Chương 6: Chuyện của anh cả

Mọi mâu thuẫn ở khu nhà tập thể có lẽ chỉ diễn ra sau năm giờ chiều. Cái giờ mà mọi người bắt đầu về nhà, cơm nước giặt giũ, rồi chuyện học hành con cái, mọi hoạt động sinh hoạt của mọi nhà đều đồng loạt diễn ra. Nhà cách vách có câu cong trai vừa lên sáu, con trai độ tuổi này đã bắt đầu biết nghịch ngợm. Mẹ cậu nhóc mãi răn dạy con, hết la rồi đánh. Tiếng khóc của trẻ con, tiếng la ó của người lớn cộng thêm tiếng than vãn của hàng xóm xung quanh. Tất cả nhưng điều đó cộng hưởng khiến Vân Anh có phần choáng váng.

Hôm nay chị tư gái xung phong rửa chén sau buổi ăn. Mẹ Vân nửa đùa nửa thật trêu chị tư là bị cái bánh bao thịt mua chuộc. Chị tư chỉ chẹp miệng bảo ăn có một cái không đủ sướиɠ.

Vân Anh vào phòng để nhìn xem tủ quần áo của nguyên chủ sẵn tiện cô cũng ngó xem nguyên chủ có giấu tiền riêng hay không. Tủ quần áo le que vài bộ, có hai chiếc áo sơ mi là còn mới cóng. Hình như là mẹ Vân mua để phục vụ cho công việc ở ủy ban của nguyên chủ. Còn lại đa phần là quần áo cũ mà cô được kế thừa từ hai chị gái. Vậy nên đã phần đều rất cũ, có cái vải đã sờn, cái thì màu đã phai. Vân Anh thở dài, tâm hồn yêu cái đẹp của cô bị đống quần áo cũ kỹ này đả kích mạnh mẽ.

“Út nhỏ chuẩn bị đồ đi con.” Tiếng mẹ Vân vang vọng bên ngoài cửa thúc giục cô.

Vân Anh lục một hồi lấy ra cái đầm suông rộng thùng thình, chất vải mỏng phù hợp để mặc ngủ. Cô cũng bắt đầu tính toán xem ngày tháng tiếp theo nếu muốn sống thoải mái mà không thập thò đề phòng trước sau… có lẽ cô phải dọn ra sống một mình. Nghĩ rồi Vân Anh càng rối rắm, dọn ra sống một mình là một chuyện không tưởng. Chẳng dễ dàng gì hai vì phụ huynh ngoài kia chấp thuận. Vân Anh thở dài cầm theo quần áo, khăn tắm bước ra ngoài.

Mẹ Vân đã đợi sẵn, chị tư còn đang tưới cây ngoài ban công. Đây là cây do bố Sơn trồng, bình thường đều do ông chăm sóc. Nhưng hôm nay sau bữa cơm chiều bố Sơn đã vội vã đi họp. Cứ định kì hai tuần khu nhà tập thể lại có một buổi họp các cư dân sinh sống ở đây, lúc trước đều do phụ nữ đi họp có điều các bố các mẹ mỗi người một ý, nhà này khiếu nại nhà kia, tranh cãi um trời.

Sau này lãnh đạo nhà tập thể quyết định chỉ để đàn ông trụ cột gia đình đi họp, cực chẳng đã nhà nào không có đàn ông mới để cho phụ nữ đi mà thôi. Từ đó bầu không khí của cuộc họp bớt căng thẳng đi nhưng mà tình trạng khiếu nại vẫn thế. Các bà các mẹ hay dúi vào tay chồng con cả một tờ giấy dài liệt kê tội trạng của các nhà xung quanh. Cánh đàn ông không giơ tay khiếu nại thì sau khi tan họp nội bộ trong nhà lục đυ.c thế nên chuyện đâu cũng về nấy.

Tranh thủ lúc mọi người bận rộn họp hành, ba mẹ con đi tắm. Khu nhà bọn cô sống là nhà tập thể kiểu cũ nên tắm rửa vệ sinh cũng sinh hoạt tập thể. Mỗi một tầng có hai khu tách biệt, khu đầu và khu cuối cũng là để phân biệt khu nam và khu nữ. Khu nữ ở cuối hành lang trong đó gồm có 16 phòng hết thảy chia đôi mỗi bên 8 phòng được phân cách bằng lối đi ở giữa. Một bên dùng để tắm, bên còn lại dùng để đi vệ sinh. Sinh sống mấy chục năm ở đây, hàng xóm láng giềng lúc trước hay phân chia theo số hộ để khỏi phải đợi chờ nhau. Đôi khi còn thân thiết đến mức cứ hễ ai tắm xong sẽ về gọi báo nhà bên cạnh. Nhưng gần đây hàng xóm xung quanh dọn đi khá nhiều, rồi có mấy đôi vợ chồng trẻ vào ở, dần dần cũng chẳng còn thân thiết như hàng xóm cũ.

