Chương 10

1

Nguyễn Quốc Hùng đi xem lại một lần cuối các khu vực phòng thủ. Y trở về nhà hầm chỉ huy trung tâm trong trạng thái thật thanh thản. Từ khi Cộng quân rục rịch quanh Thượng Đức, y đã cùng Hà Văn Lầu chuẩn bị ráo riết. Lực lượng thám báo và bảo an giả dạng dân thường trà trộn được với dân trên núi, moi móađược nhiều thông tin quan trọng. Y đã bàn với Lầu đổ một đại đội lính Biệt bộng vừa được trang bị súng đạn tối đa ra phía sau Cộng quân. Mọi hoạt bộng quân sự được giấu âm thầm dưới lòng đất. Cộng quân dễ nhầm tưởng không có sự kháng cự đáng kể. Khi Cộng quân hung hăng tràn vô mới nhận ra đây là chốn tử địa và mọi sự chỉ còn là nỗi đau đớn, ân hận.

Cùng với việc tăng cường lực lượng ở hướng chính, Hùng đã cho xây thêm hệ thống lô cốt và hầm ngầm bằng bê tông cốt thép. Giao thông hào nối các cao điểm với nhau, chi viện cho nhau khi có đυ.ng bộ với Cộng quân. Từ khu dồn Cấm Thị đến khu dồn Ông Máy, từ đồn Gò Cấm đến đồn Lục Nam là một cái bẫy liên hoàn mà Cộng quân chạm vào chỗ nào cũng đều giếng chuột rúc vào kẹp.

Hùng càng bằng lòng hơn khi thấy quân sĩ canh giác, bày tỏ tâm can đánh bại Cộng quân. Với Thượng Đức đây cũng là một truyền thống khích lệ lòng yêu nước, yêu chế bộ. Đã ba lần Việt cộng tiến đánh Thượng Đức đều thất bại thảm hại.

hưng Hùng đâu chỉ muốn có ba lần. Phải rất nhiều lần Việt cộng hao người tốn của mới bõ công quận trưởng Hùng, binh lính của Hùng, nhân dân của Hùng đã gây dựng vun đắp cho Thượng Đức. Thượng Đức không chỉ là một cụm cứ điểm chi khu quận lỵ vững chắc nhất của quân lực Việt Nam cộng hòa, mà sẽ còn là thành lũy Cộng sản bất khả xâm phạm. Thượng Đức sẽ là tấm gương cho lòng dũng cảm, sự hy sinh, sự tận tụy trách nhiệm và vinh dự của người lính Việt Nam cộng hòa. Hơn bất cứ lúc nào, lúc này là lúc Hùng mong muốn Cộng quân đổ của, đổ người vào Thượng Đức. Thượng Đức sẽ lập công. Cấp trên sẽ biết Hùng và binh sĩ của Hùng là như thế nàọ.

Tiếng chuông điện thoại reo inh ởi. Có lẽ cái điều mà Hùng chờ đợi đã đến chăng? Hùng nhấc ống nghe:

- Hả? Cộng quân tấn công à! Giời ơi! Thế thì trúng ý đồ của các anh quá rồi còn gì. Lập công đi thôi. Tiêu diệt thật nhiều vào nghe.

Hùng gọi bộ sậu của Hùng về nhà hầm chỉ huy trung tâm, đồng thời phát lệnh báo bộng...

Khi những tiếng pháo đinh tai nhức óc vang lên ở Thượng Đức các binh sĩ đang ở vị trí sẵn sàng chiến đấu được phép chui hết xuống hầm ngầm và giao thông hào. Nhà hầm chỉ huy trung tâm được xây dựng không loại pháo nào khoan lọt. Hùng có thể yên tâm ở đây, phía sau nhà hồm là hai kháu pháo mới rợi vừa được đưa về. Hùng nhấp nhởm không yên về hai khẩu pháo. Hùng chui khỏi nhà chi huy. Pháo của Cộng quân như có mắt tìm đúng nơi Hùng vừa bước ra, dội tới. Một mảnh đạn lạng vào chân Hùng. Hùng thấy tê điếng ở bắp đùi. Y định đứng dậy nhưng chỉ nghe tiếng lạo xạo của xương gãy. Một tốp lính chạy đến cắp nách, dìu y xuống tầng hầm phía dưới nhưng y khoát tay ra hiệu không cần. Y bảo băng bó cho y ngay ở đây. Y ra lệnh cho mọi người trong phòng không được loan tin y bị thương. Trong khi các bác sĩ, y sĩ băng bó vết thương, y cầm lấy máy, chỉ huy quân lính giữ vững vị trí, chờ Cộng quân tiến vào.

Cũng lúc, y nhận được tin báo Nông Sơn, Trung Phước cũng bị Cộng quân tấn công. Điện của Ngô Quang Trưởng tại Đà Nẵng lệnh cho Lầu và Hùng phải tử thủ Thượng Đức. Ít phút sau, Trưởng lại điện tin cho Hùng Nông Sơn Trung Phước đang đánh nhau quyết liệt. Tư lệnh Vùng I chiến thuật nhắc nhở quân sĩ ở Thượng Đức bằng mọi giá phải đánh bại cuộc tấn công của Cộng quân. Một sĩ quan thông tin hỏi có cần báo cho thượng cấp biết tin Hùng bị thương không? Viên sĩ quan này nói, vết thương của Hùng quá nặng cần có máy bay chở về bệnh viện Đà Nẵng mới tránh khỏi bị cưa chân. Hùng quắc mắt nhìn viên sĩ quan thông tin.

- Anh nên nhớ rằng, quận trưởng Hùng chỉ rời nơi đây khi Cộng quân đã được quét sạch, rõ chưa?

Y bảo viên sĩ quan tìm ngay cho y một chiếc xe lăn. Tin tức tơi tới đến như những liều thuốc kỳ diệu tiếp sức cho y. Rõ ràng, đạn pháo Cộng quân không thể làm sập hết ba tầng hầm ở Thượng Đức. Đám người đang cố nhao vào các lớp rào kia đúng là một lũ thiêu thân. Đạn hết, người hết, để xem Cộng quân làm gì nữa... Y gọi điện cho Lầu hỏi tình hình. Y ngỡ Lầu đang vui, đang lạc quan. Không ngờ việc y bị thương Lầu đã biết ngay từ đầu. Lầu cho hay các tiền đồn bên ngoài bị Cộng sản bóc sạch rất bất lợi cho việc phòng thủ. Dù bị thiệt hại nặng, nhưng Cộng quân hình như quyết chí lấy bằng được Thượng Đức. Việc quận trưởng bị thương đang gây tâm lý hoang mang cho quân sĩ và dân Hà Tân.

