Chương 10: Nô ɭệ sinh học

Đây là một bệnh án khá điển hình.

Anh ta mỗi ngày rửa tay n lần, nếu không có người ngăn cản anh ta cũng sẽ tắm n lần, còn phải dùng đủ loại diệt khuẩn để tắm rửa, tắm rửa bằng mọi giá, tức là, dù có hại cho cơ thể cũng không quan trọng, cứ tắm đã rồi tính. Lúc tiếp xúc với anh ta tuyệt đối không được ho, hắt xì hơi, nếu không anh ta sẽ nhảy ra xa – không hề khoa trương, thật sự là nhảy ra xa, sau đó bỏ chạy. Điều này làm tôi rất đau đầu. Ban đầu tôi tưởng đó là chứng ưa sạch sẽ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế một cách nghiêm trọng, về sau tôi mới biết, còn phức tạp hơn như vậy.

Tôi: “Tay anh bị tróc da nghiêm trọng rồi, anh không đau sao?”

Anh ta cúi đầu nhìn: “Có một chút.”

Tôi: “Vậy mà vẫn cố sống cố chết rửa? Anh cảm thấy bẩn lắm à?”

Anh: “Không phải vấn đề bẩn.”

Biểu cảm anh ta nhìn người khác luôn nghiêm túc nặng nề, chưa từng thay đổi.

Tôi: “Vậy anh muốn rửa cái gì?”

Anh: “Vi khuẩn.”

Tôi: “Anh cũng không nhìn thấy mà, hơn nữa không thể rửa hết sạch hoàn toàn đâu.”

Anh: “Không nhìn thấy mới phải cố sống cố chết rửa.”

Tôi: “Anh cũng biết bản thân đang cố sống cố chết rửa?”

Anh: “Ừm.”

Cuộc nói chuyện gần như bị khựng lại, anh ta chỉ trả lời một cách bị động, không muốn chủ động giải thích. Tôi quyết định đổi phương thức khác.

Tôi: “Anh cảm thấy tôi có cần rửa không?”

Anh: “... Nếu anh cảm thấy muốn rửa, thì rửa.”

Tôi: “Ừm... có điều, rửa thế nào cơ?”

Anh ta càng cau mày hơn: “Tắm và rửa tay mà anh cũng không biết sao? Nếu anh không thể tự làm, dưới nhà có khu hộ lý.”

Tôi: “Ừ... ý tôi là, tôi hy vọng có thể rửa sạch vi khuẩn giống anh.”

Anh ta vẫn nghiêm túc nhìn tôi: “Rửa không sạch được, từ lúc sinh ra đến chết cũng không thể rửa sạch được.”

Tôi: “Nhưng mà anh...”

Anh: “Mục đích của tôi với anh không giống nhau.”

Đây là lần duy nhất anh ta chủ động phát ngôn tính đến thời điểm này, để cắt lời tôi. Tôi cảm thấy anh ta rất tỉnh táo nên quyết định hỏi trực tiếp hơn.

Tôi: “Mục đích rửa của anh là gì?”

Anh: “Rửa sạch vi khuẩn.”

Xong, lại quay lại từ đầu rồi, điều này khiến tôi cảm thấy chán nản. Nhưng đúng lúc tôi cảm thấy mình đã thất bại, anh ta bỗng dưng chủ động mở lời.

Anh: “Anh có xem phim không?”

Tôi: “Có. Anh thích xem phim gì?”

Anh: “Anh từng xem Matrix chưa?”

Tôi: “Matrix? Xem rồi, khá là hay.”

Anh: “Thật ra chúng ta đều là nô ɭệ.”

Tôi: “Anh muốn nói phim đó là sự thật?”

Anh: “Bộ phim đó là khoa học viễn tưởng, là giả. Nhưng chúng ta thật sự là nô ɭệ.”

Tôi: “Chúng ta là nô ɭệ của gì?”

Anh: “Vi khuẩn.”

Tôi: “Anh có thể nói rõ hơn không? Tôi chưa hiểu. Con người tại sao lại là nô ɭệ của vi khuẩn được?”

Anh ta nhìn xung quanh bốn phía (tôi cần nói rõ, phòng chúng tôi không còn ai khác, cửa đóng), nén thấp giọng: “Tôi sẽ nói cho anh biết sự thật. Anh nghe xong thế nào cũng cảm thấy kinh động, nhưng anh không cách nào thoát được đâu, giống tôi vậy. Tuy trong phim đều vui vẻ hạnh phúc, nhưng hiện thực rất tàn khốc. Vận mệnh con người chính là như vậy.”

Tôi: “Bi ai vậy sao?”

Anh: “Anh có biết trái đất đã tồn tại bao nhiêu năm rồi không?”

Tôi: “Anh muốn nói là hình thành? ừm... Hình như là 46 tỷ năm.”

