Chương 35: Chia xa 2

Hai người họ cứ đôi co mãi, chỉ đến khi ông Hội đồng can ra mới thôi. Bà thì cứ nhất quyết đuổi mợ cả về nhà mẹ đẻ, còn cậu thì lai kiên quyết bảo vệ mợ. Còn về phần mợ hai và mợ ba nhìn thấy cảnh nhà như thế thì kẻ vui như mở cờ trong lòng, người thì chẳng biết nên làm gì. Ngay cái lúc này, thằng cu Bân mới khóc ré lên đòi ăn khiến mọi sự chú ý dồn về phía nó.

"Má thương má thương..."

Mợ hai vỗ về thằng nhỏ để nó thôi khóc, nhưng ngay khi mợ đang định về buồng cho nó bú thì bà Hội đồng đã xông ra bế nó ngay từ tay mợ. Với cu Bân thì bà ra sức dỗ dành, nâng niu như trứng bao nhiêu thì với mợ hai đều trái ngược cả. Bà trừng mắt, đanh giọng lại mà mắng:

"Trời đang gió háy thế này mà đem cháu tao ra đây, mày muốn nó bệnh chết hay sao?"

Nhìn qua là biết bà Hội đồng đang kiếm cớ để trút giận chuyện vừa rồi. Bây giờ ngoài mợ hái và đám đầy tớ trong nhà thì bà còn có thể giương oai với ai nữa. Cậu hai Cảo vừa cãi lại bà, mợ ba thì lại là con quan tỉnh, dù bà có là người đàn bà đần độn đến mức nào cũng biết không nên đυ.ng vào. Chỉ có mợ hai, cái thứ đàn bà được mua bằng vài đồng bạc lẻ như món hàng kia mới tùy ý để cho bà xả cơn giận trong lòng này.

Đứng trước bà Hội đồng thì mợ hai chỉ như một con chó nghe lời chủ, cứ cúi đầu mà để bà giận cá chém thớt. Mà từ xưa đến nay ai còn lạ gì cái miệng của bà Hội đồng nữa, cay độc không ai bằng. Mợ hai cứ đứng gồng mình hứng hết những lời đó, ngững giọt nước mắt cũng chực trào ra. Tại sao trong nhà người phải chịu chuyện này luôn là mợ? Người đàn bà độc ác này chừng nào mới thôi đọa đày tấm thân của mợ, mới thôi khinh rẻ mợ đây.

Nỗi đau khổ trong lòng mợ hai ngày một lớn, rồi lại bị thay thế bằng nỗi uất hận thấu tận xương tủy. Bà Hội đồng đã không xem mợ như con người, vậy cớ gì mợ phải luôn đứng khép nép, luồn cúi để mong đợi một chút thương hại từ bà ta cơ chứ. Chi bằng bây giờ mợ một dao gϊếŧ gọn, để mãi mãi bà ta không còn đày đọa mợ nữa. Một đợt giông bão cuồn cuộn sâu trong lòng mợ hai, mang theo thứ sấm chớp khiến người khác sợ hãi.

"Mày cẩn thận cái thân mày. Tao mà điên lên là đuổi cổ mày ra đường thì xem lúc đó mày lấy gì mà sống."

Bà Hội đồng chửi một tràng hả dạ thì bồng thằng cu Bân đang khóc ngất lên đi khỏi chỗ đó, bỏ lại mợ hai đứng lặng tại chỗ. Tất cả mọi người chả ai dám ngăn cản bà, càng không ai dám bước lại khuyên can mợ hai. Cậu hai Cảo cũng chẳng thèm bận tâm đến mợ, chỉ chăm chăm lo cho mợ cả đang nằm trên giường. Mợ ba thì không dám xen vào, chỉ lẳng lặng bỏ về buồng.

Sau cùng, tất cả mọi người không còn ai ở lại với mợ cả ngoài cậu và con Đậu. Mợ hai sau khi bị bỏ lại một lúc lâu thì cũng cúi đầu mà bỏ về buồng của mợ. Một bầu không khí ảm đạm cứ thế mà bao trùm lấy từng người trong nhà. Trong lòng mỗi con người ấy luôn chất chứa những nỗi đau khó nói thành lời. Chúng tựa như những vết sẹo khắc sâu trong tim, mỗi khi trái gió trở trời lại nhói lên từng nhịp như sát muối vào, đau đớn khôn nguôi.

