Tập 1 - Chương 3

Ngày thứ nhất, địch không vào Gò Sao! Chiều ngày thứ hai, địch chốt lại ở Vườn Cam. Tham mưu trưởng tiểu đoán về cầu Sắt báo cáo tình hình. Cuộc hội ý tối hôm đó, ngoài ban chỉ huy tiểu đoàn, còn thấy có ông Ba Kiên và phó chính ủy phân khu. Họ đã ngồi trước tấm bản đồ từ bao giờ và đang trao đổi ý kiến với nhau về phương án tác chiến. Mạn, tham mưu trưởng tiểu đoàn bước vào. Thực ra hiệu cho anh ngồi xuống và tiếp tục nói:

- Theo tôi, chúng ta không nên tập kích bằng bộ binh vào khu vực này vì địa hình rất bất lợi, quân số chúng ta hiện nay không còn bao nhiêu.

Phó chính uỷ:

- Hôm nay nó đã chốt lại ở Vườn Cam, chỉ cách chỗ đóng quân của ta bảy, tám trăm mét. Nếu ta không chủ động tập kích thì trước sau nó cũng vào được Gò Sao. Mà nó đã chiếm Gò Sao thì trước sau nó cũng đánh cầu sắt.

- Cứ tình hình này thì nhất định trước sau nó cũng vào được bất cứ chỗ nào ở đây.

Phó chính ủy xẵng giọng:

- Điều đó tôi đồng ý, nhưng tôi muốn nói là ta phải kéo dài tình thế này càng lâu bao nhiêu càng tốt.

- Cũng chính vì muốn kéo dài tình thế này cho nên tôi đề nghị không nên tập kích bằng bộ binh.

Ông Ba Kiên:

- Vậy theo ý kiến của đống chí thì nên thế nào?

- Mình cứ ở lại Gò Sao chùng nào bị đánh bật ra thì thôi.

Im lặng.

Thực nhìn phó chính ủy Hàn. Anh biết ông đang cố gắng bình tĩnh để tìm cách thuyết phục anh, vì có thể ông vẫn cho là anh dao động, trong tình hình này cán bộ rất dễ co thủ hữu khuynh, chính phó chính ủy Hàn mới nói với anh như vậy buổi sáng nay.

Sau khi đã trấn tĩnh được, phó chính ủy nói, giọng nói nhẹ nhưng rất rành rọt:

- Dầu sao thì chúng ta cũng không thể khoanh tay ngồi chờ chúng nó đến đánh mình, các đồng chí nghĩ thế nào?

Ông vừa nói vừa liếc nhìn ông Ba Kiên và chính trị viên phó Thận như để tranh thủ sự đồng tình.

Thực:

- Tôi cũng đồng ý như vậy và tôi đề nghị một phương án khác.

ông Ba Kiên:

- Đồng chí cứ nói đi!

- Tối nay dùng hai khẩu cối và mười tám quả đạn kích vào Vườn Cam.

Phó chính uỷ:

- Đạn cối đồng chí còn bao nhiêu quả?

- Còn ba lần như thế!

- Tôi chỉ sợ phí đạn mà không kết quả gì. ở ngoài mà kích cối thì tất nhiên là an toàn hơn rồi! - Phó chính ủy nhếch mép cười nhìn Thực, rồi lại quay sang ông Ba Kiên.

Thực: Không! Chúng ta không kích lung tung. Trước hết phải cho vài đồng chí sang đó quấy rối, rồi rút. Sau hãy chỉnh cối bắn vào những điểm đã được phát hiện.

Ông Ba Kiên:

- Tôi thấy phương án đó có thể thực hiện được, nhưng còn người đi? Ông vừa nói vừa nhìn thẳng vào đôi mắt cau có của Thực. Ông bỗng nghĩ đến những anh em trinh sát đã ra đi. Ông biết rằng trong những lúc khó khăn như thế này, trước hết hãy chỉ nên đề ra yêu cầu nhiệm vụ cho cấp dưới và để tự họ suy nghĩ giải quyết theo cách của họ. Cuối cùng, ông mới dùng đến mệnh lệnh.

- Kiếm cho ra người thì cũng khó, nhưng tôi nghĩ cũng có thể giải quyết được.

Phó chính ủy im lặng. Như thế là ông đã rút lui ý kiến của ông. Lúc đầu ông nghĩ rằng Thực đưa ra phương án pháo kích là một cách khôn khéo để tránh sự ác liệt, nhưng sau đó hiểu ra thì ông hầu như nhất trí hoàn toàn với tiểu đoàn trưởng, không có ý kiến gì nữa.

Ông Ba Kiên cũng im lặng, nhưng ông còn suy nghĩ. Giữa lúc đó thì ông bỗng bắt gặp cái nhìn của tham mưu trưởng Mạn. Hãy để chuyện đó lại ít phút đã. Ông nghĩ vậy và nói:

- Thôi, bây giờ ta hãy nghe đồng chí Mạn báo cáo tình hình xem sao đã.

Ngày hôm đó, khác với ngày hôm trước, mãi đến ba giờ chiều mới có một đại đội từ Xóm Mới sang. Đến Vườn Cam thì bọn đó dừng lại. Anh em nằm ở bộ tiêu chờ đợi căng thẳng. Ba giờ rưỡi… Bốn giờ… Năm giờ... Chúng nó không tiến lên mà cũng không rút. Đến năm giờ mười lăm thì nghe tiếng chúng nó chặt cây và la hét. Sáu giờ, hai chiếc “trực thăng” hạ - xuống rồi lại bay đi. Một lúc sau thì nghe có tiếng chí chóe của mấy con gái điếm.