- Chết mẹ, sao tin bay đi lẹ vậy?

- Không thấy anh xuất hiện, người ta đoán ra.

- Theo thiếu tá tiểu đoàn trưởng nên thế nào?

- Cần báo rõ cho thượng cấp biết tình hình. Xin tiếp viện. Trước mắt, gọi ngay đại đội cơ động vòng ngoài về gấp Thượng Đức, tăng cường cho bên trong chứ bên ngoài hiện thời không có ý nghĩa gì nữa.

- Đồng ý.

Chỉ một ngày sau, Hùng và Lầu đều ân hận về quyết định ấy. Nếu để đại đội cơ động vòng ngoài, thế trận sẽ khác hẳn. Lực lượng đồn trú từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào. Đối phương sẽ hoang mang, thiệt hại sẽ tăng gấp đôi.

Cùng với việc gọi đại đội cơ động về Thượng Đức Hùng cũng điện cho Ngô Quang Trưởng xin ứng cứu.

- Khó khăn vậy sao thiếu tá quận trưởng? - Ngô Quang Trưởng hỏi.

- Hiện tại thì không. Nhưng cứ để Cộng quân bao vây miết, đánh miết, quân sĩ sẽ mỏi mệt, đạn sẽ cạn kiệt, lương thực, thực phẩm sẽ không còn. Coi chừng cuộc tấn công của Cộng quân còn kéo dài.

- Kéo dài thì nó sẽ chết ngắc ngoải chứ không phải ta đâu. Anh hiểu không? Quân chúng không phải là vô hạn. Súng ống đạn dược, lương thực không có tại chỗ. Còn ta. Anh yên tâm đi. Tôi sẽ lệnh cho các đơn vị chi viện đắc lực cho anh. Anh cố giữ bằng được. Đừng để nó tràn vô. Giữ bằng được Thượng Đức anh sẽ có tất cả.

Câu "có tất cả" của tư lệnh, làm Hùng thấy phấn chấn.

- Xin tư lệnh cứ tin tưởng.

- Đừng chủ quan đó nghe! Anh đã biết tin Nông Sơn - Trung Phước chưa? Hai tiểu đoàn. Chớ không phải một. Anh biết không?

- Đó là Nông Sơn - Trung Phưởc thưa tư lệnh. Sẽ không có chuyện đó ở Thượng Đức.

- Tốt lắm. Tôi biết. Bước đầu các anh đã đánh một đòn làm cho Cộng quân lao đao rồi đó. Tiếp tục bộng viên tinh thần binh sĩ nghe, cũng cố lại hệ thống công sự, hệ thống vật căn. Tôi sẽ cho tăng viện giải tỏa ngay.

Chỉ ít phút sau, pháo địch đã dội tới tấp tới các điểm cao 126, điểm cao 148, Ba Khe. Máy bay A37 bay rầm trời. Bom dội ầm ầm vào Lộc Phước 2, Lâm Phụng 2. Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 56, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 57 Sư 3 của địch có xe tăng thiết giáp ào ạt tiến về phía Thượng Đức.

2

Ở sở chỉ huy tiền phương quân khu, tướng Hai Mạnh đang đứng trước tấm bản đồ lớn, mắt xoáy vào những mảng màu đỏ. Theo kế hoạch, Sư đoàn 2 sẽ tiến công cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước lúc 17 giờ. Pháo đã được đưa lên cao điểm 600 để bắn thẳng vào trung tâm Nông Sơn. Mọi hoạt bộng của Tiểu đoàn 78 Sư đoàn 3 của địch được theo dõi chặt chẽ cả tháng trời nay. Phương án tác chiến với địch đã được thông qua. Bộ đội đã sẵn sàng. Không ngờ lúc 11 giờ cùng ngày, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 56 lên thay phiên Tiểu đoàn 78. Như vậy căn cứ Nông Sơn có hai tiểu đoàn địch. Trong thời gian ấy, nếu đến giờ nổ súng mà địch ở đây vẫn còn hai tiểu đoàn thì sao? Có đánh theo đúng giờ quy định không, có cần điều chỉnh hoặc, thay đổi phương án tác chiến không?

Sư trưởng Nguyễn Chơn đề nghị với tướng Hai Mạnh nếu buổi chiều địch không rút một tiểu đoàn thì đến giờ đã định sư đoàn vẫn xin được nổ súng. Ý định của Nguyễn Chơn hợp với suy tính của tướng Hai. Trong tất cả các cán bộ sư đoàn của chủ lực Quân khu 5 người mà tướng Hai Mạnh tin cậy nhất là Nguyễn Chơn. Đây là một sư trương ít nói nhưng thông minh sắc sảo thường có những quyết định chính xác trong tình huống phức tạp. Mặc dù vậy ông vẫn hỏi:

- Liệu có thắng không?

- Thắng chứ ạ. Số lượng địch tăng lên gấp đôi nhưng đông mà không mạnh. Thằng cũ thì lo rút ra, thằng mới đến thì chưa kịp tiếp quản. Đánh ngay vào lúc đang lộn xộn như thế chúng không kịp trở tay. Đây là điều có lợi cho ta.

