Chương 8

Tiểu khu và ga tàu lại cách nhau một con đường lớn, sạp bán báo đứng đơn độc ở cuối vỉa hè. Khương Thượng Nghiêu đi gần tới mới phát hiện sạp báo đã mở ra một khe nhỏ, ông Dư trông coi sạp báo đang đốt than sưởi ấm. Anh gõ cửa sổ thiếc, hỏi: "Ông Dư, trời lạnh như vậy ông vẫn còn mở cửa sao?"

Ông lão đặt bình trà đang cầm trên tay xuống, cầm một tờ báo đưa cho anh, nói: "Dọn hàng rồi, không phải vẫn còn đợi cậu sao?" Nhận được tiền lẻ của anh, ông lại hỏi: "Cũng sắp tới năm mới rồi, xem có gì bán được không, coi như kiếm được mấy đồng tiền lẻ."

Khương Thượng Nghiêu không khỏi bật cười: "Năm nay buôn bán ảm đảm, ai dám mua nữa? Cháu cũng xem xem năm sau có cơ hội hay không đây."

Hàn huyên mấy câu, anh ngẩng đầu nhìn mấy tầng lầu đang xây và máy móc khổng lồ ở công trường, lúc này mới đi vào cửa sau của tiểu khu cạnh con đường nhỏ bên sạp báo.

Căn nhà của anh đã có tuổi đời hai mươi ba mươi năm, cầu thang tối mịt, đi lên tầng ba, ở chỗ rẽ, cầu thang đột nhiên sáng đèn, có người đã bật đèn trước anh. Cửa nhà anh đang mở, Diêu Nhạn Lam thò nửa người ra, cười tươi như hoa gọi anh: "Anh, em thấy anh ở dưới tầng rồi, mau lên đi, bà ngoại nấu cơm xong rồi, đang đợi anh về đấy."

Anh nhảy lên hẳn mấy bậc, tới tầng bốn, giọng bà ngoại vọng ra từ trong bếp: "Thượng Nghiêu về rồi đấy à?"

Nhà không lớn lắm, chỉ khoảng năm mươi mét vuông, cũng vì vậy nên xung quanh rất ấm áp. Anh bước vào cửa, vừa trả lời bà ngoại vừa cởϊ áσ khoác ra. Diêu Nhạn Lam tiện tay nhận lấy áo, định treo lên thì bị anh giữ lại. Anh lén nhìn bóng lưng bà ngoại trong bếp, sau đó xoa lên má cô, hỏi: "Nhớ anh à? Ra tận cửa sổ đợi anh hả?"

Diêu Nhạn Lam đỏ mặt, liếc nhìn anh một cái, lại chột dạ nhìn bà ngoại, lúc này mới nói: "Cũng đâu phải anh một đi không quay lại, em nhớ anh làm gì? Nghiêm chỉnh chút đi, bà ngoại trong bếp đấy."

Bà ngoại anh đi từ nhà bếp ra, giả vờ không nhìn thấy hai người đang liếc mắt đưa tình, nói: "Mẹ con gọi điện tới nói tăng ca cho người ta nên về muộn. Dì Dương của con cũng làm ca tối, ăn hai miếng đã đi rồi, Cảnh Trình thì không biết đi đâu chơi nữa. Con mau đi tắm đi, tắm xong mà Cảnh Trình vẫn chưa về thì chúng ta ăn trước."

Nhà vệ sinh ở cạnh phòng khách, cho dù trong phòng đang mở nước vẫn có thể nghe thấy cuộc đối thoại của Diêu Nhạn Lam và bà ngoại.

Nhà anh và nhà họ Diêu ở đối diện nhau, lúc còn nhỏ Nhạn Lam và Cảnh Trình thường được mẹ nhờ bà ngoại anh chăm sóc. Sau này bố Nhạn Lam nghỉ việc, nói là vào nam làm ăn, dì Dương làm ở cung văn hóa Thiết Lộ càng không có thời gian chăm sóc hai chị em Nhạn Lam. Từ khi đó, ba đứa trẻ bọn anh đã ăn chung một nồi, làm bài tập chung một bàn, thậm chí còn ngủ chung một giường.