Tham mưu trường họp anh em lại và nhận định tình hình. Rõ ràng là chúng nó gây căng thẳng để bức mình rút. Cho đến tối mịt, các bộ tiêu vẫn không dám bỏ về. Tổ bộ tiêu ngoài cùng bố trí ngay trên con đường đi vào Vườn Giâu, dọc theo một con mương, cách xa khu vực trung tâm của căn cứ năm, sáu trăm mét. Thường ngày, sau khi đánh địch một thời gian, tổ chiến đấu này men theo bờ rạch rút vào công sự thứ hai sau một cái cầu gỗ ở mí Vườn Giâu. Như thế, ta có đủ điều kiện để kéo dài cuộc chiến đấu cho đến lúc mặt trời lặn. Nay chúng nó chốt lại ở Vưòn Cam, đối diện với ta, cách nhau chừng năm trăm mét, qua một con rạch. Nếu chúng nó chốt mãi đấy, thì một khi ta đã rút khỏi bộ tiêu này, ta không còn hy vọng gì trở lại nữa. Cứ từng bước như vậy, nó sẽ lấn mãi vào khu vực trung tâm. Hai ba ý kiến khác nhau. Người thì đề nghị rút, người thì đề nghị đánh cho nó một trận rồi ra sao thì ra. Lại có ý kiến không đánh cũng chí không rút, nó gây cho mình căng thẳng thì mình cũng gây cho nó căng thẳng, cứ bám lấy bộ tiêu cả đêm lẫn ngày. Có điều như vậy thì phải xin thêm người của tiểu đoàn. Việc này thì chắc là khó khăn lắm.

Bảy giờ tối, trước khi về tiểu đoàn báo cáo tình hình, Mạn vượt qua con đường ngang trước mặt công sự bộ tiêu rồi men theo con đường dọc độc nhất chạy từ Vườn Giâu sang phía Vườn Cam, định đột nhập khu vực này nắm xem tình hình địch thực hư như thế nào. Vừa đến bò rạch, anh đạp phải pháo sáng. May sao các chiến sĩ ở công sự bộ tiêu kịp thời nổ luôn mấy loạt AK, nên bọn chúng nó chỉ ngồi trong hầm bắn M79 và gọi cối từ phía sau căn tới. Không thể trờ về theo đường cũ được nữa, Mạn phải bò dọc theo bờ rạch đến bốn năm trăm mét rồi vòng lối khác về Vưòn Giàu.

Hướng mà bọn địch chú ý hơn là hướng bên phải, phía có con đường độc đạo đi thẳng đến công sự bộ tiêu của ta. Mạn nghĩ như vậy. Anh bò lên bản đồ, lấy móng tay gạch gạch những chỗ mà theo anh đoán, địch có thể bố trí lực lượng chính của nó.

Mạn vừa báo cáo xong thì ông Ba Kiên gấp bản đồ lại, hỏi:

- Ý kiến anh em bên ấy thế nào?

- Cũng có ý kiến bàn nên tập kích.

- Tập kích bằng cách nào?

- Anh em mới nói vậy thôi, nhưng tôi cũng nghĩ như anh Thực, mình chỉ nên dùng ít người để quấy rốì, không nên đưa lực lượng lớn.

- Ít là bao nhiêu?

- Nhiều lắm là ba người.

- Nếu như trung đoàn giao nhiệm vụ này cho cấc đồng chí bên đó làm thì liệu có được không?

Mạn quay lại nhìn Thực như để thăm dò, rồi nói.

- Tôi nghĩ là được.

- Sao lại nghĩ là được?

Mạn cười:

- Vì điều này tôi cũng chưa nói gì với anh em bên đó.

Như vậy sao lại nói nghĩ là được?

- Bên đó có đồng chí Sâm và đồng chí Vang là hai đồng chí đã nêu ra ý kiến nên tập kích. Chắc là các đồng chí đó sẵn sàng nhận nhiệm vụ này nếu trên giao. Vả lại, nếu hai đồng chí đó không thật quyết tâm lắm, thì tôi đi một mình cũng được kia mà!

Ông Ba Kiên:

- Đồng chí về ngay đi và chuẩn bị cho hai người sang tập kích và khu vực Vườn Cam. Phải đảm bảo người đi có quyết tâm cao. Trường hợp cùng bất đắc dĩ mới đến lượt đồng chí.

- Yêu cầu của trận tập kích là phải phát hiện cho được hỏa điểm và khu vực tập trung của địch, xong đó rút lui an toàn. Tiểu đoàn sẽ giá sẵn cối để bắn. Chúng tôi sẽ cho mắc sẵn máy điện thoại ở hầm bộ tiêu và về đến đó đồng chí có thể gọi ngay mục tiêu cho cối bắn. Còn gì nữa không?

- Báo cáo thủ trường, tôi muốn hỏi nhiệm vụ ngày mai?

- Động viên anh em tiếp tục bám trụ.

Ông Ba Kiên toan nói thêm mấy câu nữa, vì ông biết rằng anh em ở lại Gò Sao như thế là đã quá thời hạn yêu cầu của trung đoàn, nhưng vì vội quá, ông chỉ gọi với theo:

- Tối mai tôi sẽ xuống.

Sau khi Mạn đi rồi, ông Ba Kiên và phó chính ủy phân khu cũng trở về bưng Voi Nhỏ. Mấy hôm nay, thầy trò ông ta vẫn ở lại đó và ông chợt nghĩ ra rằng ông có thể ở với một trung đoàn như thế này còn có ích hơn là ở cái tiền phương của phân khu bên Bình Mỹ. Bên đó, tụi Mỹ vẫn còn tiếp tục càn quét. Số cán bộ của bộ phận tiền phương phân khu chạy lạc mỗi nơi một ít, còn lại một nửa tiểu đội vệ binh hôm sau vượt sông qua móc được phó chính uỷ. Ông liền giao cho họ nhiệm vụ ra bám địch bờ sông và móc ráp những cán bộ chạy lạc và tiểu đoàn 9 hiện đang hành quân xuống.

- Anh Ba này, mai anh định sang bên Gò Sao đấy à?

- Tui định rứa đó, nhưng chừ đến mai còn nhiều chuyện thay đổi, biết mô mà nói.

- Ngày mai nếu anh đi, anh gọi tôi cùng đi với... Tình hình này thì chưa dễ gì mà thằng địch đã vào được Gò Sao đâu.

- Tui lại nghĩ khác.

Hôm trước mình cũng nghĩ là giỏi lắm mình giữ được Gò Sao trong vài ngày. Vậy mà hôm nay…

Ông Ba Kiên im lặng. Ông vẫn chưa hiểu tại sao thằng địch lại không dùng lực lượng lớn để đánh chiếm luôn Gò Sao, một điều mà theo ông, chúng nó có khả năng làm được. Việc nó chốt lại ở Vườn Cam giống như có một sự thăm dò chuẩn bị nào đó. Nó đang tung ra cái tin tiêu diệt trung đoàn Mười Sáu.