Chỉ cần Nguyễn Chơn nói vậy đủ biết đây là một người chỉ huy có tài vừa kiên định, vừa biết chớp lấy thời cơ. Và cũng đã có thể mường tượng ra trận đánh sẽ kết thúc thế nào, nhưng tướng Hai Mạnh vẫn nói thêm với Nguyễn Chơn:

- Ý chí quyết tâm của người chỉ huy phải đi đôi với mưu lược. Tinh thần chiến đấu dũng cảm phải đi đôi với sáng tạo. Anh nhận định tình hình như vậy là rất đúng. Phạm vi căn cứ Nông Sơn không rộng lắm. Từ trước dến nay địch chỉ đóng một tiểu đoàn, nay có hai tiểu đoàn, ta nổ súng tiến công, thắng lợi có thể ngắn hơn thời gian dự kiến. Mà lại không phải đi tìm diệt tiểu đoàn thứ hai của địch:

- Nỗi lo còn lại, vẫn canh cánh bên lòng tướng Hai Mạnh là trận đấu tài đấu sức ở Thượng Đức. ở đó chưa thấy báo về có trục trặc gi. Nhưng trong đời làm chỉ huy của mình, ông biết khi trời yên biển lặng lại là dấu hiệu của những cơn giông bão dữ dội. Thường đơn vị nào cấp chỉ huy bảo không có chuyện gì y rằng khi tác chiến lại đầy mắc mớ...

Những linh cảm của tư lệnh chỉ huy chiến dịch quả đã không sai. Khi Sư đoàn 2 nổ súng tấn công, pháo bắn thẳng đã quật nát hầu hết bốn mươi mốt lô cốt và hỏa điểm địch. Bộ đội mở rào rất nhanh, xông lên ào ạt. Địch trong căn cứ nhốn nháo, chen chức nhau, xô đẩy nhau. Hầm hào công sự không đủ để ẩn nấp nên bị thương vong lớn. Cuộc chiến diễn ra chưa đầy bốn tiếng đồng hồ, quân ta đã bắt diệt toàn bộ hai tiểu đoàn địch. Ta thương vong trên bốn mươi người.

Ở Thượng Đức, hai Sư đoàn thiếu 304 và 324 cùng bộ đội địa phương báo về mới bóc xong vòng ngoài chi khu quận lỵ và đang tiến công vào bên trong. Địch ngoan cố. Bộ đội thương vong nhiều. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh một trận vẫn điện báo quyết tâm giải quyết dứt điểm Thượng Đức...

Một chút ân hận bỗng trỗi dậy trong lòng tướng Hai Mạnh. Không khéo do cay cứ họ đang gồng mình lên. Với mỗi trận đánh, thời cơ là vô cùng quan trọng. Nhanh một phút, thắng. Chậm một phút, bại. Cái giây phút vô cùng lợi hại ấy ở 304 đã trôi qua. Khi đã không tấn công dứt điểm ngay được như ở Nông Sơn - Trung Phước, ắt 304 sẽ lãnh đủ mọi khó khăn. Bộ đội sẽ nản lòng. Địch có thời gian cũng cố công sự, bổ sung quân lính, súng, đạn, lương thực, thực phẩm... Bộ đội ở Thượng Đức hầm hào chưa chuẩn bị kịp. Máy bay của địch, pháo của địch có thể bâu vào bất kể lúc nào. Trận đánh sẽ nhùng nhằng, xảy ra chuyên này có phần do ông không kiên quyết với Hoàng Đan và Hữu. cả hai người ỷ quá nhiều vào pháo binh, coi thường địch. Ông là người chỉ huy cao nhất. Ông có thể buộc Hoàng Đan và Hữu phải đánh theo cách của ông. Pháo binh phải tập trung giải quyết từng lô cốt, từng hoả điểm của địch. Nhưng dù sao họ cũng là quân của Bộ. Vậy là chút vị nể ở ông đã dẫn đến hậu quả không lường.

Ngày thứ nhất đã trôi qua.

Lê Công Phê điện báo: Bộ đội vẫn chưa vào được Thượng Đức. Sư đoàn đã họp đánh giá tình hình, quyết tâm xốc lại lực lượng, trong ngày 30 tháng 7 tiếp tục tiến công hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Thượng Đức. Mặc dù đồng ý với quyết tâm của sư trưởng sư đoàn nhưng lòng ông đầy lo âu. Ông nhắc nhở sư đoàn cần phối hợp chặt chẽ pháo binh và bộ binh.

Suốt cả buổi sáng hôm đó, pháo binh liên tục trút đạn vào Thượng Đức. Tới 14 giờ, bộ binh mới bắt đầu tấn công...

Trong lúc phải dõi theo và chỉ huy các tình huống xảy ra từ các khu chiến khác, ông vẫn hồi hộp chờ đợi kết quả tác chiến ở Thượng Đức. Nhưng cả ngày hôm đó cho đến sáng 31 tháng 7, sau rất nhiều đợt tổ chức cho Trung đoàn 6 tấn công, bộ đội vẫn không dứt điểm trận đánh. Thương vong nhiều, đạn các loại bị tiêu hao lốn, Sư đoàn buộc phải dừng lại và xin ý kiến ông.

3

Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch có đủ các đại diện: Cục Tham mưu, Cục Hậu cần và Cục Chính trị. Hai tư lệnh phó quân khu, tướng Đỗ Minh và tướng Nguyễn Chánh cũng có mặt. Các phái viên quân khu đi với Sư 2 đánh Nông Sơn - Trung Phước cũng đã kịp về báo cáo tình hình.

- Như thế, trừ Thượng Đức, các khu chiến khác hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đang phát triển thuận lợi.

- Cái anh Sư 304 dở ẹc. Đánh đến lần thứ ba rồi đấy, vẫn chẳng ăn thua gì.

Nguyễn Chánh đi đi lại lại trong căn nhà chỉ huy. Lưng ông gù xuống. Sau khi nói ra những lời bực bõ ấy, ông cảm thấy ân hận. Liệu chê trách 304 có đúng không? Nếu Thượng Đức dễ ăn mắc gì ngoài kia Bộ phải đưa quân vào đây phối hợp với quân khu. Không có quân của Bộ, làm sao quân khu dám tính đến chuyện đánh Thượng Đức. Cũng đã vài lần thử sức rồi, có thắng nổi nó đâu. Nhưng lần này, quân của Bộ vào đánh mà cũng không thắng thi cay đắng quá. Thằng Vùng 1 chiến thuật sẽ tha hồ vênh vang. Thằng Thượng Đức tha hồ nói trọng. Quân dân Khu 5 sẽ mất niềm tin. Và câu trả lời liệu chủ lực ta đã thắng chủ lực ngụy chưa trở nên nan giải. Nếu chi mình thằng Thượng Đức chống chọi với quân ta, hiển nhiên trước sau nó sẽ bị tiêu diệt, nhưng đánh nhùng nhằng kiểu trâu nhai cỏ, viện binh chúng sẽ kéo tới. Tình hình sẽ phức tạp hơn nhiều. Nguyễn Chánh dừng lại bên chiếc bàn làm việc của tướng Đỗ Minh.

