Trăng Soi Bóng Nước

10/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Trăng trên trời và trăng dưới nước, đâu là hình, đâu là bóng? Trăng trên mặt nước có tồn tại không? “Tôi đi tìm một mảnh trăng rơi Đã vỡ tan thành những gì có thể Để bây giờ ở trên cao vời vợi Trăng ấ …
Xem Thêm

Chương 14
Buổi sáng lên công ty, nghe mấy anh ở phòng Kế Hoạch phổ biến bàn giao công việc. Cuối buổi anh trưởng phòng chốt lại :

– Ok, giờ em về thu xếp chuẩn bị đồ đạc, chiều chủ động ra bắt xe lên công trình nhé

– Đi một mình hả anh?

Anh trưởng phòng có vẻ rất ngạc nhiên :

– Không đi một mình thế định đi mấy mình?

– Em tưởng…

– Tưởng cái gì mà tưởng, yên tâm đi lên đấy mọi thứ cứ gọi anh Phồn “ nghệ sĩ”, anh ấy là chủ nhiệm công trình trên đấy…Mấy anh em ở trên đó cố gắng công tác, tiền lương hàng tháng công ty sẽ chuyển vào thẻ ây tê em cho….Thế nhé…

Tôi ra Mỹ Đình bắt xe lên thẳng Tuyên Quang, địa chỉ và số điện thoại đã ghi trong giấy. Khi đến một nơi thấy lơ xe nói là phố huyện thì tôi xuống, ngồi ở một quán trà đá ngay ngã 3 đường, tôi hỏi cô chủ quán :

– Cô ơi cho cháu hỏi cái địa chỉ ghi trong giấy này nó có xa đây không ?

Cô bảo chỗ đó cách thị trấn 15km, đó là xã miền núi, heo hút và hẻo lánh. Đi lại khó khăn lắm

– Cháu hỏi đường vào đấy làm gì?

– Cháu xây trường học…

Lấy số điện thoại mà mấy anh ở công ty đưa, tôi gọi cho một anh tên là Phồn, gọi mấy cuộc mà vẫn thấy ò í e, sốt hết cả ruột…Đến cuộc thứ chín mới bắt được sóng

– A lô, anh Phồn à?

– Ừ , Phồn đây, ai đấy, nói nhanh lên – Giọng anh nói nhanh hơn ăn cắp

– Em là Quân, kỹ thuật mới

– Ừ, nói đi…nhanh không mất mẹ sóng….

– Em đang ở ngã ba thị trấn..

– Ừ…

Tắt phụt, đéo thấy tí tăm hơi nào nữa, gọi mấy cuộc lại ò í e, mới bước đầu đã thế này thú thật tôi thấy nản vãi đái. Lại ngồi thêm 2 tuần trà nữa cồn hết cả ruột, ăn thêm 3 cái kẹo thì trời bắt đầu nhá nhem…Khi mà sắp tuyệt vọng thì tôi giật nảy mình vì có chuông điện thoại, cảm giác khi ấy giống như Rô bin sơn trên đảo hoang nhìn thấy tàu Titanic chạy qua

– Alo…

– Chú đang ở đâu đấy, anh Phồn đây

– Em đang ở ngã ba, quán nước đây này…

– Ok….

Chưa kịp tắt máy thì có con WIN nổ bành bạch phun khói đỗ xịch ngay bên cạnh, cưỡi trên nó là một anh cao to, nhìn mặt rất nghệ sĩ vì có mãi tóc dài nhưng hơi bết vì có lẽ 3 ngày chưa gội. A hất hàm bảo tôi :

– Quân hả?

– Vâng, anh là anh Phồn phải không?

– Chuẩn….lên xe

Tôi ngồi sau xe, anh phóng băng băng trên con đường đất toàn ổ gà ổ trâu, đường này mà bác nào bị táo bón lâu ngày không ỉa được đi xong về nhà có khi ỉa dễ như bị tiêu chảy…xóc long cả óc. Lại thêm cái mùi rất ư là quyến rũ chỉ muốn ói mỗi khi tóc anh bay quất vào mặt tôi.

– Chờ anh có lâu không?