- Anh Tám à, anh đã móc được bộ phận điện đãi chưa?

- Sợ nó bị trong vòng vây mất!

- Hình như ta đã rút ra khỏi Sài Gòn rồi thì phải?

- Không thấy thông báo chiến sự ở khu vực Chợ Lớn và cầu Chữ Y nữa.

Hai người về đến nhà má Hai ở bưng Voi Nhỏ một lúc thì nghe súng nổ. Má Hai mang ra một chục cái bắp ngô luộc, để trong giỏ ni lông đặt giữa phản.

- Chờ các chú mãi, bắp nguội ngắt. Mấy đứa sao lâu quá không thấy về. Anh Ba? Thằng Thực, thằng Thận mấy bữa sang luôn. Hay tụi nó có việc chi?

Bà vừa nói vừa nhìn thẳng vào mặt ông Ba Kiên, thăm dò:

- Bọn hắn khỏe như trâu, chị đừng lo. Mai mốt hắn lại sang ăn cho chị sụm nhà sụm cửa...

- Tui cũng chỉ mong vậy. Cả cái thằng Hùng nhà tôi, hai hôm nay cũng không thấy về... Đó... lại nổ súng ở đâu bên Gò Sao rồi! Đánh cả ngày rồi lại còn đánh cả đêm nữa! Các anh làm chỉ huy, các anh phải thương lính, các anh phải cho tụi nó nghỉ ngơi chút đỉnh với chứ!

Cả ông Ba Kiên và phó chính ủy đều cười. Má Hai đi ra trước cửa chống tay lên hông nhìn về hướng Gò Sao, chốc chốc lại thở dài. Tiếng súng nhỏ nổ ran lên một lúc thì nghe tiếng súng lớn dồn dập. Tiếng đại bác nổ đinh tai nhức óc. Một lúc sau thì có tiếng “trực thăng” bay phành phạch “đánh nhau to ở Gò Sao rồi!” Má Hai nghĩ vậy nhưng không hỏi ông Ba Kiên nữa, vì bà biết chẳng bao giờ ông nói những điều bí mật quân sự với bà bao giờ...

Má Hai ở một mình. Nhà má ở cuối xóm bưng Voi Nhỏ ngay sát cạnh căn cứ Tên lửa Hốc, một căn cứ quân sự ở gần sân bay Tân Sơn Nhát. Cũng như tất cả các ấp khác trong xã Tân Thới Hiệp, trước Tết Mậu Thân, ta chưa có một cơ sở cách mạng nào ở Voi Nhỏ cả. Mãi đến khoảng đầu tháng 11 năm 1967, trên mới biệt phái về đây một cán bộ phụ nữ.

Chị Tám Trâm đến ở nhờ nhà má Hai qua lời giới thiệu của một người quen. Chị nói với má rằng quê chị ở Củ Chi, nhà bị gom vào ấp chiến lược chật chội quá, đi ra vùng tự do sản xuất thì sợ bom pháo, nên chị về đây định xin lên Sài Gòn kiếm việc. Chị đi suốt ngày, có đêm mãi đến khuya mới về, má cũng không biết chị đi đâu, làm gì, nhưng coi bộ vất vả lắm.

Đêm nằm với má, chị kể rằng chị có một người chồng tập kết ra Bắc từ năm 54, đến nay vẫn chưa có tin tức gì. Má Hai cũng kể cho chị nghe chuyện chồng con của má. Vậy là hai người đàn bà chẳng mấy chốc thân nhau. Có những đêm, má Hai lấy trên trang thờ xuống một cái hộp, mở ra và cho chị xem tấm hình thằng Hai, con trai lớn của má cũng đang ngoài đó. Anh con trai đội cái mũ nan, mặc sơ mi quân phục có cầu vai. Đưa cho chị Tám xem xong tấm hình, má lại cầm ngắm một lúc rất lâu rồi mới gói lại trong tờ giấy kính cất vào hộp như cũ. Chính trong các thời gian ngắn ngủi không đầy hai tháng đó, chị Tám đã nói với má Hai biết bao nhiêu chuyện về cách mạng mà má đang thèm khát được hiểu biết.

- Con Tám, mi đã gặp được cán bộ đằng ta rồi à?

- Dạ, dạo trước con đã có được ra vùng giải phóng.

- Mày xem họ có về được đây không?

- Con nghĩ trước sau chi rồi họ cũng về!

- Tao cũng mong lắm, sống vầy mải cực lắm rồi!

- Con vào thành, nghe người ta đồn chẳng chóng thì chầy, các ông Giải phóng thế nào cũng đánh vào Sài Gòn.

- Vậy chớ mày ra ngoài vùng giải phóng mà cũng không nhận được thư và hình của chồng mày à?

- Má nghĩ coi, mười năm nay rồi còn gì, ảnh còn biết đâu địa chỉ của con mà gửi?

Chị Tám nói vậy và thở dài. Mãi sau này, má mới biết chồng chị đã trở về và hy sinh trong trận càn biên giới. Trước ngày Quân giải phóng đánh vào Sài Gòn, chị Tám bỗng nói với má:

- Con nghe trong thành người ta đồn đại sắp có đánh nhau to, có chi nhà nên chuẩn bị đi ít thóc gạo.

Má Hai chuẩn bị gạo muối và nghĩ: Mình già rồi, có thiếu gạo thiếu muối mình cũng chẳng cần, nhưng nếu quả thật có đánh nhau to như người ta đồn đại, thì lần này nhất định má sẽ được đem hạt gạo đó ra mà nấu cho người đãng mình ăn. Đó là điều mong ước bấy lâu nay của má.

Đùng một cái, đến đêm tổng công kích đánh vào Sài Gòn, chị Tám Trâm dẫn đơn vị ông Ba Kiên vào nhà má và cười toe toét:

- Đó, má muốn coi mặt mấy anh Giải phóng thì bây giờ con đưa về cho má coi!

Mọi thứ bây giờ mới vỡ lẽ: Con Tám Trâm là cán bộ hoạt động bí mật...

Từ đêm đó trở đi, chị Tám không mấy lúc ở nhà với má nữa. Sáng hôm sau, chị nói với má:

- Má cho thằng Hùng vào đội du kích đi!

