Chương 3

Gia cảnh nghe rất không tệ nhưng thực tế lại là trừ anh tư đang ở bên ngoài ra, còn lại mười người ở trong một căn nhà chỉ có 30 mét vuông. Căn nhà này là xưởng phân cho công nhân lâu năm là ba Hà. Lúc trước chỉ phân có một căn nhà không có ngăn cách gì.

Theo mấy đứa con lớn lên, bây giờ căn nhà 30 mét vuông dùng tấm ván gỗ ngăn cách thành bốn căn phòng. Một căn phòng cho con trưởng, một phòng cho con thứ, một căn dùng để chất đống đồ lặt vặt và bàn ăn gọi là phòng khách. Bình thường anh tư về nhà cũng ngủ dưới đất trong phòng khách. Còn thừa một căn phòng là của nguyên thân và ba mẹ.

Không sai, nguyên thân 18 tuổi vậy mà lại ở chung một phòng với ba mẹ. Giữa hai bên thường dùng một tấm rèm để ngăn cách, còn làm riêng một cái rèm cửa để cô ra vào. Nhưng cũng không có một chút riêng tư nào.

Đây cũng là điều khiến Hà Ngọc Yến không thế chấp nhận được. Thử hỏi ai có thể chấp nhận bản thân từ chủ của một căn biệt thự biến thành một cô gái đáng thương chỉ có được một cái ván giường chứ?

“Yến Tử, em có suy nghĩ gì về tương lai không?”

Cơm trưa là màn thầu làm từ bột ngô và bột mì trắng cùng với canh rau xanh. Hà Ngọc Yến không quen ăn màn thầu này, cô xé màn thầu thành từng miếng nhỏ rồi bỏ vào trong canh ngâm mềm. Chỉ là thức ăn này cũng còn tốt hơn không ít so với nhà bác gái Cận ở bên cạnh thường ăn bánh bột ngô.

Nghe thấy chị dâu ba Giang Mỹ Cúc hỏi chuyện, cô không hề nghĩ ngợi mà trực tiếp trả lời: “Em đi hỏi thăm việc tuyển dụng của mấy nhà máy khác trước.”

Cô là một người hiện đại, ngay cả cỏ dại và mạ cũng không phân biệt được. Nếu như thật sự xuống nông thôn thì không chỉ mang đến phiền phức cho đồng hương mà chính cô cũng bị lột mất mấy tầng da. Hơn nữa nghe nói người xuống nông thôn thậm chí còn không có bánh màn thầu làm từ bột ngô và bột mì trắng để ăn. Mỗi bữa đều ăn bánh bột ngô, bánh rau dại.

Không muốn xuống nông thôn vậy chỉ có thể đi tìm công việc thử xem. Thật sự không được thì mẹ của cô đang nhờ người tìm đối tượng cho cô đấy.

“Tìm công việc cũng khá tốt. Chị cũng kêu ba của chị hỏi một chút. Đến lúc đó nếu tìm được đối tượng tốt, công việc có, đối tượng cũng có, thật tốt đó!”

Giang Mỹ Cúc thốt ra lời này, Từ Đại Ni trào phúng nói: “Người ba có tính tình keo kiệt kia của em sao có thể tìm công việc cho em út chứ.”

Từ Đại Ni nói xong, cô ta lấy lòng cười nói với Hà Ngọc Yến: “Em út, chị nói này, em có vẻ ngoài xinh đẹp như vậy, tùy tiện tìm cũng tìm được đối tượng tốt.”

Nghĩ đến lúc trước khi rửa rau nghe thấy những lời này, Từ Đại Ni càng thêm trở nên ân cần: “Thật đó, em út. Gả chồng rất tốt! Em nhìn chị nè, nếu không phải gả chồng làm sao có thể thành người thành phố chứ.”

Con đường tìm đối tượng này đương nhiên cũng ở trong phạm vị lựa chọn. Nhưng cho dù phải gả đi thì Hà Ngọc Yến cũng không thích dính dáng với Từ Đại Ni. Vì vậy cô quay đầu sang một bên nhìn về phía mẹ ruột.

Đối với việc con gái tìm công việc hay gả chồng mẹ Hà đều đồng ý. Ba đứa con trai của bà bởi vì đủ loại nguyên nhân nên không xuống nông thôn. Đương nhiên bà cũng không thích đứa con gái duy nhất xuống nông thôn.

“Được rồi, được rồi. Chuyện có gả chồng hay không thì người làm chị dâu như con sao có thể nói trước mặt em chồng. Không phải buổi sáng mẹ kêu con đừng để ý đến chuyện này của Yến Tử sao?”

Từ Đại Ni vừa nghe thấy lời phê bình của mẹ Hà, cô ta lập tức rụt cổ, cúi đầu bắt đầu chăm sóc con trai của mình.

Dáng vẻ cúi đầu này khiến Hà Ngọc Yến nhìn đến nhíu mày lại.

Nói là nói tìm công việc nhưng Hà Ngọc Yến còn đang trong tình huống không chút hiểu biết gì với niên đại này. Vì vậy ăn cơm trưa xong cô trực tiếp về phòng tìm cái túi rách. Cô cầm theo tiền riêng chỉ có một đồng năm hào đi ra ngoài.

***

“Nhà máy của chúng tôi chỉ tuyển dụng con cháu công nhân viên chức, cô sang xưởng khăn lông bên cạnh hỏi một chút đi.”

“Năm nay xưởng khăn lông của chúng tôi còn chưa có kế hoạch tuyển dụng.”

“Lần này xưởng sắt thép của chúng tôi chỉ tuyển dụng con cháu công nhân viên chức, bởi vì tuyển dụng công nhân nồi hơi nên chỉ tìm đồng chí nam.”

……

Sau khi đi ra ngoài, Hà Ngọc Yến không cố ý quan sát phong tục tập quán của niên đại này. Cô dựa theo ký ức ghé thăm mấy nhà máy lớn ở xung quanh. Kết quả quả nhiên không hề lạc quan.

Những nhà máy này đó không phải là chưa có kế hoạch tuyển dụng năm nay thì sẽ là tuyển dụng con cháu của công nhân viên chức. Loại chuyện chỉ có công nhân viên chức mới có thể hưởng lợi rất thường thấy trong các xí nghiệp quốc gia ở niên đại này.

Chỉ cần lên làm công nhân xí nghiệp quốc gia, từ kết hôn, sinh con, giáo dục con cái, chữa bệnh, về hưu…, đơn vị đều sẽ chăm lo. Cho nên bây giờ công nhân đều cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng cũng tương đương với việc cạnh tranh công việc không dễ hơn chút nào so với việc thi công chức ở hiện đại.

Cô không phải con cháu công nhân viên chức nên hiển nhiên rất khó chen vào các nhà máy này. Nhưng nhà máy thực phẩm số tám ở Bắc Thành, nơi mà ba mẹ cô làm việc đã xác định năm nay sẽ không tuyển dụng công nhân mới.