Anh: “Ừ, vậy anh biết trái đất có sinh vật đa bào bao nhiêu năm rồi không?”

Tôi cố gắng tìm kiếm trong não bộ những danh từ cổ đại tội nghiệp: “Ừm... Tôi nhớ niên đại đó, là kỷ Cambri đúng không? Nhưng bao nhiêu năm trước thì quên rồi...”

Anh: “5 tỷ năm trước, nhiều nhất không đến 10 tỷ năm. Thời đó mọi thứ đều trống trơn, không ai biết thời đó xảy ra chuyện gì.”

Tôi: “Ồ... thật đáng tiếc...”

Anh: “Anh biết con người xuất hiện bao nhiêu năm rồi không?”

Tôi: “Cái này tôi biết, thời đại loài người chính là thời kỳ người cổ, mười mấy vạn năm về trước.”

Anh ta hơi nghiêng nghiêng người về phía tôi: “Hiểu rồi chứ?”

Tôi: “... Chưa hiểu.”

Anh: “Con người tiến hóa mới có từng đó thời gian, kỷ Cambri cách thời điểm trái đất hình thành hơn 30 tỷ năm, chẳng lẽ giai đoạn đó không có cái gì? Trống trơn?”

Tôi: “Anh muốn nói là...”

Anh: “Không phải tôi nói, mà là thực tế! Cứ cho mấy tỷ năm đầu khi trái đất hình thành đều là môi trường thể khí và chưa ổn định, chúng ta cứ tính nhiều một chút, 10 tỷ năm, được rồi chứ? Như vậy còn lại hơn 20 tỷ năm, chẳng lẽ không có cái gì hết? Chắc chắn là có, đó chính là vi khuẩn.”

Tôi: “Anh nói vi khuẩn... tiến hóa thành người... người vi khuẩn?”

Anh: “Anh nghĩ hẹp quá, người chỉ là một từ, một ký hiệu đánh dấu. Anh thử nghĩ xem, vì sao vi khuẩn không thể tiến hóa? Phải đa bào mới được coi là tiến hóa sao? Năng lực sinh tồn của vi khuẩn mạnh hơn con người nhiều đúng chứ? Phương thức sinh sản của vi khuẩn là tự phân chia, đơn giản hơn con người nhiều đúng không? Tiến hóa, tiến hóa, sinh vật đa bào thực chất là đang thoái hóa! Trở nên yếu đuối, phức tạp, kén chọn hoàn cảnh môi trường, đây cũng coi là tiến hóa sao?”

Tôi: “Nhưng có tự nhận thức rồi.”

Anh: “Làm sao anh biết được vi khuẩn không tự nhận thức? Vì sao tế bào não tự nhận thức? Hiện nay khoa học giải thích là nhờ các tế bào não tập trung cùng phóng ra tín hiệu điện, tín hiệu hóa học. Nếu đây là yếu tố cơ bản để sản sinh nhận thức, vậy vi khuẩn cũng có thể làm được. Số lượng vi khuẩn nhiều hơn rất nhiều so với tế bào não đúng chứ? Nhiều vi khuẩn tập trung một chỗ, đạt đến giá trị nhất định về số lượng sẽ sản sinh sự thay đổi về chất. Điều thiết yếu nhất để sinh vật tiến hóa không phải hoàn cảnh môi trường mà là thời gian. Điều kiện môi trường khắc nghiệt chỉ là tương đối, đối với vi khuẩn thì không là gì cả, thời gian 30 tỷ năm đủ để vi khuẩn tiến hóa rồi!”

Tôi: “Nền văn minh của vi khuẩn...”

Anh: “Nền văn minh của vi khuẩn và chúng ta chắc chắn không giống nhau, những suy nghĩ của chúng ta về vật chất, sự việc đối với chúng chẳng ý nghĩa gì. Chúng ta không nhìn thấy, không sờ thấy vi khuẩn, nhưng chúng lại ở xung quanh chúng ta, có nền văn minh vượt quá phạm vi hiểu biết của chúng ta. Nếu anh đã từng đọc qua sách về sự tiến hóa của sinh vật, chắc anh biết kỷ Cambri là thời kỳ bùng nổ sinh học, thời đó sự tiến hóa của sinh vật có thể nói là vượt quá tốc độ ánh sáng. Rất nhiều nhà khoa học đều không hiểu vì sao lại xuất hiện sinh vật đa bào, sau đó nhanh chóng tiến hóa thành các loài động vật phức tạp hơn, bọ ba thùy, các loài thực vật biển nguyên sinh, động vật không xương sống, các loài tảo. Thật sự có bùng nổ tiến hóa sinh học sao? Tôi đã nói rồi, tiến hóa quan trọng nhất là thời gian, bùng nổ sinh học chỉ là trùng hợp. Ví dụ anh đang đi trên đường, gió thổi một tờ giấy bay đến, là tờ vé số, anh bắt lấy, ngày hôm sau tờ vé số đó trúng giải lớn, anh thấy mình may mắn không? Nếu sự việc như vậy ngày nào cũng xảy với anh thì quá may mắn rồi đúng không? Nhưng so với sự bùng nổ sinh học kỷ Cambri, đó chỉ là việc ăn, việc ngủ, không thể coi là trùng hợp được, nó quá bình thường.”