Má chưa kịp cho thì thằng Hùng đã nhận súng theo chị Tám. Từ đó, thằng Hùng – con trai út của má thành đội viên du kích. Còn má thì trở thành cốt cán của phong trào. Nhưng cũng từ đó, phạm vi công tác của chị rộng thêm ra. Chị đi nhiều nơi, làm việc nhiều chỗ. Hoạ hoằn có về gặp má, thì chị cũng nói một đôi câu chuyện rồi lại vội vã ra đi.

Thỉnh thoảng chỉ có tụi thanh niên đưa gạo đưa thức đến vứt đầy một nhà, rồi nói với má:

- Chị Tám nhờ má chuyển những thứ này cho đơn vị chú Ba...

Sau đợt một tổng công kích, nhân dân ở đây sơ tán gần hết, chỉ còn sót lại một vài nhà. Thường ngày bọn địch vẫn bắn đại bác bừa bãi vào trong xóm, vì chúng nghi là có bộ đội và du kích ở.

Lúc bộ đội mới về, bà con cô bác chuẩn bị sẵn gạo muối, thức ăn, cứ tối đến, nhân viên hậu cần lại cầm giấy chị Tám, mang bồng vào từng nhà để lấy. Có những ngày, vì bận đánh nhau không nấủ ăn được, các má các chị nắm sẵn từng nắm cơm để chiều đến phân phát cho bộ đội. Khi nhà máy xay đóng cửa, chị Tám đi từng nhà vận động bà con lấy mũ sắt của bọn Mỹ, bỏ thóc vào giã. Nhiều gia đình làm như thế, góp lại, đóng thành bao, phân phát cho các đơn vị. Sau khi tụi địch bắn phá dữ quá, bà con không thể ở lại trong xóm được nữa, họ giao lại tất cả nhà cửa, vườn tược cho bộ đội rồi sơ tan đi nơi khác.

Riêng có má Hai, nhà ở cuối xóm, không đi đâu cả. Hàng ngày, má vẫn giã thóc trong một cái mũ sắt, gom lại và cho vào bì, đợi bộ đội đến lấy. Những bà con sơ tán ra bưng, hoặc sang bên kia đường 13, có những lúc về thăm vườn, muốn đưa gì cho bộ đội thì đến gửi lại ở nhà má Hai. Không ai quy định nhưng nhà má Hai dần dần trở thành một cái trạm hậu cần và cũng có thể nói, là một cái trạm liên lạc của trung đoàn Mười Sáu.

Thằng Hùng vào đội du kích xã Tân Thới Hiệp. Đội du kích này mới thành lập từ đầu ngày Tết Mậu Thân. Hầu như từ ngày đó, Hùng - thằng con trai má - không mấy lúc có mặt ở nhà. Đội du kích lúc mới thành lập gồm chín người. Sau đợt một, hy sinh ba, bị thương hai, còn lại bốn người. Tình hình chiến sự càng ngày càng ác liệt, cán bộ địa phương không lấy thêm được người để bổ sung. Đội du kích non trẻ này không còn đủ sức độc lập tác chiến. Chị Tám lúc này là bí thư chi bộ - gửi họ cho trung đoàn Mười Sáu để phối hợp hoạt động. Ở một vùng ven, nhân dân chưa được tiếp xúc với bộ đội, chưa hiểu biết về cách mạng bao nhiêu mà có được một đội du kích như vậy thì thật là quý hóa. Cũng vì vậy một phần mà các đồng chí cán bộ địa phương cũng như các đơn vị chủ lực muốn bảo vệ cho được cái đội du kích non trẻ này để làm nòng cốt cho phong trào sau này. Hùng - con má Hai - mấy lần nằng nặc xin với ông Ba Kiên vào làm chiến sĩ cua trung đoàn, nhưng ông không đồng ý.

Nhà má Hai cũng là nơi lui tới nhiều nhất của ban chỉ huy trung đoàn. Có lúc ban chỉ huy họp ở đó, có lúc ban chỉ huy và cán bộ địa phương gặp nhau ở đó. Họ chỉ về đó ban đêm, ban ngày họ lại ra bưng, hoặc ém trên các bờ rạch. Cái không khí sôi nổi những ngày đầu Tết Mậu Thân đã lôi cuốn mọi người như một cơn lốc. Lúc đó người ta chỉ nghĩ đến chiến thắng, nghĩ đến giải phóng Sài Gòn, nghĩ đến thống nhất. Mọi việc đều giống như đã ở trong tầm tay. Nhưng càng ngày, mọi người mới nhận ra là không phải như thế. Còn gian khổ, còn ác liệt. Những người ở vùng ven rồi đây sẽ ra sao? Tụi chúng nó đã bắt đầu những cuộc trả thù. Mấy hôm nay, má Hai bắt đầu nghĩ đến thằng con má. Má thì già rồi, má chẳng cần gì nữa. Nếu má có chết đi, thì má cũng chỉ tiếc một điều là má chưa được ra thăm miền Bắc, chưa được trông thấy Cụ Hồ một lần...

Tiếng đại bác phía Gò Sao đã thưa dần. Má Hai vẫn đi ra đi vào, không ngủ được. Hình như mấy hôm nay có việc khó khăn lắm, cứ trông nét mặt ông Ba Kiên thì biết. Mọi lần, cứ về đến nhà là ông đã hỏi ngay: “Nhà có cái gì ăn được không, chị Hai?’. Mấy hôm nay thì không, cứ hễ về đến nơi là ông vứt cái xà cột ra, nằm dài. Cũng mấy hôm nay, lại có cả một ông cán bộ nào nữa mà ông Ba vẫn gọi là anh Tám, luôn luôn đi với ông. Hai người hay ngồi nói chuyện thì thầm với nhau có vẻ quan trọng lắm.

Má Hai càng nghĩ và càng lo cho thằng Hùng...

Ông cán bộ nói chuyện một lúc thì có chú cần vụ đến sắp xếp chỗ nằm cho ông ta. Một lúc sau, ông đã ngáy pho pho trong khi đó ông Ba Kiên vẫn ngồi hí hoáy viết cái gì đó. Không biết tại sao má Hai không ưa cái ông cán bộ này lắm. Ông ta không thoải mái như ông Ba Kiên, mặc dầu khi mới gặp má Hai, ông cũng thăm hỏi vồn vập như những cán bộ khác, Má Hai thích ông Ba Kiên vì ông sống hồn nhiên, cởi mở. Đi về đói thì ông xin ăn, mệt thì gặp đâu đó, ông nằm lăn ra ngủ. Những lúc bận việc thì thôi, còn những lúc rãnh rỗi, ông lại ngồi hỏi chuyện má, hết chuyện này đến chuyện khác. Có lúc ông còn kể chuyện của ông cho má nghe nữa. Thì ra ngày xưa ông cũng làm tá điền...

