Hồi 20: Lấy khó thương xây niềm tin.

Thục Quyên kinh tâm, bùa phép gì chứ? Tại sao còn có thứ gọi là bùa phép ở đây? Không lẽ mọi chuyện chẳng hề đơn giản như cô nghĩ? Không lẽ còn ẩn tình gì đó sâu xa hơn?

- Rốt cuộc là bùa phép gì? Thủy à...chị hãy kể em nghe toàn bộ sự việc sau khi...sau khi...em phóng hoả đốt ghe hát đi chị!

Thục Quyên nắm lấy bàn tay xương xẩu xơ xá© ŧᏂịŧ da của Lê Mộng Thủy, cô hằng mong mỏi được biết tất cả cố sự, được thấu tỏ Lê Mộng Thủy...cô đào hát xinh đẹp của cô đã phải trải qua những tủi hờn gì.

- Được, tôi sẽ kể cô nghe, để cô nhớ lại tất cả.

Nhìn lên bầu trời, Lê Mộng Thủy biết đêm còn chưa vội tàn, và ánh mặt trời còn lâu lắm mới ló dạng, nàng khẽ cười, một nụ cười méo xệch. Dắt tay Thục Quyên qua thềm đá gần đó ngồi xuống, dù rằng bây giờ thể xác đã nát tan nhưng phong thái đoan trang vẫn chẳng hề thay đổi, nàng vén tà áo dài ngồi cạnh Thục Quyên, đầu tựa lên vai cô, miên man nhớ lại quá khứ đau thương cay đắng.

- Trận hoả hoạn đó cô ba có biết đã cướp đi những gì không? Nó đã làm cho đứa bé cô còn chưa kịp đặt tên ngộp khói đến chết, đã làm cho cô hai Điệp trắng tay rã gánh, các chị em đều ly tán, mỗi người một nẻo tha phương cầu thực khắp xứ...

- ...trời ạ...vậy...còn chị? Chị ra sao sau hôm lửa khói ấy?

Khoé mắt Lê Mộng Thủy nhạt nhòa ứa máu.

- Sau hôm đó, tôi...

...

Ký ức xa xưa lần lượt quay về, nhớ lại năm đó sau trận hoả hoạn kinh hoàng gánh Đồng Nữ Bang cũng đành tan tác, Lê Mộng Thủy may mắn thoát khỏi chết cháy là nhờ hai Điệp bán mạng xông vào cứu nàng ra, đáng tiếc lại chẳng giữ được tính mạng bé nhỏ của đứa trẻ sơ sinh kia.

Khi gánh Đồng Nữ Bang rã tan, Diệu Khanh và Lê Mộng Thủy là hai người cuối cùng còn ở lại bên hai Điệp, nhưng ít lâu sau đó Diệu Khanh cũng bỏ cô rời đi với lý do có gã phú hào muốn rước về làm vợ lẻ, tin rằng nương tựa được tấm thân nên để lại mảnh giấy rồi bỏ đi mất biệt. Với riêng Lê Mộng Thủy, nàng cũng "được" không ít kẻ thừa nước đυ.c thả câu, dụ dỗ về làm thê thϊếp, người thật lòng thì không ít mà loại tiểu nhân lại càng nhiều, có điều Lê Mộng Thủy vẫn ngoảnh mặt làm ngơ, bởi trong tâm nàng đã mang nặng ưu tư về một bóng hình thiếu nữ.

Hai Điệp và Lê Mộng Thủy nương tựa nhau chừng đâu nửa năm trời, đời sống chật vật, có cháo ăn cháo, có rau ăn rau. Lê Mộng Thủy bấy giờ được không ít gánh hát mời gọi gia nhập nhưng nàng đều chối từ vì không thể bỏ lại hai Điệp đang thất chí bơ vơ, đành lòng từ một cô đào thanh sắc vẹn toàn phải đi mần mướn cho người ta. Thứ gì còn sót lại gom góp được sau hoả hoạn cũng đều đem bán đi để lo trang trải, duy nhất chỉ có chiếc áo dài hồng đã vận trong lần đầu gặp gỡ Ngô, từng được Ngô khen nàng mặc rất đẹp là may mắn còn nguyên vẹn và nàng không đành lòng bán nó!

Cực nhọc tủi thân đôi đường, ấy vậy mà chưa một lần oán thán thở than.

