Chương 32: Tiểu mập mạp báo danh (TG1)

Ngày 1 tháng 9.

Bởi vì lương thô có giá trị dinh dưỡng, cho nên Cố Hi quyết định từ giờ trở về sau, cậu sẽ dùng lương thô hoặc khoai lang đỏ cùng ngũ cốc làm bữa sáng. Lương thô khá khô cứng, nếu muốn ăn cần phải nấu lên một chút cho nó mềm thì mới ăn được. Tiếp đó, cậu sẽ lại làm thêm vài món mặn nữa để ăn kèm.

Hiện tại, nấu ăn là nhà có gì dùng nấy, nguyên liệu có sẵn, bên cạnh còn có trợ thủ đắc lực 444, Cố Hi làm hẳn 5 cân đồ nướng phương Nam, dự tính sẽ để dành ăn từ từ. Kết quả, bạn nhỏ Lý Thành Đồ lần đầu được ăn món mới, mùi vị đồ nướng ba ba làm quá ngon, nhóc con không kiềm chế được mà ăn liền 2 chén cháo lương thô. Bụng nhỏ no căng, không còn chỗ nào để chứa sữa lúa mạch nữa.

Bạn nhỏ Lý Thành Đồ ngồi xoa bụng nhỏ tròn vo, nhụt chí nói: “Ba ơi, buổi tối con uống hai chén sữa lúa mạch được không? Con no quá rồi, uống hông nổi nữa.”

“Không được.” Cố Hi nói, “Làm người không thể có lòng tham, con ăn no rồi thì thôi, không được ham ăn. Hơn nữa, cho dù sáng nay con không uống sữa đi nữa thì hũ sữa kia vẫn là của con. Ví dụ như con có ba viên kẹo đi, hôm nay con không có ăn thì ngày mai lại ăn, vẫn là ba viên kẹo, không nhiều cũng không ít, hiểu không?”

“Không hiểu lắm.” Tiểu Thành Đồ lắc đầu trả lời.

“Không hiểu cũng không sao, sau này lớn rồi con sẽ hiểu. Chỉ là trước mắt con cần phải nhớ lời ba ba nói, làm người phải biết thấy đủ, không được có lòng tham. Giống như bụng nhỏ của con vậy, cũng nên thấy đủ rồi. Nếu còn ăn tiếp nữa, bụng nhỏ sẽ thấy khó chịu.” Cố Hi chậm rãi giáo dục bạn nhỏ.

“Hmm.... cái này thì con hiểu, ăn quá nhiều, bụng sẽ no căng, rất khó chịu, có khi còn sẽ bị tiêu chảy.” Tiểu Thành Đồ ngoan ngoãn nói.

“Đúng, vì vậy chúng ta phải thấy đủ, không thể có lòng tham. Con xem, nếu con ăn một chén lương thô thì có phải giờ con đã có thể uống một chén sữa rồi không? Nhưng mà con lại ăn đến hai chén, làm bụng no căng đầy, làm gì còn chỗ chứa sữa nữa chứ, phải không? Thế nên cháo lương thô và sữa lúa mạch, con chỉ có thể chọn mỗi thứ một chén, đấy là thấy đủ.”

“Vâng, con không có lòng tham, sẽ không ham ăn nữa.” Tiểu Thành Đồ vừa tự dặn lòng, vừa nói.

“Bé ngoan. Đi lấy cặp mới đeo vào, chúng ta cùng đến trường nào.”

Bé ngoan Tiểu Thành Đồ mặc chiếc áo thun màu xám, đi cùng với quần lao động mới màu xanh lam, sau lưng đeo một chiếc cặp quân lục giải phóng, chân mang đôi giày vải màu đen, cả người cậu bé tràn trề sức sống, trông không khác gì trẻ con thành thị.

Thấy Cố Hi đang chăm chú nhìn mình, khuôn mặt nhỏ của Tiểu Thành Đồ không khỏi đỏ ửng.

Cố Hi cười một tiếng, nói: “Đẹp lắm.”

“Ba ba cũng rất đẹp.” Tiểu Thành Đồ cũng bắt nhịp khen lại.

Cái này, Tiểu Thành Đồ nói không hề sai. Cố Hi đúng thật là rất tuấn tú. Dáng người Lý Ái Quốc không tệ, theo gen người Lý gia cao tầm 182, người khá cân xứng. Hôm nay cậu còn diện chiếc quần dài mới màu lam, phối cùng áo sơ mi trắng, đi đôi giày vải lười (giải phóng). Nhìn từ trên xuống dưới toàn là đồ mới, cực kỳ soái khí.

Hai cha con ăn diện một thân đồ mới gọn gàng, sạch sẽ đi đến trường. Trên đường đi không biết đã thu hút bao nhiêu ánh nhìn người qua lại.

