Phần 5 - Chương cuối: Học sinh mất tích trên đường trở về nhà, lưỡi dao làm bếp trong nhà thầy giáo bị cong

10.

Sự việc vẫn chưa kết thúc. Giang Quốc Sinh phản cung, hắn ta nói rằng Lý Tiểu Lâm tự nguyện quan hệ với hắn ta, hơn nữa buổi tối hôm đó, cô bé cũng ở lại nhà của Giang Quốc Sinh.

Hắn ta bảo ngày tiếp theo, Tiểu Lâm đã uy hϊếp hắn ta, cô bé bảo muốn hàng nghìn nhân dân tệ và hai trăm nhân dân tệ mỗi tháng, bồi thường liên tục trong vòng hai năm.

Giang Quốc Sinh tuyên bố rằng mình chỉ lỡ tay gϊếŧ Tiểu Lâm, nhưng với những bằng chứng hiện có trước mắt, tất cả những lời nói dối của hắn ta đều không vững chắc. Thi thể đã tố giác chân tướng với chúng tôi.

Biện minh không thành, Giang Quốc Sinh lại bắt đầu giả điên giả dại, nói rằng mình mắc bệnh tâm thần. Thông qua giám định, hắn ta hoàn toàn có đầy đủ năng lực về trách nhiệm hình sự.

Giang Quốc Sinh bị kết án tử hình, hắn ta lập tức đưa ra lời kháng án và sống thêm một năm.

Sau khi vụ việc xảy ra, nhà trường không thừa nhận trách nhiệm về cái chết của Lý Tiểu Lâm, lí do là vì "Lý Tiểu Lâm đã tốt nghiệp cấp hai rồi, không còn là học sinh của trường nữa. Còn Giang Quốc Sinh cưỡиɠ ɧϊếp rồi sát hại Lý Tiểu Lâm là hành vi thuộc về mình hắn ta, không liên quan gì đến nhà trường."

Sau khi Giang Quốc Sinh bị bắt, cha hắn ta đã gom góp được hơn hai mươi ngàn nhân dân tệ để đưa cho gia đình của Lý Tiểu Lâm. Thiếu chút nữa là ông ta đã quỳ xuống thì gia đình nhà họ Lý mới chịu nhận tiền, thế nhưng họ vẫn không thể thứ lỗi.

Tôi cảm thấy thực ra không phải là cha của Giang Quốc Sinh cầu xin gia đình của Tiểu Lâm tha thứ lỗi lầm cho con trai của ông ta, mà là vì ông ta cảm thấy mình cũng có trách nhiệm.

Sở dĩ mà tôi nhận định như thế là vì bạn bè ở tòa án nói cho tôi biết trước khi tử hình, Giang Quốc Sinh có nguyện vọng được gặp một vài người, nhưng mà ngoại trừ vợ của hắn ta ra thì không ai đến gặp mặt hắn ta lần cuối.

Trong cuộc gặp gỡ ngày hôm ấy, vợ của hắn ta cứ cúi đầu mãi như người mất hồn, như thể mình là người phạm tội vậy. Bà ta lẳng lặng nghe Giang Quốc Sinh ngồi đối diện song sắt sám hối và sắp xếp hậu sự.

Trước khi bị tử hình, danh tính của hắn ta phải được xác minh, hắn ta đã cố gắng phản cung một lần nữa, khẳng định rằng mình không gϊếŧ người. Đó cũng là lời ngụy biện cuối cùng của Giang Quốc Sinh.

11.

Tôi nghĩ không ra nguyên do nào đã khiến Giang Quốc Sinh sát hại Tiểu Lâm. Hắn ta cũng không nói về quá khứ của mình trong khi thẩm vấn.

Đó là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra được một vụ án giáo viên hành hung, trước đó, lúc đầu Đại Hàn không dẫn hắn ta về cục cũng là vì hoàn toàn không nghĩ đến việc giáo viên mà lại tìm cách gϊếŧ học sinh của mình.

Sau này, tôi và không ít những người khác nghe được sự tình về Giang Quốc Sinh nên thử phân tích nguyên nhân đằng sau.