Cả khu tập thể Thiết Lộ đều biết hai nhà bọn họ như cùng một nhà, rất lâu về trước có người còn trêu anh và Nhạn Lam là vợ chồng nhỏ trời sinh. Có lẽ anh bị người ta trêu nhiều, lớn lên một chút thì nhận ra mình cần duy trì khoảng cách với Nhạn Lam, nhưng mãi không kiềm chế được đôi mắt của mình, lúc nào cũng lén nhìn cô cười hay vóc dáng cao gầy của cô, mãi cho tới có một đêm anh mộng xuân, đối tượng lại là Nhạn Lam, lúc này anh mới thành thật với chính mình rằng anh thích cô.

"Anh, tối anh có tới lớp guitar dạy không?" Nhạn Lam hỏi trong phòng khách.

Anh tắt bình nóng lạnh, nói: "Có chứ."

Nhạn Lam đứng trong phòng khách lẩm nhẩm gì đó, anh nghĩ cô đang trách anh không chịu dành thời gian ở bên cô nên cười to, nói: "Nhà ở đầu ngõ qua Tết là có thể xây xong rồi, anh không kiếm thêm chút tiền thì sau này em sẽ ở đâu?"

Câu này vừa được nói ra, Nhạn Lam lập tức không dám nói nhiều, bà ngoại anh lại mở miệng oán giận: "Thượng Nghiêu, Nhạn Lam da mặt mỏng, con đừng trêu con bé nữa. Nói mới nhớ, ngày nào bà ra ngoài đi chợ cũng thường nhìn tòa nhà đó, sao lại xây chậm thế chứ?"

Nghe nói mấy tòa nhà đang xây trong khu tập thể Thiết Lộ sẽ bán cho nhân viên công chức ở đây với giá rẻ, nghe phong phanh là nhà ở phúc lợi cuối cùng, người trong khu tập thể cũng âm thầm chuẩn bị, ngay cả Khương Thượng Nghiêu cũng tặng cho lãnh đạo ít quà.

Căn nhà công này của bà ngoại anh đã có tuổi đời lâu lắm rồi, nó không chỉ nhỏ mà hệ thống sưởi còn rất cũ. Mẹ anh và bà ngoại luôn lo lắng vấn đề phòng tân hôn của Khương Thượng Nghiêu và Nhạn Lam, chỉ hy vọng căn nhà kia có thể xây xong sớm, có thể phân cho họ một căn nhà rộng hơn bây giờ chút, có thêm một phòng là đủ rồi."

Nhưng anh cũng tính rồi, theo giá nội bộ là một nghìn ba trăm tệ một mét vuông thì cũng mất tầm khoảng một trăm nghìn tệ cho căn này, số tiền nhà anh tích còn lâu mới đủ.

Lúc ăn cơm tối, chuông điện thoại vang lên, ông chủ tiệm nhạc cụ nói tuyết rơi dày quá, cả đường Đại Hưng không có mấy người, lớp guitar tối nay tạm hoãn. Mặt Diêu Nhạn Lam tươi như hoa, cô gắp một miếng thịt dê từ nồi lẩu vào bát anh, nói: "Đây là thịt dê chú nhỏ em chăn đấy, biết anh thích ăn nên bà ngoại đã làm sạch cả buổi chiều. Anh yên tâm, cứ từ từ mà ăn, tuyết rơi nhiều mà vẫn còn phải kiếm tiền."

Anh đang tranh thủ thời gian, đi làm mấy ngày rồi tăng thêm ca, thời gian ở cùng cô rất ít. Hiếm khi có một đêm tuyết rơi anh có thể cùng cô đọc sách, làm việc, nghĩ thôi cũng thấy hạnh phúc rồi. Anh dừng đũa, nhất thời xúc động, muốn xoa gò má đỏ ửng vì bị hơi phả vào của cô, nhưng ngẩng đầu lên lại nhìn thấy bà ngoại đang nhìn bọn họ với vẻ mặt hài lòng mãn nguyện.

"Bà ngoại còn phải đợi mấy năm nữa mới có thể nhìn thấy hai đứa tổ chức ngày vui đây?" Giọng nói bà ngoại có chút cảm khái.

