Chương 2

1

Cái vùng Cửa trên đất Quảng Trị nóng nắng có lẽ không thua một xứ nào trên đất Việt Nam ta nhưng mùa đông cái lạnh như được tích tụ từ đâu đó ngỡ có thể bốc được trên tay. Tư lệnh Lê Công Phê và chính ủy Trần Bình đang hít hà co ro trong chiếc hầm thùng nửa chìm nửa nổi thì một sĩ quan trực chỉ huy đĩnh đạc bước vào giơ tay báo cáo. Thanh niên có khác, cái rét hình như không đậu được trên người những chàng trai trẻ. Tư lệnh nghĩ và mỉm cười:

- Để tay xuống cho đỡ rét, vào trong đây. Ngoài kia gió lắm phải không?

- Có điện báo phó tổng tham mưu trưởng sắp tới đây ạ.

- Lại cụ Tấn. Cụ này rõ là hay đi, mà sao không báo trước nhỉ? - Mặt Trần Bình sửng sốt.

- Cánh chính trị nhà ông lúc nào cũng đòi báo trước. Lộ toẹt hết cả vì thế. Cụ Tấn ấy à? Còn xơi. Năm ngoái cụ ghé vào sư đoàn. Lính không biết, cà khịa. Cụ cũng cãi lại rất hăng. Đi khỏi, lính ta mới biết là tướng Lê Trọng Tấn, cứ co rúm lại mà lo...

Họ mới nói tới đó thì phó tổng tham mưu trưởng ào vào. Đúng là ông đã mang theo một luồng gió ấm. Trong ngoài căn hầm rộn cả lên. Quân lính tíu tít qua lại, dòm ngó. Đi với ông có cả một tốp người. Lính ta muốn biết trong tốp người đó ai là tướng, là phó tổng tham mưu trưởng.

Ấy, cứ nhìn vào tốp cán bộ cùng đi để đoán người chỉ huy thì khó thật. Ông Lê Trọng Tấn là người trông dáng vẻ ít tướng nhất.

- Các ông có một tay hoạ sĩ khá thật đấy. - Ông nói với sư trưởng - Mình gặp anh ta đang loay hoay vẽ trận đánh ở cảng Cửa Việt. Nhìn bức tranh thích quá, ngở lòi xin làm kỷ niệm. Thế là anh ta nổi đsóa. - Ông già lẩm cẩm rồi. Cả mấy tháng trời mới vẽ được bức tranh. Đành làm thinh chứ biết làm sao?

- Chết cha! Lê Duy Ứng đó mà. Chắc không biết thủ trưởng. - Chính ủy Trần Bình xuýt xoa.

- Có gì mà chết. Anh ta mắng là phải. Bức tranh vẽ trong hoà bình đã quỳ. Lại vẽ trong bom đạn. Thử vậy thôi chứ xin làm sao được.

- Thủ trưởng yên tâm. Sẽ bảo anh ta biếu tặng thủ trưởng.

- Chớ! Của quỳ đấy. Sư đoàn cố giữ những bức tranh như thế. Thích thì thích thật nhưng những thứ đó nên để mọi người cùng hưởng. Có điều kiện là chuyển ra Bắc triển lãm. Để trong này nhỡ mất, uổng.

Câu nói của phó tổng tham mưu trưởng làm cho vẻ quan trọng của mọi chuyện tan biến đâu cả. Những câu hỏi, những câu nói vui rộn hẳn lên. Khi chủ nhà ngỡ ông chỉ tạt qua thầm hỏi chốc lát thì ông lại bảo mọi người giải tán chỉ mời sư trưởng và chính ủy ở lại:

- Tôi đến đây giao nhiệm vụ cho sư đoàn đây. Sau thời kỳ ký hiệp định Pari, địch ta thế nào, các đồng chí là người trong cuộc biết rất rõ. Thằng Mỹ rút ra rồi, nếu ta đánh mạnh, thằng nguy khốn đốn, thằng Mỹ có quay lại không? Bộ Chính trị đã họp bàn việc này. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: - Mỹ đã vui mừng được ra khỏi Việt Nam thì dừ có cho kẹo nó cũng không quay lại đâu. Như vậy chỉ còn thằng nguy và vũ khí Mỹ nữa thôi. Ta đánh mạnh tình thế sẽ ra sao đây? Bộ giao cho 304 phối hợp với quân Khu 5 đánh Thượng Đức: Thượng Đức là một chi khu quận lỵ cửa ngõ của Đà Nẵng. Nắn gân thằng địch xem sao? Đánh xong, giữ không cho nó trở lại. Để xem nó làm gì. Trận này quan trọng là thế. Ta phải giành thắng lợi bằng được...

Phó tổng tham mưu trưởng rút từ trong túi áo một tờ giấy pu-lia. Cả ba mái đầu chụm lại trên tấm bản đồ vẽ bằng nét chì nhỏ.

- Đây. Nó đây. - ông miết ngón tay trên bản đồ - Nó nằm phía tây Quảng Đà, cách Đà Nẵng 40km. Đây là hai con sông Côn và sông Vu Giai. Còn đây là các dãy núi bao quanh Thượng Đửc... Địa hình khá hiểm trở. Lực lượng cũng khá mạnh... Ta đã đánh nhiều lần không được. Bây giờ giao cho các ông đấy. Chuẩn bị lực lượng và các thứ chu đáo nhá. Thế nào ông Phê, có xơi được không?

- Thủ trường đã giao thì phải quyết tâm hoàn thành chứ ạ.

Nói vậy nhưng trong lòng sư trưởng Lê Công Phê tưng bừng lắm. Một người chỉ huy của một sư đoàn mạnh bao giờ cũng mong muốn được nhận những nhiệm vụ khó khăn mà người khác, đơn vị khác khó đảm nhiệm. 304 là sư đoàn từng lừng lẫy trong kháng chiến chống Pháp lại đã thắng rất oanh liệt trên chiến trường Trị Thiên máu lửa và ác liệt, không lý gì không làm tốt nhiệm vụ phó tổng tham mưu trưởng giao.

- Còn chính ủy Trần Bình, tư tưởng tiến bộ chiến sĩ có gì vướng mắc không?

- Tất thôi thủ trưởng ạ. Mà có khó khăn gì, chúng tôi sẽ ráng khắc phục.

Cũng là nói vậy cho khiêm tốn chứ từ khi được làm chính ủy Sư đoàn 304, Trần Bình thấỵ hạnh phúc vô cùng. Đó là những người lính cực tất, dày dặn kinh nghiệm, được hưởng thụ một truyền thống huấn luyện chiến đấu rất quý báu của sư đoàn.