- Theo anh, liệu 304 có chiếm được Thượng Đức không?

Tướng Đỗ Minh cũng đang nghĩ nhức óc, nhưng không vội trả lời. ông không cho là thằng địch mạnh. Một chi khu quận lỵ chứ có phải căn cứ Chu Lai, hay căn cứ liên hiệp quân sự Đà Nẵng đâu. Quyết định đánh Thượng Đức tất nhiên ngoài kia đã tính mọi nhẽ. Quân khu 5 cũng đã tính đến mọi tình huống. Chẳng ai lại nghĩ không đánh chiếm được Thượng Đức. Vấn đề mà tướng Lê Trọng Tấn đặt ra là: “Thử đánh và giữ Thượng Đức xem thằng Mỹ thế nào?”. Theo ông, nếu có khó khăn là ở bước 2 - giữ Thượng Đức chứ không phải là đánh chiếm Thượng Đức. Vậy thì vì sao đến hôm nay chiến dịch chưa kết thúc. Ngay từ đầu, khi Quân đoàn 2 và Sư đoàn 304 trình phướng án tốc chiến, ông đã thấy có gì không ổn. Họ có vẻ coi thường thằng địch và ỷ lại vào hỏa lực. Quân đoàn 2, Sư 304 có thể rất mạnh, rất giỏi tác chiến tren địa bàn Quảng Trị. Họ là nỗi khϊếp đảm của lính Mỹ, lính ngụy, điều đó không ai phủ nhận, nhưng lấy họ làm chủ chốt tấn công Thượng Đức có khi lại sai. Cách đánh của họ không phù hợp với địch tình trên đất Khu 5 đã đành. Địa hình họ không thông thuộc. Sư 2 đánh Nông Sơn chỉ bốn tiếng đồng hồ tiêu diệt hai tiểu đoàn địch hẳn hoi. Phần sư đoàn, thương vong chỉ vài chục người. Rõ ràng họ dày dạn kinh nghiệm hơn, biết ta biết địch hơn. Họ biết chớp thời cơ, biết chọn phương án thích hợp. Việc bố trí pháo tiêu diệt các lô cốt, các hỏa điểm của địch, Sư 2 cao tay hơn Sư 304 nhiều. Họ mở rào đâu có cần rồng lửa, vẫn chỉ là bộc phá ống liên tục, vậy mà đâu ra đấy. Xét cho cùng, trận vừa qua, lực lượng của Sư đoàn 2 chưa hao mòn bao nhiêu, cán bộ chiến sĩ đang phấn chấn. Cân nhắc mọi nhẽ, tướng Đỗ Minh nói với Nguyễn Chánh:

- Theo tôi rút 304 ra, đưa thằng Sư 2 vào tác chiến.

Nguyễn Chánh lè lưỡi lắc đầu. Không phải ông phản đối nhưng đấy là một ý tưởng quá táo bạo, quá bất ngờ. Đỗ Minh lại hỏi:

- Anh thấy thế nào?

- Để xem ý tư lệnh sao?

Ông lẩn tránh câu hỏi, đẩy “bóng” qua cho tướng Hai Mạnh.

- Anh Hai và 8 Tướng Nguyễn Chánh hướng về tư lệnh trường lúc đó đang dùng bút chì màu ghi chép gì đó vào cuốn sổ nhỏ chỉ bằng bàn tay của mình. ương mặt tư lệnh đăm chiêu:

- Lại thằng Thượng Đức phải không? - ông hỏi và chậm rãi đứng dậy thả từng bước đến chỗ hai mái đầu hoa râm đang chụm lại.

- Vâng. Chúng tôi đang phán vân không biết 304 có giải quyết nổi thằng Thượng Đức không?

Tư lệnh ngồi xuống với hai cấp phó của mình, ông mỉm cười, nụ cười như muốn bảo: Tôi biết sự phân vân của các ông rồi. Những quyết định của lãnh đạo chỉ huy trong chiến tranh đυ.ng đến sinh mạng hàng trăm hàng nghìn con người, do vậy, dù là tướng với nhau, cũng không thể nói hết những ý nghĩ của nhau. Nghĩ là một việc nhưng có nói ra hay không lại là việc khác, ông thông cảm cho họ. Mà chính ông đây, cũng không thể nói hết những gì ông đang nghĩ.

Thay Sư 304 bằng Sư 2 ư? Đó là một suy tính dại dột không thể chấp nhận. Dù thế nào đi nữa Sư 304 cũng là một sư đoàn anh hùng nổi tiếng của Bộ. Quân khu 5 phải bằng mọi cách tạo thuận lợi cho họ đánh thắng. Danh dự của họ quyết không thể để tổn thương. Rút họ ra, thay Sư 2 vào là một cách làm nhục họ đấy. Sư 2 có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là chủ lực của quân khu. Họ đang hăng hái, phấn chấn đấy, nhưng bây giờ bảo họ nhảy vào Thượng Đức, chưa hẳn đã tự tin. Một bên tự ti, một bên mặc cảm. Không thể được. Không bao giờ. Thay vì nói ra ý nghĩ ấy với tướng Nguyễn Chánh, tướng Đỗ Minh, ông trả lời:

- 304 sẽ đánh được đấy. Nên tin ở họ. Vấn đề là giải pháp. Quân khu nên thành lập một đoàn xuống Thượng Đức xem xét cụ thể. Trước hết bảo họ dừng lại cũng cố rút kinh nghiệm. Đến nước này rồi đừng nôn nóng. Càng nôn nóng, càng tổn thất, mà không giải quyết được gì đâu..

Ông dừng lại đưa mắt tìm sĩ quan trực ban. Ông muốn có cuộc hội ý chớp nhoáng. Một loáng, các thành phần chủ chốt của các Cục đã có mặt. Mọi người kéo đến chỗ ông với những gương mặt căng thẳng, biểu hiện những tâm trạng nặng nề. Đây là những lời bàn không chính thức trước khi tướng Hai Mạnh truyền đạt mệnh lệnh:

Tướng Nguyễn Chánh:

- Tôi không tin thằng địch ở Thượng Đức mạnh tới mức ta không thể thắng được.