– Có hơn tiếng thôi mà anh

– Ờ, thông cảm, trong đó sóng điện thoại yếu lắm, mới cả đường xóc anh không dám đi nhanh

– Vầng

Cả quãng đường tôi với anh chẳng nói chuyện được gì nhiều, vì tôi còn phải tập trung bám thật chặt, không thì bắn con mẹ nó xuống đường ngay…

Cuối cùng sau hơn 40 phút hành xác trên con xe của anh thì tôi cũng vào đến được nơi ở mới, đó là một công trường xây dựng trong khuôn viên của một ngôi trường tiểu học. Lúc ấy trời tối tôi cũng chẳng quan sát được gì nhiều, chỉ biết nơi ở sinh hoạt và làm việc của chúng tôi là dãy nhà cấp 4 lợp ngói cũ kĩ, gồm có 2 phòng, một phòng ở, một phòng vừa là phòng họp, phòng ăn, kiêm luôn để hồ sơ giấy tờ, gọi là phòng tổng hợp…

Đến đúng lúc mọi người chuẩn bị ăn cơm tối, thế là tôi ra bể nước rửa qua cái mặt, xong vào nhập cuộc luôn.

Trước khi tôi đến thì BCH công trường chỉ có 3 người, do một chú kỹ thuật theo anh Phồn kể thì nhớ nhà quá không chịu được đã trốn về, tôi được đưa lên thay thế. Ngoài anh Phồn là chủ nhiệm công trình, phụ trách chung, có cậu Đồng là kỹ thuật hiện trường, học Cao Đẳng XD ra, có bác Hảo mà sau này tôi mới biết mọi người hay gọi là bác Hảo điếc, vì bác vừa điếc vừa lác, bác Hảo vừa làm bảo vệ, thủ kho kiêm luôn cấp dưỡng hậu cần cho anh em, thêm tôi nữa là đủ bộ tứ…

Đấy là đội ngũ cán bộ, còn công nhân thì người ta ở dưới lán, cách nơi chúng tôi ở khoảng 200m, ăn uống sinh hoạt cách biệt với chúng tôi.

Các cụ xưa vẫn có câu “ vui đâu trầu đấy” , à nhầm “ Ở đâu quen đấy”, tính tôi vốn dĩ hòa đồng, nên rất nhanh chóng hòa vào nếp sống ở nơi đây. Nói chung kiểu gì tôi cũng bắt sóng được hết, từ bác Lê Hoàn Hảo vừa điếc vừa lác nhưng lại có một cái tên hoàn mỹ, tôi cũng nói chuyện được, mỗi tội khi nói phải gào lên rất rát cổ…Cho đến thằng cu em Đồng, thằng này nhỏ người, hiền và ít nói, được cái ngoan, có hôm mấy anh em ngồi chơi phỏm với nhau, lão Phồn bị nó câu con chốt cay quá lão lẩm bẩm :

– TᏂασ mẹ thằng còi này trông thế mà khôn phết, mỗi tội bố mẹ đặt cho cái tên như ©ôи ŧɧịt̠…

Tôi nói với theo :

– Anh ơi ngày xưa em đi học hóa học thì Đồng là Cu, mà cu chả là ©ôи ŧɧịt̠ thì là gì???

Lão gật gù : Phải , phải…..

Ấy thế mà nó đéo tức, cứ cười hềnh hệch thế mới ngoan…

Anh Phồn tên cúng cơm là Bùi Như Phồn, nhiều hôm rượu say nghe anh nói tôi lại nghe nhầm thành “ Côи ŧɧịt̠ Như L*и”, tôi lấy làm thắc mắc đem ra hỏi anh mỗi khi anh em nằm nghe đọc chuyện đêm khuya trên đài Ép Em

– Sao ngày xưa bố mẹ anh lại đặt cho anh tên là Phồn? Nhiều lúc em nghe như….

– Như gì??? Lão chồm dậy

– Như…Cồn, như rượu ý – Tôi chữa cháy ngay

– À, chắc tại ông già anh mê rượu, nên định đặt tên anh là Rượu, nhưng nghe nó nữ tính quá, chuyển thành Phồn nghe cho nó giống Cồn, thêm nữa nghe bà già anh kể ngày bé anh còi, đặt tên phồn cho nó Phồn thực, nhà nghèo mà..

– Vầng…tôi gật đầu đồng tình

Anh Phồn tuổi gần 40, thuộc dạng cao to đen hôi, tóc để dài không chịu cắt. Cách đây 5 năm thì 5 bị vợ bỏ mà không biết lý do, nghe đồn người ta nói tại anh hâm quá, nên anh có biệt danh là Phồn “ hâm”, chứ cái tên Phồn “ nghệ sĩ” là do anh tự nghĩ ra và thích mọi người gọi như thế.