Không ít người xì xào bàn tán với nhau, họ nói rằng Lý Ái Quốc đối xử với đứa con quá kế thật tốt. Chẳng những cho ăn mà còn sắm đồ mới cho mặc, đã thế giờ còn cho đến trường đi học, tốt biết bao. Thử hỏi khắp thôn có mấy ai đối xử với con cái tốt được như cậu?

Cũng có người có ý kiến trái chiều nói cậu đã đến tuổi kết hôn, lập gia đình. Đáng ra nên cưới vợ sinh con, lý nào lại đi nuôi con của người khác?

Đương nhiên sẽ có người phản bác lại, họ cho rằng Lý Ái Trung giờ là quân nhân, mỗi tháng đều gửi tiền về, chỗ nào cần Lý Ái Quốc nuôi? Nếu Lý Ái Trung gửi nhiều tiền, có khi còn dư dả nuôi cả Lý Ái Quốc nữa.

“Ái Quốc, cậu là đang đến trường sao?”

“Ái Quốc, Thành Đồ mới 6 tuổi, cháu đã muốn cho nó đi học rồi à?”

“Ái Quốc, người anh khí chất quá.” chủ yếu mặc đồ mới không.

“Chà chà, về sau còn phải kêu một tiếng thầy Lý rồi.”

“Thành Đồ, chú....” Là anh em Song Đản.

“Cẩu Đản, Miêu Đản cũng đến trường sao?” Cố Hi dừng bước, hỏi. Cậu lẳng thầm quan sát thấy Miêu Đản đeo chiếc cặp chéo bên người, trông nó như được làm từ quần áo cũ. Mà Miêu Đản cũng đang nhìn cặp sách mới của Tiểu Thành Đồ, rồi nhìn lại cặp của mình. Tuy cậu bé có chút hâm mộ với người bạn nhỏ của mình, nhưng nghĩ đến được đi học, tiểu miêu đã thấy thỏa mãn lắm rồi.

“Không phải cháu, là Miêu Đản. Mẹ cháu nói cháu đã lớn rồi, phải biết gánh vác gia đình. Miêu Đản còn nhỏ, cần được đi học, bảo cháu đưa em đến trường.” Lý Cẩu Đản đáp lời. Trong lời nói, giọng cậu nhóc mang chút sự ghen tị cùng hãnh diện. Có điều là hãnh diện nhiều hơn so với ghen tị kia. Bởi trong nhà có người đi học, tất nhiên sẽ ngẩng đầu ưỡn ngực mà nói chuyện với người ta.

Cố Hi nghe xong, cũng không lấy làm lạ, thời đại này nhà nào cũng thế, gần như lấy con trưởng làm trụ cột dự bị của gia đình (đi cày cùng ba nó). Với lại đa số mỗi nhà đều chỉ chu cấp cho 1 đứa trẻ đi học. Bất quá.....: “Không ấy, chú dạy con mỗi ngày ba chữ?”

Ánh mắt Lý Cẩu Đản bỗng sáng lên: “Được ạ? Thật sự được sao?”

“Dĩ nhiên là được chứ.” Cố Hi nói, “Cháu còn phải giúp chú cắt cỏ heo mà, mỗi sáng cháu ghé qua chú chút, chú dạy cháu ba chữ.”

Lý Cẩu Đản hí hửng trả giá: “Chú, nếu cháu giúp chú cắt thật nhiều cỏ heo, chú có thể dạy cháu nhiều chữ hơn không? Cháu nhất định sẽ siêng năng cắt giúp chú mỗi ngày 4 sọt......... À không, 5 sọt luôn.”

Tiếc là trả giá không thành. Nếu Cẩu Đản ngày nào cũng giao 5 sọt cỏ thật thì phải cật lực làm việc từ sáng đến chiều. Chưa kể ngồi xổm cả ngày sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, rất có hại cho sức khỏe. Vì thế Cố Hi không do dự mà từ chối: “Không được, làm người không được có lòng tham, mỗi ngày chỉ có thể dạy ba chữ. Nhiều quá cháu sẽ không nhớ hết được, như vậy không phải đã uổng công chú rồi sao?”

“Cháu biết rồi, cảm ơn chú.” Ba chữ thì ba chữ, miễn sao được học chữ là Lý Cẩu Đản đã mừng cảm tạ trời đất rồi.

....

Trường tiểu học thôn Lý gia bắt đầu khai giảng trở lại, nhưng số học sinh đến bao danh lại không quá nhiều. Cũng vì ít người tin tưởng vào năng lực dạy học của thầy Lý chúng ta. Có lẽ hình tượng ham ăn biếng làm của thầy đã ăn sâu vào trong trí não người dân, có làm thế nào cũng không tẩy đi được.