Một sĩ quan tác chiến:

- Dưới đó báo lên, thương vong của bộ đội gần ba trăm người rồi đấy thủ trưởng.

Tướng Đỗ Minh:

- Hay đưa Sư 2 vào thử sức xem sao? Nó đang có đà, đang hưng phấn.!

Một đại diện của Cục Chính trị:

- Quân ta cả, sư nào cũng thế thôi. Có xem xét là xem xét cách đánh và người chỉ huy.

Thượng tá Đinh Công, cục phó Cục Hậu cần ngồi ở góc nhà đứng dậy phát biểu rất nghiêm trang:

- Theo tôi không thay quân, thay tướng gì hết. Cứ để nguyên như thế. Nhưng Quân đoàn 2 phải tăng cường thêm vũ khí, tăng cường thêm người. Một trung đoàn nữa chẳng hạn. Sao lại không? Quân khu cũng vậy, lực lượng dự bị tung ra hết. Sư 2 vừa đánh xong cũng chỉ nên nghĩ ngơi chút ít rồi vào cuộc với họ. Ở, sao các anh lại cười. Phải dứt điểm ngay mới xong. Chậm, thằng địch dẫn viện binh tới, ta sẽ khó gỡ. Muốn dứt điểm cứ phải thế...

Đinh Công xưa nay vốn ít tham gia luận bàn chuyện tác chiến bỗng dưng hôm nay hăng thế. Giọng hừng hực. Anh dẫn chứng vòng vo nhiều điều chẳng dính dáng gì đến những việc cấp bách cần bàn. Không ai nỡ cắt ngang cảm hứng sôi sục của anh. Chỉ có Nguyễn Hiếu ra ý sốt ruột. Anh nhắc:

- Anh Công. Tư lệnh đang muốn nói gì kìa!

Tướng Hai Mạnh nhìn Nguyễn Hiếu mỉm cười, ông gật đầu ra ý hiểu, ông với Nguyễn Hiếu ngoài quan hệ công tác, cấp trên cấp dưới, còn có quan hệ khá đặc biệt. Ông coi Nguyễn Hiếu như đứa em ruột thịt. Lúc nào buồn hay rỗi rãi, ông thường gọi Nguyễn Hiếu sang chơi. Ông thích văn học nghệ thuật, thích đọc sách văn học. Ông đi đâu cùng mang theo Lép-tôn-xtôi, Sê-khốp, Mông Pát-xàng, Vích-to Huy-gô... Trong tủ sách nho nhỏ của ông có sách của các nhà vàn đang chiến trương: Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Oánh, Phan Tứ, Thu Bồn, Nguyễn Hiếu... Tuy vậy, đầu óc ông luôn chộn rộn nhiều việc, nên lắm khi phải gọi Nguyên Ngọc hay Nguyễn Hiếu tới, nói về tình hình văn học nghệ thuật, ông biết tác động ghê gớm của mỗi sáng tác văn học ở chiến trường. Những tác phẩm có giá trị cũng là những phát đại bác dội vào đầu quân giặc. Và với bộ đội đó là liều thuốc quý khích lệ tinh thần chiến đấu. Vì vậy, mỗi lần ra trận, ông thường gọi Nguyên Ngọc hay Nguyễn Hiếu đi cùng. Đi như vậy, họ vừa có thực tế vừa có cảm hứng sáng tác. Hồi quân Mỹ sắp nhảy vô miền Nam, ông bảo Nguyên Ngọc: "Anh nên có một bài gì đó kiểu như một bài hịch động viên bộ đội, nhân dân đánh Mỹ". Vậy là sau đó Nguyên Ngọc có tùy bút "Đường chúng ta đi", ông biết hàng triệu nam nữ thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ, hàng hái ra trận bởi sự tác động của bài tùy bút. Ông không viết được nhưng ông có thể gợi ý, cung cấp tư liệu. Nhưng thế mạnh của Nguyễn Hiếu lại ở chỗ khác. Anh ta có thể làm phái viên chiến đấu, đi đến tận trung đội, đại đội...

Anh là một cán bộ vừa biết quân sự vừa biết chính trị. Đơn vị nào có vấn đề tư tưởng, Nguyễn Hiếu có mặt. Chỗ nào đánh không đựợc, có khúc mắc về chiến thuật, Nguyễn Hiếu đi. Cần phải vào ấp, vào khu đồn nắm tình hình gì đó, Quân khu ủy, Cục Chính trị nghĩ đến Nguyễn Hiếu. Nhiệt tình, gan dạ, sáng tạo, Nguyễn Hiếu ý thức được trách nhiệm của mình. Cử Nguyền Hiếu đi làm phái viên ông yên tâm vô cùng. Những đóng góp của Nguyễn Hiếu có khi đúng, có khi trật nhưng bao giờ cũng có sức nặng buộc người ta không thể bỏ qua, không thể coi thường... Việc Nguyễn Hiếu nhìn ông có ý bảo rằng: không nên để đẻ ra nhiểu ý kiến, sẽ bất lợi. Ở Quân khu 5, cán bộ chỉ cần nhìn mặt nhau, hay phác một cử chỉ nhỏ gì đó là hiểu được bụng nhau.

- Tôi vừa lệnh cho Sở chỉ huy Sư đoàn 304 dừng tiến công, tình hình của Sư 304 có đánh nữa cũng vậy, chỉ tốn đạn, tốn người. Nguyên nhân ta chưa bàn ở đây. Bàn ở đây khác gì thầy bói nói mò. Cần phải có một đoàn xuống đó tìm hiểu, giúp đỡ họ. về chỉ huy chung ở nhà, anh Nguyễn Chánh, anh Đỗ Minh lo. Tôi đi. Bên tham mưu, chính trị, hậu cần cử cán bộ cùng đi với đoàn.

Cái việc các ban bệ cử cán bộ cốt cán đi theo tư lệnh, dễ rồi. Khó là ai sẽ dám nhận việc ở lại thay tư lệnh chỉ huy chung đây? Tướng Đỗ Minh hay tướng Nguyễn Chánh? Không dám. Ai cũng biết điều đó.