Cha của Giang Quốc Sinh là kế toán viên ở trong thôn, cũng xem như là người có văn hóa, trong nhà có hai người con trai và một cô con gái. Giang Quốc Sinh đứng thứ hai, từ nhỏ đã hết sức thông minh, cũng giống như Lý Tiểu Lâm, hắn ta được cha mẹ kỳ vọng rất nhiều. Sau này, Giang Quốc Sinh trở thành thầy giáo, còn lấy được một cô vợ cũng làm nghề giáo, cũng xem như làm rạng danh gia đình.

Quan hệ giữa hai vợ chồng bọn họ khi mới bắt đầu vẫn rất tốt, nhưng sau đó thì số lần Giang Quốc Sinh về nhà càng ngày càng ít dần đi, thời gian tăng ca ở đơn vị cũng ngày càng nhiều hơn.

Theo lời miêu tả của hàng xóm láng giềng của Giang Quốc Sinh trước kia thì tính cách hai vợ chồng nhà Giang Quốc Sinh rất khác biệt, Giang Quốc Sinh không thích nói nhiều lời cho lắm, sắc mặt lại hơi u ám, nhưng vợ của anh ta lại rất nhiệt tình, niềm nở, nhanh mồm nhanh miệng: "Hai người bọn họ không cùng một loại người."

Theo lời vợ của Giang Quốc Sinh thì Giang Quốc Sinh "không chăm lo chuyện gia đình một chút nào cả". Mãi cho đến sau này, hai người bọn họ mới dứt khoát sống riêng, chỉ lưu giữ mối quan hệ hôn nhân trên hình thức. Giang Quốc Sinh bắt đầu dành nhiều sinh lực hơn vào việc nghiên cứu đủ loại kiến thức, cũng như là tìm thấy cảm giác thành tựu ở học sinh.

Anh ta học hành chăm chỉ, nghe nói còn nhận được danh dự giáo viên xuất sắc. Nhưng tôi có một người bạn học quen biết với đồng nghiệp của Giang Quốc Sinh, khi hai người cùng nhau dùng bữa, vị thầy giáo ấy nói rằng ba năm trước, anh ấy đã bắt gặp Giang Quốc Sinh giở trò dâʍ ɭσạи với học sinh trong văn phòng.

Anh ấy đẩy cửa văn phòng vào và nhìn thấy Giang Quốc Sinh ôm lấy một cô bé học sinh từ phía sau. Giang Quốc Sinh cũng không hề hoang mang, lúng túng, hắn ta chỉ giải thích rằng: Đang giải bài cho học sinh, con bé rất tiến bộ, tan học rồi mà vẫn đến để hỏi bài.

Vị thầy giáo đó khi ấy cũng chỉ mới bắt đầu công việc, không có nền móng, cơ sở nào, vốn nghĩ càng vướng vào ít chuyện thì càng tốt, cho nên sau đó đã không tố giác Giang Quốc Sinh.

Anh ấy chỉ phản ánh hành vi không đúng đắn ấy của Giang Quốc Sinh với hiệu trưởng, hiệu trưởng mới nghe được một nửa thì đã xua tay, bảo rằng nên lấy đại cục làm trọng, việc xấu trong nhà không thể truyền ra bên ngoài được, tất cả giáo viên đều phải chú ý bảo vệ hình ảnh cho trường. Những chuyện không có chứng cứ thì đừng đi nói lung tung, gây náo loạn trong nhà trường, việc đó cũng không tốt đối với học sinh.

Anh ấy nói trong trường nhiều giáo viên đến thế, nhất định không phải chỉ mỗi mình mình phát hiện ra được hành vi của Giang Quốc Sinh, nhưng không có ai đứng lên tố giác hắn ta. Nhắc đến trường hợp của Lý Tiểu Lâm, anh ấy tự trách mình đôi chút, tự đánh vào đầu mình rồi nói nếu anh ấy chịu tố giác Giang Quốc Sinh thì đã không xảy ra cuộc thảm sát này rồi.

