Chương 5: Thứ Nữ Tuyệt Sắc Và Thiếu Niên Chiếm Hữu

Mộ Diệp lại không biết những lo lắng trong lòng bà vυ".

Nàng cứ dọc theo con đường nhỏ quen thuộc, một đường đi về hướng núi sâu.

Ven đường có rất nhiều hoa quả và rau dại, hái một lúc thì giỏ tre đã đầy một nửa.

Thiếu nữ đội nón, ngâm nga một giai điệu, bước chân nhanh nhẹn.

Chẳng mấy chốc đã đi tới cuối đường.

Mộ Diệp nhìn trái phải một chút, quyết định đi con đường sỏi đá bên phải.

Con đường này miễn cưỡng cũng chỉ đủ cho một người đi qua, cỏ dại hai bên cao hơn một thước.

“Không biết có còn ở đây không nhỉ... Chắc là không ngốc như vậy đâu... ” Theo lý mà nói thì con đường này thậm chí còn chẳng được gọi là đường.

Trải qua mấy ngày mưa mãi không dừng, trên mặt đất đều là ổ gà và bùn đất, nhưng Mộ Diệp lại có vẻ như rất quen thuộc với địa hình này, động tác lưu loát, ngoài giày hơi bẩn một chút thì cả người vẫn sạch sẽ vô cùng.

Thực ra thì Mộ Diệp thực sự rất quen thuộc với nơi này.

Gần giống như hậu viện của nhà mình.

Sau khi băng qua bụi cỏ lau rậm rạp trước mặt thì tầm nhìn lập tức được thông thoáng hơn, có một động thiên.

Có lẽ không ai có thể tưởng tượng được một vùng núi rừng hoang dã như thế lại có một nơi thế ngoại đào nguyên như thế này.

Dòng suối nhỏ trong trẻo, nước chảy róc rách, bóng râm che kín trời, những bông hoa đầy màu sắc.

Nơi này mang đến cho người ta cảm giác giống như tiên cảnh trong câu chuyện của mọi người, một nơi bình yên, cách biệt với trần thế.

Nhưng Mộ Diệp biết, nơi này không có thần tiên, chỉ có... Mộ Diệp liếc mắt nhìn sơn động đằng sau những dòng suối nhỏ.

Sau đó, nhanh chóng tiến đến.

Đen tối, im ắng, chỉ nghe thấy tiếng nước róc rách.

Đây không phải lần đầu tiên Mộ Diệp tiến vào bên trong, nhưng mỗi khi trời mưa thì trong hang luôn có một luồng không khí lạnh lẽo, khiến cho cả người nàng phát run.

Nàng khẽ hít sâu một hơi, thắt chặt lại quần áo một chút.

“Xem ra không ở đây nữa rồi... Cũng phải làm sao có thể ngốc như vậy chứ .. ” Mộ Diệp lẩm bẩm tự nói với mình, giọng nói không nghe ra được là vui vẻ hay là hụt hẫng: “Nhưng như thế cũng tốt... Ừm."

Ngay khi Mộ Diệp từ bỏ ý định đi vào sâu hơn, quay người chuẩn bị rời đi thì ánh mắt nàng chợt nhìn thấy một ánh lửa yếu ớt.

Bởi vì khu đất đó cũng không bằng phẳng nên vừa rồi Mộ Diệp không nhìn thấy.

Nàng hoảng sợ, ngay sau đó, đồng tử co rút đến cực điểm.

Gần như không suy nghĩ một chút nào, nàng vội chạy về phía đó theo bản năng.

Trần Dư Liêm cảm thấy mình sắp chết rồi.

Ánh lửa bên cạnh không thể nào sưởi ấm thân thể hắn.

Trong cơn hoảng hốt, hắn giống như đã trở lại ngày hôm đó, ngày mà hắn gặp được Mộ Diệp.

Từ nhỏ Trần Dư Liêm đã biết mình không giống những người khác, hắn có một đôi đồng tử dị sắc.

(Đồng tử dị sắc: Đồng tử có màu sắc kỳ lạ)

Ở Tĩnh triều, đồng tử dị sắc chính là biểu tượng cho điềm xấu.