Mẹ Vân chọn ba phòng ở cuối dãy, rồi sắp xếp vị trí theo thứ tự mẹ ở ngoài cùng, Vân Anh ở giữa còn chị tư ở cuối. Dạo gần đây khu nhà tập thể của bọn họ bất ổn lắm, có trộm cắp rồi hôm trước lúc nửa đêm còn có người hô hoán khi đi tắm có kẻ nhìn trộm. Vân Anh ngửa cổ để nước xối khắp cơ thể, trong thau tắm của cô có một góc nhỏ cục xà bông. Thời này xà bông Cô Ba là sự lựa chọn hàng đầu của cánh phụ nữ. Cục xà bông xanh gần như là huyện thoại một thời. Một cục xà bông mẹ Vân cắt làm đôi, mỗi người dùng phân nửa để tiết kiệm. Vân Anh lén lấy một ít dầu gội trong không gian ra để dùng, cô chỉ dám lấy một ít vì sợ chị tư để ý đến mùi của dầu gội. Vân Anh lại thở dài, cô phải tìm cách để sống và sinh hoạt thoải mái hơn.

Lúc bố mẹ con về nhà, bố Sơn vẫn chưa về. Mẹ Vân lấy kim chỉ tranh thủ đơm lại mấy cái nút áo trên áo của chồng con. Chị tư về phòng mang ra 25 đồng cùng phiếu thịt và gạo đưa cho mẹ Vân. Mẹ Vân cất lấy 20 đồng rồi đưa lại chị 5 đồng.

“Cất lấy.”

“Không cần mẹ giữ mà chi tiêu.” Chị tư nhướn mày.

Lương mậu dịch viên thời này được xem là cao. Trung bình cũng khoảng 25-35 đồng còn có kèm phiếu thịt phiếu gạo. Mỗi tháng anh cả và anh bố đều đưa hơn phân nửa lương cho bố mẹ, lúc trước chị hai cũng vậy. Số còn lại anh chị tự cất để dành dụm, sau cưới vợ gả chồng bố mẹ sẽ lo hết. Sau này anh cả và anh ba dọn ra ngoài sống, bố mẹ chỉ lấy 1 phần ba lương của hai anh, chị tư đưa hơn hai phần ba cốt là để góp cả tiền ăn. Vân Anh nhíu mày, thân chủ bắt đầu đi làm từ đầu tuần trước, đến hôm nay vẫn chưa tròn tháng, có điều cô không nhớ được lương của nguyên chủ vào khoảng bao nhiêu.

“Nhà mình bây giờ chỉ còn hai đứa bọn con, mỗi tháng không tốn như trước, mẹ với bố bàn với nhau lương của hai đứa sau này đưa thì mẹ giữ lúc bọn con lấy chồng mẹ lấy ra làm của hồi môn. Còn tiền cho hai anh bọn con cưới vợ bố mẹ dành dụm đủ rồi. Nghĩ chỉ tội cho chị hai bọn con thiệt thòi nhất. Sau bố mẹ định lúc chị hai con có bầu sẽ cho anh chị bên đó một khoảng tiền xem như ba đứa con gái bố mẹ đều lo như nhau.” Mẹ Vân nói một mạch, rồi lại thở dài. Lúc con gái lớn lấy chồng, ông bà tính tới tính lui không biết lấy bao nhiêu ra là đủ. Lại sợ lấy ra nhiều quá nếu lỡ trong năm hai đứa con trai muốn lấy vợ thì xoay không kịp. Cuối cùng lại thiệt thòi cho con gái lớn.

“Con thấy trong năm nay anh cả và anh ba đều có ý định lấy vợ.” Chị tư vừa soi gương vừa liếc nhìn Vân Anh rồi nói tiếp:

“Con với bé út vài năm tới cũng phải gả ra ngoài rồi.”

“Anh cả con có nói với mẹ rồi, sắp xếp hai nhà gặp mặt rồi tính chuyện là vừa. Hai đứa bọn nó yêu đương đã lâu rồi.” Mẹ Vân đứng dậy lật lật sấp lịch tính toán.

Anh cả và chị người yêu hiện tại của anh bên nhau đã được 8 năm. Từ thời anh cả chưa có gì trong tay, còn lông bông ham chơi, lười học. Thời điểm ấy anh cả thường xuyên bị bố mang theo đến chỗ làm để kèm cặp thêm việc học. Còn chị là lớp trưởng lớp bố Sơn chủ nhiệm. Anh và chị gặp nhau từ dạo ấy, sáng anh đi học chiều lẽo đẽo theo bố đi làm. Bố cứ nghĩ đã khai sáng được anh, giúp anh hiểu tầm quan trọng của việc học. Nhưng thì ra chị mới là động lực lớn nhất giúp anh cả phấn đấu như vậy.