Tôi cố gắng lý giải những điểu anh ta vừa nói: “Vậy làm thế nào mà có sinh vật?”

Anh: “Vi khuẩn tạo ra. Sinh vật đa bào phải cộng sinh với vi khuẩn mới có thể sinh tồn, nếu trong cơ thể anh không có vi khuẩn giúp anh phân giải thức ăn thì đến một quả trứng gà anh cũng không tiêu hóa nổi. Con người không có vi khuẩn sẽ không thể sống được. Mà không phải chỉ mỗi con người, sinh vật nào trên thế giới này chẳng vậy. Vì sao?”

Tôi: “Hình như đó gọi là sinh vật cộng sinh đúng không?”

Anh: “Cộng sinh? Không đúng. Vì sao vi khuẩn tạo ra động vật đa bào? Vì chúng ta là xưởng sinh học của nền văn minh vi khuẩn, chúng ta có thể sản sinh ra các chất dinh dưỡng cần thiết, ví dụ như đường, để nuôi dưỡng vi khuẩn.”

Tôi: “Nhưng loài người có thể tiêu diệt vi khuẩn mà!”

Anh: “Đúng, không sai, nhưng thứ anh tiêu diệt là cá thể vi khuẩn, anh không thể tiêu diệt tất cả vi khuẩn. Hơn nữa, vi khuẩn sinh sản theo hình thức tự phân chia, đúng chứ? Anh gϊếŧ cá thể bản sao của vi khuẩn thì có tác dụng gì? Vi khuẩn vẫn ở khắp mọi nơi. Nếu thật sự có một ngày vi khuẩn cảm thấy chúng ta uy hϊếp đến sự sinh tồn của chúng, cùng lắm chúng sẽ tiêu diệt chúng ta. Loài người thậm chí còn không nhìn thấy sự đấu tranh của vi khuẩn thì vũ khí có tác dụng gì? Anh còn không biết bản thân đã bị xâm nhập rồi ấy. Khủng long thống trị trái đất 2 tỷ năm biết đâu cũng đã có nền văn minh khủng long, nhưng đột nhiên chúng bị diệt vong, rất có thể do vi khuẩn cho rằng nền văn minh khủng long uy hϊếp đến chúng nên ra tay hủy diệt. Đối với vi khuẩn, hủy diệt một nền văn minh và thiết lập một nền văn minh mới quá đơn giản, dù sao cũng đều bị vi khuẩn nô dịch cả.”

Tôi: “Anh đang nói vi khuẩn nô dịch chúng ta sao?”

Anh: “Vi khuẩn cho phép chúng ta phát triển, chúng ta có văn minh hay không chúng không quan tâm, nếu phát hiện chúng ta uy hϊếp đến nền văn minh vi khuẩn, chúng chỉ cần tiêu diệt chúng ta là xong, dễ như trở bàn tay. Hơn nữa, chúng chỉ tiến hành xâm lược loài người trên quy mô lớn, các sinh vật khác vẫn tồn tại. Có thể sau này sẽ còn nhiều nền văn minh khác như nền văn minh mèo hay nền văn minh gián, nhưng đối với vi khuẩn đó không phải vấn đề, tất cả chỉ là một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại.”

Anh ta nói liền một hơi rồi nhìn tôi nghiêm túc, tôi muốn phản bác nhưng không thể nói rõ.

Anh ta cẩn thận hỏi tôi: “Tôi muốn đi rửa tay.”

Tôi ngồi ngây người. Tôi biết những điều anh ta nói chỉ là giả định, nhưng cũng dựa trên một phần thực tế. Loại lý luận này khiến người ta phải vò đầu bứt tai, rất đau đầu.

Vài ngày sau, khi nghe lại đoạn ghi âm hôm đó, tôi hiểu ra. Vấn đề không phải anh ta nghĩ quá nhiều hay những người khác nghĩ quá ít, mà là những điều chúng ta chưa biết quá nhiều. Nếu bắt buộc phải dùng từ “nô dịch”, vậy chúng ta đều bị những điều chưa biết nô dịch, cho đến một ngày chúng ta có thể nhìn rõ tất cả sự vật, sự việc xung quanh.

Chỉ là, không biết ngày đó còn bao xa.