- Anh không thể đi được đâu. Còn chỉ huy năm khu chiến chứ ít chi. - Tướng Nguyễn Chánh nói và đưa mắt nhìn những sĩ quan đang có mặt ở sở chỉ huy - Tôi sẽ đi Thượng Đức. Ai đi theo, chuẩn bị lên đường.

- Cơ quan tham mưu, tôi xin đi. Thiềng nói.

- Cơ quan hậu cần, tôi. - Tuấn nói.

- Được, còn bên chính trị? Tư lệnh hỏi mà không hướng vào một ai.

- Tôi xin đi.

- Anh Nguyễn Hiếu à? - Tư lệnh nhìn về con người vừa buông ra những lời chắc nịch kia - Anh Nguyễn Hiếu thì tốt rồi, nhưng vừa ở Nông Sơn về, có mệt quá không?

- Dạ, không việc gì ạ! Tôi chỉ có một đề nghị nhỏ, xin đi sau đoàn một chút.

- Đồng ý. - Tướng Nguyễn Chánh đứng dậy. Lúc này đã là 10 giờ đêm.

4

- Dậy, dậy. Liên, đi công tác với anh?

Liên mắt nhắm mắt mở hỏi:

- Anh Hiếu à?

- ừ, chịu khó. Mai tha hồ ngủ.

Liên vẫn chưa hiểu đầu đuôi thế nào. Đang mơ màng.

- Chưa tỉnh à? Dậy đi. Nhanh.

Nguyễn Hiếu lật bọc võng, nắm lấy vai Liên lay lay. Liên uể oải ngồi dậy, xem đồng hồ. 10 giờ hơn. Quái, thủ trưởng khéo chọn giờ đi công tác. Là nghĩ thế, chớ Liên đâu dám nói ra. Cậu cuốn võng, giọng khê đặc:

- Đi đâu anh Hiếu?

- Thượng Đức.

- Khuya quá rồi mà anh. Có ai đi nữa không?

Có cả đoàn nhưng đi trước rồi. Chịu khó chút em ạ. Thượng Đức đánh không được. Mẹ! Không vào được Thượng Đức thì bỏ bố.

- Anh đi viết hay là...

- Viết cái con khỉ, đi làm phái viên. Ông Hai Mạnh còn định đi nữa là...

Thế là rõ. Anh nói vậy nghĩa là chuyến đi quan trọng lắm. Mà không quan trọng ai lại đi vào cái giờ chết tiệt này. Nhanh nhẩu lên khi anh ấy còn ngọt ngào. Để anh dùng mệnh lệnh thì chẳng ra thể thống gì đâu. Liên nghĩ, nhét võng vào gùi, vớ khẩu AK. Nguyễn Hiếu đang chờ cậu ở đầu hè. Ban văn học không ai hay biết gì. Tiếng thở đều đều, tiếng ngáy khọt khẹt phát ra làm cho những bước chân của Liên trở nên dùng dằng. Đêm ở rừng tối bằng hai lần ở đồng bằng. Xé đêm, đi đại chứ biết đường ở đâu. Làm công vụ cho cái người hăng hái quá cũng khổ. Đêm hôm, đường không biết, lại đến cái chỗ bom đạn rình rập. Ra khỏi Cục được một đoạn, Nguyễn Hiếu thành người dẫn đường, thành người bảo vệ cho công vụ. Biết làm sao, cậu không biết đường và nói thật cũng sợ. Đành vác AK đi sau thủ trưởng. Họ đã băng qua một vạt rừng già. Men theo một sườn đồi, họ đi tiếp đến một ngã ba đường. Mênh mông quá. Mung lung quá. Đằng xa, chớp lửa thỉnh thoảng choé màn đêm. Tiếng nổ ùng vọng lại. "Thượng Đức đấy" Nguyễn Hiếu nói khẽ:

"Không biết có phải đi lối đây không nhỉ?". Anh chỉ hỏi anh thôi, nhưng Liên nghe tưởng như thủ trưởng hỏi mình:

- Sao anh hỏi em? - Giọng cậu run run.

Đến đoạn đường trước mặt thì không thể nào không run được. Trống vắng. Địch có thể phục. Thân cậu không sao, nhưng nhỡ thủ trưởng có mệnh hệ gì, cậu ân hận suốt đời.

- Hình như có cái bảng hướng dẫn gì đây. Em soi thử xem?

Cái ánh sáng chỉ nhớ bằng hạt thóc lọt ra từ chiếc đèn pin, nhưng Liên vẫn đọc không sót một chữ: "Đoạn đường chưa rà phá mìn". Liên đọc to, từng chữ, từng tiếng rành rọt. Cậu ngỡ thủ trưởng sẽ dừng lại, hoặc giả tìm con đường khác mà đi. Ai ngờ, Nguyễn Hiếu nói tỉnh bơ:

- Mấy bố công binh là hay dọa lắm. Cứ đi, có mìn, gỡ.

- Thôi thủ trưởng ơi! Dừng lại, mai đi tiếp. Tối mù gỡ làm sao ạ!

- Em thì... Bộ đội đặc công đi đánh nhau ban đêm, chứ ban ngày chắc. Người ta đợi trời sáng mới gỡ mìn chắc! Yên trí theo anh, có mìn anh gỡ.

Nguyễn Hiếu cũng là con nòi của nghề đặc công. Nhưng đi đánh đồn, mìn trên đường tiếp cận không thể ví với mìn ở đây được. Đánh đồn người ta nằm, bò cả tiếng đồng hồ mới nhích một chút. Đằng này đi ào ào sao phát hiện mìn mà gỡ chứ. Tuy nhiên, đi với thủ trường quá nhiều rồi, Liên hiểu nói ra những điều ấy chỉ tổ làm ông giận sôi lên. Mà việc đi vẫn chẳng đừng. Khốn khổ. Đằng nào cũng nổ súng rồi. Có anh cũng thế, thiếu anh cũng thế thôi- Chả lẽ có anh bại thành thắng, vắng anh thắng thành bại. Mà chắc gì đã sống để đến Thượng Đức chớ. Chỉ còn một cách ngăn thủ trưởng lại thôi. Ráng đi thêm một đoạn nữa. Liên động viên mình - Tim Liên đập ình ình trông lầng ngực. Anh ngồi thụp xuống, kệ cho Nguyễn Hiếu vẫn băm bổ bươn lên trước.

