Chương 16: Thập niên 70

Nỗi ám ảnh về sự khác biệt khiến cô không muốn rửa chân ở nơi tập thể.

Việc chào hỏi hàng xóm láng giềng vốn dĩ bình thường, nhưng hình ảnh các dì, các cô xổm rửa ráy, cùng với mùi hương nồng nặc từ nhà vệ sinh chung khiến Tề Đường cảm thấy vô cùng khó chịu.

Trên đường về, ý nghĩ tha thiết được thoát khỏi chốn náo nhiệt này thôi thúc Tề Đường. Cô mong muốn được sống một mình càng sớm càng tốt!

Khi vào phòng, Tề Hồng Anh và Tề Hồng Hạnh cũng im lặng, không nhắc đến chuyện cũ. Tề Đường cũng chẳng thèm bận tâm, chỉ leo lên giường nhắm mắt nghỉ ngơi.

Sáng sớm hôm sau, sau khi ăn sáng xong, Tề Đường khoác lên người chiếc cặp sách cũ, quyết tâm đến trường học thử.

Hệ thống giáo dục những năm 70 chỉ kéo dài 5 năm tiểu học, 2 năm cấp 2 và 3 năm cấp 3, khác biệt so với hệ thống hiện nay.

Nguyên chủ đã học hết năm thứ hai cấp 3, dự kiến tốt nghiệp vào giữa tháng 6. Nếu không tìm được việc làm, cô sẽ buộc phải trở về quê, trở thành một thanh niên trí thức như bao người khác.

Tuy nhiên, còn một con đường khác là thi đại học. Nhưng với điểm số trung bình của nguyên chủ, khả năng đỗ đại học là vô cùng mong manh, đặc biệt trong bối cảnh kỳ thi đại học đã bị hủy bỏ từ lâu và việc đề cử vào đại học vô cùng hạn chế.

Nhìn những bạn cùng lớp có gia đình khá giả, Tề Đường càng cảm thấy hy vọng được đề cử vào đại học của mình gần như không còn.

So với việc bỏ tiền mua một công việc, kế hoạch thi đại học rõ ràng khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, Tề Đường cũng không suy nghĩ nhiều về nó nữa.

Mục đích chính của cô khi ra ngoài là để tìm hiểu thực tế về hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Theo ký ức của nguyên chủ, cô không dành nhiều thời gian học tập ở trường.

Trên đường phố, học sinh tụ tập diễu hành, hô vang khẩu hiệu, tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.

Ngay khi vừa bước ra khỏi nhà, Tề Đường đã nhìn thấy một nhóm thanh thiếu niên nam nữ khoảng mười mấy tuổi đeo băng đỏ phía trước. Họ đang vây quanh một nhóm đàn ông trung niên vẻ mặt thất thần và hô vang những khẩu hiệu như "Tầng lớp bóc lột"*, "Năm phần tử xấu"** v.v.

*Tầng lớp bốc lột: cách gọi miệt thị tầng lớp trí thức, họ bị liệt vào thành phần thấp kém, đứng thứ 9 trong xã hội, xếp sau gái điếm (thứ 8) và trước ăn mày (thứ 10).

**Năm phần tử xấu: trong cách mạng văn hoá chỉ địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phần tử theo cánh hữu