Chương 4: Chuyến Trải Nghiệm Đáng Nhớ Trên Vùng Đất Mũi

Đúng 4 giờ sáng theo như dự kiến, Hùng đã phóng xe qua đón Dũng rồi nhanh chóng lên đường.

Vừa xách ba lô, Dũng vừa khoá lại cánh cửa sắt của khu nhà trọ nơi anh đang ở, miệng thì vẫn còn ngáp ngắn ngáp dài, anh nói:

-Hùng à! Mày chạy xe chở tao trước nhé, lúc nào tới thành phố Tuyên Quang thì tao đổi lái cho.

Thấy bạn nói vậy thì Hùng liền hỏi:

-Mày không khoẻ hả Dũng?

-Không, tao bình thường. Nhưng đêm qua phải tới gần 2 giờ sáng tao mới

chợp mắt được mày ạ, chả hiểu có phải tao uống quá nhiều cà phê hay vì lý do gì, mà từ lúc đưa Thuỳ Anh về là trằn trọc thao thức mãi không sao ngủ được.

Nghe Dũng kể vậy thì bỗng Hùng cằn nhằn nói:

-Úi già nha! Tao biết rồi. Khó ngủ gì mà khó ngủ. Đã bảo là sáng nay lên đường sớm rồi, thế mà hai đứa mày đêm qua vẫn còn ham hố hú hí với nhau đúng không?

-Vớ vẩn! Thôi đi ông tướng. Đêm qua tao hơi khó ngủ thôi, tập trung mà chạy xe đi mày.

Thế là trên suốt quãng đường hơn 100 cây số từ Hà Nội lên thành phố Tuyên Quang, Dũng và Hùng cũng không nói thêm gì nữa. Mới 6 giờ 40 phút sáng, hai thằng cũng vừa tới được địa phần thành phố Tuyên Quang, liền bàn nhau rồi rẽ vào một quán phở bò bên đường.

Vừa dừng xe, Hùng liền nói:

-Thôi, đói rồi. Bọn mình vào đây làm bát phở cái đã, đường còn xa lắm. Mày vào trong rửa mặt mũi đi cho tinh thần tỉnh táo sảng khoái, chặng đường từ thành phố Tuyên Quang cho tới thành phố Hà Giang thì mày cầm lái đấy nhé. Dự kiến đến trưa hôm nay anh em mình sẽ được thưởng thức món đặc sản vùng miền sơn cước, chính là món phở “Tráng Kìm” thơm ngon nức lưỡi đấy nhé.

Nghe Hùng miêu tả như vậy, Dũng liền tươi cười gật đầu tán đồng ngay:

-Thế à! Có phải loại phở nổi tiếng thơm ngon, đã từng vang danh đất mũi đúng không?

Thế mà giờ này mày còn cho tao ăn phở bò ở đây, chắc lại có ý để trưa nay cho tao thưởng thức món đặc sản phở “ngó” chứ gì?

Đúng là tao đây phải tu đến 70 kiếp mới gặp được một thằng bạn tốt như mày đấy Hùng ạ.

-Gớm! Sao mày ngoa thế hả Dũng. Thôi đi, sức trâu bò mộng như mày thì thấm tháp gì, ăn có tô phở tin hin thế này tí nữa có mà hoa mắt chóng mặt lên ấy

chứ, lại chả đưa tao xuống dệ đường cho mà xem. Chạy từ giờ cho tới gần trưa thì cái bụng của tao với mày nó chả ăn vạ rồi réo ầm lên cho mà xem, khéo lại đánh chén luôn đến bốn năm tô ấy chứ.

Thôi được rồi, nói nhiều quá đấy. Nào, mau mau vào rửa mặt cho tỉnh táo đi, ăn xong còn lên đường cho sớm, trời oi bức thế này thì chắc tí nắng to lắm đấy. Quả đúng như dự kiến, 11 giờ 25 phút Dũng và Hùng đã có mặt ở thành phố Hà Giang. Hai người ngồi lại nghỉ ngơi, giải khát tại một quán nước bên đường. Sau đấy liền quyết định, việc đầu tiên phải đi thưởng thức phở “Tráng Kìm”, món đặc sản trứ danh của vùng đất địa đầu tổ quốc.