Theo như lời đồn, Hoàng đế thái tổ năm đó văn thao võ lược không gì không giỏi, chấm dứt tình trạng chia rẽ quần hùng kéo dài hàng trăm năm, thống nhất trung nguyên, bắt đầu một thời đại thái bình thịnh thế.

Theo những gì sử sách ghi lại thì trong đời Hoàng đế thái tổ đã thành thân với hai hoàng hậu, nạp chín phi tần.

Trong đó, hoàng hậu thứ hai là công chúa của một nước láng giềng, được gả đến để hòa thân, nhỏ hơn Hoàng đế thái đổ mười mấy tuổi, dung mạo xinh đẹp, được Hoàng để thái đổ sủng ái, được gọi là Ý hoàng hậu.

Ý hoàng hậu sinh được một trai một gái.

Trong đó, con út, sau này là Túc vương, là người có dị đồng.

(Dị đồng- đồng tử khác biệt )

Sau khi Túc vương sinh ra, quốc sư đã xem một quẻ bói, nói đứa trẻ này là Thiên sát cô tỉnh chuyển thể, tương khắc với Tĩnh triều, không thể cùng tồn tại.

Hoàng đế thái tổ nghe xong thì vô cùng tức giận, mắng một tiếng “Nói bậy ! ”, sau đó lập tức đuổi quốc sư ra khỏi cung.

Tuy nhiên, dường như muốn chứng minh lời quốc sư nói là đúng, mấy năm tiếp theo, Tĩnh triều liên tục gặp phải thiên tại.

Đầu tiên là phương bắc lũ lụt, sau đó lại là phương nam hạn hán, tiếp đó nữa là dịch bệnh lan tràn khiến dân chúng hoảng sợ.

Thế là trong dân gian bắt đầu lan truyền lời đồn đại: “Cửu hoàng tử đế khiến trời đất không dung thứ, không gϊếŧ nên tai ương mới ập đến.” Do đó, tất cả các đại thần trong triều bắt đầu dâng tấu chương xin Hoàng đế thái tổ đừng vì tình cảm cha con mà khiến con dân và đất nước rơi vào tình trạng nước sôi lửa bỏng.

Hoàng đế thái tổ bất đắc dĩ, chỉ có thể mới quốc sư trở về bàn bạc.

Quốc sư biết Hoàng đế không nhẫn tâm ra tay chấm dứt sinh mạng của con trai mình, thế nên đã đưa ra một cách giải quyết, đó là phong Cửu hoàng tử làm Túc vương, phái đi trấn thủ biên cương Tây Nam- một nơi có địa hình hiểm ác, khí hậu khắc nghiệt.

Lúc đó, Cửu hoàng tử mới chỉ là một đứa bé năm tuổi.

Mặc dù Hoàng đế thái tổ không nỡ, nhưng cũng biết đây là cách duy nhất để vừa cho dân chúng một câu trả lời lại vừa giữ được tính mạng cho con trai.

Ngoài cách này thì Hoàng đế không còn sự lựa chọn nào khác.

Không quan tâm đến Ý hoàng hậu khóc lóc, Hoàng để thái tổ đã hạ lệnh.

Mười năm sau đó, Tĩnh triều trải qua một cách bình yên.

Nhưng sau khi Ý hoàng hậu và Hoàng đế thái đổ qua đời, thái tử con trai vị hoàng hậu đầu tiên lên ngôi.

Hai năm sau, Túc vương đột nhiên khởi binh, bốn năm sau, đồng bằng trung nguyên khô cằn, lâm vào khói lửa chiến tranh, bị đời sau gọi là “Loạn Túc vương”

Bây giờ đã là bốn mươi năm từ sau khi “Loạn Túc vương”, vị hoàng đế tiếp theo của Tĩnh triều đã chăm lo cho đất nước hưng thịnh trở lại, nhưng bóng ma chiến tranh năm đó, đồng tử dị sắc năm đó vẫn cắm rễ trong lòng mọi người.

Đối với những người mê tín, dị đồng vẫn là lời nguyền rủa của ông trời.

Trừ khi rời khỏi lãnh thổ của Tĩnh triều, nếu không thì dị đồng ở đâu cũng không được chào đón.

Mà Trần Dư Liêm lại chính là một người dị đồng.