Chương 30: Chuộc lại bò

“Đúng vậy, cô bé này còn mua thêm một bao thuốc lá, một hộp diêm đấy. Nhìn là biết hiểu chuyện rồi, bán đi.”

“...”

Người mua không chịu được sự ồn ào của người xung quanh nữa, cắn răng nói: “Được, bốn trăm sáu mươi đồng thì bốn trăm sáu mươi đồng đi. Dắt đi đi.”

Diêu Thế Linh mừng ra mặt.

Văn Thanh biết lấy lại được bò mẹ sẽ vui mừng, hai đứa em trai cũng sẽ càng vui hơn. Vì thế, cô thấy bán bản phác thảo đi là xứng đáng, trong lòng Văn Thanh càng kiên định hơn.

“Đi thôi.” Diêu Thế Linh không kìm được sự vui sướиɠ.

“Vâng.” Văn Thanh đưa tay sờ sờ con bò nhưng cô không theo mẹ mình về Thôn Thủy Loan mà đi thẳng tới tiệm may dì Tiếu. Cô còn chưa tới nơi đã thấy trước cửa tiệm có rất đông người đang đứng, một người phụ nữ đứng ở giữa chỉ vào cửa tiệm may dì Tiếu và nói: “Chính là tiệm này, bọn họ lừa đảo.”

Nghe vậy, Văn Thanh lập tức nhíu mày lại.

“Xảy ra chuyện gì vậy?”

“Lừa đảo? Không thể có chuyện đó được! Tiệm may dì Tiếu đã mở nhiều năm rồi, con người của dì Tiếu cũng không tệ.”

“Đúng vậy, năm nào mà tôi chẳng tới đây may quần áo cho cả nhà, chưa từng bị họ lừa?”

“...”

Rất nhiều khách quen cũ lựa chọn tin tưởng dì Tiếu, tin tưởng tiệm may dì Tiếu trước sự chỉ trích của người phụ nữ kia. Nhưng người này vẫn không buông tha, nhìn những khách hàng này một lượt bằng ánh mắt chuyện kia là sự thật, trịnh trọng nói: “Các người đều bị lừa rồi!”

Mọi người kinh ngạc: “Lừa chúng tôi cái gì?”

Người phụ nữ kia hỏi: “Các người có mua vải ở tiệm này không?”

Mọi người không hiểu đáp: “Từng mua.”

“Mấy người về nhà có đo lại kích thước không?”

“Mua xong thì may luôn ở nhà họ. Tại sao phải đo lại kích thước chứ?”

“Các người từng tính vải bao giờ chưa?”

“... Đúng là chưa từng tính.” Mọi người không hề nghĩ nhiều như vậy, thậm nghĩ chẳng lẽ trong đó có mờ ám?

Người phụ nữ vỗ đùi: “Tôi nói rồi mà, đám người có tiền như các người đúng là coi tiền như rác. Mấy người biết không? Mấy ngày trước, tôi ở tiệm nhà bọn họ...” Người phụ nữ này giờ tay lên chỉ vào cửa.

“Chính là tiệm này, tôi mua tám thước vải len tổng hợp và bảo cô bé nhân viên mới của tiệm này may quần áo cho tôi. Cô bé kia tên là Văn gì đó?”

“Văn Thanh.”

“Đúng, chính là Văn Thanh.” Người phụ nữ kia nghiến răng nghiến lợi.

“Chính là người này.”

Vào giờ phút này, Văn Thanh đứng cách đó không xa, cau mày, lẳng lặng nhìn tình huống bên này. Cô tự nhận các đối nhân xử thế của bản thân và dì Tiếu đều rất đứng đắn, sao lại có danh “lừa đảo” như thế chứ? Ngay cả kiếp trước, Văn Thanh là người có tính tình ương ngạnh vô lý, nhưng cô vẫn khinh thường chuyện lừa đảo người khác.

Bây giờ, Văn Thanh không giống kiếp trước, không cố gắng tiến lên phía trước mà bất chấp tất cả nữa. Cô lẳng lặng đứng nhìn, muốn biết rõ tình huống rồi mới quyết định kế tiếp làm gì.

Người phụ nữ kia nói sinh động như thật: “Đừng thấy cô bé kia nhìn trong trẻo, nhìn ai cũng cười hì hì nhưng thực ra trong bụng toàn ý xấu, tính kế người khác.”

“Tính kế người khác, sao lại nói vậy?”

“Ngày đó, chính cô bé tên Văn Thanh kia đã đo vải cho tôi. Tám thước vải len tổng hợp là tám đồng tám hào, may một bộ quần áo. Tôi may một cái áo cộc và một cái quần lửng, công may hết một đồng hai hào. Mùa hè tôi chỉ trông cậy vào bộ quần áo này thôi. Sau đó, tôi đưa mười đồng cho cô bé đó. Mấy người đoán xem sao đó thế nào?” Người phụ nữ kia đột nhiên chuyển giọng, mọi người đồng thời nhìn cô ta.

“Sau đó thế nào?”

“Thiếu vải.” Người phụ nữ kia nói.

“Mấy người nhìn tôi gầy thế này, tôi chỉ may một cái áo cộc và một cái quần lửng. Chẳng phải tám thước vải sao? Kết quả, nó còn bảo tôi bỏ thêm năm hào nữa. May một bộ quần áo rách mà lấy của tôi mười đồng năm hào, ngay cả một tấc vải thừa cũng chẳng trả lại cho tôi.”

Nghe vậy, Văn Thanh càng nhíu mày sâu hơn. Coi như những người khác hiểu chuyện gì đã xảy ra.

“Cô muốn nói Văn Thanh ăn xén vải?” Có người hỏi.

Mắt của người phụ nữ sáng lên.

Lúc này, chẳng biết có ai đó trong đám người lại nói một câu: “Ôi, cô nói vậy tôi mới nhớ tới một việc, lần trước chồng tôi may một bộ quần áo kiểu Tôn Trung Sơn. Rõ ràng dì Tiếu nói đủ vải rồi nhưng Văn Thanh lại nói thiếu. Sau đó lại lấy ở đâu ra một mảnh vải bông và thu của tôi hơn hai đồng.”

“Còn tôi may một cái váy, đưa chín thước vải mà chẳng thừa một tấc, còn thu của tôi ba đồng tiền công may.”

“...”

Chẳng biết ai dẫn đầu nói thiếu vải, mọi người ở đây đều không khỏi thầm nghĩ lâu nay bản thân may quần áo ở tiệm dì Tiếu, có khi nào cũng bị lừa không? Trong chốc lát, tiếng rì rầm vang lên không ngừng.

Chẳng cần biết Văn Thanh có cắt xén vải không, nhưng cũng trở thành kẻ hiềm nghi trong việc ăn trộm.