Chương 30: Thu Hoạch Dê Núi 1

Món này đơn giản.

Củ cải gọt vỏ thái sợi, cho nước vào bột mì nhào lên thành hồ bột, rồi bỏ thêm trứng gà vào đảo đều. Sau đó lại chuẩn bị một cái muôi sắt, để hồ bột làm đế còn củ cải sợi thì làm nhân bánh, phủ một lớp hồ bột lên trên rồi bỏ vào nồi chiên đến khi vàng ươm xốp mềm nổi lên trên mặt dầu thì có thể vớt ra ngoài cho ráo dầu.

Khó là ở chỗ dầu, dầu nhà cô chiên quả trứng gà còn vất vả, làm gì đủ để chiên bánh.

Nhưng trong ký ức của nguyên chủ, mùi vị của bánh củ cải cực kỳ ngon. Nguyên chủ ăn xong không rửa tay cả ngày, mà cứ thèm liếʍ miết.

“Dù sao thì Tết năm nay cũng phải ăn một lần.” Sở Thấm thầm nghĩ. Không đủ dầu thì lần sau đi họp chợ lại mua tiếp, chỉ cần đủ tiền thì có thể mua thêm dầu.

Lương thực, dầu, muối. Ba thứ này thuộc nhu yếu phẩm trong kiếp trước của cô.

Sở Thấm đã quen nghèo khó cân nhắc đến việc bắt đầu kiếm được ba thứ này. Kiếp trước hằng năm cứ đến đầu xuân, khi băng tuyết tan rã, sông đã nứt băng thì bắt đầu lên kế hoạch làm thế nào trong vòng ba tháng có đủ thu nhập mua lương thực dầu muối để sống một năm.

Đương nhiên tình hình ở kiếp này đã khác biệt.

Cô nhận ra ở đây muối đắt đỏ không hề đắt. Kiếp trước vì vùng biển bị ô nhiễm hạt nhân, nên rất ít nơi làm nghề muối. Hiện giờ giá muối thấp đến nỗi có thể to gan muối dưa, muối trứng vịt chỉ với một hào một cân.

Câu nói “nhà có ba con gà mái thì không thiếu tiền dầu muối” thật sự không hề phóng đại.



Nói về dầu đi. Người trong thôn đều ăn dầu một cách tiết kiệm, bình thường sẽ dùng một miếng vải bông sạch sẽ để thấm dầu. Mỗi lần trước khi xào rau sẽ dùng vải bông quét dầu lên trên nồi sắt, coi như đã đổ dầu rồi.

Hầu hết đều là dầu do nhà mình làm ra – Đa số người dân địa phương đều trồng hạt cải dầu, có thể ép dầu nhưng sản lượng không cao, còn phải bán ra bên ngoài một ít nên trong nhà không để lại bao nhiêu.

Không phải người dân không muốn giữ thêm. Một là con đường kiếm tiền của người dân thật sự rất ít, hai là phần dầu này cần phải bán ra.

Từ trong ký ức Sở Thấm biết được, mỗi năm trong huyện đều sẽ phân công nhiệm vụ cho xã, xã sẽ phân công cho thôn, rồi thôn lại sắp xếp lên người các hộ dân.

Nhiệm vụ gì ư? Đó là yêu cầu bạn phải chừa lại đủ đất để trồng hạt cải dầu. Đây là yêu cầu ép buộc, không phải bạn muốn trồng cái gì cũng được.

Sở Thấm ngồi trong nhà chính suy nghĩ một lát, rồi sửa chữ “muối” trên sổ ghi chép thành chữ “thịt”.

Ừm!

Cô hài lòng gật đầu. Tốt lắm, kể từ lúc này cô phải tích góp đủ lương thực dầu thịt, vừa khéo có ba ba lô, mỗi ba lô đựng một thứ.

Tạm thời vải bông đã đủ dùng, còn bền nữa. Củi lửa thì sau núi đều có ở khắp nơi, do đó nhu yếu phẩm trong cuộc sống chỉ thiếu ba thứ này.

Nếu được thì phải tích lũy một năm, cô sợ đói lắm.



Hai ngày nữa lại trôi qua.

Bên ngoài vẫn chưa ngớt mưa. Hai ngày nay luôn hết cơn này đến cơn khác, nhưng cũng may đều là cơn mưa nhỏ.

Sở Thấm rảnh rỗi đi dời đá, bằng không sẽ bị người khác lấy mất.

Thật khó mà tưởng tượng, đá cũng quý hiếm.

Đơn giản là vì nhà mình gần địa điểm sạt lở, cộng thêm hàng xóm lười. Vợ chồng nhà họ Hoàng liếc nhìn xong thì vội vã quay về nhà, nói rằng đá nặng nên không muốn dời.

Thật ra người trong thôn cũng kỳ quái. Tại sao đang êm đẹp sườn dốc này lại có nhiều đá nhẵn mịn đến thế.

Nói đến cũng quái lạ, dẫn đến nhiều người đứng vây xem.

Vẫn còn chuyện kỳ lạ nữa.

Tại sao con gái nhà họ Sở lại đột ngột khỏe như trâu vậy? Nửa xe đá mà thuần thục đẩy lên sườn dốc đẩy về nhà.

Chỉ thấy Sở Thấm khởi động tay chân trước, sau đó ngồi xổm xuống, ôm đá ổn định khung xe, rồi giẫm mạnh xuống, sau khi đứng dậy thì ném sang một bên, tảng đá đã nằm trên xe đẩy.