Kể từ đó anh hận, anh đi công trình suốt, cứ nơi đâu có công trình xương nhất, khó khăn nhất, xa xôi hẻo lánh nhất thì công ty lại dí cho anh đi, mà anh chẳng bao giờ từ chối, thế mới hay…

Dạo xưa anh cũng đầu đinh như ai, nhưng sau khi đi công trình trên tận Lầu Cai, ở sát biên giới, anh mấy tháng không cắt tóc, lúc về HN đến công ty mọi người không nhận ra , cứ tưởng mấy ông người rừng trong Quảng Bình xổng ra Hn chơi, lại gần mới biết đấy là anh Phồn…Hôm đấy có một anh trong phòng kỹ thuật khen anh Phồn trong giống nghệ sĩ Đào Anh Khánh, anh ấy còn quả quyết mái tóc ấy thực sự sinh ra là để cho anh Phồn…

Từ đó anh để tóc dài và tự nhận mình là Phồn “ nghệ sĩ”

Anh Phồn thực ra rất giỏi, chuyên môn anh rất tốt, chỉ mỗi cái tính anh hơi khác mọi người một tí, nên rất khó cơ cấu, không có cơ hội thăng tiến, bao nhiêu năm vẫn chỉ mỗi cái chức chủ nhiệm công trình là hết đất, có hôm say quá anh dốc bầu tâm sự :

– Số anh nó chỉ được đến thế thôi chú ạ, đến lúc chết đi thì trên bia đá cũng chỉ ghi : Chủ nhiệm công trình Bùi Như Phồn…

Thế éo nào mà tôi lại nghe thành Côи ŧɧịt̠ Như l*и…Hay tôi cũng say nhỉ?

Anh Phồn hay nói thẳng , thô và bậy, nên mọi người cũng nghe quen rồi. Mà ở cái nơi rừng thiêng nước độc này thì có ai nữa đâu??? Ngoài mấy mống đực rựa? À có…

Bên cạnh dãy nhà tập thể của Ban chỉ huy công trường chúng tôi ở là khu bếp, với một gian bếp nhỏ xíu tạm bợ, trước mặt là cái bể nước dùng cho cả việc nấu nướng giặt giữ tắm rửa, quanh cái bể nước là cái sân rộng được láng xi măng, gần đấy có cái nhà tắm…Nước từ cái bể và trong nhà tắm sẽ chảy ra một cái rãnh để tưới cho một khu vườn nhỏ.

Trong khu vườn đấy bên trên là giàn mướp, bên dưới trồng rất nhiều rau…Tôi hỏi bác Hảo điếc :

– Rau với cả mướp bác trồng à ?

– Không, mướp của mấy cô giáo đấy

Đúng lúc ấy lão Phồn đi qua nghe được, câu đực câu cái không rõ, lão cười hềnh hệch :

– Các cô toàn bưởi thế kia mà sao ông lại bảo là mướp, mướp là mướp thế nào..

Đấy là lúc lão đi ra bờ giếng để nghe điện thoại, chả hiểu bọn viễn thông làm ăn kiểu gì mà chỗ tôi ở đúng cái sân gần nhà tắm thì sóng căng đét, chỗ khác rất chập chờn. Thành ra muốn nghe điện thoại cứ phải ra đấy đứng, bất kể ngày đêm.

Ngay sát nhà tắm của chúng tôi là khu nhà tắm của dãy nhà tập thể dành cho các cô giáo, hai khu ngăn với nhau bởi hàng rào bằng tấm tôn, lối đi duy nhất thông qua nhau là đi qua giàn mướp. Mang tiếng là ngăn cách nhưng bên này nói chuyện bên kia vẫn nghe thấy và ngược lại…

Nhiều hôm, tôi đứng bên này còn nghe bên kia mấy cô giáo nói chuyện cười khúc khích, chả biết mấy cô…?

Tôi hỏi anh Phồn thì anh bảo :

– Có 3 cô, một cô giáo già với cả 2 cô giáo trẻ

– Sao anh biết ?

– Thì anh lên đây từ ngày đầu tiên, cái đéo gì anh chả biết…

Thêm Bình Luận