Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Thanh Hoà

Chương 46-1: Đến Kinh Thành

« Chương TrướcChương Tiếp »
Là tướng lĩnh khai quốc của Đại Minh, hảo chiến hữu của Hồng Vũ đế, Từ Đạt được phong làm Ngụy quốc công, được ban cho quyền khai thác thiết chỉ thuộc về Khai Quốc Công Thần, sau khi chết được truy phong Trung Sơn Vương, người như vậy, chỉ có Thường Ngộ Xuân mới sánh ngang được.

Trong làn sóng gϊếŧ hại công thần của Hồng Vũ đế, gia tộc Từ thị không sụp đổ, ngược lại ba đời đều là vương tước, con cháu đời sau trấn thủ Nam Kinh, có thể nói là cây cổ thụ xanh tươi hiếm có của triều Minh, gia tộc huân quý bao đời.

Vào thời Hồng Vũ, Từ Đạt nhiều lần xuất chinh ra ngoài biên ải, Từ Huy Tổ từng đi Bắc Bình luyện binh, Chu Lệ cưới trưởng nữ của Từ Đạt, quan hệ với Từ thị luôn tốt đẹp. Mãi đến khi Kiến Văn đế lên ngôi, quyết tâm tước phiên, Từ Huy Tổ mới dần xa lánh Chu Lệ. Từ Tăng Thọ không như vậy, huynh đệ hai người thường xuyên xảy ra tranh chấp, lật bàn, ném ghế, thậm chí đánh một trận cũng không phải chuyện hiếm.

So với sự điềm đạm của Từ Huy Tổ, tính cách Từ Tăng Thọ có phần nóng nảy, Kiến Văn đế tin tưởng Từ Huy Tổ, nhưng lại nghi ngờ Từ Tăng Thọ, từng hỏi thẳng Từ Tăng Thọ liệu Chu Lệ có tạo phản không?

Từ Tăng Thọ rất lưu manh, nhún bả vai: "Yến vương là thân vương, phú quý đã đến cực điểm, sao có thể tạo phản?”

Nếu tin lời này, Kiến Văn đế thực sự là một kẻ ngốc.

Nhưng Từ Tăng Thọ là nhi tử của Từ Đạt, thân đệ của Từ Huy Tổ, cho dù biết hắn ta đang mở mắt nói xàm, Kiến Văn đế cũng không thể làm gì hắn ta.

Văn võ cả triều đang nhìn, tước phiên thì cũng thôi đi, đột nhiên ra tay với gia tộc huân quý, còn là dòng chính của Ngụy Quốc Công phủ, Hoàng đế rốt cuộc muốn làm gì? Tiếp tục sự nghiệp dang dở của Hồng Vũ đế, gϊếŧ sạch Khai Quốc Công Thần?

Phần lớn huân quý đều lấy võ lập nghiệp, Kiến Văn đế trọng dụng văn thần, đàn áp võ thần không phải bí mật, một khi không cẩn thận động đến dây thần kinh nhạy cảm nào đó, hậu quả sẽ vô cùng bất lợi.

Quanh Kiến Văn đế đa phần là những thư sinh như Tề Thái, Hoàng Tử Trừng, Phương Hiếu Nhụ, nhưng cũng không thiếu người sáng suốt, ví dụ như Hàn Lâm Biên Soạn Dương Sĩ Kỳ, Hộ Bộ Thị Lang Hạ Nguyên Cát, đều từng bóng gió nhắc nhở Kiến Văn đế.

Hạ Nguyên Cát đảm nhiệm chức Phỏng Vấn Sứ, điều tra việc làm không hợp pháp của bách quan, trong thời gian hồi kinh đã từng dâng sớ tấu Kiến Văn đế, không thể tiếp tục để đám thư sinh bên cạnh nhảy nhót nữa, bây giờ không chỉ phiên Vương bất mãn, nếu như không tốt, thật sự có phiên Vương nào tạo phản, Hoàng đế tuy là chính thống, vẫn sẽ bị bách tính xa lánh.

Dương Sĩ Kỳ không trực tiếp dâng sớ, mà trong kỳ thi ở Văn Sử Quán, đã châm biếm chuyện này trong chính bài văn của mình, được Lại Bộ Thượng Thư khen thưởng, cho rằng chỉ để Dương Sĩ Kỳ làm biên soạn thì quá uổng phí tài năng, sau khi phê cho Dương Sĩ Kỳ là người đứng đầu, lập tức tấu xin hoàng đế thăng chức cho Dương Biên Soạn. Nhưng dù là Trương Thượng Thư hay Kiến Văn đế, đều chỉ thưởng thức văn chương của Dương Sĩ Kỳ, đối với nội dung trong bài lại không quá coi trọng.

Nếu Kiến Văn đế có thể thông suốt một chút, nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, có lẽ Vĩnh Lạc đế sẽ không chiếm được Nam Kinh vào năm Kiến Văn thứ tư.

Lúc này, Yến vương đang âm mưu tạo phản, Kiến Văn đế thì vẫn cứ dứt khoát tước phiên, thúc thúc và chất nhi đều có toan tính riêng. Đối với văn võ cả triều mà nói, nên đứng về phe nào, nên ủng hộ ai, sẽ quyết định vận mệnh của cả gia quyến, thậm chí cả tộc thị, bắt buộc phải đi một bước xem hai bước, hành sự cẩn thận.

Từ Huy Tổ nghĩ rất xa, đã từng tính đến nhiều kết quả, Từ Tăng Thọ đa phần suy nghĩ từ tình thân và chiêm nghiệm từ chính bản thân hắn ta, điều này cũng đã định trước vận mệnh tương lai của hai huynh đệ sẽ rất khác biệt.

Từ Tăng Thọ hớn hở dắt ngoại tôn về phủ Ngụy Quốc Công, nhưng lại bị chặn ngay trước cổng, một gáo nước lạnh trực tiếp tạt vào đầu.
« Chương TrướcChương Tiếp »