Tôi có một người họ hàng thân thích sống gần trường học, cô con gái nhà hàng xóm của anh ta từng bị Giang Quốc Sinh gọi đến văn phòng sau giờ tự học. Sau khi sự việc bị bại lộ, nhà hàng xóm cũng không báo cảnh sát, thay vào đó lại cậy vào mối quan hệ mà tìm đến hiệu trưởng để tố cáo.

Hiệu trưởng giáo huấn Giang Quốc Sinh một trận, bảo hắn ta nhận lỗi, trừ hết một ngàn tệ vào tiền lương của hắn ta xem như bồi thường tổn thất về mặt tinh thần. Cứ như thế, sự việc lại trôi qua.

Sau sự việc của Giang Quốc Sinh, đội cảnh sát hình sự đã đã thu thập bằng chứng về những tin đồn trên nhiều phương diện, nhưng cũng không có giáo viên hay phụ huynh học sinh nào đứng ra cung cấp chứng cứ.

Người bà con thân thích của tôi nói rằng: "Lần này, chắc chắn Giang Quốc Sinh sống không được nữa rồi, họ không cần phải đặt danh dự của con mình vào đấy." Sau đó, vị thầy giáo ấy cũng dặn đi dặn lại với bạn học của tôi: "Những lời nói ra khi say thì làm sao có thể xem là thật được."

Đáng lẽ ra khi Giang Quốc Sinh vẫn còn rào cản với việc gϊếŧ người thì: Đồng nghiệp kiên quyết báo cáo, phụ huynh của những học sinh bị hại tích cực bảo vệ quyền lợi, hiệu trưởng xử lý một cách công bằng.

Thế nhưng, không ai ngăn cản hắn ta đúng lúc cả.

Đội cảnh sát hình sự tìm thấy ghi chép của hiệu trưởng, hiệu trưởng vô cùng đau đớn, chửi rủa Giang Quốc Sinh "còn không bằng cầm thú", là thành phần cặn bã trong đội ngũ giáo viên, để lại cho trường học một vết nhơ, bản thân "rất kinh hãi, rất đau lòng", chỉ không đề cập đến nhà trường và trách nhiệm của chính mình.

Ba mẹ của Lý Tiểu Lâm khiếu nại, bộ giáo dục đã đặc biệt đến thăm hỏi họ, cũng gửi họ tiền an ủi. Sau đó, hiệu trưởng bị cách chức, trường học cũng bị bỏ đi.

Ảnh hưởng gây ra đối với những học sinh khác hình như chỉ là mỗi ngày, các em phải đi thêm bảy cây số nữa thì mới đến được trường học.

13.

Nghe thư ký viên nói trước khi thi hành tử hình, Giang Quốc Sinh đi ra khỏi phòng giám sát, hắn ta đưa bốn bức di thư bị nhàu nát cho cô ấy.

Bốn bức di thư bị nhàu nát được viết cho bốn người khác nhau: con trai, em gái, em rể và vợ. Mỗi bức di thư được viết rất dài và chi chít chữ, nét chữ cẩu thả khó mà đọc được.

Trong thư, hắn ta nhớ lại mùa hè khi hắn ta đưa con đi chơi ở vùng ngoại ô. Bọn họ đã cùng nhau thu hoạch rau dại, tìm nhộng tằm. Hắn ta dặn dò cậu con trai mới bắt đầu công việc rằng khi nào sự nghiệp thành công rồi thì hẳn đi tìm đối tượng, trong cuộc sống, dù có gặp chuyện không vui nào thì cũng hãy ngẩng đầu lên mà nhìn bầu trời, trò chuyện với bản thân mình.

Giang Quốc Sinh dặn dò thư ký viên giúp hắn ta gửi những bức di thư qua đường bưu điện, nhưng thư ký viên nói toàn bộ những bức di thư đều bị hoàn trả, được đặt trên bàn làm việc của cô ấy, cô ấy cũng không biết phải xử lý chúng như thế nào.

Đã không còn ai bằng lòng nghe những lời nói cuối cùng của Giang Quốc Sinh nữa rồi.