"Bà ngoại, không phải bà luôn nói sẽ sống tới chín chín tuổi, đợi tới khi bốn thế hệ cùng sống dưới một mái nhà sao? Đợi Nhạn Lam tốt nghiệp đại học bọn cháu sẽ đi đăng ký kết hôn, mấy năm nữa thôi, nhanh lắm."

Diêu Nhạn Lam nghe vậy thì xấu hổ, vùi đầu vào bát cơm. Khương Thượng Nghiêu cứ nắm mãi không buông nhìn cô, hỏi: "Nhạn Lam, em nói xem có đúng không?"

Cô đỏ mặt nhìn ánh mắt tràn đầy hy vọng của Khương Thượng Nghiêu, cúi đầu đáp đúng.

Bà ngoại như được an ủi, mím môi liên tục gật đầu: "Vợ chồng hai cháu tính với nhau xong thì tốt rồi."

Nghe thấy mấy chữ này, Diêu Nhạn Lam càng đỏ mặt hơn, cô đặt bát xuống, nhảy dựng lên nói: "Hình như là tiếng Cảnh Trình lên tầng, cháu đi xem xem."

Diêu Cảnh Trình hòa vào cơn gió lạnh, ngẩng đầu lên, lẩm bẩm: "Anh, anh quay về rồi. Hai ngày này chú Đức cứ hỏi em khi nào anh nghỉ ngơi, nói kêu em đi tới chỗ anh ngồi, vừa nãy lại hỏi em nữa."

Khương Thượng Nghiêu mỉm cười, dừng đũa, nghĩ một lúc rồi nói: "Em không nói gì đấy chứ?"

Diêu Nhạn Lam đóng cửa lại, lo lắng nhìn anh, khẽ nói với em trai: "Bà ngoại đang ở đây đấy."

Diêu Cảnh Trình làm mặt quỷ, cũng nhỏ giọng nói: "Sao bà ngoại hiểu mấy chuyện này của chúng ta được?" Nói rồi cậu ta gạt tuyết trên chân đi, gọi một tiếng bà ngoại, cầm lấy đũa của chị gắp một miếng thịt bỏ vào miệng mình, lầm bầm: "Em chẳng nói gì hết, hơn nữa ở trước mặt chú Đức, em..." Cậu chỉ vào mặt mình: "Có gì để nói sao?"

Khương Thượng Nghiêu gật đầu: "Em cũng đừng nói linh tinh với bọn họ, anh đang bận bù đầu lên, không có thời gian quan tâm tới bọn họ."

Sau bữa tối, anh xem tin tức với bà ngoại, sau đó chuyển sang kênh địa phương cho bà, còn mình đi lấy báo ngồi xuống bên cạnh. Bà ngoại là fan cứng của Tiểu Yến Tử, mỗi lần chiếu tới Tiểu Yến Tử bà sẽ kéo ghế mây về phía trước cho tới khi chắn hết màn hình.

Bà ngoại vui như đứa trẻ nói: "Cháu làm bài tập của cháu đi, đừng có bắt nạt bà ngoại."

"Cháu chỉ nhìn một cái thôi mà, mười phút thôi mà." Diêu Cảnh Trình nói: "Chỉ có bà được thích Tiểu Yến Tử, còn cháu không được chắc?"

Diêu Nhạn Lam rửa bát ở trong bếp, thò nửa đầu ra trêu em trai: "Không phải em thích cô gái mắt một mí kia sao? Giờ lại thay lòng rồi hả?"

Sáu con mắt nhìn nhau, Diêu Cảnh Trình đưa tay lên trán, nói: "Xem tivi đi, mọi người xem tivi đi."

Bà ngoại hiếu kỳ hỏi: "Cảnh Trình?"

Diêu Cảnh Trình ôm mặt ai oán: "Bà ngoại, bà đừng hỏi nữa. Nếu không phải chị cháu xui cháu đi tỏ tình, cháu có thể mất mặt thế sao?"

Bà ngoại hỏi: "Cháu thích con gái nhà ai đấy? Sao lại nói một nửa giấu một nửa thế? Nói thật cho bà ngoại biết đi, thích..."

Diêu Cảnh Trình nhảy dựng lên, xông về phía cửa phòng: "Cháu về phòng làm bài tập đây."