Bầu trời trên đầu những con người nhà họ Bùi hôm nay, mang theo những áng mây trời đầy u uất và lửng lơ. Mợ ba đứng ở phía bậu cửa sổ, ngước lên nhìn về phía cao vời vợi ấy lại không thôi cảm thán tận trong đáy lòng. Phận những người đàn bà trong gia đình này chẳng khác nào những đám mây kia, trôi nổi và chất chứa nhiều nỗi sầu trong tim. Gió cứ mặc sức cuốn mây đi, dù mây có muốn hay không. Cũng như những người đàn bà khốn khổ này, mãi mãi phải cam chịu dưới trướng của lề lối và hủ tục, gồng mình để được nhận vài chữ "tam tòng tứ đức" hay "công dung ngôn hạnh"

Thoạt đầu khi còn chưa bước chân vào nhà này làm dâu chính thức, mợ ba cứ nghĩ rằng đời này mợ chỉ gả cho người mợ thương thì có gì mà lo. Nhưng đến khi bước vào rồi, mợ mới hiểu được cớ chi mà người đàn bà luôn phải gồng mình cam chịu đến vậy. Bởi họ đi làm vợ làm dâu ở nhà người, không chỉ phải luôn là người mẫu mực tiết hạnh, sinh con nối dõi cho nhà chồng mà còn gánh trên vai bộ mặt của nhà mẹ đẻ. Nếu họ không làm được thì xấu mặt mũi họ là chuyện nhỏ, nhưng cha mẹ họ bị người ngoài cười chê là chuyện lớn. Người đàn bà cứ vậy mà bị giam trong cái l*иg sắt của xã hội cả đời, nếu họ chết trong đó thì họ sẽ được ca ngợi là người tiết hạnh. Trái lại nếu họ dám thoát ra thì sẽ bị người đời sỉ vả đến không ngóc đầu lên nổi, chết đi trong sự khinh khi và ghẻ lạnh, mang cái danh ô nhục gia đình. Đau đớn và sự hi sinh mà họ phải chịu, mợ ba tự hỏi rằng có đáng không? Và rồi liệu mợ có trở nên như họ, biến thành một đám mây mặc gió thổi đi đâu thì thổi chăng?

Những điều mợ ba thắc mắc chẳng có một ai giải đáp, hoặc là họ không muốn nói, cũng có thể là họ cũng chẳng biết. Bởi biết đời nay, có người đàn bà nào thoát khỏi những điều ấy nổi....

*****

Màn đêm đã buông xuống khắp nơi, mang theo cả những cơn gió lạnh đến thấu da thấu thịt. Trong căn buồng quen thuộc, cậu hai Cảo ngồi lạnh bên một chiếc đèn dầu nhìn mợ cả đang gấp những bộ đồ cũ. Mợ đã tỉnh lại rất lâu rồi, chỉ là mợ chẳng thèm đoái hoài đến cậu dù chỉ một chút. Khác với đôi mắt trông chờ và chứa chan yêu thương ngày trước, giờ đây trong ánh mắt của mợ chỉ chất chứa sự muộn phiền và lạnh lẽo. Thậm chí khi nghe con Đậu nói về ý của bà Hội đồng, mợ cũng không phản đối mà chỉ lặng lẽ đi gấp lại mớ quần áo cũ.

Dưới cái ánh đèn dầu le loét, cậu hai Cảo vẫn nhìn rõ từng chút một của người vợ đầu ấp tay gối với mình. Đã rất lâu rồi cậu mới nhìn mợ lâu đến vậy nên sâu thẳm trong lòng dâng lên chút chua xót. Dáng vẻ của mợ gầy đi so với ngày trước rất nhiều, mái tóc đã xơ xác, đôi môi khô khốc cả đi. Có lẽ vì mợ đã chẳng còn thiết tô son điểm phấn, cũng chẳng màng đến việc cậu sẽ nhìn mợ ra sao nữa, nên mợ cứ mặc kệ sự xinh đẹp phai nhạt dần đi.

"Mình định bỏ tui đi thật hở mình?"

Giọng cậu hai Cảo trở nên nghẹn ngào, ánh mắt nhìn cậu lại chất chứa sự trông đợi khôn xiết. Cậu mong mợ cả sẽ đáp lại cậu rằng mợ không muốn rời xa cậu, bỏ lại đây tình nghĩa vợ chồng mấy năm trời. Chỉ cần như vậy, cậu sẽ tìm tất cả mọi cách để bù đắp cho mợ.

Đôi tay đang gấp đồ của mợ cả chợt ngừng lại, nhưng mợ lại không dám đưa mắt nhìn thẳng cậu. Trái ngược hoàn toàn với cậu hai Cảo, trong lòng mợ là một nỗi sợ hãi, nó đã kéo dài từ ngày mợ mất đi đứa con của hai người. Mợ của ngày hôm đó tuyệt vọng và đau khổ biết bao nhưng cậu nào có để ý. Cậu bỏ mặc mợ bị nhấn chìm trong nỗi đau không thể nguôi ngoai, khiến tình yêu mợ dành cho cậu chết dần chết mòn theo.

