Chương 2

Cha mẹ thiên vị em trai, chị cả là người có thể hi sinh tất cả vì em trai.

Lúc thảo luận đàm hôn với nhà Lý Đại Thắng, yêu cầu 100 tệ làm sính lễ, tất cả đề lưu lại nhà mẹ đẻ. Sau khi kết hôn cũng thế, chị cả kiếm được tiền, đều mang về nhà mẹ đẻ. Đối mặt với những yêu sách của em trai đều cực lực đáp ứng, sớm đã quen đối xử với em trai một cách rộng lượng. Nhà chồng đối với chuyện này rất không hài lòng, Lý Đại Thắng không ít lần đánh chị cả, lần nghiêm trọng nhất, hắn ta đánh chị cả đến mức sinh non, một xác hai mạng.

Em trai thì sao? Vừa biết chị cả phải đi, liền xông đến nhà Lý Đại Thắng cùng với hắn đánh nhau, không những không thắng, ngược lại còn bị đánh te tua, liên lũy cha mẹ tuổi già.

Nhưng vấn đề là, từ lúc 3 tuổi cô đã xuyên vào quyển sách này, có thể cảm nhận được, cha mẹ chị cả khác so với quyển tiểu thuyết này, em trai cô cũng không hề manh động, nhiệt tình như vậy.

Chị cả ngược lại đối xử với cô tốt nhất, sau đó mới đến em trai.

Quyển sách có vấn đề?

Triệu Kiến Quốc đợi một lúc vẫn không nghe thấy câu tiếp theo, liền truy hỏi: “Tại sao lại không nói chuyện tiếp nữa? Con quen biết rộng, có phải nghe được thông tin gì rồi không?”

Triệu Kha cũng không thể trực tiếp nói với cha những chuyện chưa xảy ra này, chỉ nói mơ hồ: “Nghe nói tính tình của hắn không tốt lắm”.

Triệu Kiến Quốc có chút do dự, “Chị con tính khí rất tốt, có thể nhẫn nhịn, nhưng mà mẹ con....”

Chủ tịch hội Phụ nữ của Đội sản xuất Triệu gia thôn, đồng chí Ngọc Tú Lan, tính khí mạnh mẽ, hung dữ, nói một là một, nói hai là hai.

“Tính khí không phải là rất tốt” ở chỗ bà ấy, hoàn toàn không có chuyện thuyết phục được bà thay đổi chủ ý.

Hai cha con nhìn nhau, đồng thời rơi vào trầm mặc.

“Ngày kia, hẹn vào lúc 9 giờ sáng.”

Thứ bảy, có khả năng phải về.

Triệu Kha nói: “Con sẽ về”.

Triệu Kiến Quốc gật đầu,

“Cha đến công xưởng, cốt là để nói với con một tiếng, còn một chuyện nữa, mẹ con bảo trong nhà hết phiếu mua kẹo rồi, đến để đổi với con 2 phiếu”.

“Người một nhà nói đổi là đổi cái gì, cha cứ dùng đi, bây giờ con về kí túc xá lấy.”

“Cái gì ra cái nấy, con mỗi tháng đều gửi tiền về nhà rồi, không thể lại chiếm lợi của con được.”

Triệu Kha mỗi tháng có 18 tệ 3 hào 2 tiền lương, cô gửi về nhà 8 tệ, thừa ra thì lưu lại tự mình dùng.

Dùng lời của đồng chí Ngọc Tú Lan, trong nhà nuôi cô học cấp 3 không dễ dàng, gửi về nhà 8 tệ là điều nên làm, tiền phiếu còn lại là để cô tự tiết kiệm sau này lấy đó làm hồi môn.

Gửi tiền về nhà, Triệu Kha không có ý kiến, nhưng những tấm phiếu được phát, cô cũng chẳng tiết kiệm, thường thường lén lút trao đổi với các đồng nghiệp thành tiền mặt hoặc phiếu thịt, không những có thể kéo gần mối quan hệ đồng sự, còn có thể kiếm thêm chút dầu muối mang về nhà.

Mặc dù điều này thường bị đồng chí Ngọc Tú Lan mắng : “Bại gia”....

Hai cha con nhìn nhau lần thứ hai, dễ nhận thấy cả hai đều nghĩ đến một việc.

Đều giống nhau phải “chịu ách thống trị” của đồng chí Ngọc Tú Lan, chẳng ai muốn cười ai.