Hiện nay bộ đội đang phấn khích. Mới rồi cả sư đoàn đã được chủ tịch Phi-đen Cát-tơ-rô đến thăm, trao cờ để sau này cắm ở Sài Gòn. Các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp khác nữa cũng vừa đến thăm, biểu dương, động viên, cả sư đoàn đang hừng hực khí thế. Ra quân lúc này còn thuận lợi chi bằng.

Tướng Lê Trọng Tấn đi khỏi, Lê Công Phê bàn với Trần Bình về công việc sắp tới. Nhiệm vụ của sư đoàn là khá nặng nề: Vừa phải giữ cho được vùng giải phóng rộng lớn ở vùng Trị Thiên không cho địch lấn chiếm phân tuyến, vừa phải huấn luyện sẵn sàng cơ động. Phó tổng tham mưu trưởng đã nói vậy, nghĩa là cuộc hành quân lớn của sư đoàn về phía trong có thể đến bất cứ lục nào. Lê Công Phê nói với Trần Bình:

- Ngoài kia, Bộ đã cho thành lập Quân đoàn 1 rồi đấy. Chúng ta chắc cũng sẽ thành lập quân đoàn thôi. Không biết sẽ vào thời điểm nào?

- Cái đó thì rõ rồi. Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương chẳng đã nói thẳng tuột ra đó sao? Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường, lối chiến lược tiến công. - Trần Bình tủm tỉm cười đắc ý. Vừa qua chưa có tinh thần của nghị quyết nhiều nơi lúng túng. Có chỗ ngõ hoà bình đến nơi chỉ cần thương lượng ở bàn tròn là xong. Lại có nơi tuân thủ hiệp định Pari tối mức chả dám ho he gì trong khi thằng địch xả súng vào tận nhà. Anh không nghĩ như họ nhưng đứng trước cán bộ chiến sĩ cũng không dám Cầm đèn chạy trước ô tô. Bây giờ, thì tha hồ mà nói với bộ đội. Chẳng những thế còn chuẩn bị ra quân đánh lớn nữa.

-Lê Công Phê thì hình như đang nghĩ về một điều gì đó thiết thực với mình hơn.

- Anh Bình ơi! Bữa trước Đại tướng Vỗ Nguyên Giáp nói chuyện với cán bộ sư đoàn ở suối La La tôi bận không nghe được. Đại tướng Tổng tư lệnh nói gì vậy?

- Ổ, thế hả? tiếc nhĩ. - Trần Bình có vẻ ngạc nhiên. - Đại tướng nhắc anh và ông Hoàng Đan phải tổng kết kinh nghiệm chiến đấu của sư đoàn trong thời gian qua đấy. Ông ấy khen 304 là một trong những sư đoàn thép của quân đội nhân dân Việt Nam, phải huấn luyện và rèn luyện thật mạnh.

- Tốt thôi! - Lê Công Phê bỗng trở nên tư lự.

Là người từng học ở Phun De, lại trải qua nhiều trận đánh, thành bại đều có cả, việc tổng kết kinh nghiệm đối với ông không khó. Huấn luyện rèn luyện bộ đội là công tác thường xuyên mà người chỉ huy phải chăm lo. Yêu cầu bây giờ là huấn luyện rèn luyện thế nào cho thật thiết thực để tiêu diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức. Phải tạo ra một địa hình thế nào đó phù hợp mà không bị lộ. Thứ nữa, phải nghi binh đánh lừa thằng địch, không cho nó biết mình di chuyển khỏi vùng đất vừa giải phóng. Đại tướng Tổng tư lệnh khen thì cũng sướиɠ bụng thật đấy - nhưng nhận lời khen đó cũng là một trách nhiệm nặng nề. Hai người thì thào với nhau một chặp nữa về việc huấn luyện sắp tới, về việc chọn trung đoàn chủ công đánh Thượng Đức, về việc trinh sát điều tra tình hình. Họ thống nhất một số điểm sẽ đưa ra bàn bạc trong hội nghị thường vụ Đảng ủy sư đoàn sắp tới.

Bên ngoài, nắng hừng lên. Trời lặng gió. Tiếng kẻng báo hiệu giờ ăn trưa lảnh lói vang lên. Cậu liên lạc thấp thởm ngoài cửa hầm, nhắc thủ trưởng nghỉ việc để đưa cơm vào. Mặt chính ủy và tư lệnh ngời ngợi niềm vui. Không ai nghĩ chặng đường phía trước là đơn giản nhưng cũng không ai hình dung sự phức tạp khó khăn lại có thể ngáng trở bước chân hùng mạnh của sư đoàn.



2

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Nguyễn Quỳ, tự coi mình là người bom đạn tránh mặt. Cũng kỳ lạ lắm. Dạo 1972, tiểu đoàn của Quỳ đánh vào thành Quảng Trị, chẳng hiểu sao mới lọt vô cửa thành, hàng bầy đàn máy bay từ trên trời đã bổ nhào xuống bỏ bom, bắn rốc két. Hầm hố chưa có, địa hình chưa biết mô tê gì, thế là chết, chết cả loạt. Nguyễn Quỳ cũng trong vô số những người ấy, không chạy đi đâu, không hầm không hào che chắn, vậy mà tỉnh ra, chân tay mình mẩy không có lấy vết xước. Lại về đơn vị. Cấp trên nhấc lên làm tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn do Nguyễn Quỳ chỉ huy được mệnh danh là tiểu đoàn át chủ bài của trung đoàn. Không sợ chết, coi bom đạn tự tránh mình, chỗ nào gian khó có Nguyễn Quỳ. Nơi nào hiểm nguy ư? - Để tao. Vài trận sau đó nữa, rất éo le, rất tình huống, Nguyễn Quỳ vẫn cứ sống nhăn răng. Dũng cảm như thế, việc Nguyễn Quỳ lên làm trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng không mấy chốc. Nguyễn Quỳ là trung đoàn trưởng trẻ nhất của các trung đoàn trong Sư đoàn 304. Chẳng phải suy luận nhiều, Nguyễn Quỳ nhận ra ngay sư đoàn đang chuẩn bị một chiến dịch lớn. Thì nhé, cứ vài ngày xe chở bộ đội rầm rầm đi Hướng Hoá. Đợi mặt trời khuất bóng lại ào ào chạy về Của. Tập luyện thì không thể thế. Khéo là nghi binh với thằng địch mà thôi. Đã nghi binh là để làm một cái gì đó. Thằng ngu cũng phải hiểu ra. Còn thế này nữa, chọn địa hình, đắp địa hình tập luyện: lạ hoéc. Vùng Trị Thiên muốn đánh nữa chỉ có Huế. Huế là phải theo mô hình thành phố, đằng này địa thế toàn núi non, sông nước. Trung đoàn anh đảm nhiệm một cân cứ địch ở trên cao, dưới có sông. Như vậy, chẳng phải Huế rồi. Đã không phải Huế tức là sẽ đi xa. Vậy nó là chỗ nào? Quảng Nam - Đà Nẵng chăng? Tây Nguyên chăng? Hay xa hơn nữa: Tây Ninh, Nam Bộ. Nghĩ lung tung như thế, Nguyễn Quỳ tự mắng mình, ơ hay! Suy nghĩ cái đó làm gì? Sợ à? Không! Sau lần tử thần bỏ chạy ở Quảng Trị, Nguyễn Quỳ coi như đã một lần chết rồi. Anh cảm như không bao giờ chết nữa. Anh vào bộ đội cũng hết sức vô tư, thoải mái. Bố mẹ anh đẻ một đàn con: Sáu đứa con trai, sáu đứa con gái. Trong sáu đứa con trai, anh là thứ ba. Hai anh đi bộ đội bị thương, về nhà, rồi, lấy vợ đẻ con cả mó. Trai gái gì có cả. Các em gái cơ bản đã có chồng. Cũng chẳng kém gì các anh trai, đẻ đến là sung sức. Đông con, nhà nghèo, đứa nào đi đâu được cứ đi. Bố mẹ chẳng ngán. Anh em không ai giữ. Nguyễn Quỳ đi bộ đội cũng chưa có lấy một mối tình rách. Là vậy nên có phải ngã xuống như muôn vàn những đồng đội bạn bè đối với Nguyễn Quỳ không đến nỗi nặng nề. Có những lần đang hành quân, pháo bắn thôi là bắn, Nguyễn Quỳ nhường cho mọi người chui hầm trước. Nhiều anh nhát, bĩnh cả ra quần, mặt xám ngoét. Nguyễn Quỳ cười rinh rích. - Chết thì thôi chứ có gì mà cuống lên thế không biết?.