Trong quán Dũng đang ngồi trước tô phở Tráng Kìm bốc hương thơm ngào ngạt nức mũi. Tuy lúc này đã rất đói, miệng thì nuốt nước bọt ừng ực, bụng cũng đã sôi réo lên sùng sục tự lúc nào, nhưng anh vẫn không quên rút điện thoại ra quay lại những khoảnh khắc tuyệt vời này. Anh đã hứa với người yêu, sẽ dùng những thước phim này làm một phần quà ý nghĩa tặng nàng khi trở về.

Ăn trưa xong hai người bạn quyết định nghỉ lại tránh nắng nóng bên đường, nắng gió đầu hè của miền sơn cước tuy chưa đến mức nung nấu cháy da cháy thịt như cái nắng nóng bê tông hoá nơi phồn hoa náo nhiệt chốn thị thành. Nhưng cũng đủ để phần nào, có thể cản trở bước tiến những anh hùng xa lộ như Hùng và Dũng. Cái nắng cái gió nơi vùng đất địa đầu này cũng khắc nghiệt chẳng kém, cũng chẳng khác chi một cái chảo lửa khổng lồ đang không ngừng bùng cháy dữ dội, nó đang âm ỉ đun nấu một thứ hỗn hợp rồi chờ thời đổ xuống khuôn mẫu nơi chốn nhân gian. Thứ lửa ma lửa quái ấy nó nóng bỏng hơn thứ gì hết, khi đổ xuống nó liền chảy rộng ra mà in hằn liếʍ lên mặt những con đường nhựa uốn lượn vặn vẹo chạy dài tít tắp mãi.

Phải đến hơn 2 giờ chiều gió núi mới khởi lên mà xua tan dần bầu không khí nóng rát chốn này. Hùng quyết định lên đường, hắn quay qua lay gọi Dũng còn đang say ngủ mê mệt trên võng:

-Dũng! Dậy, dậy đi. Lên đường thôi, trời mát rồi mà cung đường vẫn còn khá xa đấy nhé. Tối nay chúng ta sẽ nghỉ lại tại thị trấn cổ Đồng Văn để từ đó túa ra đi các điểm cho thuận tiện.

Thấy Dũng cứ lần trần mãi vẫn chưa gấp xong cái võng, rồi lại ngồi ngáp ngắn ngáp dài khiến Hùng như nổi đoá, hắn điên tiết mà cáu nhặng lên:

-Lên đường, lên đường thôi! Cái thằng này hay thật đấy. Sao mày cứ lẩn mà lẩn mẩn mãi thế hả Dũng?

Quãng đường còn gần 150 cây số nhưng toàn là núi non hiểm trở đi lại khó khăn, nếu thuận lợi thì cũng phải 9 giờ tối nay anh em mình mới lên tới thị trấn đấy.

Thế rồi Hùng và Dũng tiếp tục lên đường, chiến mã tốt nên hai người ra sức thoả chí sải gót muôn dặm đường trường, chả mấy chốc đã vượt được qua Yên

Minh. Đến chừng hơn 6 giờ tối thì hai người đến được dốc “Thẩm Mã” thuộc địa phận cao nguyên đá của huyện Đồng Văn.

Vừa đến đầu dốc thì Hùng liền cho xe dừng lại, hắn nói:

-Dũng! Lên chạy cho tao một đoạn, chập choạng nhá nhem lúc gà lên chuồng thế này tao không chạy được, mày cũng thừa biết tao bị bệnh quáng gà rồi còn gì.

-Úi giời! Sau chuyến đi lần này về thì đi khám đi nhé. Đàn ông con trai gì mà có tí tuổi đã mắc thứ bệnh kỳ lạ. Nào, thế để tao chạy nốt đoạn đường về Đồng Văn luôn vậy.