“Cưới vội rồi còn sang Liên Xô.” Chị tư hồn nhiên nói rồi mới hốt hoảng bụm miệng. Lời chị nói như sét đánh ngang tai, mẹ Vân bất ngờ tròn cả mắt nhìn chằm chằm chị.

Vân Anh không nói gì lẳng lặng chờ đợi mẹ và chị tư đấu mắt với nhau. Cô lờ mờ đoán được việc anh cả dự định sang Liên Xô còn đang là bí mật giữa anh và bố mẹ.

“Con vừa nói gì? Thằng cả định sang Liên Xô?” Mẹ Vân quăng rổ kim chỉ sang một bên, bà nhảy sang ghế chị tư, nắm tay chị, vô cùng kích động hỏi.

“Thì… thì… thì con đoán vậy thôi. Nghe bảo cơ quan anh cả cử người sang Liên Xô học tập và làm việc.” Chị tư lắp bắp giải thích, chị né ánh mắt mẹ, quay sang nhìn cô cầu cứu.

Vân Anh nhùn vai cô không dính đến vụ này được. Thứ nhất là vì cô không rõ sự tình. Thứ hai là cô còn chưa gặp anh cả, vẫn chưa biết tình cảm của anh cả và thân chủ có đủ thân thiết để chia sẻ hay không. Trông có vẻ anh cả thân với chị tư hơn cô. Cuối cùng là vì chuyện này đã lộ, có nói thêm gì nữa thì cũng đã lộ. Bố mẹ cần một lời giải thích chính thức từ anh chị là điều hợp lý thôi.

“Không phải lúc trước nó sống chết không đi sang nước khác du học sao?” Khoảng thời gian anh cả học những năm cuối cấp, bố mẹ có dự định gửi anh sang Liên Xô hoặc Tiệp Khắc để anh học tập. Là con trai cả, anh là niềm tin cũng là sự trông mong rất lớn từ bố mẹ. Họ mong chờ anh thành tài để làm rạng danh dòng họ, nhưng lúc đó anh sống chết không chịu đi. Thời điểm đó anh vừa bước vào tình yêu, cũng là lúc yêu đương cuồng nhiệt nhất. Anh không chịu bỏ chị chỉ vì hai từ thành tài mà bố mẹ muốn.

Lúc đó anh và bố mẹ tranh cãi quyết liệt, sau cùng anh đậu vào đại học Tổng Hợp Hà Nội bố mẹ mới nguôi ngoai đôi phần. Bây giờ mọi thứ dần ổn định anh lại bắt đầu rục rịch đi, lại chẳng thèm bàn bạc với bố mẹ anh câu nào. Mẹ Vân giận, bà cố đợi bố Sơn về kể lại cho ông nghe rồi oán than con trai lớn bắt đầu không cần bố cần mẹ rồi.

Đại học Tổng Hợp Hà Nội: ngày nay còn gọi là đại học Quốc Gia.

Vân Anh chỉ biết thinh lặng về phòng, tai vẫn ngóng ngóng nghe xem bố mẹ định giải quyết thế nào. Cũng nghe xem chị tư định nói thế nào cho phải với cả đôi bên.

“Cả nhà cắn răng cắn cỏ lo cho nó nhiều nhất, ông xem thằng bố cũng không được bố mẹ ưu ái như anh cả nó. Để bây giờ ông nhìn xem con trai cả ông có xem cái nhà này ra gì không?” Mẹ Vân vừa khóc vừa kể lể. bà nói như thế một phần là vì thất vọng cùng tủi thân. So với mấy đứa trong nhà thì con cả là đứa mà ông bà bỏ nhiều tâm sức vào nhất.

Thời điểm cả nhà thiếu ăn thiếu mặc nhất, ông bố vẫn sẵn lòng cho con sang nước ngoài học tập. Chỉ mong sau này nó thành công còn hỗ trợ các em út trong nhà. Chăm lo trước sau cả đời người nhưng việc nó tính toán qua nước ngoài làm việc ông bà không được biết đầu tiên. Chắc nó sợ ông bà không đồng ý rồi cản chân nó. Nghĩ như vậy nên mẹ Vân càng tủi thân.

Vân Anh thở dài, có phần ngao ngán. Gia đình nào cũng vậy dù bố mẹ có thương yêu con cái đến mức nào cũng không thể đồng đều. Cô không biết đối mặt rồi giải quyết thế nào, có lẽ cô chỉ nên giữ im lặng. Việc của bố mẹ và anh cả nên để họ ngồi xuống giải quyết với nhau thì tốt hơn… cô còn nhiều thứ phải học, phải làm quen cô cũng không thể lo nhiều đến thế.