Vậy thì vì lẽ gì, cái việc chuẩn bị đi đánh đấm đâu đó cứ làm anh trăn trở. Không. Từ nay cuộc sống của anh không còn bình thản, thoải mái như trước. Không phải vì sự hy sinh của anh liên quan đến bố mẹ, anh em. Cái đó cũng giống như muôn vàn gia đình khác thôi. Rồi mọi người sẽ khóc, sẽ nhớ, và mọi sự sẽ qua. Cái liên quan nhất đến đời anh, trách nhiệm của anh hiện nay lại là ở chỗ khác. Thắm và cái thai trong bụng Thắm. Thắm là vợ anh ư? Không phải. Thắm cũng không phải là người yêu của anh. Yêu thương gì đâu. Tất cả là tại thằng Hoà. Thằng Hoà là thế hệ đàn em cùng làng với anh. Bữa đó, nó lên phàn nàn với anh là đang bị đau bụng xin nghỉ gác nhưng trung đội trưởng không cho. - Thì để tao gác thay. Đêm nay, tao nốc cà phê vào đang khó ngủ đây. Mà cũng chẳng phải tại thằng Hoà, tại cái đêm trăng. Ôi cái đêm trăng sao mà rõ ràng, sao mà yên tĩnh, sao mà xáo động lòng anh đến thế. Tiểu đoàn anh đóng quân ở một vùng dân thưa thớt. Gác xách cho phải phép chứ vùng này địch đạc không có, dân tình quý bộ đội như con. Nhưng chăng thể vì thế mà không gác. Có gác mớỉ thương anh em. Buồn kinh khủng. Anh đi vẩn vơ, khát nước. Tạt vô một nhà dân. Đây là nơi ở của bố con ông Thới. Bà vợ mất sớm, ông Thới lui cui nuôi đứa con gái. Cái Thắm lớn lên đẹp như tranh. Mọi khi, ông Thới nằm gian ngoài, Thắm nằm trong buồng. Bữa nay, không biết ông già đi đâu Thắm nằm gian ngoài. Có lẽ Thắm cũng không định ngủ trên giường của ông già. Cô còn mặc nguyên bộ bà ba đen. Trăng sáng quá. Gió hiu hiu, cô chợp mắt đấy thôi. - Cô Thắm ơi, nhà có nước cho xin miếng?. Không có tiếng trả lời. Nguyễn Quỳ tới gần. Trời ơi! Cô ngủ. Một giấc ngủ của nàng tiên. Ngực cô nhô lên hạ xuống theo nhịp thở đều đều. Ánh trăng nhập vào làn áo mỏng ôm lấy một khuôn người mềm mại, thắt đáy lưng ong. Gương mặt vô tư trắng trẻo hiền lành của cô nghiêng về ánh trăng, mơ màng. Môi cô tươi rói như mỉm cười.

Nguyễn Quỳ đứng nhìn. Ngạt thở. Người anh nóng ran, nôn nao. Anh ngồi xuống cạnh Thắm, đặt một ngón tay lên má Thắm. Giá lúc ấy, Thắm mở mắt tỉnh dậy thì mọi việc đã không sao. Nhưng giấc ngủ con gái. Giấc ngủ của người lao động sau một ngày mệt nhọc: say, nồng làm sao. Thắm vẫn không hay biết gì. Một chiếc cúc trên áo bật ra từ lúc nào. Thay vì gài lại cho cô, Quỳ mở nốt chiếc cúc thứ hai, thứ ba rồi thứ bốn. Cô gái chỉ hơi cựa mình xoay lưng lại phía ánh trăng. Một vạt áo bị kéo chếch sang bên, để lộ một góc eo lưng. Ôi cái lưng con gái, sao mà thon gọn, mịn màng. Da Thắm trắng nõn nà. Người Nguyễn Quỳ lâng lâng, ngực phập phồng, anh nhận rõ có một thế lực gì đó đang làm chủ mình. Anh nằm xuống cạnh Thắm, ôm lấy cái eo lưng ấy; Một cái giật mình. Cô gái xoay người lại, bàng hoàng, mắt mở tròn xoe nhìn Nguyễn Quỳ. Thôi rồi. Cô sẽ cho anh một cái tát. Cô sẽ hẩy anh ra. Cô sẽ la ré lên. Tất cả những cái đó còn gì là đời anh nữa đây. Người anh run lên. Đôi mắt run lên, nhìn cô một cách cầu khẩn. Giọng anh lẩy bẩy. Anh không còn nhận được là giọng của mình. - Thương anh với. Cô gái như chợt hiểu ra tất cả. Sự độ lượng vị tha bổng hiện lung linh trong khóe mắt to đen của cô. Cô không nói gì. Đôi mắt khẽ khép lại. Cô quay về tư thế cũ, tay gài lại các cúc áo. Cô đã bỏ quá cho anh. Anh có thể đi. Nhưng làm sao anh đi được cơ chứ. Anh xoay người Thắm lại và úp mặt mình lên bộ ngực săn chắc vun đầy của cô. Sẽ sàng, ngần ngại nhưng bàn tay Thắm đã vòng qua cổ Quỳ, kéo đầu Quỳ vào sát ngực mình hơn...