“Chị có biết ăn cơm nguội như thế nào thì ngon không. Hồi xưa còn thanh niên, chiều đi cày về, tôi rinh cả nồi cơm ra sân, xong lấy cái đũa bếp cậy một vòng xung quanh hông rứa là cầm cả miếng cơm lên mà ăn như thế này này...” Có bữa đi về khuya, ông kêu đói bụng và bưng cả nồi cơm trong bếp ra ngồi ăn như vậy. Trông ông ăn cơm, má Hai cười chảy cả nước mắt nước mũi. Ngày đầu, mới trông thấy ông, má lại cứ nghĩ ông là “anh nuôi của đơn vị, vì hôm đó ông mang một cái xoong đến đặt trước sân nhà má. Ông mặc cái quần xà lỏn để lộ đôi ống chân mốc cời. Ông gửi cái xoong cho má rồi vội vội vàng vàng đi ngay. Hôm sau má hỏi thăm cái ông già nấu ăn cho bộ đội đâu rồi, thì anh em lăn ra cười. Họ nói:

Ông ấy là thủ trưởng chúng tôi đó!

Hỏi mãi một lúc, má mới biết thủ trưởng tức là người chỉ huy lớn nhất ở một đơn vị. Mấy hôm nay, tự nhiên má nảy cái ý nghĩ gửi thằng Hùng cho đơn vị ông. Chị Tám cũng đã có lần nói với má: ‘Thằng Hùng rồi trước sau chi má cũng phải cho nó thoát ly, vì nó hoạt động ở đây lộ rồi. Rồi đây địa phương họ chỉ giữ lại những cán bộ chưa bị lộ. Đã thoát ly thì cho nó đi bộ đội là hay nhất!”. Má định nói với ông mấy lần về chuyện này, nhưng vẫn còn đắn đo mãi. Dầu sao thì gửi nó cho một người mà mình hiểu về tính tình thì cũng hay hơn là gửi vào một đơn vị mà má chưa quen biết. Má cũng mang máng cảm thấy hình như tình hình đang có một cái gì đổi khác, không giống như những ngày đầu mới vào đợt nữa. Má hơi lo lắng cho thằng Hùng. Nó còn trẻ quá, mà cuộc chiến đấu thì hình như ác liệt quá. Có được một người chỉ huy đáng tin cẩn như ông Ba Kiên mà gửi nó đi thì thật là an tâm.

Thấy còn có một mình ông Ba Kiên ngồi làm việc, má Hai đến bên cạnh, nói khẽ:

- Anh Ba à...

Ông Ba Kiên đang viết, ngừng tay, ngẩng đầu lên.

- Tôi định nói với anh về chuyện thằng Hùng.

- Chuyện đó nó đã nói với

- Nó nói với anh chuyện gì?

- Nó xin tôi cho nó vào trung đoàn.

- Cái thằng!

- Chị yên tâm, tôi không nhận nó vào trung đoàn đâu mà chị lo.

- Không, không phải tôi nói vậy đâu. Tôi đâu có cấm nó.

- Tôi cũng định nói với anh xin cho nó vào trung đoàn. Có điều là chuyện tày trời vậy mà nó lại định giấu tôi...

Má Hai nói lại những điểu mà má suy nghĩ, lo lắng cho đứa con trai duy nhất của má. Ồng Ba Kiên ngồi im lặng. Về trường hợp thằng Hùng, ông đã có cân nhắc. Quả thật ông cũng lo cho nó giống như má Hai. Điều ông không dám nói ra với mọi người là có thể, theo ông nghĩ, sau một thời gian không lâu nữa, khi đã hết nhiệm vụ ở vùng này thì chắc là trung đoàn sẽ rút đi, một chú bé du kích đã lộ tông tích như Hùng thì liệu còn có thể ở lại đây được nữa hay không? Nhưng mà đưa nó đi ư? Chính trung đoàn cũng đang đầy những khó khăn. Nó đi theo trung đoàn cũng không kém phần nguy hiểm. Vả lại chắc gì địa phương đã đồng ý cho một chú bé cốt cán như thế ra đi...

- Anh Ba nghĩ thế nào?

- Sợ nó vào trung đoàn rồi phải đi xa chị đó! Ở địa phương thì còn có thể đi đi về về được.

- Tôi cũng đã có tính đến chuyện đó.

- Nếu chị đồng ý như vậy thì chị để cho tôi hỏi ý kiến chị Tám đã! Mà chị muốn có ý kiến trả lòi nhanh thì ông nháy nháy mắt và chỉ tay về phía phó chính uỷ.

- Nhưng ông ấy là ai, tôi không biết!

Ông ấy là cấp trên của tôi và cũng là cấp trên của cả đồng chí cán bộ địa phương đây nữa! Má Hai im lặng. Má vẫn cảm thấy có cái gì không thích, ông cán bộ cấp cao này lắm. Điều đó thật khó nói. Sau một lúc suy nghĩ, má Hai nói:

- Thôi việc đó tôi nhờ anh Ba tính giùm...

Chúng nó bốc quân ở Vườn Cam đi. Thật ra mười tám quả cối thì có đáng gì. Mạn ngồi trong hầm nhìn những chiếc trực thăng hạ cánh rồi lại cất cánh mà tiếc ngơ ngẩn. Tiếc là không có thêm mấy quả cối lúc này. Anh gọi máy về tiểu đoàn. Đầu dây nói, tiếng Thực hỏi hơi gắt:

- Đồng chí hiện nay đang ngồi ở đâu?

- Tôi đang ngồi ở hầm bộ tiêu, trông thấy rất rõ năm chiếc “trực thăng” đổ xuống. Bây giờ nó đang đốt Vườn Mía, nơi mà mình nện mười quả cối lúc tối...

Im lặng một lúc. Sau đó Mạn nghe tiếng máy kêu rẻng một cái. Thực đã bỏ máy. Cũng vừa lúc đó thì Sâm, chiến sĩ cùng ngồi trong hầm trực chiến với Mạn, kêu lên:

- Đầm già!