Cửa phòng ầm một tiếng rồi đóng lại, Khương Thượng Nghiêu và Diêu Nhạn Lam nhìn nhau cười, anh hỏi: "Em rửa xong chưa? Anh đi vào đọc báo, em làm bài tập xong chưa?"

Nhạn Lam hiểu ý anh, thấy bà ngoại lại tập trung vào tivi, cô mím môi cười, đáp: "Anh đợi em chút."

Khương Thượng Nghiêu quay về căn phòng nhỏ xây từ ban công của mình, bật đèn ngủ ở đầu giường, lật báo ra đọc.

Anh bắt đầu mua cổ phiếu từ năm ngoái, không phải vì sự cuồng nhiệt của đồng nghiệp đã kí©h thí©ɧ lòng hiếu kỳ của anh mà vì khi anh tham gia vừa đúng lúc, thu lãi được chút ít, nhưng về sau toàn một đi không được đồng nào. Thời gian làm việc của anh ít, không tích góp được bao nhiêu, cộng thêm bản tính vốn trầm lặng, sau lần lời lãi đó thì không dám mua nữa, cũng vì vậy mà anh tránh được năm hạn cổ phiếu này. Nhưng hơn một năm nay, anh cũng chẳng nhàn hạ gì, trên tủ đầu giường chất một chồng sách kinh tế tài chính, từ chuyên nghiệp cho tới nghiệp dư anh đều đọc.

Khi anh đi học, thành tích chỉ ở tầm trung, thiên phú duy nhất là âm nhạc. Giáo viên âm nhạc cấp ba của anh đã từng làm việc ở thành phố lớn, sau khi cô biết được nghề nghiệp anh chọn lúc tốt nghiệp cấp ba đã không khỏi tiếc nuối nói: "Một giọng ca tốt như vậy, đúng là phí của trời!"

Sao anh lại không muốn làm trong lĩnh vực mình thích chứ? Nhưng anh trưởng thành sớm nên hiểu được rằng, học phí đắt đỏ để học nghệ thuật không phải thứ anh có thể trụ nổi.

Với thành tích môn toán vừa đủ qua của anh năm cấp ba, ngày hôm nay có thể say mê đống sách tài chính này là vì anh biết con đường này có thể thắp sáng kinh tế cho gia đình. Nếu như năm sau thật sự có thể như những gì anh kỳ vọng, vậy có lẽ anh có thể mua được phòng tân hôn để cưới Nhạn Lam cũng không chừng.

Nhưng tối nay anh lại không sao tập trung được vào đống báo này.

Chú Đức là chú ruột xã hội đen thân thiết với anh từ nhỏ, đồng thời ông cũng là nhân vật có tiếng ở Văn Sơn.

Khi Khương Thượng Nghiêu hơn mười tuổi thường nghe thấy mấy tên côn đồ gọi chú anh là nhân vật hào hùng trong lịch sử. Chú Đức đã từng làm tên trộm chó gà khi còn nhỏ, khi đó vật chất thiếu thốn, chú Đức còn trẻ đã lợi dụng đám con em của nhân viên Thiết Lộ, dẫn đám trẻ đi tới ga tàu trộm đồ.

Chú Đức là lão đại, nhân vật điển hình cho đám lưu manh thời đó, vô cùng trượng nghĩa, đồ trộm được ở ga tàu bất luận đắt hay rẻ, chú thường mang tặng cho hàng xóm cần dùng. Trẻ con trong Thiết Lộ bị người khác bắt nạt cũng tìm chú giúp đỡ, chú không nói hai lời, lập tức phất cờ đi trả thù cho chúng. Vậy nên ngày nay khi người trong tiểu khu Thiết Lộ nhắc tới chú Đức, có người thì lắc đầu, có người lại giơ ngón trỏ khen ngợi.

Sau này anh em đi theo chú ngày càng tăng lên, chú lại quay về công việc kinh doanh, làm ăn rất phát đạt.

Nhưng mấy năm nay không còn lớn mạnh được như trước nữa.

Không biết bắt đầu từ lúc nào, ngoại trừ mấy tôm tép nhỏ bé của thế lực ngầm ở Văn Sơn ra, chỉ còn hai phái Nam Bắc ở khu tập thể Thiết Lộ và Ky Sàng Xưởng đối đầu với nhau. Một bên là thế lực bên ngoài, một bên là người địa phương, ai cũng không phục ai, chỉ một cuộc tranh cãi nhỏ cũng có thể dẫn tới trận đấu lớn.