Không ai ngoài Nguyễn Quỳ và Thắm biết cái gì đã xảy ra đêm hôm ấy. Thắm không nói với ai kể cả khi cô mang thai. Phải đến bốn tháng sau, Nguyễn Quỳ mới lần mò trở lại nhà ông già. Thắm dè dặt tiếp nước mời anh. Thấy người Thắm khang khác. Anh hỏi. Thắm thú nhận. Ngay cả đến lúc ấy, Thắm cũng không ra điều kiện gì với anh. - Em sẽ là vợ anh. Đứa con ấy là của anh. Anh sẽ cưu mang. Một lúc nào đó anh sẽ công khai với mọi người. Nguyễn Quỳ ôm lấy Thắm, cái cơ thể đã không còn thon thả. Anh hôn lấy hôn để lên má cô. Thắm nói thầm thì: - Có việc gì không anh? Người ta có kỷ luật anh không?. Giọng Nguyễn Quỳ hổn hển. - Chắc là có nhưng anh dám làm, dám chịu. - Vậy thì đừng. Cử để em gánh một mình không sao đâu. Thắm của anh là vậy. Anh không yêu sao được. Anh bỏ đi sao được. Hai bố con Thắm nghèo lắm. Đến lúc Thắm sinh nở, không có anh, ai mà biết được việc gì sẽ xảy ra. Lần đầu tiên, anh không muốn đi xa khỏi vùng Của là vậy đây thôi.

Đương nhiên, việc gì chứ việc đánh giặc thì không thể từ chối. Nguyễn Quỳ chỉ còn biết mong chiến dịch nổ ra nhanh nhanh. Tập luyện thì cũng quan trọng đấy nhưng không nhất thiết phải áp dụng triệt để với đội quân đã dày dạn trận mạc như Trung"đoàn 6 của Sư 304. Cứ có lệnh là đi, là thắng mà thôi.

Ngay lúc đó, Nguyễn Quỹ nhận được lệnh của sư trưởng:

- Sư sẽ tổ chức đi địa hình. Trung đoàn anh cử một trinh sát giỏi tham gia nhé.

- Có ngay, thưa thủ trưởng! - Quỳ trả lời, lòng ngân lên như tiếng đàn. Điều anh mong muốn cháy bỏng đang đến thật rồi.

Bỏ ống nghe, Nguyễn Quỳ nghĩ ngay đến Toản.

3

Hồi Nguyễn Quỳ là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, một lần anh cùng cán bộ đại đội đi qua một cánh đồng. Quãng đường này địch hay bất thần dội đạn pháo. Máy bay địch cũng thường xuyên dòm ngó bỏ bom. Những nơi như thế muốn vượt qua phải chạy nhanh, chia thành từng tốp nhỏ lẻ. Nguyễn Quỳ đang cùng nhóm cán bộ của mình bên này cánh đồng chờ vượt đường bỗng nhìn thấy mấy anh lính trẻ không biết của đơn vị nào đang dung dăng dung dẻ giữa đồng. Rõ ràng, họ không biết đây là đoạn đường rất nguy hiểm. Nguyễn Quỳ vừa giận, vừa lo. Anh chưa biết phải làm thế nào bỗng Toản xăm xăm chạy tới: - Em có cách để mấy ông tướng ba chân bốn cẳng chạy khỏi cánh đồng. - Cách sao?. - Rất hiệu quả nhưng thủ trưởng không được la rầy em. - Đã hiệu quả ai còn la rầy làm quái gì. Anh vừa dứt lời, đã nghe ba phát đạn đanh gọn từ khẩu M79 của Toản bay vυ"t lên trời. Mấy anh chiến sĩ nghe tiếng nổ ù té chạy bán sống bán chết.

Qua khỏi đoạn đường nguy hiểm, Nguyền Quỳ hỏi Toản: - Ai cho phép cậu ngang ngược vậy?. - Thì em xin phép thủ trưởng rồi mà. - Nhỡ địch nghe được nó choảng cho một trận thì sao?. - Lính trinh sát mà thủ trưởng, chỗ nào có địch bọn em biết chứ. Bực thì bực đấy nhưng Nguyễn Quỳ nhận ra một điều: Tay này liều nhưng được việc.

Một lần khác, anh cử Toản dẫn hai trinh sát nữa, đi nắm tình hình địch ở đồn Gò Má. Đương nhiên, đó là một chuyến đi rất tốt, nhưng trên đường về Toản đã gây ra một chuyện động trời. Một trinh sát kể lại rằng: Sau khi đã nắm kỹ tình hình địch bên trong bên ngoài, họ ra về.

Quá nửa đêm. Đường đi tối thui tối mù. Đã thế, anh nào cũng buồn ngủ rũ rượi. Một anh trong nhóm đề nghị mắc võng ngủ lại. - Thế mấy ông tưởng chỗ này thằng địch không đến?. Toản hỏi. - Đến là cầm chắc nhưng đêm thì bố bảo chúng cũng chẳng dám. - Đồng ý, nhưng lăn ra ngủ các bố có bảo đảm cuốn được võng trước khi trời sáng không? Toản lại hỏi. Anh kia trả lời: - Ngủ cùng lắm hai tiếng là chuồn, làm sao mà sáng được chứ?. - Nếu vậy còn nguy hiểm hơn là cách này Toản vừa nói vừa giơ khẩu M79, cạch ba viên đạn về phía đồn địch. Từ trong đồn bao nhiêu là súng xả đạn ra ngoài. Và trên đầu họ một rừng pháo sáng. Đường đi lúc đó nhìn rõ cả một con kiến đang bò. Hết buồn ngủ, nhóm trinh sát chạy bán sống bán chết. Kể không có gì xảy ra chắc cả tổ trinh sát đã giấu nhẹm. Nhưng rồi, chính Toản chứ không phải ai khác bị thương khá nặng vì vấp phải một tảng đá. Mấy hôm sau, Nguyễn Quỳ mới biết chuyện. - Phải cho tay Toản một trận Quỳ nghĩ vậy và gọi Toản lên gặp. - Thi hành kỷ luật cậu mới chừa. Toản nói: - Thủ trưởng tha cho em đi. Lần trước khác gì lần này đâu nhưng thủ trưởng không kỷ luật. - Lần trước cậu xin phép đàng hoàng. Còn lần này!.... - Lần này em là người có quyển nhất trong ba người mà thủ trưởng. Em mà không tính cách ấy thế nào chúng cũng đòi ngủ lại giữa đường. Không nói ra nhưng Nguyễn Quỳ thấy thằng này có lý.

