Chương 23: Màu nước 4

Trong vòng một tháng sau khi Kairin Maru kết thúc đợt diễn vở Màu nước – tác phẩm thứ mười ba của đoàn – tất cả các tờ báo lớn về sân khấu đều có bài bình luận. Nói chung họ đều tỏ ra thiện chí, nhưng một số nhà phê bình phàn nàn rằng cấu trúc vở kịch căn bản là quá kì quặc.

Hãy thử trích dẫn vài bài bình luận chính.

Tờ Nguyệt san định hướng kịch nói số tháng Mười một:

Tôi vẫn không chắc việc kết hợp tầm quan trọng của địa điểm vào vở diễn, về phần đạo diễn Kenzo Kiyohara, là một thủ pháp có chủ định đến đâu. Phải thừa nhận rằng tôi bị mê hoặc bởi thủ pháp mở màn vở kịch bằng một thiết bị của anh ta, rất độc đáo.

Không nghi ngờ gì, chủ đề của vở kịch là nước, cho dù nước không hẳn là ý tưởng gốc. Bản thân người đạo diễn có lẽ cũng sẽ đồng ý rằng anh buộc lòng phải mang nước vào vở kịch để lợi dụng cấu trúc độc nhất vô nhị của tòa nhà, từng một thời nổi tiếng vì là nơi tọa lạc của vũ trường Mephisto.

Dù vậy, vở kịch đã được đầu tư suy nghĩ rất công phu. Các cảnh được diễn trên tầng ba, bốn, năm của tòa nhà, với nước chảy từ tầng trên xuống tầng dưới, do đó tạo được sợi chỉ xuyên suốt thống nhất các cảnh diễn theo chiều dọc. Với một đoàn kịch nhỏ, phải cực kì táo bạo mới dám sử dụng một lượng nước lớn đến vậy trên sân khấu, đặc biệt là phải vô cùng khéo kéo mới có thể làm thoát hết số nước đó được. Nhưng dám chấp nhận thử thách có vẻ chẳng hề dễ chịu như thế chính là dấu xác nhận tài năng của Kenzo Kiyohara.

Chi tiết nổi bật của vở kịch là phần diễn xuất của Kamiya, người đã một mình vật lộn để kiểm soát chỗ nước rò trên trần. Trong một cảnh dài ngang với cả một buổi độc diễn, diễn xuất của anh ta chứa đựng cả một vài khoảnh khắc rất quái đản. Nhưng, có người sẽ không hiểu sao lại phải diễn theo kiểu hoảng loạn đến vậy. Về khía cạnh này, cảnh đó vẫn còn là một ẩn sổ…

Số tháng Mười một của tờ Triễn lãm Sân khấu:

Việc diễn viên bước xuống sân khấu về phía khán giả không hẳn là một thủ pháp đặc biệt mới mẻ. Trên thực tế, chẳng mấy, nếu không muốn nói là không đoàn kịch tư nhân nào lại chưa từng áp dụng thủ pháp này. Nhưng cách làm được sử dụng trong vở diễn của Kenzo Kiyohara phức tạp hơn thế nhiều. Vũ trường Mephisto từng hoạt động trên ba tầng lầu, mỗi tầng phục vụ khách hàng dựa vào các gu khác nhau. Mỗi tầng đều có cửa xoay riêng để khách mua vé vào. Kiyohara đã dựa theo hệ thống này, dựng lên mỗi sân khấu ở mỗi tầng – ba, bốn và năm – một vở kịch. Phương diện đóng vai trò kết nối ba sâu khấu này là nước. Dưới tác động của trọng lực, nước luôn rớt xuống. Thậm chí trong một công trình bê tông, nước cũng sẽ tìm được đường rỉ xuống qua các vết nứt nhỏ nhất. Sử dụng hiệu quả nước trong hành trình chảy xuống đã buộc cả ba sân khấu lại bằng một kết nối dọc xuyên suốt.

Điều làm nên một Kiyohara – ông bầu, nhà kinh doanh tài giỏi nằm ở chỗ đã tính giá vé theo từng tầng. Những người đã vở diễn ở tầng ba sẽ bị kí©h thí©ɧ muốn xem vở diễn ở tầng tư, đến lượt nó lại thôi thúc họ lên tầng năm xem diễn. Bởi thế, để hiểu được ý nghĩa của việc nam nhân vật xuất hiện từ phòng vệ sinh ngập nước, người ta sẽ phải xem vở kịch trên tầng năm. Cứ như thế, khán giả bị kéo đến nhà hát này liền ba đêm liên tiếp.

Từ tờ tam nguyệt san Nghệ thuật Trình diễn, số mùa đông:

Một sâu khấu gần như đã bị biến thành bể bơi, nước phun trào và bắn tung tóe khắp nơi. Xử lí cho ngần ấy nước thoát hết hẳn sẽ đặt ra cho đoàn kịch những khó khăn không nhỏ. Nhưng toàn bộ trải nghiệm này hoàn toàn đáng để nỗ lực. Với tôi, cảnh những sợi tóc nhuộm nhiều màu dập dềnh uốn lượn trong nước khá ấn tượng. Kĩ thuật ánh sáng hiệu quả đã khiến tôi sởn gai ốc trước vẻ đẹp và sự dị thường của cả vở diễn.

Mớ tóc nhiều màu tượng trưng cho các cô gái từng nhảy ở đó. Dù mớ tóc đó là dấu hiệu chuyển sang cảnh khiêu vũ tập thể, vẫn không thể phủ nhận rằng khán giả đã không được cung cấp một lời giải thích đầy đủ liên quan tới những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, sự đối lập ngoạn mục giữa cái tĩnh lặng của nước và sự ồn ào bùng nổ của cảnh nhảy múa đã phủ nhận chính nhu cầu giải thích đó. Nếu mục đích của việc dàn dựng sân khấu này là cái đẹp, và chỉ thế, thì người viết bài phê bình này thừa nhận rằng mình đã bị khuất phục trước dàn dựng đó. Bỏ qua mọi lí thuyết, tôi thực sự đã tìm thấy vẻ đẹp trong sự bệnh hoạn của thế giới đó.