Chương 44: Đào giếng

Một số nơi ở nông thôn gọi ngày này là Tết Đoan Ngọ.

Hứa Thiến chiêu đãi ba anh em nhà họ Quách một bữa thịnh soạn, rồi thanh toán tiền đào giếng cho họ. Tổng cộng là hai trăm mười đồng.

Nhìn qua thì thấy họ kiếm được khá nhiều tiền, nhưng thực tế thì công việc này không phải ai cũng làm được.

Toàn phải lao động chân tay dưới trời nắng to, từ sáng đến tối hầu như không nghỉ ngơi.

Sau khi nhận được tiền, khuôn mặt của ba anh em đều lộ rõ vẻ vui mừng.

Đào giếng thực sự kiếm ra rất nhiều tiền, nhưng cả năm có mấy nhà đào giếng chứ?

Năm nay họ chỉ đào một cái giếng lại kiếm được nhiều tiền như vậy, họ đương nhiên là vui mừng.

Miệng giếng nhà Hứa Thiến xây cao, bên trên còn đặt một tấm bàn đá to để tránh cho trẻ con bất cẩn bị ngã xuống.

"Cha, cha có rảnh không?"

"Sao thế?"

Chu Lão Hán bây giờ chỉ cần nghe thấy giọng cô là đau đầu, sợ cô lại muốn xây cái gì đó nữa, tốn tiền.

"Chả là con muốn nhờ cha làm cho cái giếng nhà một cái gàu múc nước(*), rồi quấn thêm hai mươi mấy mét dây thừng vào. Chứ một thùng nước to như vậy, con không kéo lên được nên phải nghĩ đến cách này!"

(*)Gàu múc nước:

Thập Niên 70 Mẹ Ruột Là Nhân Vật Phản Diện, Tôi Mang Bé Con Ăn Dưa Xem Kịch - Chương 44: Đào giếng

Lắp một cái gàu trên giếng là có thể kéo cả thùng nước lẫn nước lên, đỡ tốn sức hơn nhiều so với việc chỉ dùng tay kéo.

"Được thôi, đợi hai ngày nữa gặt xong rồi cha sẽ làm cho con."

Chu Lão Hán suy nghĩ một chút rồi gật đầu đồng ý. Gáo nước làm cũng đơn giản, dù ông ấy không thạo nghề mộc lắm nhưng làm cái này thì vẫn có thể làm được.

"Vâng, vậy cứ quyết định vậy nhé."

Hứa Thiến hài lòng về nhà, mùa gặt tuy bận rộn nhưng cô không tham làm nên cô vẫn khá rảnh.

Xuân Mai mấy hôm nay phải đến nhà cũ giúp nấu cơm, nấu cơm xong còn phải đến đội tham gia gặt hái nên việc giặt giũ, trông con, cô đều tự mình làm.

Nhưng mà cô cũng muốn lười biếng một chút, tã lót các thứ vì không muốn giặt nên cô liền trực tiếp mặc tã giấy cho ba đứa nhỏ.

Thời gian này, mọi người trong thôn đều đang bận việc gặt hái nên cơ bản sẽ không có ai đến nhà cô.

Thực tế cũng chứng minh phỏng đoán của cô hoàn toàn đúng. Mãi đến khi gặt xong rồi cũng không có ai đến nhà cô.

Cũng vì trong thôn này cô căn bản không có bạn bè.

Mấy thanh niên trí thức đi cùng cô tới đây bây giờ đều ở trong đại viện của thanh niên trí thức, với cô cũng chỉ là quen biết xã giao, không quá thân thiết. Dù sao thì khi cô đến đây một thời gian là đã kết hôn rồi.

Sau khi gặt xong đội sẽ chia lương thực. Điểm công của cô không đủ hay phải nói là bốn mẹ con cô căn bản là không có điểm công nên chỉ có thể lấy tiền thay cho điểm.

Đại đội chỗ cô vụ hè này chủ yếu gặt lúa mì của vụ đông trước và dầu ăn.

Phần lương thực của Hứa Thiến và bọn trẻ cộng lại, tổng cộng là được chia bảy mươi lăm cân lúa mì và năm cân dầu ăn.

Lương thực mà những người dân khác được chia cũng không nhiều.

Nếu chỉ dựa vào số lúa mì này, chắc chắn là không đủ ăn.

Nhưng có thể làm thành gạo rồi đổi lấy ngô, cũng có thể lấy tiền ra mua thêm.

"Đội trưởng, tôi mua thêm sáu mươi cân lúa mì với năm cân dầu ăn."

Hứa Thiến nhận lương thực xong thì lập tức giơ tay nói.

"Cô muốn mua sáu mươi cân lúa mì với năm cân dầu ăn đúng không? Nộp tiền bên kế toán đi rồi đến đây cân."

Việc Hứa Thiến sẽ mua lương thực đội trưởng thực ra không hề bất ngờ, cô không mua mới là chuyện lạ.

Lúa mì là một hào bốn mươi lăm một cân, sáu mươi cân lúa mì của Hứa Thiến là tám đồng bảy hào. Dầu ăn thì một cân bảy hào tám, năm cân là ba đồng tám hào năm, tổng cộng là mười hai đồng năm hào năm.

Cùng với mua điểm công hết chín đồng năm hào nữa. Cộng lại cả mua lương thực và dầu ăn là hai mươi hai đồng năm hào.

Bên nhà cũ, hai anh em Chu Văn Quốc Chu Văn Binh bọn họ không dám học theo Hứa Thiến làm như vậy. Gần như bữa nào cũng ăn gạo không trộn lẫn gì cả, hơn nữa còn hào phóng đi mua nhiều lương thực như vậy.

Mỗi nhà bọn họ cũng chỉ giữ lại mười mấy cân lúa mì, số lúa mì còn lại đều đem đổi thành ngô, đậu.