Chương 44: Sinh viên năm nhất (2)

Được con gái khen ngợi, mặt Tôn Dung Phương liền đỏ lên, bà ngượng ngùng xua tay nói: “Không có, không phải đâu. Chủ nhiệm Ngô, dì họ của con bé cũng là chị họ của tôi. Gia đình bọn họ mới là bác sĩ, còn tôi chỉ là một người công nhân bình thường mà thôi. Con gái tôi nó giỏi hơn tôi nhiều”.

Chủ nhiệm Ngô nghe vậy liền nở nụ cười, sâu bên trong lòng ông cảm thấy được mối quan hệ giữa hai mẹ con hai người rất tốt, nó chân thật và đơn giản đến mức khiến người ta cảm động, ông gật đầu hài lòng.

Ngay sau đó, Tôn Dung Phương đưa con gái trở về ghế cứng ngồi, bà cười và nói lời ngọt ngào với con gái: “Mẹ cảm thấy vị chủ nhiệm Ngô này là một người tốt, có vẻ ông ấy cũng thích sinh viên như con. Nếu được, trong tương lai con hãy suy nghĩ thử, cũng có thể đến bệnh viện của họ làm việc. Dì họ của con cũng vậy, trong tương lai cũng muốn con về đó, con cũng nên suy nghĩ thêm.”

Biết rõ mẹ cô chỉ mới tiếp xúc được với vài người bác sĩ nên gặp ai bà cũng yêu thích, chỉ sợ trong tương lai con gái mình không thể tìm được việc làm. Tạ Uyển Doanh không khỏi mỉm cười với mẹ, cô gật đầu nắm lấy cánh tay bà để bà có thể an tâm hơn.

Xe lửa đi thêm một ngày nữa và cuối cùng cũng đã đến nhà ga phía tây của thủ đô. Nhìn dòng người đông đúc ở thủ đô khiến Tôn Dung Phương trợn mắt choáng váng.

Có quá nhiều người chen chúc với nhau loạn thành một chỗ. Đi ra khỏi ga xe lửa, trước mắt bà là một loạt xe cộ chạy ùn ùn trên đường, rất nhiều người tiếp tục chen chúc như tổ ong vò vẽ. Trong lòng Tôn Dung Phương có chút hoảng hốt, lo lắng không biết con gái ở trong nhiều người như vậy có thể sinh hoạt tốt hay không.

Nhận thấy có nhiều người chen lấn, bản năng làm mẹ của Tôn Dung Phương trổi dậy, bà dang tay bảo vệ con gái của mình.

“Dù thế nào đi nữa con cũng không được cùng người khác tranh giành, có biết không? Trước hết phải xem xét tình hình rồi hẳn nói.” Trên đường đi Tôn Dung Phương thì thầm với con gái về kinh nghiệm xã hội của bà.

“Dạ con biết rồi mẹ. Bây giờ chúng ta hãy đến trường đại học đi. Cô Trang đã giúp con đăng ký ký túc xá gần trường đại học rồi ạ”. Tạ Uyển Oánh nói với mẹ.

Bởi vì có rất nhiều hành lý nên nếu đi xe buýt thì người ta có lẽ sẽ không đồng ý cho lên xe. Thế nên Tôn Dung Phương quyết định bỏ tiền để bắt xe taxi và động viên con gái: “Con đừng lo, mẹ mang theo rất nhiều tiền đến đây. Ông ngoại của con nói để cho con có tiền sinh hoạt đầy đủ, không thể để cho con vì không có tiền sinh hoạt mà phải đi làm thêm. Học y học không phải giống như những người khác, con phải học thật giỏi, tuyệt đối không được phân tâm.”

Lần trước ông ngoại đã biểu hiện quan điểm như vậy thông qua điện thoại, Tạ Uyển Doanh không nghĩ tới rằng nó là sự thật. Kiếp trước cô học không phải là trường đại học ở thủ đô, chỉ là trường ở gần nhà mà thôi, nên chi phí vận chuyển, chỗ ăn ở so với chi phí của thủ đô cũng rẻ hơn rất nhiều. Ban đầu mẹ cô có mượn dì út một ít tiền nên cũng đủ, vì vậy cô liền hỏi: “Mẹ ơi, mẹ đây là mượn tiền của dì út có phải không?”

“Đúng vậy, dì út của con nói rằng sẽ cho con mượn 10.000 nhân dân tệ trong số tiền tiết kiệm của em ấy để con đi học. Không có việc gì đâu, đến lúc con gái mẹ vào đại học, trong mấy năm này mẹ sẽ tích góp tiền trả lại cho dì, cũng giống nhau thôi.” Tôn Dung Phương vỗ vỗ tay con gái.

“Mẹ không mượn thêm của người khác sao?” Tạ Uyển Doanh biết, 10.000 nhân dân tệ khẳng định là không đủ.

“Dì họ lớn của con cũng gửi một ít tiền đến để hỗ trợ con đi học đó.”

Dì họ lớn là Chu Nhược Hoa và Chu Nhược Mai là chị em ruột, lớn hơn Chu Nhược Mai tám tuổi. Nhưng mà cũng giống như Chu Nhược Mai, bình thường cùng nhà em họ không có liên hệ gì cả. Chu Nhược Hoa sống ở tỉnh nên có điều kiện kinh tế tốt hơn em gái mình rất nhiều. Lúc này không biết là vì nguyên nhân gì mà đột nhiên lại tự nguyện liên lạc với em họ và bỏ tiền ra cho cháu họ mình?

“Dì họ lớn của con nghe nói con là thủ khoa Khoa tự nhiên nên đã lập tức gọi điện đến đó.” Tôn Dung Phương nói ra sự thật.

Tạ Uyển Doanh trong chớp mắt đã hiểu rõ là chuyện gì.

“Không sao đâu, đến lúc đó mẹ sẽ tiết kiệm tiền trả lại cho các dì của con. Con chỉ cần học tập chăm chỉ thôi, không cần phải lo lắng về tiền bạc đâu.” Tôn Dung Phương khẳng định sẽ không để cho con gái phải quan tâm những chuyện nhỏ nhặt như vậy làm chậm trễ việc học tập, đây cũng là việc duy nhất mà người mẹ nghèo như bà ấy có thể làm cho con gái nhỏ của mình.