Thời gian này hai Điệp như người điên quẩn trí, ngây ngây dại dại lúc tỉnh lúc mê, từ một bầu gánh đương thời nổi danh lại trở thành thất chí, thường khi bị đám trẻ trong vùng trêu ghẹo gọi là bà khùng bà điên. Những lúc Lê Mộng Thủy có mặt ở căn chòi xập xệ thì còn đuổi bọn trẻ vô tri đi được, nhưng lắm lúc nàng bận việc đồng áng gặt thuê thì hai Điệp đành phải chịu ấm ức.

Trong thâm tâm Lê Mộng Thủy vẫn luôn lo lắng bận lòng vì Ngô, dẫu biết rằng hai Điệp ra nông nỗi này, gánh Đồng Nữ Bang tan nát như thế là do con bé gây ra, nhưng nàng vẫn không thể ngừng trằn trọc mỗi bận đêm về vì thương nhớ, vì trăn trở không biết giờ này Ngô đã lưu lạc chốn nao, có được ấm êm an toàn hay không...

Lê Mộng Thủy nghĩ mãi cũng không hiểu được điều gì đã khiến Ngô đan tâm đốt ghe hát, đan tâm vứt lại nàng cùng đứa bé sơ sinh rứt ruột sanh ra, điều gì đã khiến Ngô uất ức tới mức đó? Gánh Đồng Nữ Bang có tội lỗi gì? Nàng thật sự không hề hiểu nổi!

Sống như cái xác không hồn, Lê Mộng Thủy gồng gánh cho qua ngày đoạn tháng, từ cô đào hát xinh đẹp được ngàn người ái mộ nay đã trở nên chân lấm tay bùn, gầy gò ốm yếu, đôi bàn tay ngọc ngà vốn dĩ chỉ dành để xoè quạt cầm hoa thì nay cũng đã chai sần theo tháng ngày cơ cực. Những tưởng phải chịu cảnh đời như vậy suốt kiếp, để nó lặng lẽ trôi qua như tuổi xuân đang ngày một úa tàn, nhưng không! Vào một hôm nọ, định mệnh lại khiến đời nàng rẽ bước sang trang lần nữa.

6 tháng cơ hàn dài tựa 6 năm đói rách, cho đến hôm nọ, hai Điệp dường như tỉnh táo hẳn ra, cô kêu Lê Mộng Thủy tới ngồi bên cạnh thỏ thẻ trải lòng.

- Thủy à, trước tiên chị hai cảm ơn em vì đã không bỏ chị ra đi, đã vì săn sóc chị mà khổ cực quá nhiều, tình nghĩa của em...hai Điệp này kiếp sau nguyện làm trâu ngựa báo đáp...

Lê Mộng Thủy rưng rưng, siết tay hai Điệp đáp.

- Chị đừng nói vậy tội nghiệp cho em! Ngày xưa khi em còn là đứa con gái quê mùa cũng nhờ chị cưu mang dạy dỗ, em trở thành cô đào nổi danh cũng đều nhờ công sức chị gây dựng. Nay chị hai gặp bất trắc, bổn phận làm em phải đứng ra chăm sóc, chị đừng nặng lòng nghĩ chuyện báo ơn! Chị hai khoẻ mạnh, sớm ngày đứng dậy làm lại từ đầu là em mừng rồi.

Hai Điệp ôm mặt khóc, trông cô đáng thương biết mấy, Lê Mộng Thủy ôm cô vào lòng cũng sụt sùi thút thít theo, lúc sau hai Điệp lấy lại bình tĩnh rồi tiếp.

- Là em thương chị, em có tình có nghĩa nên mới nói thế thôi Thủy à...nhưng em nè...điều thứ hai chị muốn nói là em hãy rời đi đi, đừng lo cho chị nữa, phí phạm thanh xuân và tài năng của em lắm...!

Lê Mộng Thủy kiên quyết lắc đầu từ chối, nàng tuy không muốn chịu cực khổ, nhưng nếu sung sướиɠ mà đổi lại bỏ rơi hai Điệp trong hoàn cảnh này thì nàng thà chịu cực khổ còn hơn! Lê Mộng Thủy vẫn luôn như vậy, ngoài lạnh trong ấm, trước nay chưa hề thay đổi.

Nhưng, nàng tuyệt đối không ngờ được rằng...

Ba hôm sau, khi đi gieo mạ cho người ta về, nàng bàng hoàng phát giác căn chòi nhỏ có đầy ấp người vây quanh, chen chân chạy vào mới biết hoá ra hai Điệp đã thắt cổ tự vẫn, bà con cứu vớt quá trễ...đã không giữ được mạng cô...