Chẳng hạn như trước đó thôn trưởng đã giúp thầy Lý tổ chức một buổi học cho bà con, thế mà vẫn không làm thay đổi suy nghĩ nhiều người, họ không dám để một người nhìn cà lơ phất phơ, lại còn chả đáng tin cậy dạy học cho con cháu mình. Rất nhiều phụ huynh đã để con cái nhà mình đến thôn khác học tập.

Còn vì sao trường học cũng có học sinh? Là do khoảng cách của trường thôn Lý gần hơn so với trường thôn khác, người tham lộ gần tất nhiên sẽ dẫn bọn nhỏ lại đây.

Từ học trước ban đến lớp 5, tổng cộng có 6 lớp, học phí được tính từ 1 đồng đến 6 đồng, tùy vào lớp có cấp bậc niên khác nhau. Hiện tại số học sinh trong trường chủ yếu là nhỏ tuổi và bình bình, còn học sinh lớn tuổi có niên cấp cao như lớp 5 lại rất ít.

Hôm nay Dương Nhị Nha cũng đến trường dạy học. Cô chỉ mới học lớp 4 tiểu học, còn là lần đầu được đặt cách làm giáo viên nên có hơi lóng ngóng tay chân. Vì thế công việc báo danh, thu học phí đành phải giao cho Cố Hi làm.

“Ái Quốc, đây là cháu trai thím, tên là Lý Cẩu Thặng, năm nay được 7 tuổi.” Người đến là một người phụ nữ trung niên, trông khá lớn tuổi. Bà ấy từng học qua lớp mù chữ của Cố Hi nên rất tin tưởng cậu. Trường học vừa khai trương liền đích thân dẫn cháu trai đến học. Sẽ không lạ gì khi thời đại đó người phụ nữ là người quyền lực nhất trong nhà (ám chỉ các bà mẹ), người mà nói một không ai dám cãi lại là hai. Đó là lý do vì sao Lý Cẩu Thặng được đưa đến lớp Cố Hi học.

Lý Cẩu Thặng, Lý Cẩu Đản, Lý Miêu Đản..... những cái tên ông bà ta thời xưa thường dùng cách gọi đơn giản, để đặt cho con cháu mình sau này, vừa đáng yêu đến khá buồn cười.

Cố Hi cầm bút máy trên tay mà bất động, chiếc bút cậu mới mua ở Thượng Hải nay đã có thể dùng. “Thím, cái tên Cẩu Thặng này cháu thấy không dễ nghe cho lắm, ngụ ý cũng không tốt, cứ như ý bảo ăn thừa thức ăn của chó vậy. Không được, chúng ta đổi lại.”

Bà nội Cẩu Thặng ngẫm lại, bèn nói: “Ây dà Ái Quốc, cháu vừa nói như vậy, thím cảm thấy đúng thật không dễ nghe chút nào. Nhưng người làm công tác văn hóa hỗ trợ lấy tên bây giờ đều lấy vài đồng công, cháu sửa tên giúp cháu thím sẽ thu bao tiền thế?”

“Cháu là thầy em ấy, thầy giáo giúp học sinh đặt tên là chuyện nên làm, không cần thu tiền.” Cố Hi ôn hòa đáp, “Chủ tịch vĩ đại đã nói qua, chúng ta là phần tử tri thức phải biết ra sức phục vụ vì nhân dân.”

“Không thu tiền à?” Bà Cẩu Thặng vừa nghe, liền nhanh chóng nhờ vả, “Vậy Ái Quốc à, cháu xem giúp Cẩu Thặng, lấy cho nó cái tên nào đẹp đẹp ấy.”

Cố Hi ngồi suy nghĩ chốc lát, thường người ta đặt tên sẽ chọn tên nào đơn giản lại dễ nhớ, còn lấy ngụ ý sâu xa bọn họ cũng không hiểu. “Gọi là Bình Công đi, bình trong bình an, công trong công nhân. Hy vọng Cẩu Thặng sẽ lớn lên bình bình an an, tương lai còn làm công nhân, thím thấy thế nào?”

“Bình an lớn lên, đi làm công nhân, Lý Bình Công....Hay, tên hay. Tên sau này của Cẩu Thặng sẽ là Bình Công. Cẩu Thặng......à không, Bình Công, mau cảm ơn thầy đi con.” Bà Lý Bình Công vui cười nói.

“Cảm ơn thầy.” Biết tên mình có tiền đồ sáng lạng, Lý Bình Công nghiêm chỉnh cảm tạ.

Còn Cố Hi thì viết vào sổ đăng ký: Lý Bình Công (học trước ban, học phí 1 đồng).

Sau khi ghi đăng ký xong, cậu lại lấy ra tờ giấy nhỏ đã được chuẩn bị từ ngày hôm qua, viết lên ba chữ Lý Bình Công. Vì để học sinh có thể nhớ con chữ, cậu từ bỏ luôn sở thích viết chữ thảo*¹, thay vào nó là dùng chữ khải*².

