có cách nào hiểu được. tất cả những khối cầu ở đó đều bị mài mòn và oxy hoá tương đối nghiêm trọng, có lẽ đã được để ở nơi đó ít nhất có mấy nghìn năm rồi.

Sau đó khi người Bhutan được trả tự do, lại một lần nữa đem hết thảy những chuyện khó có thể tưởng này đều ghi chép lại. Hắn viết một quyển sách, hơn nữa còn viết rất nhiều suy đoán không thiết thực. Trong đó hắn công bố phần lớn của cải đều là do tự hắn kiếm được, còn vài khối cầu hoàng kim kia chẳng qua chỉ là số tiền khởi đầu giúp hắn mà thôi.

Số kim cầu mà hai người Ấn Độ đã tiêu thụ ra ngoài, lần lượt được tìm ra ở nhiều nơi trên thế giới, có một số hầu như đã bị đúc thành hình dạng khác hoặc là đồng vàng, chỉ còn lại có mười hai khối, vẫn còn nguyên hình dạng khi tìm thấy. Lúc ấy chính phủ Ấn Độ thu mua lại những khối cầu này với giá rất cao, những khối kim cầu này liền trở thành "So với vàng còn quý nữa".