Chương 36: Bệnh đường hô hấp (3)

"Bà đi tìm con bé làm gì?"

"Con bé không phải học đại học Y khoa ở Thủ đô sao? Nghe nói con bé đã giúp một vị giáo sư lớn tuổi kê đơn thuốc. Tôi đi nhờ con bé xem giúp cổ họng sao mà đau quá." Dì Phương nói.

"Bà cũng lấy cho tôi một ít thuốc". Ông Phương nói với vợ rằng ông cũng không được khoẻ, ông đặt tay sờ lên cái trán mê man của mình, hôm nay ông không thể nào ăn sáng được.

Dì Phương vội vàng đi đến chỗ xe giường nằm tìm người.

Còn bên này Tôn Dung Phương nhờ có con gái cung cấp áo len nên một đêm ngủ rất ngon, nhiệt độ cũng vừa phải không lạnh không nóng. Sau khi tỉnh lại thì rất thoải mái, chỉ có lúc nghiêng cổ đầu có một chút mỏi. Tôn Dung Phương phát hiện ông Phương đối diện sắc mặt có chút vấn đề nên hỏi: "Anh bị cảm à?"

"Bà không bị cảm sao?" Ông Phương hỏi ngược lại bà.

"Đương nhiên là không có." Tôn Dung Phương nói: "Con gái tôi chuẩn bị cho tôi áo len nên không bị lạnh".

"Cũng không thấy nóng sao?" Ông Phương nhớ tới tối hôm qua áo bông dày cộp khiến ông muốn chết đi sống lại, không ngờ hai mẹ con chỉ mặc áo len vào cũng không bị lạnh.

"Trời không nóng mà". Tôn Dung Phương nói, nhìn thấy chiếc áo khoác dày của hai vợ chồng bọn họ để ở chỗ ngồi, bà giật mình hỏi: "Trời ạ, cũng không phải là mùa đông mà sao hai người mặc quần áo dày như vậy?".

Đang nói bọn họ ngốc sao? Ông Phương tức giận nói: "Thì sao, trời lạnh mặc áo bông dày vẫn tốt hơn mặc áo len, bà mới là đồ ngốc."

Tạ Uyển Doanh thức dậy sớm hơn một chút nên ở trạm dừng giữa đường, cô tranh thủ cơ hội đi xuống mua bánh bao rồi trở về, nghe được có người mắng mẹ mình, không nói hai lời liền đi tới trước mặt Ông Phương nói: "Chú mặc quần áo dày như vậy, lại cởi ra thì rất dễ bị cảm lạnh. Cháu đoán chú cũng bị cảm rồi. Ở phương Bắc mùa dễ bị cảm lạnh và các bệnh hô hấp khác là mùa thu đó ạ."

Hình như bản thân và vợ đều thật sự bị cảm lạnh thật, thế nhưng như vậy lại giống như bị đối phương nói trúng, ông Phương giận dữ nói: "Cô không phải bác sĩ, chỉ là muốn đi học y khoa thì có thể hiểu cái gì. Đợi lát nữa bác sĩ thực sự trở lại, xem cô còn có thể nói gì nữa."

Đúng lúc dì Phương tìm được người trở về, theo sau bà là hai người phụ nữ.

Một người búi tóc, khuôn mặt tròn khoảng 40 tuổi. Một người tóc đuôi ngựa, đeo kính, mặc váy nhẹ nhàng, trông còn khá trẻ và ước chừng khoảng hơn 20 tuổi thôi. Hai người này, chắc là hai mẹ con bác sĩ mà Ông Phương nói.

"Bác sĩ Lâm và mẹ con bé tới rồi.” Dì Phương nói với chồng: "Bác sĩ Lâm rất tốt, vừa nghe chúng ta bị cảm liền đến thăm đó."

"Vừa đúng lúc, chú có chuyện muốn nói, bác sĩ Lâm, người này không biết từ đâu tới, nói mặc quần áo bông dày dễ bị cảm lạnh. Rồi nói nếu mặc quần áo bông dày mà cởi ra trong một thời gian sẽ dễ bị cảm lạnh hơn, cháu là bác sĩ, cháu nói xem cô ta nói có đúng hay không?" Ông Phương xoay người hỏi bác sĩ Lâm.

Người được gọi là bác sĩ Lâm Lệ Quỳnh này, Tạ Uyển Doanh vừa nhìn đã biết là sinh viên năm 3, năm 4, kinh nghiệm trên giường bệnh khẳng định không nhiều. Đương nhiên, nếu thật sự có tài về y học, cô ấy phải biết ý kiến chuyên môn của mình là đúng.

Dưới sự quan sát của dì Phương và Ông Phương, Lâm Lệ Quỳnh đẩy nhẹ gọng kính nói: "Những gì cô ấy nói là không đúng."

"Thấy chưa!" Ông Phương thở ra, vui mừng lên tiếng.

Tôn Dung Phương ngây ngẩn cả người, ý là nói con gái bà nói sai sao?