Chẳng ngờ được xe hai người vừa chạy khỏi đoạn dốc “Thẩm Mã” được một đoạn thì trời nổi cơn giông gió mịt mù, mây đen mịt mù ở đâu ùn ùn kéo tới. Chỉ trong thoáng chốc mưa rừng đã đổ ập trút xuống như thác, khiến Hùng và Dũng không kịp trở tay ướt như chuột lột, buộc phải dừng lại vệ đường trú qua cơn giông tố.

Cũng may cơn mưa giông tuy lớn nhưng kéo đi cũng thật nhanh. Trời đã tạnh hẳn, Dũng nhìn đồng hồ đã là bảy giờ năm lăm phút liền quay qua bạn trao đổi:

-Hùng này! Nhìn “gu gồ mép”, tính ra cũng chỉ còn khoảng ba mấy cây số đường núi, chạy xe hơn 1 giờ nữa là lên được tới thị trấn cổ. Nhưng tao sợ trận mưa lớn vừa rồi, nước trên núi xối mạnh có đoạn nào sạt lở thì khốn, giờ chúng ta cứ liều chạy tiếp hay dựng lều ngủ lại đêm nay. Hùng nghe bạn phân tích như vậy, hắn cũng đã phân vân nửa muốn đi tiếp nửa lại muốn dựng lều ở lại.

Bỗng từ chỗ đầu dốc, qua thứ ánh sáng lờ mờ nửa sáng nửa tối, thỉnh thoảng được loé lên sáng tỏ bởi ánh chớp chạy loàng ngoàng trên cao chiếu xuống. Có bóng đen đang lững thững dắt theo thứ gì đó chậm dãi đi tới. Hai thằng bạn thân cứ nheo nheo mắt chú thần quan sát mãi, phải đợi cho bóng đen đó tới gần hoen nữa mới nhận ra được, thì ra là một ông cụ người Dao đỏ đang dắt theo một con bò. Vừa tới đỉnh dốc, thấy hai chàng trai trẻ người kinh mới từ miền xuôi lên, gặp ngay cơn mưa dữ mà còn loay hoay lọ mọ chốn này.

Ông lão bèn phất tay ra hiệu, nói bằng giọng kinh lơ lớ:

-Đi, đi nhanh khỏi đây. Nhanh đi đi, nơi này các cậu không thể ở lại được đâu, nguy hiểm lắm đấy.

Ông lão dừng lại xua xua tay giục Hùng, Dũng nhanh chóng lên đường, phải đợi hai chàng trai trẻ đi khỏi mới lặng lẽ thở dài rời đi.

Vừa chạy xe Dũng vừa thắc mắc, tại sao ông cụ lại nói nơi này nguy hiểm không cho họ ở lại, hối thúc họ phải nhanh chóng đi ngay. Cũng may trên suốt chặng đường lên thị trấn không xảy đến chuyện gì ngoài ý muốn, chỉ có vài chỗ đất đá sụt lở nhẹ, nước xối qua đường không đáng kể.

Phải đến hơn 11 giờ đêm hai chàng trai mới vào được thị trấn, may mắn tìm được một phòng trọ rộng rãi ngay giữa trung tâm huyện.

Một ngày trên đường quả thực vất vả nhưng đầy ý nghĩa, phải nhanh chóng tắm giặt thay quần áo, rồi nghỉ ngơi cho lại sức mới được.

Điện thoại Dũng đã sập nguồn tự bao giờ, anh lôi ra cắm nguồn sạc cho nó, dự định tắm xong sẽ gọi lại cho Thuỳ Anh. Có thể Thuỳ Anh đã sốt ruột mà gọi cho anh nhiều lần nhưng không được.

Đúng lúc Hùng bước ra từ phòng tắm, hắn thấy thằng bạn thân cứ sốt ruột loay hoay mãi với chiếc điện thoại sập nguồn, chỉ khẽ cười xoà đưa tay vuốt vuốt mái tóc phiêu bồng lãng tử vài cái rồi nói lớn:

-Thôi! Tranh thủ mà tắm đi mày, nhanh lên kẻo lại cảm lạnh bây giờ đấy. Mà từ tối tới giờ tao chưa thấy mày gọi điện cho Thuỳ Anh đúng không? Để nàng giận là mất vui đấy nhé.