Vợ chồng không tình thì còn nghĩa, nhưng mợ cả tự hỏi trong lòng rằng cái nghĩa của cậu đang ở đâu. Và rồi khi mợ đang quằn quại để mong thoát ra khỏi nỗi tuyệt vọng đang ăn mòn bản thân mợ thì cậu lại đành đoạn đi lấy mợ ba. Ngày đám cưới của cậu, mợ đã khóc hết nước mắt. Mợ biết cậu cưới mợ ba chẳng đơn giản vì bà muốn cậu như vật mà trong lòng cậu đã dành cho mợ ba một phần nhỏ.

Đàn ông, tam thê tứ thϊếp là cái lẽ thường tình. Nhưng mấy ai thử hỏi trong tim những người đàn bà chung chồng ấy đau đớn nhường nào. Người chồng đầu ấp tay gối với mình lại quay ngoắt chung chạ với một người khác. Mợ cả đau lắm bởi mợ cũng chỉ là một người đàn bà, mợ cũng biết ghen, biết cay, biết đắng. Vậy mà hỡi ôi, cậu đâu có quan tâm trong lòng mợ nghĩ cái chi xa xôi bởi cậu đinh ninh rằng mợ sẽ ở bên cậu cả đời chẳng rời xa. Và rồi hôm nay, ngay lúc này khi biết mợ sẽ bỏ cậu đi thật thì cậu lại buồn phiền và đau đớn. Mợ cả là nên mừng hay nên khóc đây?

"Mình đừng đi được không mình, mình đi rồi thì tui làm sao?"

Cậu hai Cảo quỳ dưới chân mợ, nắm lấy đôi bàn tay gầy gò của mợ áp lên mặt mà nỉ non. Những giọt nước mắt nóng hổi của cậu cứ thế lăn dài và rơi xuống đôi bàn tay ấy, nhưng đáp lại chỉ là sự hờ hững đến vô cảm của mợ. Giống như mợ đã chai lì với những điều cậu làm, mặc cho nó cũng đang dày vò lòng mợ.

Tận sâu trong tim, mợ biết mợ vẫn còn thương cậu lắm. Một ngày làm vợ chồng thì cả đời mang nặng tình nghĩa. Nhưng nỗi sợ hãi và oán đã lấn át đi thứ tình yêu mợ dành cho cậu bao lâu nay. Mợ cả nhẹ nhàng rút đôi tay của mình lại, sau đó nói với cậu:

"Chỉ còn ba ngày nữa thôi, tui và cậu chẳng còn là vợ chồng nữa nên xin cậu đừng phí hoài những giọt nước mắt."

Đã lâu lắm rồi cậu hai Cảo mới nghe được giọng của mợ cả, nào ngờ lại là một câu xa cách đến đau lòng. Ánh đèn dầu đã dần lụi tàn khi đầu gần cạn, cũng như tình nghĩa vợ chồng của họ lúc này. Cậu nhìn mợ, nhưng mợ lại chẳng thèm nhìn cậu. Tựa như cả hai người họ chỉ là hai kẻ xa lạ mà thôi. Bằng sự luyến tiếc cuối cùng, cậu nghẹn ngào nói với mợ.

"Mình với tui nên duyên chồng vợ âu cũng là có duyên nợ với nhau. Hết tình thì còn nợ, hết duyên thì còn nợ. Mình hãy cho tui được trả hết cái nợ với mình mà hãy ở lại đây đi..."

Mỗi câu mỗi chữ của cậu đều mang theo sự mong đợi cái gật đầu đồng ý của mợ cả. Nhưng cậu đâu biết được, lòng người đã chết thì bao nhiêu tình nghĩa mà đâu khiến nó sống lại nổi. Mợ cả bật cười, nhưng khi đáp lại cậu chỉ có sự đau đớn trong lời nói.

"Ai trên đời này mà không có nợ hở cậu? Cái tui nợ cậu là một đứa con nối dõi, cái cậu nợ tui là lời hứa thủy chung một đời. Cả cậu và tui, chúng ta đều chẳng thể trả cho nhau món nợ này, nên thôi đừng nói câu luyến tiếc mần chi để thêm đau lòng...."

Nói rồi không đợi cậu đáp lời, mợ cả đã đẩy cậu ra ngoài rồi đóng chặt cửa buồng. Hai con người trong màn đêm, một cánh cửa ngăn giữa và một vách ngăn trong lòng. Đau đớn biết bao, thương xót biết bao nhưng chẳng thể nào thoát nổi.....