Triệu Kiến Quốc tiếp tục nói: “Trong tay con có đủ phiếu để may một bộ quần áo không? Mẹ con nói chị con lớn rồi, phải mặc quần áo mới, không thì có chút khó gặp người.”

“Thế để con đổi hai phiếu với đồng nghiệp là được rồi.”

Vừa hay đi đến ký túc xá, cô bảo cha đợi một lúc, còn mình thì chạy vào ký túc.

Qua vài phút, cô đã chạy ra, mũ và tay áo đồng phục đều đã bị cô gỡ xuống.

“Cha, con cùng người đi Hợp tác xã cung- ứng.”

Nhưng đến phụ cận Hợp tác xã cung ứng, Triệu Kha liền dừng lại, cô đứng sau cây hoa tử đinh hương đang nở rộ, giải thích với cha: “Con có bạn học làm việc bên trong, cha cứ nói tên con, để cậu ấy nhét thêm cho cha mấy miếng vải thừa, đủ để làm hoa cài đầu cho chị cả.”

“Bạn học của con, sao con lại không đi nói chuyện với bạn?” Trong mắt Triệu Kiến Quốc, lo lắng về mối quan hệ của con gái với bạn học.

Triệu Kha cũng không có giải thích gì thêm, chỉ nói: “Cha của cô ấy làm việc ở cơ quan xã, hồi còn đi học cô ấy rất hăng hái, nhưng giờ con không có tâm trạng cùng cô ấy tán phét. Cha đi một mình là được rồi, cứ tìm cô gái ăn diện đẹp nhất ấy”.

Triệu Kiến Quốc bèn tự mình đi vào Hợp tác xã cung- ứng. Triệu Kha đứng đợi một mình dưới gốc cây đinh hương, vừa đợi vừa cảm thấy chán, bèn ngắt hoa đinh hương nghịch nghịch.

Có nên về lại thôn, xem xét tình hình, đề phòng vạn nhất?

Triệu Kha dùng 2 ngón tay véo cành hoa, chầm chậm xoay người, sau đó lại duỗi móng vuốt về phía đóa hoa nhỏ.

Một bông, đi về.

Hai bông, không về.

Ba bông, đi về.

Bông cuối cùng, không đi về.

Về hay không về, về hay không....

Tại sao lại không về?

Triệu Kha: “...”

Sau 30 phút, Triệu Kiến Quốc hai tay cầm một đống đồ, về đến gốc cây đinh hương, vừa liếc liền thấy một đống cánh hoa hồng hồng dưới gốc cây, hỏi Triệu Kha, “Hoa đinh hương nở đẹp như vậy, sao cái tay của con nghịch như vậy?”

Triệu Kha thở dài, cô cũng không nghĩ đến mình có thể phá hoại đến thế.

Triệu Kiến Quốc tùy tiện nói một câu, “Bạn của con rất lễ phép, còn hỏi thăm con nữa này.”

Triệu Kha liền hỏi: “Thế cha trả lời như nào ạ?”

“Cha nói con bận việc trong xưởng, không ra ngoài được.”

Triệu Kha nghe vậy liền giơ ngón cái lên, sau đó nói: “Cha ngồi xe bò của chú Bàn Nhĩ đến ạ? Để con tiễn cha về.”

Nói đến đây, cô liền giúp cha xách một cái túi.

Cha cô đi đường ở phía trước, cô theo sau, vờ như vô ý hỏi: “Cha, có phải thôn mình lại tiếp đón thanh niên tri thức mới phải không ạ?”

Triệu Kiến Quốc trả lời: “Đúng là có bốn người, nghe đâu là đến từ thủ đô, ngoại hình và khí chất khác hẳn với thanh niên tri thức trước đây, đều rất đẹp.”

“Họ tên là gì ạ?”

“Những người khác cha không nhớ, cha chỉ nhớ có một cô thanh niên tri thức, thân thể rất yếu ớt, ngày đầu tiên còn ngất đi, cha còn phải đến thăm, tên Trang Lan.”

Trang Lan, là nữ chính.

Thật đúng là như vậy, Triệu Kha ngược lại rất bình tĩnh.

Xe bò đã đợi sẵn ở bên đường, Triệu Kha chào hỏi chú Bản Nhĩ, để túi đồ xuống, giục cha mau lên xe, “Trời sắp tối rồi, cha nhanh lên, chắc mẹ đợi lâu rồi”.

Cô đứng từ xa, nhìn xe bò chầm chậm rời khỏi......