-Ừ, điện thoại tao hết pin sập nguồn, còn đang sạc. Thôi, để tao tắm ù cái đã, chút tao gọi lại.

Thế nhưng, không đợi Dũng tắm xong, Hùng liền bốc điện thoại gọi lại cho Thuỳ Anh. Chỉ sau vài giây đầu máy bên kia đã có tiếng Thuỳ Anh nhỏ nhẹ hỏi lại: -Anh Hùng đấy à? Thế các anh hôm nay đi đường thế nào mà em lo quá. Tối

nghe thời tiết thấy báo có mưa giống, gọi điện cho anh Dũng thì không được anh ạ. -Ừ, bọn anh cũng vừa lên tới Đồng Văn, trên đường gặp ngay một cơn mưa

lớn, đường núi lại trơn trượt khó đi, thành thử lên muộn em ạ.

Máy thằng Dũng nó sập nguồn đang sạc nên anh báo trước cho em yên tâm,

đợi chút nó tắm xong anh bảo nó gọi lại cho em, tha hồ mà tâm sự hú hí nhé.

-Dạ thôi. Không cần đâu anh, hai anh đi đường cả ngày mệt mỏi rồi, đi nghỉ

sớm anh ạ, em biết vậy là yên tâm lắm rồi.

Thôi, em cảm ơn anh Hùng nhé, em xin phép tắt máy, chúc hai anh ngủ

ngon. Nói rồi Thuỳ Anh chủ động tắt máy trước.

Dũng cũng vừa tắm xong, anh bước ra ngoài, trên tay vẫn cầm chiếc khăn

bông xoa xoa đầu, thấy Hùng vừa trò chuyện anh liền hỏi:

-Hùng à! Có phải Thuỳ Anh vừa gọi tao đúng không?

-Ừ, tao vừa gọi thông báo thay mày đấy. Mà mày cũng nên gọi lại cho nàng

đi, không khéo lại dỗi nhau, ảnh hưởng tới cuộc hành trình của ngày mai đấy nhé. Dũng nghe thế thì chỉ cười xoà, anh không nói gì nữa, cầm điện thoại lên. Lúc này điện thoại đã được sạc pin, máy đã mở được, anh thấy những dòng tin nhắn đến từ Thuỳ Anh:

-Anh yêu, anh lên tới nơi chưa? Sao không nhắn báo lại cho em? Em lo và sốt ruột quá, tối nghe thời tiết thấy báo Hà Giang giông lốc nên em lại càng lo. Các anh chạy xe đường núi cũng nguy hiểm, lên tới nơi báo lại cho em yên tâm đấy nhé.

Nhìn đồng hồ cũng đã khá khuya, Dũng quyết định không gọi lại cho Thuỳ Anh nữa, anh liền nhắn tin trả lời lại:

-Em yêu! Anh xin lỗi nhé. Điện thoại anh sập nguồn em ạ. Hôm nay quả là một ngày vất vả, trên đường mưa giông sự cố lớn quá. Hai đứa bọn anh cũng vừa mới vào được thị trấn, may mà thuê được phòng trọ cũng khá thuận tiện. Thôi chúc em ngủ ngon, sáng mai anh gọi điện sớm nhé, đừng có giận dỗi anh nha.

Dũng vừa gửi tin đi được một lúc thì bỗng anh cũng nhận được tin từ Thuỳ Anh nhắn lại:

-Vâng anh yêu! Em hiểu mà, em không giận anh đâu mà. Muộn rồi, hai anh đi đường mệt mỏi, anh cũng đi ngủ sớm đi. Rồi chúc anh ngủ ngon, yêu anh nhiều. Nhận được tin nhắn, Dũng như đã gỡ được một nút thắt lớn, anh vui mừng ra mặt, vội nhắn lại:

-Ô kê em yêu! Chúc em ngủ ngon.

Dũng còn thả thêm vài trái tim đỏ choé đầy thơ mộng, kiểu giới trẻ bọn anh vẫn hay làm. Sau đấy mới yên tâm buông rời điện thoại rồi nằm lăn ra ngủ ngáy như chết.