Một chiếc L19 bay từ hướng mặt trời tới. Nó lượn một vòng, rồi tắt máy và lao xuống.

- Nó đánh bom đấy! Rút vào công sự phía trong đi!

Lợi dụng khi quả rốc két bốc lên một bựng khói trắng, Mạn nhảy ra khỏi hầm, men bờ cây chạy vào phía vườn Giâu. Họ vừa đến được mí vườn thì hai chiếc phản lực lao tới. Chúng nó bắt đầu cuộc oanh tạc.

Chiếc đầm già bay cao lượn vòng bên ngoài. Sau mỗi đợt oanh kích của tụi phản lực thì nó lại nghiêng cánh bay thấp vài vòng rồi lao xuống phóng một quả rốc két. Lúc đầu, Mạn nghĩ là chúng nó chuẩn bị cho một trận tập kích bằng bộ binh, nhưng cho đến một giờ sau đó thì anh bỗng hiểu ra. Nó định dùng không lực để hủy diệt cái căn cứ này.

Sau tụi “phản lực” đến lượt “trực thăng” vũ trang. Sau những loạt bom phát quang, đến những loạt bom đìa. Chiếc đầm giá bay tít trên cao. lượn vòng mải, không chịu bỏ rời mục tiêu một phút. Đầu tiên, nó đánh sập các hầm bộ tiêu ở ngoài. Kế đó, nó ném bom phát quang từng khu vực một. Từ bảy giờ sáng đến chín giờ, cả khu vực Vườn Giâu xơ xác. Chúng nó sẽ đổ quân chăng? Mạn chui ra khỏi hầm nhìn cảnh Vườn Giâu trắng bốc, cây đổ ngổn ngang và mênh mông những nước (nước từ những bờ rạch tràn lên). Những cái hầm đãp nổi, sau khi bị bốc hết cành ngụy trang, đứng trơ ra, để lộ những cái miệng toang hoác. Còn lại năm người. Họ dồn cả vào một khu vực, trong ba cái hầm chạy dọc theo con rạch phía sau Vườn Giâu. Mạn cầm một cành chà cắm xuống trước cửa hầm và khoát tay ra hiệu cho các chiến sĩ ở những hầm kia làm theo. Chuẩn bị cho một trận đánh phản kích và có lẽ đây cũng là trận cuối cùng, Mạn nghĩ vậy. Anh bảo Sâm đi các hầm phổ biên mệnh lệnh: Ai hầm nào ngồi im ở hầm đó, ngụy trang thật kỹ. Nêu cá rô đến quạt, bị lộ, thì bắn trả và di chuyển sang hầm khác. Nếu bộ binh vào, thì bám công sự đánh đến cùng”.

Cho đến lúc đó, mỗi người vẫn còn ba trăm viên đạn. Chín giờ ba mươi phút. Pháo từ các hướng bắn đến dồn dập. Trận pháo kích kéo dài nửa tiếng đồng hồ vẫn chưa dứt. sau đợt pháo kích này, nếu không có bộ binh vào nữa thì mình nên rút thôi, nằm đây mà chịu trận với nó thê này mãi ư? Mạn ngó ra ngoài. Chiếc đầm già vẫn bay tít trên cao, không chịu bỏ mục tiêu. Anh vừa nhổm lên định nhìn sang hầm bên cạnh bỗng một tiếng đạn rít xé không khí. Anh chỉ kịp nghe Sâm kêu lên một tiếng gì đó thì tốì tăm mặt mũi lại. Những đốm trắng lớn dần thành những vòng trắng lan mãi ra, tan đi trong khoảng không trước mặt. Có một cái khối gì nặng trĩu đè xuống trước ngực dìm anh xuống một cái vực sâu thẳm...

Cuộc oanh kích kéo dài từ bảy giờ sáng cho đến năm giò chiều- Đến sáu giờ, tiểu đoàn cho người sang Vườn Giâu và tìm thấy thi hài của ba chiến sĩ, nhưng không tìm thấy Sâm và Mạn. Xác những anh em còn lại đó đều bị lôi ra khỏi hầm- Không tìm thấy súng. Tất cả dãy hầm dọc con rạch đều bị đánh sập. Vườn Giâu hầu như bị san phẳng. Tiểu đoàn trưởng Thực đích thân sang tận nơi xem lại trận địa, cùng anh em chôn cất tử sĩ.

Từ sáng, sau khi nghe Mạn nói là chúng nó bốc quân ở Vườn Cam, anh đã thấy có một điểu gì không bình thường.

Tai sao nó đổ quân xuống để đánh lấn mình, mà mới bị một trận pháo kích nhẹ nhàng như vậy đã vội vã rút lui? Lúc đầu anh không tin điều báo cáo của Mạn là thực. Đang nghe điện thoại, anh vứt máy xuống và gọi một chiến sĩ chuẩn bị sang Vườn Giâu. Ra đến cánh đồng thì nó bắt đầu đánh bom ở đó.

Chiếc đầm già cứ xoay tít trên đầu. Anh hiểu ra và quay trở về. gọi điện thoại cho Mạn. Đường dây điện đã bị đứt. Cuối cùng rồi sự thể cũng sẽ đến như vậy. Điều đó anh đã nghĩ đến từ lâu...

Bốn giờ. Một chiếc “trực thăng” bị bắn cháy bay về phía Vườn Cam. Thực thở dài và anh biết mục tiêu cuối cùng đã lộ.

Năm giờ, “trực thăng” đổ xuống khu vực Vườn Giâu, rồi sau đó im tiếng súng. Chỉ còn một hy vọng duy nhất là một trong số năm chiến sĩ này bò được ra một chỗ nào đó tạm ém địch rút rồi trở về Cầu sắt. Nhưng mãi bảy giò, tám giờ vẫn không tìm ra tông tích của Mạn và Sâm. Lúc đầu, Thục nghĩ đến chuyện quay lại Vườn Giâu một cách bất ngờ, may ra có thể giấu quân được ít nhất là trong mấy hôm, nhưng cho đến lúc đi cùng một vòng chung quanh trận địa thì anh thất vọng: tất cả khu vườn nước ngập trắng xóa. Cây cối đổ ngổn ngang. Cả một khu vườn rậm rạp như vậy mà nay chỉ còn sót lại vài ba cây dừa và vài ba cây giâu cụt ngọn đứng chơ vơ bên bờ rạch.