Mười năm nay, dân lưu manh cũng theo đó kiếm được tiền, nên để so với quá khứ thì đã ít đi rất nhiều. Nhất là sau khi Ky Sàng Xưởng phá sản, cả mảnh đất bị phá bỏ, anh em nhà họ Niếp vốn yếu thế đã liên tiếp mở nhiều hộp đêm, nhà tắm, số tiền có trong tay của các anh em đương nhiên cũng nhiều theo, hai phái này dần phân thành hai lực lượng đối kháng.

Không chỉ là bên A ép bên B mà còn là bên B chèn ép bên A. Chú Đức và anh em nhà họ Niếp hạnh họe suốt ngày, Khương Thượng Nghiêu có thể hiểu tâm trạng lo lắng của chú Đức.

Nhưng anh không hiểu, tại sao chú Đức lại cứ nhằm vào anh.

Bởi vì lúc nhỏ anh hay bị trêu là nghiệp chủng của lưu manh, anh không nhịn được, chặn mấy tên đó trong nhà vệ sinh, đánh chúng một hồi, suýt chút nữa khiến tên đó vùi đầu vào bồn cầu sao? Hay là bởi vì sau khi tên khốn đó trốn về nhà, anh gọi chú mình tới, khi mới mười tuổi phải đối mặt với hai mấy tên đầu gấu cao to vạm vỡ nhưng vẫn không chút sợ hãi sao?

Anh nhớ khi đó chú Đức sờ đũng quần anh, cười híp mắt nói: "Nhóc con, được đấy, không đái ra quần, đúng là có gen cả."

Anh tức giận chửi một câu, mấy người phía sau chú Đức có người cười, có người mắng, anh vẫn im lặng. Mẹ từng nói với anh, vào thời khắc then chốt, nếu có thể dùng ánh mắt đe dọa đối phương trước, vậy bạn đã thắng được một nửa. Anh nhìn chằm chằm chú Đức, giống như muốn ra sức nhìn thấu con người chú.

Khi đó chú Đức từ từ thu lại nụ cười, nhìn anh mấy giây rồi đột nhiên cười phá lên, lặp lại: "Đúng là có gen cả." Sau đó chú quay về phía đám người, vỗ đầu tên khốn đó, chửi: "Trẻ con đánh nhau thua rồi thì thua, mày lại còn về nhà gọi bố? Đúng là khốn nạn."

Sau chuyện đó, anh và tên khốn đó gặp nhau cũng chỉ lạnh lùng nhìn nhau rồi quay đầu đi. Cho tới nửa năm sau, tên đó giật tóc Nhạn Lam, nhất quyết bắt cô gọi hắn là anh, Nhạn Lam sợ tới mức khóc chạy về nhà tìm anh, anh và tên đó lại đánh nhau trên con đường lớn trước tiểu khu.

Cũng bởi vì lần đó, hai người bỗng dưng đánh tới nghiện, không có chuyện gì tên đó sẽ đứng dưới tầng gọi anh: "Có muốn xuống luyện võ chút không?"

Anh vừa nghe thấy cả người đã hừng hực khí thế, có chuyện gì cũng sẽ gác lại, xông xuống tầng đấm đá.

Thói quen này duy trì tới khi tên đó tốt nghiệp cấp ba, đi nhập ngũ.

Còn về chú Đức, sau khi anh và tên đó, tên là Hắc Tử kết thành anh em, anh thường hay gặp chú hơn, có khi ở nhà Hắc Tử, cũng có khi là vào kỳ nghỉ hè, tới hồ gần nhà Hắc Tử bắt cá, tiện đường đi tới tứ hợp viện ở gần ngoại ô của chú Đức ăn trưa.

Thời niên thiếu, có rất nhiều nhân vật kiệt xấu như chú Đức, quả thật Khương Thượng Nghiêu có chút hiếu kỳ về thế giới của bọn họ, nhưng lớn lên dưới đòn roi của mẹ, anh vô cùng hiểu rõ, thế giới đó anh tuyệt đối không thể bước vào, cho dù chỉ là nửa bước.