- Anh Hiếu ơi! - Liên cố kêu lên, mặt nhăn nhó, đau đớn.

Nguyễn Hiếu quay lại;

- Sao vậy em?

- Em sốt. Không đi nổi nữa.

Nguyễn Hiếu sờ trán Liên. Thôi thật rồi, da lúc nóng, lúc lạnh. Tay chân lẩy bẩy. Tội nghiệp chưa! Ai lại sốt ở đây chớ?

- Thôi thế này em nhé. Anh không thể ở lại với em được đâu. Anh đã hứa tối nay gặp đoàn ở Thượng Đức. Không chừng ngày mai bộ đội nổ súng tiếp. Nào, đưa anh dìu. Vào nằm tạm ven đường. Đến nơi, anh bảo người đón em ngay.

Lại còn thế nữa. Hết cách rồi. Liên nghĩ và nói:

- Anh đợi em một lát. Đỡ run, em đi được ngay, ở lại một mình thà đi với anh còn hơn.

Thầy trò Nguyễn Hiếu gặp đoàn của phó tư lệnh Nguyễn Chánh trên căn hầm lợp mái tranh. Nhưng chỉ có đất, có bàn ghép nứa, ghế ghép gỗ chứ tuyệt không còn bóng người nào. Nguyễn Chánh vào hầm, nằm dài trên ghế, thở lấy được. ông mệt, mệt quá. Đi bộ cả hai tiếng đồng hồ mới tới đây. Càng mệt hơn khi không thấy một người nào trông chỉ huy sư đoàn.

- Các ông đi tìm xem. Tôi nghỉ chút xíu... Hay họ giải tán rồi.

Liền ngay đó, một cô gái ý chừng là giao liên bước vào:

- Anh Hoàng Thủy, phụ trách tiền phương bảo cháu mời thủ trưởng và đoàn xuống thuyền.

- Xuống thuyền. Đi sâu vào nữa sao? Quái, ở đây đã gần địch quá rồi. Ngỡ các ông ấy ngán, lùi sở chỉ huy xa hơn chứ. Nào đi. Tất cả cùng xuống thuyền. - Tướng Nguyễn Chánh nói.

Đúng nửa đêm. Trăng sáng rỡ ràng. Nguyễn Hiếu đọc to câu thơ của Bác Hồ: “Giữa dòng bàn bạc việc quân. Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền...”. Anh hỏi: “Có ai thuộc được cả bài không nhỉ?”. Không có tiếng trả lời. Chỉ có tiếng sóng lóc bóc vỗ vào mạn thuyền.

Nước đẫm ánh trăng, lấp lánh như dát bạc. Bỗng cô gái giao liên, cũng là cô chèo thuyền hỏi:

- Chú có phải là Nguyễn Hiếu không ạ?

Nguyễn Hiếu nhìn cô cười, xởi lởi:

- Đúng rồi. Chú Hiếu đây. Cháu là... Cẩm Linh phải không? Chết thật, cháu tôi lớn thế này rồi.

- Anh dịch về phía sau nói chuyện với Cẩm Linh.

Cũng đã ba năm có dư. Lần đó kết hợp công việc của Cục Chính trị với việc muốn viết một bài ký về đời sống của dân trông ấp, Nguyễn Hiếu đã liên hệ với tổ chức được vào Hà Tân. Chính Cẩm Linh đưa anh đi về cơ sở của ta là nhà bố cô.

- Ba má bây giờ thế nào rồi Cẩm Linh?

- Ba vẫn trỏng chú à! Còn má mất rồi.

- Vừa rồi vẫn chưa ra được sao?

- Ba còn công việc tổ chức giao. Không đánh được Thượng Đức khéo là ba rầy rà to.

- Không đánh được Thượng Đức thì không chỉ ba cháu rầy rà đâu. Cả Quảng Nam - Đà Nẵng, cả Khu 5 sẽ rầy rà hết. - Một ai đó nói chen vào.

- Cháu có nắm được tình hình gì trong Thượng Đức không?

- Mấy ảnh trỏng báo ra: Một số người ở Hà Tân rất sợ anh Hùng chết. Họ gọi quận trưởng là "anh Hùng” đấy. Họ bảo anh Hùng chết thì họ ở với ai. Nhiều người mới nghe tin ổng bị thương đã khóc rưng rức. Lúc đầu, ta diệt một số điểm bên ngoài nhưng không đánh được bên trông họ sướиɠ lắm. Họ tưởng lại giống mấy lần trước. Nhưng thấy bộ đội ta không rút. Họ lại nói: Chuyến này khéo "anh Hùng" nguy. Việt cộng lần này gan lì lắm. Bám riết. Ta đánh mãi không được, phải dừng, hy vọng lại lóe lên với họ. Họ chuyển gạo, thịt lợn, nưóc, mắm muôi lên đồn cho quân ông Hùng và ông Lầu...

- Dân Hà Tân trung thành với chế độ Thiệu vậy sạo? - Tướng Nguyễn Chánh hình như muốn hỏi tất cả mọị người trên thuyền.

- Nổi tiếng mà thủ trưởng. Cái Thượng Đức khó đánh là ở chỗ đó. Mình động cựa gì bên ngoài, dân báo vào Thượng Đức ngay. Tất nhiên không phải tất cả. - Một cán bộ địch vận đi theo đoàn nói với tướng Nguyễn Chánh.

- Còn tình hình trong Thượng Đức, cháu nắm được không? - Nguyễn Hiếu lại hỏi Cẩm Linh.

- Nghe nói Hùng bị thương vào chân. Bị từ hôm đầu tiên ta bắn pháo vào. Nhưng hắn giấu thượng cấp, giấu binh sĩ và dân Hà Tân. Hắn sợ binh sĩ và dân hoang mang. Vừa rồi hắn bắt lính khiêng xuống phòng họp. Ở đó tụi chúng ngụy trang thế nào mà nhiều người không biết hắn bị thương. Hắn khẳng định Việt cộng không thể chiếm được Thượng Đức. Hắn bảo binh sĩ và đại diện các đảng - phái đừng tin những lời đồn đại bậy bạ. Hãy tin ở hắn. Hắn sẽ tử thủ đến cùng. Hắn điện cho Ngô Quang Trường, thề Thượng Đức không thể mất vào tay Cộng sản.