Ánh trăng đêm vàng vặc soi xuống mặt nước. Những quả dừa non bị bom phạt đứt rơi xuống trồi lềnh bềnh. Lũ ếch nhái, thấy nước tràn lên bờ, tưởng là trời mưa, thi nhau kêu inh ỏi. Tất cả giống như một giấc mơ. Mới ngày hôm qua đó... Thực ngồi xuống bên cạnh cái hầm sập. Nó không còn giữ nguyên hình thù của một cái hầm nữa. Những thân cau gác trên trần hầm bị đánh bật tung, nổi lên trên mặt nước. Đất bùn chung quanh thành hầm nhão ra, sập xuống. Nước tràn vào đầy ắp miệng hầm. Một con nhái từ trong bụi cỏ, nghe tiếng động, nhảy bùm xuống cái vũng nước đặc ngầu đó rồi lặn biến... ít nữa rồi cũng sẽ chỉ còn chúng mày ở đây nữa mà thôi. Thực nghĩ vậy và bất giác lấy một hòn đất ném vào cái miệng hầm, nơi con nhái vừa nhảy xuống, rồi đứng dậy, nói với chiến sì liên lạc đi theo:

- Ta về thôi!

Việc Mạn và Sâm có thể bị bắt làm cho mọi người không yên tâm. Đành rằng chúng ta phải tin tưởng ở đồng đội nhưng ở đời ai mà đoán được chữ ngờ. Giữa lúc mà cái căn cứ chỉ bằng một bàn tay, và cả tiểu đoàn gom lại không đầỵ hai mươi tay súng như thế này, thì chỉ cần một mẻ lưới quăng đúng luồng là chúng nó sẽ hót gọn tất cả...

Mười hai giờ đêm thì ông Ba Kiên và phó chính ủy Tám Hàn về đến Cầu sắt và đợi Thực ở đấy. Cùng đi với chính ủy Hàn hôm đó, ngoài chiến sĩ công vụ là An ra, còn có thêm chú bé du kích, trông rất nhanh nhẹn. Đó là một bé trạc mười sáu, mười bảy tuổi, đội mũ tai bèo, đi dép Thái Lan, thắt xanh tuya Mỹ có treo lủng lẳng hai trái lựu đạn. Thực vừa về đến nơi đã hất hàm hỏi chú bé:

- Mày đi đâu đấy hả Hùng?

Thằng Hùng vênh mặt:

- Cháu vô chủ lực rồi!

- Chủ lực nào?

- Chủ lực Miền! Nó chỉ tay về phía phó chính uỷ.

Tối hôm nói chuyện với má Hai, ông Ba Kiên hỏi ý kiến phó chính ủy Hàn về trường hợp xin nhập ngũ của chú bé. Phó chính ủy đồng ý. Ý định của ông là sẽ đưa chú bé gửi phía sau...

Sao lại đưa thằng bé này về phân khu làm gì? Thực thoáng nghĩ như vậy, nhưng rồi anh lại quên đi vì những ý nghĩ khác. Cái ông phó chính ủy này thật lắm việc, tình hình đang bê bối thế này mà kéo xuống đây cả lô cả lốc. Anh nhìn đồng hồ: Đã ba giờ sáng. Anh gọi liên lạc:

- Cậu đưa hai chú này sang tạm cái hầm bên cạnh. Ngồi đây cả lũ, nó cho mấy phát đại bác thì đi tiêu hết.

Sau đó, anh quay lại phía phó chính ủy và ông Ba Kiên:

- Các anh đến lâu chưa?

Ông Ba Kiên:

- Bọn mình chờ đây hơn hai tiếng rồi. Anh Tám định sang bên ấy xem lại cái cứ Vườn Giâu...

Thực cười:

- Không còn gì nữa đâu. Trắng bốc!

- Số anh em bên ấy?

- Hy sinh hết cả rồi. Có thể có hai người bị bắt.

- Ai?

- Mạn và Sâm.

Kiên quay sang phó chính uỷ:

- Mạn là đồng chí tham mưu trưởng làm việc với ta hôm trước.

“Chết rồi". Suýt nữa thì phó chính ủy kêu lên nhưng rổi ông ghìm lại được. Một tham mưu trưởng tiểu đoàn bị bắt trong tình hình này... Ông nghĩ đến chuyện có thể xảy đến. Nếu như đồng chí đó không chịu được sự tra tấn thì sao? Tình hình vũ khí, đạn được, quân số... địa hình và cách bố trí các khu vực đóng quân... Cả ba người không ai nói ra nhưng ai cũng lo lắng đến điếu đó. Cuối cùng, ông Ba Kiên nói trước:

- Chúng ta phải đề phòng trường hợp xấu nhất là các đồng chí không chịu nổi và khai ra...

Thực cười:

- Cũng chẳng có cách nào hơn. Chúng ta chẳng còn chỗ nào ém quân tốt hơn đây nữa. Cứ bên kia đường 13 đã lộ mà không có đường rút nếu bị đánh. Cứ bên bưng Voi Nhỏ sát ngay cạnh căn cứ Tên lửa Hốc, ở càng bất lợi hơn. Ở đó chỉ để ém một bộ phận năm ba người thì được. Theo tôi, anh Tám nên về ngay bên kia sông đêm nay đi. Nghe nói tụi nói thôi càn bên đó rồi phải không anh Ba?

Phó chính ủy im lặng nhìn đồng hồ. Ông Ba Kiên cũng nhìn đồng hồ. Sau đó tiểu đoàn trưởng Thực cũng nhìn đồng hồ...

Ông Ba Kiên:

- Bên cứ Vườn Giâu không còn khu vực nào ém được nữa à?

- Tôi đã nghiên cứu kỹ. Bây giờ sang đó chỉ ngồi chịu trận với “cá rô” cũng đủ chết. Có gì ngày mai chúng tôi sẽ nghiên cứu lại khu vực Vườn Măng xem sao...

- Vườn Măng lại càng không ở được. Hồi tiểu đoàn ở đó chúng nó đã bỏ bom bình địa. Anh em trinh sát mới ở đó về.