Toản là một người như thế. Nhiều lần Nguyễn Quỳ nhận thấy không có gì có thể làm cậu ta hốt hoảng. Hình như đã vào trận là phải tạo một cảm hứng gì đó khác thường, mạo hiểm nhưng đầy tính toán. Người non gan không thể nghĩ ra những trò như thế. Lần hội diễn đánh bộc phá của tiểu đoàn. Toản là người mẫu điển hình được tham dự diễn tập của sư đoàn. Thủ pháo trên tay Toản được buông ra bao giờ cùng đúng lúc. Không phải ai cũng giữ được thủ pháo trên tay lâu tới mức ấy nếu không có lòng dũng cảm. Phải! Tay ấy có thể nhiều khuyết tật nhưng chọn đi trinh sát một chiến dịch không thể thiếu. Quỳ tự trách mình - Khổ quá! Lẽ ra phải chú ý đến nó nhiều hơn. Không biết bây giờ nó ở đâu, lâu nay thế nào?.



4

Có một lần, Toản đọc được ở trên tờ Tạp chí Văn nghệ quân đội bài thơ của một tác giả nào đó. Bài thơ anh rất thích. Không thuộc được tất cả nhưng mấy câu sau đây thì anh không bao giờ quên.



“Dỗ ta ngủ đói câu Kiều mẹ ru

Ngựa xe từ những ngày xưa

Đêm đêm năng giấc ta mơ dập dìu

Xa nhà thủa chửa biết yêu

Ta đi như chạy đói nghèo mà đi”

Toản được bố mẹ kể lại rằng: Ngày xưa gia đình anh giàu có lắm. Ông nội là người làm thuốc nam thuốc bắc uy tín đến độ nhà vua mời vào cung chữa bệnh. Người thầy thuốc tài giỏi ấy lại mất sớm vì một bệnh hiểm nghẻo. Ông cụ mất đi, gia tài khánh kiệt dần. Bố anh ốm đau liên miên. Mẹ phải gánh vác việc nhà quá nặng, sức khoẻ sa sút. Từ lúc sinh ra cho đến khi đi khỏi làng, Toản chưa có lấy một ngày sung sướиɠ. Nếu không vì ham học, lại là học sinh giỏi nối tiếng ở trường làng, chắc Toản đã phải nghỉ học từ lâu giúp mẹ. Nhiều lần, mẹ rơm rớm nước mắt bảo anh:

- Con phải thôi ngay ý định bỏ học. Mẹ có khổ đến mấy cũng chịu được. Nhưng sẽ không thiết gì nữa nếu con bỏ học.

- Con thấy mẹ cực quá. Người cứ sạc sài ra. Con sẽ cố học năm nữa. Nhưng từ mai mẹ phải cho con giúp thêm. Lúc nào bí quá con nghỉ học một hai hôm cũng chẳng sao. Con đi củi, đi bán rau với me kiếm thêm tiền.

- ừ, đợi lúc đó hẵng hay. - Bà Toản nói vậy.

Ngoài Toản ra, vợ chồng bà còn có cô con gái út đang theo học cấp một. Đói khổ thì cả làng cả xã chứ riêng gì nhà bà. Ngặt là chồng bà ốm yếu liên miên. Con gái thì còn nhở. Toản đi học nhưng vẫn giúp được bà nhiều việc, có đến nỗi tốn kém gì lắm đâu. Bà không biết chữ. cả đời bà mong mỗi những đứa con của bà học hành chăm chỉ hiểu biết như người ta. Bà cũng hiểu rằng, hai đứa con chĩ có thể thoát khỏi cơ cực bằng con đường học hành chun đáo. Thật ra, nếu chúng dốt nát thì có vàng cả thúng, cũng chẳng làm gì được. Nhưng đi đâu bà cũng nghe người ta bàn về sức học giởi giang của Toản và không ít người ngó bà với sự thèm ưóc. Có lẽ vì cái đó mà sức lực của bà được tăng lên. Ngoài việc đồng áng như mọi xã viên khác, bà tranh thủ đi bán rau, hái củi. Chiều chập choạng, mọi gia đình ngồi lại với nhau trò chuyện sum vầy bên mâm cơm. Bà thì khác: bà lo bữa ăn chiều cho cả nhà, còn mình tất tưởi đi chợ mua rau muống. Nửa đêm, mọi người say sưa trong giấc ngủ bà xếp rau lút hai đầu quang, một mình lặn lội vượt dốc Ông Phê vào rừng. Trong rừng có một nông trường chăn nuôi. Người ta cần rau, quý rau còn hơn cả thịt cá. Bà mang rau cho họ rồi phăm phăm vào rừng, hái một gánh củi nặng chạy ù về nhà. Đặt gánh củi xuống, bà vội vã cầm lấy cuốc, khau, gàu hoặc liềm hái đi ra đồng ngay. Đi làm hợp tác, vắng. Kiểm điểm. Chậm. Phê bình và trừ điểm. Bà rộc rạc cả người vì công việc quá sức ấy. Nhưng bà rộc rạc cả người còn một lý do khác nữa. Ông Đợi, công an của làng vồng đang dòm ngó công việc của bà. Đốn củi mang về làng. Được thôi. Nhưng mang rau muống ra khỏi làng đi bán thì phải bắt. Tịch thu. Phạt. Bà cứ phải lén lút, cứ phải đi vào lức nửa đêm để tránh công an. Nửa đêm, ông Đợi đã ngủ yên là lúc bà thoăn thoắt gánh rau vào rừng.

Chuyện bà gánh rau vào rừng là thế này: Hôm ấy, đi đốn củi ở rừng, bỗng dưng bà gặp một anh cán bộ nông trường. Anh này hỏi bà một gánh củi được bao nhiêu tiền... Anh bảo bà: - Thôi đừng hái củi làm gì. Mỗi ngày mang một gánh rau cho bếp nông trường, anh sẽ trả tiền bà gấp đôi gánh củi. Bà mừng rú. Đằng nào cũng phải vào rừng, gánh thêm rau thì tốt quá. Bà thành người đi bán rau cho nông trường từ đó. Hàng xóm có người biết món hàng béo bở nọ, nhưng không dám đi. Ai mà chịu được khổ cực như bà. Đêm hôm, một mình giữa đồng, giữa rừng. Bà khoẻ ra, lâng lâng. Cứ thấy bao nhiêu người ở bếp ăn nông trường, sáng tinh mơ đã ra cửa rừng, đón bà, hớn hở thế kia, bà không vui sao được. Cũng là phúc đức ông bà để lại ấy chứ. Bà nghĩ thế. Ngặt nỗi, dạo này công an đứng đón đường khϊếp quá. Họ đã phát hiện giờ xuất phát của bà. Có hôm, bà vừa gánh rau ra khỏi làng đã bị họ ách lại, tịch thu. Van xin thế nào cũng chẳng được. Khóc lóc, tủi hận nhưng bà không thể bỏ. Lại thay đổi giờ đi. Lại phải vầy vò tìm con đường tắt, đường ngang, trốn lối đón của họ. Bà âm thầm chịu đựng không để cho chồng con hay. Nhiều hôm, không những mất rau còn bị họ mắng mỏ đủ điều. Biết làm sao được. Cái đòn gánh rời khỏi vai bà cũng có nghĩa là gia đình bà không còn lối thoát.