*(1) Chữ thảo là một lối chữ trước từ nhà Hán, dùng để viết cho nhanh.

*(2) Chữ khải (khải thư hay chính thư) một lối viết được cải biên từ chữ lệ và bắt đầu được phổ biến vào thế kỷ III CN. Là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết và dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu chữ Hán hiện nay.

“Thím, đây là tên Lý Bình Công, tổng có ba chữ. Nhiệm vụ hôm nay của Bình Công chính là phải học thuộc ba chữ này. Nếu trong nhà có người không biết chữ, cũng có thể cùng nhau học.” Cố Hi đưa tờ giấy giao lại cho bà Bình Công. Bây giờ học trước ban còn chưa có sách giáo khoa, tạm thời giáo viên có thể dạy tự do, muốn dạy cái gì thì tùy ý dạy cái đó.

Bà Bình Công mừng rỡ nhận lấy, xem nó như bảo bối bỏ vào túi. Bà đứng cảm tạ rất lâu mới chịu dẫn Lý Bình Công đi về.

Người thứ hai cũng là một thím từng đến lớp học mù chữ, mở miệng liền nói: “Ái Quốc, cháu cũng giúp cháu nội ta đổi tên đi, lấy tên nào có ý nghĩa như Lý Bình Công đấy.”

Cố Hi cười nói: “Không biết cháu thím tên gọi là gì?”

“Lý Quốc Phú, ông nó đặt đó.” Bà Quốc Phú nói.

“Lý Quốc Phú, cái tên rất hay, không cần sửa lại.” Cố Hi nói tiếp, “Quốc Phú, có nghĩa là quốc gia giàu có. Quốc gia giàu có, người dân chúng ta tự nhiên cũng sẽ giàu có theo, chú nhà thật biết đặt tên.”

“Rất hay à? Không cần đổi sao?” Vừa nghe thấy tên cháu nội là tên hay, còn có ngụ ý tốt, bà Quốc Phú liền cao hứng theo.

“Không cần đổi, thím phải tin chú nhà chứ.”

“Vậy cháu viết tên thằng bé ra giấy cho thím đi, thím già rồi mà vẫn chưa biết chữ, vừa hay có thể học để nhận biết tên nó.” Bà Quốc Phú nói.

“Được, mỗi người đều có một tờ giấy nhỏ, thím không cần lo lắng.”

Trong một buổi sáng, có không ít đứa trẻ được Cố Hi sửa lại tên, nhiều nhất đều là học trước ban và lớp 1. Bên cạnh đó, cũng có vài lớp 4, lớp 5 muốn đổi cho mình một cái tên hay như bao bạn nhỏ khác.

Rất nhanh đã đến 11 giờ trưa, thấy không còn người đến báo danh nữa, Cố Hi xem lại sổ báo danh, bắt đầu kiểm kê tiền học phí vừa thu được.

Chợt từ đâu, một giọng nói trầm thấp vang lên.

“Phạm Học Dũng, 6 tuổi, học trước ban.”

Một cái tên khác với những bạn học trước mà thầy Lý chúng ta từng ghi danh, đại loại như cẩu hay trứng gì gì đó. Cái tên Phạm Học Dũng nghe như ngôi sao sáng chói trên bầu trời đêm, càng quan trọng hơn là âm thanh trầm thấp kia lại rất có lực hấp dẫn đối với người đồng tính như thầy Lý chúng ta.

Cố Hi ngẩng đầu, ánh mắt chạm ngay đôi mắt sắc bén thâm thúy ở chính diện.

Đó là một người đàn ông quân tư thẳng trẻ tuổi, hắn mặc bộ quân trang trên người, nhan sắc anh tuấn, không câu nệ cười nói, chỉ một mặt lạnh lùng như thanh kiếm sắc bén. Đi vào năm 57, tốt xấu gì Cố Hi cũng từng là người Thượng Hải, gặp không biết là bao chuyện trên đời. Ấy mà nay gặp được một quan quân, giống người đàn ông có khí chất thanh quý kia thì lại là lần đầu.

“Thầy ơi, thầy cũng giúp em đổi tên với, em hông muốn sau này lớn lên sẽ làm công nhân đâu, em muốn bay trên bầu trời cơ. Em muốn đổi tên thành Không Quân. Thầy, thầy thấy tên Không Quân này có dễ nghe hông?” Từ bên chân người đàn ông trẻ tuổi đột nhiên nhảy ra một anh nhỏ mập mạp, cậu bé mặt mày hớn hở, cực kỳ hoạt bát. Qua lời nói của bạn nhỏ, Cố Hi biết được nhóc con ấy chính là Phạm Học Dũng trong miệng người đàn ông trẻ tuổi vừa nói đến.