Chương 90: Tôn giáo

Chương thứ 44: Tôn giáo

Editor: An Nhiên

Beta: Tiêu

Tôi thầm nói giai đoạn Tiên Tần có nền văn minh gì tôi đều thuộc nằm lòng, vài điểm đáng chú ý thời kỳ đó là thuộc hình thái bộ lạc, rất khó gọi là nền văn hóa được. Hơn nữa thời Tiên Tần rất rộng, thực sự vào lúc đó là: tiến hóa từ khỉ thành người vào những năm 221 trước Công Nguyên, hoặc là những năm gần đấy. Trong khoảng thời gian đó có nhiều nơi mới đầu đều không phải là sa mạc, rồi tới trước triều Hậu Tần thành lập mới bị biến thành sa mạc.

"Anh đừng có mà nói điêu.". Tôi nghi ngờ: "Câu chuyện ảo lòi này có ý nghĩa gì?"

"Tôi nói điêu lúc nào, tôi nói là nền văn minh này cậu chắc chắn chưa từng nghe qua, nhưng tiếp sau đây thì chắc chắn cậu phải nghe qua rồi, phần này là tới từ một báo cáo của nghiên cứu người nhật tên là Torii Ryuzo*."

Torii Ryuzo là một học giả dân tộc người Nhật, báo cáo của ông ta đối với thời kỳ Liêu Tây là một phát hiện mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng, đương nhiên ông ta cũng là cố vấn cho hoàng thân Mông Cổ, hơn nữa bản thân cũng là một trong số ít những học giả có hứng thú tìm hiểu về tộc người Miêu ở Trung Quốc, cũng như khu vực Hồ Nam, Quế Châu, Vân Nam là những nơi nghiên cứu về tập tục và con người của dân tộc Di và dân tộc Miêu.

"Nền văn minh ấy tên là gì?". Tôi hỏi.

Bàn Tử lắc đầu:" Không có tên, nhưng bọn họ biết được nền văn minh cổ đại này có tiền thân từ những dải thành cổ. Nhưng thật ra là một kiểu hệ thống xã hội rời rạc. Chúng ta còn gọi đó là Cư Diên mà."

"Không đúng, nền văn minh lớn nhất ở Liêu Tây mà Torii Ryuzo phát hiện ra không phải là Hồng Sơn sao?". Tôi hỏi:" Hồng Sơn và cổ thành Cư Diên cách nhau xa như vậy, triều đại cũng không phải là thời Tiên Tần, anh nói cái củ cải gì vậy? Anh tính lòe tôi chắc."

Bàn Tử liền nổi giận, "Cậu biết thì tới mà nói, lão tử còn chưa nói vào trọng tâm, cứ lằng nhằng đ*o nói nữa!"

Tôi lập tức hối hận, Phùng lùn bên cạnh liền xen vào:" Trong lịch sử Trung Quốc quả thực là có nền văn minh không tên kia, vì nó không đủ điều kiện để đặt tên. Trong tư liệu của chúng tôi có ghi chép rõ ràng. Tôi hiểu Vương tiên sinh đang nói gì."

"Anh nói là không biết truyền thống Trung Quốc mà?". Tôi muốn đạp hắn xuống mà chửi nhưng vẫn cố nhịn lại, vừa cười nịnh bợ vừa nói:" Anh lùn, à nhầm, Phùng giáo sư giải thích xem."

"Phùng không phải là tên tôi, nhưng thôi quên đi, kỳ thực giữa Hồng Sơn và Cư Diên, cũng chính là từ thành Hắc Thủy bây giờ tới cả vùng Hồng Sơn, có một nền văn minh rất lớn đã tuyệt tích, vì tất cả những manh mối liên quan tới nền văn minh này đều hết sức kỳ quái nên trong nước các người không hề thừa nhận nó đồng thời quyết định giữ bí mật về sự tồn tại của nó.". Phùng lùn nói, : "Có ba nhân tố tạo thành điều này, thứ nhất là dấu vết nền văn minh, xuất hiện ở các thời kỳ khác nhau, nói cách khác là mãi cho tới trước nhà Nguyên, nền văn minh này cũng vẫn còn tồn tại, hơn nữa tất cả các dấu hiệu cũng không có thay đổi quá lớn, nhưng vào cùng thời nền văn minh này xuất hiện lại không thấy có bất kỳ ghi chép gì lưu lại. Nền văn minh này phân bố trong hoang mạc rộng lớn vùng Liêu Tây, lại dường như không có bất kỳ ai từng tiếp xúc qua.

Thứ hai là, toàn bộ tư liệu về nền văn minh này, dường như cũng có trong thời kỳ bị xâm chiếm, bị Nhật Bản mang đi, về cơ bản thì tài liệu chính xác về nền văn minh này không có nhiều, vì Torii Ryuzo không hề công bố chúng, có người nói hệ thống đặc biệt của nền văn minh này rất khó có thể phát hiện ra.

Vì vậy là sau này thời Trung Quốc phát triển không còn điều kiện để tìm hiểu về tư liệu khảo cổ giai đoạn đó, rất khó để tra cứu được. Thứ ba là, trong nền văn minh này có rất nhiều yếu tố cơ bản đặc biệt mang tính che giấu.". Hắn sờ sờ cằm, "Tôn giáo và Phật giáo của nền văn minh này là cùng một loại, nhưng chi tiết thì lại hoàn toàn khác nhau. Chúng ta giả thiết Phật giáo Ấn Độ là từ một "yếu tố quan trọng" mà bắt đầu phát triển ra, như vậy nền văn minh kia cũng có một "yếu tố quan trọng" tương tự, nhưng cuối cùng việc tôn giáo hình thành lại khác hoàn toàn."