5

Dù không được mẹ chấp thuận, Toản cũng cứ lẽo đẽo theo mẹ vào rừng. Gánh rau của mẹ sẽ đỡ nặng hơn. Tiền trong túi mẹ sẽ khá hơn. Ngoài gánh củi của mẹ còn có gánh củi của Toản. Ngoài giờ đến lớp, Toản còn xuống đồng tát nước, bắt cá, đi nơm, đi câu. Bạn bè gọi anh là “củ lỗ” ăn trở xuống. Người anh càng ngày càng đen cháy, co cứng lại. Anh ham làm. Gánh nặng hơn cả trọng lượng cơ thể mình. Kệ. Anh cần phải học hết cấp hai. Anh cần có quần áo, giày dép như những thanh niên khác. Mẹ chỉ lo ăn cho gia đình là đã đủ đuối sức. vả lại, anh cũng đã bắt đầu chớm yêu, chóm có lòng tự trọng của một đấng nam nhi...

Thao là người mà Toản để ý đến. Nhà nghèo, Thao học hành lõm bõm. Nhưng cô được mọi người nhòm ngó hơn các cô gái khác nhờ nhan sắc. Các chàng trai, kể cả những gia đình khá giả trong xã không ngớt lời bàn tán về cô. Cô làm nghiêng lệch mọi lề thói ở cái vùng quê còn ngằn ngặt chất phong kiến này. Có lẽ bắt đầu từ cô, các chàng trai đã phá rào, không cần chọn thông gia môn đăng hộ đối. Những nhà danh giá dòng dõi, có con học tới đại học cũng lấy làm tiếc nếu Thao không về làm dâu nhà mình. Bằng cách này, cách nọ, họ lấy cớ đi qua căn nhà tranh rách nát của nhà Thao. Bạo dạn hơn thì đi thẳng vào nhà để xem cái nhà ấy túng bấn đến mức nào? Nhà có con gái đẹp sướиɠ đấy, tự hào đấy nhưng cũng là nỗi khổ của bố mẹ. Ông Tự, bà Tự xấu hổ khi thấy nhiều gia đình bề thế đến nhà. Hai vợ chồng không có bàn ghế để họ ngồi, không có nước chè, hoặc điếu thuốc mời khách. Thao thì không vậy. Họ đến chứ mình có rước đâu mà sợ. Các chàng trai lịch lãm, quần áo tinh tươm, tóc chải láng mượt được Thao lấy giấy báo cũ đưa cho làm giấy lót đít.

Chiếu không có. Cũng có đấy nhưng còn để trải giường. Ấy thế mà người cứ đến nườm nượp.

Toản được coi là hạng thanh niên bình thường trong làng. Anh đến với Thao bởi nhiều lẽ nhưng trước hết là vì Thao xinh. Xinh tệ. Anh thấy mình lép vế hơn các đám khác nhưng cũng không nghĩa lý gì. Anh tự tin. Biết mình có thế mạnh mà các đám khác chịu. Những chàng trai kia đến nhà Thao vào những đêm trăng sáng, gió mát. Hỏng. Cứ tưởng thế là hay lắm, lành mạnh lắm. Sách vở ráo. Trăng sáng ư? Chỉ làm chủ nhà lúng túng vì sự nghèo khó. Toản chẳng vậy. Anh đến khi nhớ Thao không chịu được. Chỉ vậy thôi. Khi mưa gió đùng đùng, anh đến. Nóng nắng như nung, anh đến. Những lúc ấy, Thao mắng anh sa sả. Anh thừa biết cái mắng, cái trách của Thao nên chỉ cười khì khì. Sau này Thao thú nhận: - Hồi đó, đông người đến với em lắm nhưng chỉ có anh thật lòng. Nhận lời anh vì thế chứ không phải vì đẹp trai, tài cán gì hơn người ta đâu hí. - Chả biết, nhưng cái ngữ ngông nghênh suốt ngày ở đường ấy, anh coi khinh. Quần áo lượt là, tóc tai chải chuốt, khó quần gì. Vài gánh rau, gánh củi của anh là có tất. Bọn ấy chỉ móc của bố mẹ. Còn huênh hoang ba cái chữ đâu phảỉ đã ghê gớm? Anh với em do nhà nghèo chứ chẳng kém. Ấy, cái cách nói bỗ bã ấy lắm khi đi thẳng vào trái tim Thao. Cô cảm thấy được nâng niu, an ủi: ừ thì nghèo, nồi nào úp vung ấy. Về làm vợ anh có khi lại dễ chịu hơn so với chán vạn người khác. Mà nói như anh cũng phải: - Giàu hay nghèo là do hai bàn tay mình đây. Nay mình nghèo, mai mình giàu. Biết đâu. Các em cô rồi sẽ lớn dần lên. Mình cũng giống anh, lên rừng, xuống nước đều được cả. Tiền có trong rừng. Tiền có dưới nước. Anh và cô đều là người khoẻ mạnh, siêng năng. Các em cô cũng rất chịu khó. Kỳ vậy.

Từ lúc quan hệ với Toản, cô thấy mình cũng phơi phới như anh. Cô tin anh. Mà đâu chỉ mình cô. Gánh vác thứ này thứ kia chạy trên đường, dân bảo Toản là máy bay phản lực. Xuống nước xúc tôm, mò ốc, bắt cá... họ gọi anh là cái tàu thủy. Trời cho anh sức khoẻ và khả năng lao động. Với anh, đó là vàng ròng, là thế mạnh đánh bật các chàng trai khác. Nếu anh không giàu là do cái số không giàu. Anh ham học và rõ là sẽ đi được với mọi thanh niên khác ở làng Vòng để đến trường cấp ba, đến trường đại học. Nếu có phải đứt gánh giữa đường là do bố mẹ anh nghèo khó, em còn nhỏ. Một mình anh chống chọi cho gia đình khỏi đổ ụp xuống trong đói khát. Phụ nữ ở đâu chứ ở đây lấy chồng là muốn có một chỗ dựa. Thao đã tìm thấy chỗ dựa nơi anh. Và anh tin chắc bàn tay anh, khối óc anh sẽ đem lại êm ấm, hạnh phúc cho Thao... Tình yêu đang là ngọn lửa hừng hực cháy trong anh, giúp anh vượt qua mọi chướng ngại tưởng chừng không ai vượt qua được. Anh vẫn cùng mẹ gánh rau đi nông trường, mang củi từ rừng về; xuống đồng chiêm mò ốc, bắt cá. Và anh vẫn đi học, vẫn làm đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm của một trưởng lớp, một bí thư đoàn trường. Hơn thế, anh vẫn có thời gian, ít là một tuần hai lần đến với Thao.