- Cũng ghê đấy chứ nhỉ? Tướng Nguyễn Chánh tỏ vẻ ngạc nhiên trước những thông tin của cô gái chèo thuyền.

Đêm đang chuyển về sáng. Thuyền cập vào mạn bờ sông, nơi có một lối rẽ lên núi.

Cô gái dặn:

- Từ điểm cao 700 xuống điểm cao 300 các bác, các chú cố chạy cho nhanh. Đoạn đó địch hay dọng pháo.

Chia tay Cẩm Linh, Nguyễn Hiếu là người ngậm ngùi nhất, khóe mắt đỏ hoe. Anh hẹn sẽ gặp lại Cẩm Linh ở Thượng Đức.

6

Đại tá Hoàng Đan đang điều hành việc tập huấn chiến thuật cho cán bộ quân đoàn ở Quảng Trị thì nhận điện của Sư đoàn 304 cho biết Trung đoàn 6 tiến công căn cứ Thượng Đức không thành. Giả dụ chỉ có thế, chắc ông đã cho rằng họ giỡn ông chơi, hoặc có sự nhầm lẫn. Nhưng liền ngay đó, ông nhận được điện của Quân khu 5 rồi của Bộ vẫn nội dung trên. Ông bàng hoàng, đầu choáng váng như ai vừa ghè vào đó một búa. Chân chuệch choạng, ông phải vịn vào tường để khỏi ngã. Ông đổ người xuống chiếc giường cá nhân trong phòng làm việc. Đánh giặc, thắng thua cũng là chuyện bình thường nhưng chưa bao giờ ông nghỉ tới chuyện 304 không chiếm được Thượng Đức. Và ông nhớ khi trình bày phương án, cũng như khi nói lại tình hình với tư lệnh quân đoàn, ông thường xòe bàn tay gạt ngang trước mặt: "304 sẽ san bằng Thượng Đức...".

Tại sao lại không san bằng khi cán bộ chủ chốt của sư đoàn từng vào sinh ra tử, từng học hết sách Tàu, sách Tây về cách đánh địch trông công sự vững chắc. Trung đoàn 6 có còn lạ gì đánh quận lỵ chi khu. Năm 1968 Nguyễn Ân là trung đoàn trưởng Trung đoàn 6. ông đã tổ chức cho trung đoàn diệt quận lỵ chi khu quân sự Hương Hóa. Mà hồi đó thế và lực ta đâu có mạnh như bây giờ. ông đã tính toán đưa pháo đạn vào Thượng Đửc với mức độ chưa từng có. Hỏa lực đến như vậy dư sức dập tắt hỏa điểm của địch trên bốn cửa mở. Pháo cối của địch sẽ bị pháo cối của ta nuốt chửng chứ đừng nói kiềm chế... Bởi thế, ông rất khoái khi chủ nhiệm pháo binh Hữu tuyên bố với anh em: "Phen này cạo trọc đầu thằng Thượng Đức". Ông còn nhớ rõ, làm xông công tác tổ chức, ông đã trở ra quân đoàn với sự thanh thản đến vô cùng. Sư trưởng Lê Công Phê nói: "Anh ở lại, đánh xông ra có được không". "Chẳng cần, yên tâm đi, thắng thôi". Tin tưởng vào chiến thắng Thượng Đức bao nhiêu, giờ đây nỗi đau và sự ngán ngẩm trông ông càng lớn bấy nhiêu. ông chưa thật rõ nguyên cớ vì sao Sư 304, sư đoàn ông đà làm sư trưởng đến tám năm, sư đoàn đã có những trận đánh lớn, thắng lớn vang dội lại không chiếm được Thượng Đức. Ông cảm thấy như mình có lỗi và phải chịu một phần trách nhiệm. Chiều hôm ấy, ông nói với tư lệnh quân đoàn.

- Anh cho tôi vào lại Thượng Đức. Ở đây không hiểu tình hình trông ấy thế nào, không chỉ huy được.

- Nhất trí.

Tối đó, ông ra chào cô bạn gái rất mực yêu quý ở một quán bán tạp phẩm gần doanh trại quân đoàn. Cô Hường, kém ông đến hai mươi tuổi. Chồng cô chết vì bị tai nạn đã sáu năm nay. Ông và Hường quen thân nhau khi đơn vị đến đóng quân nơi đây. Ấy, cái tình cảm của người đàn ông ở tuổi năm mươi với cô gái ba mươi có cái gì thật thú vị. Quấn quýt. Chiều chuộng. Nũng nịu. Hờn ghen. Đủ cả. Thoáng thấy ông, Hường ngúng nguẩy, liếc xéo con mắt:

- Tưởng anh không ra đây nữa?

- Mới một tuần chớ bao nhiêu.

- Một tuần mà ít sao?

Cô gọi đứa con gái nhỏ ra trông quán rồi khoác tay ông đi vào nhà trong.

- Ra thăm em một chút. Mai vô trông Quảng Đà.

- Có chuyện chi gấp vậy?

- Chuyện nhà binh.

- Anh thì lúc nào cũng công chuyện nhà binh.

Cô ghé đầu vào vai ông. Em nói đúng lắm. Đời anh chỉ có thế. Nhiều người nói: Nhắc đến Hoàng Đan không thể không nhắc đến máu đánh giặc và máu... Có khi họ cũng nói quá lên cho vui. Nhưng ông cùng không giấu gì tổ chức, không giấu gì đồng đội, bạn hữu. Mình có gì thì nói vậy. Thấy không ảnh hưởng gì đến tập thể, không gây hậu quả cho mình, cho người mình yêu quý mắc gì phải che che đậy đậy. Con người ông, cái ưu cái khuyết cứ trần trụi phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật.

- Tối nay ở đây chơi với em chớ?

- Không được. Anh còn chuẩn bị chút ít công việc, với lại anh không được khỏe.

Quả thật, ông là người si mê ái tình vậy mà lúc này ông dửng dưng. Đầu óc ông vẫn gợn lên không biết bao nhiêu câu hỏi về trận đánh không thành ở Thượng Đức. Giá như có thể đi vào trong đó ngay bây giờ thì tốt cho ông biết bao.