Tự tay chôn cất hai Điệp ở khoảng đất đồng hoang vu, thân xác cô chỉ có chiếc chiếu rách bó lại sơ sài, cả nấm mồ cũng là do Lê Mộng Thủy dốc sức đào đắp bằng đất đá, một cái bia mộ chỉnh tề cũng không có...ôi thương thay cho số kiếp hai Điệp, đoạn đường trần coi như đã chấm dứt kể từ đây.

...

Sau khi hai Điệp qua đời, chẳng bao lâu Lê Mộng Thủy cũng gói ghém hành trang thu xếp rời khỏi nơi đau lòng đó, nàng mang trong lòng ý niệm sẽ đi tìm Ngô, dù cho đến cùng trời cuối đất!

Lê Mộng Thủy sợ rằng ở đâu đó trên đất Nam Kỳ này Ngô đang phải gánh chịu đói khổ uất ức, nàng muốn tìm tới, muốn chở che cho Ngô như những gì đã hứa, muốn hỏi Ngô rằng rốt cuộc tại sao lại đối xử với gánh Đồng Nữ Bang như vậy! Nàng tin, đã có điều gì hiểu lầm xảy ra, hoặc hoạ chăng cũng do Ngô nhất thời loạn tâm không kiềm chế được cảm xúc, dù đó có là gì...nàng vẫn hằng tin rằng Ngô không hề cố ý độc ác!

Xuôi ghe chèo qua mấy miền Miệt Thứ, rong ruổi khắp mảnh đất Phương Nam, Lê Mộng Thủy dần dà cũng quên mất mình từng là một cô đào hát, đi đến đâu mần việc đến đó, ai thuê gì làm nấy, bán công bán sức nhưng tuyệt đối nàng chưa hề bán đi nhân phẩm danh tiết dù rằng có lắm lời mời gọi bướm ong. Lê Mộng Thủy phiêu bạt khắp Nam Kỳ lục tỉnh, ở mỗi địa phương thôn xóm nàng đều dò hỏi tin tức về Ngô, nhưng đáng tiếc chưa hề thu được kết quả.

Đôi khi ngang qua mấy vùng có gánh hát biểu diễn, nàng chạnh lòng ngó lên sân khấu, ở trên đài cao là đào kép với xiêm y rực rỡ trong ánh hào quang, vai tuồng đặc sắc mặc tình hoá thân, đó từng là cuộc sống của nàng...cuộc đời của nàng...nhưng đáng tiếc con đường tổ nghiệp ban tặng lại gãy gánh giữa chừng. Lê Mộng Thủy đáng lẽ vẫn có thể đường hoàng trở về thân phận đào hát nếu nàng muốn, nhưng ngẫm nghĩ cân đo nếu đi theo gánh hát sẽ khó lòng tự túc tìm kiếm tin tức về Ngô, mọi sự đều phải chịu phân phó của đoàn, vậy nên nàng đã gác lại tâm tư khát khao được diễn xướng.

Chỉ là đôi lúc nhớ nghề quá đỗi, Lê Mộng Thủy chỉ đành đợi đến đêm hôm khuya khoắt ra ngoài bến vắng, ngồi đó ngắm trăng soi vằng vặc dưới mặt sông rồi ngân nga mấy giai điệu bi thiết. Nàng hát thương nhân vật, và hát thương luôn cả chính mình.

- Dòng tơ tươi thắm đau thân tằm se mình.

Lòng vương tơ với tâm sự vì cuộc đời

Người ta khi sống yên cuộc đời như tằm

Dầu cho nắng sương vẫn vẹn niềm vui.

Từng dòng tơ mướt thắm là tằm đau rút máu

để điểm tô cho đời vui...

Hồn người khuê nữ đã quyết sống cho ân tình

Lấy khó thương vui xây niềm tin.

Người sinh ra phải đâu đợi chờ căn phần?

Cần kiên tâm đấu tranh giựt dành mộng đời

Vì hạnh phúc phải do tay người dựng gầy

Đừng mơ ước không thể đợi trời cho...

Đó là bài hát Quay tơ mà Lê Mộng Thủy vô cùng tâm đắc trong vở tuồng Bên cầu dệt lụa, nàng ngưỡng mộ sự trung trinh chung thủy của Quỳnh Nga, người con gái trong vở tuồng ấy đã vì chồng giữ vẹn sắc son, kiên tâm chờ đợi, vậy còn nàng...nàng có thể so sánh được với Quỳnh Nga không? Trong khi người nàng đang tìm kiếm là một thiếu nữ...người đó tuy không phải chồng nàng...nhưng Lê Mộng Thủy đã nguyện ý thủy chung.