Nhiều chàng trai đang ấp iu hy vọng chiếm đoạt Thao ngỡ ngàng. Họ cay cú. Họ nuối tiếc. Và cũng có kẻ đang rắp tâm tìm cách bịa đặt, xuyên tạc những chuyện không đâu để chia cắt họ. Ấy là một lần anh đi bán rau với mẹ bị công an đón bắt giữa đường. Không van xin như mẹ. Anh nói thẳng thừng:

- Không ăn cắp ăn trộm, cán bộ công nhân nông trường cũng là người. Họ cần có rau ăn. Họ không làm gì xấu xa cả. Mẹ con tôi mang rau bán cho họ thì có gì là sai pháp luật mà các anh tịch thu?

- A, thằng này dám hạch sách công an trong làng trong xã. Mày phải tự hỏi đi đêm đi hôm lén lút không buôn bán, không có tư tưởng giàu có hơn người khác thì là cái gì hả?

Cái thời, cứ nghe đến công an là khối người bạt vía. Cò Đợi, công an làng Vòng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Các bà mẹ ông bố doạ nạt con bằng cái tên Cò Đợi. - Mày có nín đi không hả? Cò Đợi đang đến kia kìa. Ông mang gậy và thừng để trói đứa nào khóc đấy. Sợ không?.

Toản đã nghe nói nhiều về sự oai vệ, hung hăng của Cò Đợi, nhưng bây giờ mới đối mặt với anh ta. Cò Đợi cũng chỉ nhích hơn Toản vài ba tuổi. Nhưng mặt Cò Đợi trông quắt và già câng. Một tay chống hông, một tay xỉa vào mặt Toản, y hệt ngày xưa nông dân đấu địa chủ. Cò Đợi đang bù lu bù loa những gì, Toản không nghe được hết. Điều mà anh đang tính, liệu lão ta sẽ làm gì mình? Cạnh Cò Đợi còn có hai thanh niên choai đang lăm lăm gậy, dây trói, hướng về phía Toản. Bà Toản lập cập, run rẩy:

- Tôi cắn rơm cắn cỏ lậy các ông. Chỉ là mấy mớ rau chứ buôn bán gì đâu ạ. Đi lúc này là để kịp mai sớm nông trường có rau ăn.

- Kìa! Mẹ, có gì mà phải van lạy. Mẹ đi bán rau chớ có làm việc gì thất đức đâu mà sợ. Người ta rình rập bắt bố mẹ là không đúng. Mẹ cứ nói thẳng ra như thế xem nào?

- Á, to gan. Đã lén lút đi buôn bán còn già mồm, thằng phản loạn này, mày tưởng chúng tao không dám làm gì mẹ con mày chắc?

- Làm gì thì làm. Tôi đố các anh đấy. Mẹ con tôi có làm gì nên tội mà các anh doạ.

- À, dọa hả? - Cò Đợi đưa mắt cho hai thanh niên bên cạnh.

Hai đứa này hùng hổ xông vào Toản.

- Chớ dại, đυ.ng vào tôi là phải vạ đấy!

Nói vậy, nhưng hình như Toản để im cho hai thanh niên trói mình. Bất thần, lúc chúng không ngờ nhất, anh dang tay gạt cả hai đứa ngã lăn lóc ra đường. Không thể đứng ngoài cuộc, Cò Đợi xông vào túm lấy hai tay Toản bẻ quặt ra sau. Toản bình tĩnh nói với Cò Đợi.

- Anh gây sự với tôi trước đấy nhé.

- Thách hả? - Cò Đợi giật dây trói trong tay hai gã thanh niên, đang lóp ngóp bò dậy.

- Trói này.

Toản vung tay, hất mạnh. “Tỏm” Cò Đợi văng ra, bay xuống ruộng chiêm. Hai thanh niên vung cao gậy phang vào đầu Toản, Toản né được, túm lấy gậy, xô cả hai đứa xuống nước theo ông chủ.

Ba thầy trò Cò Đợi ướt như chuột lội đang níu đất, níu cỏ nhoai lên mặt đường lại bị Toản dúi xuống. Anh nói với mẹ:

- Đi thôi mẹ.

Bà Toản mặt cắt không ra máu. Bà cảm thấy tai hoạ đang đổ lên đầu bà, lên đứa con trai dại dột của bà. Nhưng bà cũng chẳng biết làm gi khác hơn là giơ đòn gánh đuổi đánh Toản. Bà khóc, bà đưa tay kéo Cò Đợi lên bờ, bị Cò Đợi gạt phắt đi.

- Mẹ! Sao mẹ phải như thế. Họ đánh con. Con tự vệ. Con không có lỗi gì hết. Mẹ đừng sợ.

Toản cất gánh lên vai thoăn thoắt chạy đi. Hai thanh niên đã lên được bờ. Họ định đuổi theo Toản nhưng Cò Đợi phẩy tay ra hiệu không cần. Bà Toản vẫn còn ngong ngóng chờ Cò Đợi.

- Em nó còn ngu dại lắm. Anh tha cho nó. Tôi lạy anh đấy.

- Bà nữa. Phải cho mẹ con bà biết thế nào là phép tắc. Liệu mẹ con bà còn về cái làng Vòng này nữa không?

Cò Đợi cười khẩy mà mồm méo xẹo trông như muốn khóc.





6

Sáng hôm sau, còn nhọ nhem mặt người đã có hai thanh niên trong ban công an xã đến nhà, gọi Toản lên trụ sở ủy ban. Bà Toản bị một phen hồn xiêu phách lạc. Thấy mẹ run như người rét cóng, Toản nói:

- Mẹ khỏi lo. Để xem họ làm gì được con?

Quay qua hai thanh niên, anh bảo:

- Tôi còn bận chút việc, Các anh cứ về, tý nữa tôi đi.

- Không được. Đây là lệnh của ủy ban.

- Lệnh của ủy ban à? Các anh cho tôi xem?

Một thanh niên nhanh nhảu rút giấy trong túi đưa cho Toản. Toản đọc, cười khúc khắc.

- Không phải lệnh của ủy ban. Tôi không đi đâu, ủy ban phải có chữ ký, có dấu đàng hoàng. Đây là giấy Cò Đợi. Cò Đợi đang thù tôi, còn lâu tôi đi nhá.

Tức lộn ruột mà hai thanh niên không làm gì được. Họ bất ngờ. Họ lúng túng. Họ không thể ngờ Toản cả gan đến thế. Họ càu nhàu gì đó rồi bực bỏ ra về.

Phải một tuần sau, Toản mới nhận được giấy của ủy ban thực sự. Đúng ngày đúng giờ, anh lên trụ sở. Không gợn chút lo ngại, anh thấy vững tâm về việc mình làm. Một chế độ tốt đẹp không thể để cho mình bị bắt chẹt, bị oan uổng. Nhân chuyện, đấu cho Cò Đợi một trận trước mặt lãnh đạo xã.

Ở một phòng khách của trụ sở ủy ban, Cò Đợi lăng xăng dọn dẹp, xách phích, bê cốc chén gì đó. Thấy Toản đến, mặt vênh vênh đắc ý. Hắn lầm nhầm đọc thơ: - Đánh được người mặt đỏ như vang - Không đánh được người mặt vàng như nghệ.

- Thôi, thơ phú gì. Nhanh tay, nhanh chân lên, chậm việc, mấy ông lại mắng cho. - Toản chọc tức.

Anh vừa bước lên hè, Cò Đợi đốp luôn:

- Bữa ni hết vẻ anh hùng rồi hả?

Không thèm chấp, ngó trước dòm sau chẳng thấy ai, Toản định quay ra bị Cò Đợi ách lại:

- Đi đâu?

- Về.

- Không nhận được giấy gọi hả?

- Giấy mời hẳn hoi chứ không phải giấy gọi nhưng nói trước, không làm việc với anh đâu.

- Yên trí, trưởng công an xã. Bí thư, chủ tịch nữa sẽ thưa chuyện với anh. Ở đây không phải như ở đường sá đâu.

- Tất nhiên, không có đồng chiêm nhưng có ao hồ kia kìa.

Toản chỉ ra phía trước. Hết sân nhà ủy ban là con đường cái. Mé đường cái là một cái hồ lớn, mênh mông, nước ăm áp.

- Nhớ đấy nhá. Anh doạ ủy ban.

- Đừng có vu cáo bậy bạ. Tôi đang nói chuyện với anh.

- Được lắm. - Cò Đợi cười gằn và bước qua mặt Toản đi đến phòng bên. Một lát, chủ tịch, bí thư bước vào phòng. Sau cùng mới là trưởng công an xã.

- Anh Toản đến lâu chưa? Mời anh uống nước, ơ anh Cò Đợi, pha ấm nước trà chớ?

Toản hơi ngớ ra trước sự thân mật của ông bí thư.

- Nghe nói anh vừa đi thi trung cấp chi đó phải không? Bài vở làm tốt chớ?

Đến câu hỏi của ông chủ tịch thì Toản không hiểu gì nữa. Hay là cái mốt bây giờ trước khi tra hỏi người ta dùng cái khẩu khí chân tình như thế.

- Thưa hai anh, tôi cũng vừa mới đến xong. Kể ra cũng còn muốn đi học cấp ba. Nhưng nhà nghèo quá vừa qua tôi xin thi vào trung cấp.

Bí thư cười vui vẻ:

- Anh thi gì mà chả trúng. Tiếc là do chiến tranh mọi chuyện đểu phải gác lại. Đánh giặc cái đã. - Vừa nói bí thư vừa nháy mắt cho đồng chí chủ tịch.

- Cũng xin nói trước để anh thông cảm. Chúng tôi biết anh là người ham học. Có sức học tốt. Nghèo thì cố vượt qua cũng được thôi. Nhưng như anh biết đấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta đang ở giai đoạn khẩn cấp. Cần người, cần của cho chiến trường. Đài, báo đưa tin ta đang thắng lớn. Đà này không mấy chốc giải phóng miền Nam.

Cò Đợi đứng ở một góc nhà, miệng há ra, mắt chăm chắm nhìn đồng chí chủ tịch, bí thư như nhìn người động kinh. Đã rõ, y không thể hiểu sự thể là thế nào. Toản cũng đang cố suy đoán. Không hiểu họ định “xử” kiểu gì với mình. Không lẽ họ gọi mình đến đây để phổ biến tình hình thời sự chính trị. Dừng lại một chút, ra ý thăm dò, đồng chí chủ tịch tiếp:

- Bữa qua, tôi được goi lên ủy ban huyện. Chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự huyện giao cho xã ta tương đối lớn.

Nhắm mãi cũng không còn ai ngoài các anh. May mà các anh cũng đã học hành xong. Cũng chưa thưa chuyện với bác trai, bác gái ở nhà. Muốn biết ý nguyện của anh xem thế nào đã?

Ô hay quá nhỉ. Sao họ lại tử tế với mình đến vậy? Hoá ra nhắng nhít lại chỉ là mấy ông cấp dưới của họ.

- Vậy ra ủy ban gọi em đến không phảí vì chuyện bữa trước cãi cọ với Cò Đợi?

- Không! Không! - Đồng chí bí thư xua tay - Việc đó với việc đi nghĩa vụ của anh không liên quan gì với nhau. Bữa trước, tôi và đồng chí chủ tịch đây có nghe anh Cò Đợi nói lại. Theo tôi, cái việc công an rình rập, bắt thu rau muống của bà Toản không đúng đâu. Buôn bán gì mấy bó rau muống. Đã đi bán rau muống thì không thành địa chủ, thành người bóc lột được đâu. Với lại hoàn cảnh của nhà ta làng xã ai chẳng biết, nên thông cảm. Tất nhiên, ai cũng đi bán rau thì ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng bà Toản vẫn đảm bảo ngày công với hợp tác xã kia mà. Mình có hơi máy móc đấy anh Cò Đợi ạ. Còn việc cãi vã xô đẩy nhau, ai lại thế. Thôi, dàn hoà với nhau đi. Cùng rút kinh nghiệm. Đồng ý không nào?

- Tôi không đồng ý. Tôi...

Cò Đợi đang định nói nhưng bị Toản cắt ngang:

- Không đồng ý thì thế này. Anh đi nghĩa vụ thay tôi đi. Để cái việc của anh tôi làm cho. Chắc chắn tôi sẽ làm tốt hơn anh nhiều.

Mọi người trong phòng; cười rũ rượi. Toản nói tiếp:

- Thưa các anh, em về được chưa ạ?

- Anh chưa nói ý kiến của mình về việc tham gia nghĩa vụ quân sự?

- Đã là nghĩa vụ quân sự còn ý kiến gì nữa ạ.

- Điều đáng bàn là các anh coi việc nghĩa vu quân sự là một trách nhiệm vinh dự hay chỉ là một hình thức kỷ luật đối với tôi. Toản định nói thế nhưng lại nghĩ, dù họ quan niệm thế nào mình cũng không nên nói vậy. Nói vậy sẽ giảm giá và mất thiêng ý nghĩa của những người tham gia quân ngũ.