Phó chính uỷ:

Theo tôi, thì dầu sao ngày mai chúng ta cùng không nên ở đây nữa. Ở lại đây trong trường hợp vừa có các đồng chí bị bắt như vậy là hơi mạo hiểm...

Thực:

- Tôi vẫn nghĩ là hai đồng chí đó không phản bội chúng ta đâu. Nhưng dầu sao thì chúng tôi cũng không thể ở đây lâu. Tôi vẫn cho là cứ Vườn Măng còn ở được. Phía tiếp giáp với đường 13 có một vạt mía. Dọc theo vạt mía. có thể ém được cả tiểu đoàn.

- Cả tiểu đoàn? - Phó chính ủy trợn mắt.

- Cả tiểu đoàn 7 hiện nay chỉ còn mười bảy người. Tối mai, nếu ở đây có chuyện gì thì chúng tôi sẽ rút sang bên đó.

- Mai tôi sẽ cho trinh sát nghiên cứu lại. ở đây yên hay không yên thì cũng cứ rút tạm sang đó vài hôm.

Ông Ba Kiên nói rồi quay sang phó chính uỷ:

- Tình hình căng lắm rồi. Theo tôi, anh Tám không nên ỏ đây nữa. Hôm qua chúng nó đã rút khỏi Bến Đã. Bên Bình Mỹ chắc êm rồi.

Thực báo cáo xin đi kiểm tra các vị trí chiến đấu. Còn lại phó chính ủy Tám Hàn và ông Ba Kiên. Phó chính ủy nhìn ông Ba Kiên một lúc như thăm dò, rồi nói nhỏ:

- Chúng ta mất liên lạc với trên đến nay đã hai tuần. Tình hình càng ngày càng xấu. Vẫn chưa có lệnh cho chúng ta rút ra khỏi khu vực này. Trung đoàn Quyết Thắng mất sức chiến đấu đã sang bên kia sông, cho quân số bổ sung, mãi đến nay vẫn không thấy. Anh Ba tính sao?

- Chúng ta là những người phụ trách, chúng ta trách nhiệm với cấp trên.

- Ý anh Tám là cho rút sang bên kia sông phải không?

- Một thời gian. Để chờ tiểu đoàn 9 và trung đoàn Quyết Thắng xuống.

- Tôi nghĩ là bên kia sông cũng như đây thôi. Ta đi đâu, chúng nó sẽ theo tới đấy!

- Nhưng ít ra thì cùng yên được vài ngày.

- Tôi nghĩ sang đó rồi lại không ở được, lại phải rút lên nữa. Và cứ như thế mãi thì chúng ta sẽ về đến Thanh An. Nhưng việc đó tùy anh quyết định.

- Nhưng ý anh thì sao?

- Theo tôi, chỉ còn một cách là phân tán thành tổ ba người mà ở. Địch vào chỗ này thì chuyển sang chỗ khác. Có điều kiện thì đánh du kích.

Phó chính ủy im lặng, ông không đồng ý với phương án này của ông Ba Kiên nhưng không tiện nói ra. Thế thì vai trò của ông ở đây còn nghĩa gì nữa? Tiền phương của phân khu rồi cũng sẽ biến thành những tổ ba người, chạy hêt nơi này đến nơi khác. Phó chính ủy thở dài: Tuy vậy mà ông Ba Kiên nói có lý! Hình như phương thức tác chiến phải có một cái gi thay đổi đây mà ông chưa nắm được. Nêu trên yêu cầu phải phân tán để bám lấy đất mà hoạt động thì thật là khó khăn Tại sao trước đến giờ ông chưa nghĩ đến cái điều như ông Ba Kiên đã nghĩ? Lâu nay ông vẫn mong đợi hàng ngày hàng số quân bổ sung của Miền, ông vẫn đợi một đợt tổng công kích đợt ba, đợt bôn vào Sài Gòn, vì vậy mà chưa lúc nào ông nghĩ đến việc phải phân tán đơn vị như ông Ba Kiên đang nghĩ. Nhưng mà phải nghĩ đến điều đó thì cực nhọc quá, vất vả quá. Ông bỗng nhớ lại cái buổi chiều ông Năm Truyện, tư lệnh phân khu bị “trực thăng” bắn tróc hầm, nhớ đến cái đêm hai thầy trò - An và ông. gói tài liệu vào ni lông bơi qua sông run cầm cập. An buộc dây võng vào trốc bồng và bảo ông ôm chặt lây cái bông mà kéo di. Lên đến bờ sông, pháo bắn, ông chạy gần đứt hơi, nếu không có thăng An nó mang hết đồ đạc cho ông. nếu không có thằng An cứ mỗi lần ông vấp ngã lại kéo tay ông dậy thì ông còn vất vả bao nhiêu...

Phó chính ủy im lặng một lúc thật lâu rồi bỗng nói với ông Ba Kiên cái quyết định thật đột ngột của mình:

- Ngày hôm nay tôi ở lại đây. Nhờ anh Ba về nói với các đồng chi vệ binh chuẩn bị nắm tình hình địch ở Bến Đã để rồi tôi về lại bên Bình Mỹ.

- Anh không nên ở lại đây.

- Anh Ba yên tâm. Tôi, thằng Hùng và thằng An sẽ thành lập một tổ chiến đấu. Chúng tôi sẽ không làm gì ảnh hưởng đến đơn vị chỉ có làm cho đơn vị mạnh thêm lên mà thôi.

- Anh cần phải nắm phân khu để chỉ đạo tình hình chung. Ở đây là chỗ đứng của một tiểu đoàn.

- Tôi dứt khoát ở lại đây rồi. Lần trước anh đã ra lệnh cho tôi phải đi khỏi tiểu đoàn, nhưng lần này thì tôi báo cho anh biết là tôi ở lại đây với cương vị một phó chính ủy phân khu. Chúng ta không thảo luận chuyện đó nữa. Anh phải về cho kịp để còn báo trinh sát đi sang nắm lại tình hình ở Vườn Măng, còn tôi thì cũng còn phải đi nghiên cứu lại tình hình bố tri lực lượng chiến đấu ở đây một chút trước khi trời sáng.

Ông Ba Kiên biết không thể thay đổi được ý kiến của phó chính uỷ, đề nghị:

Vậy thì anh cho cậu Hùng về Voi Nhỏ với tôi, tôi sẽ đưa sang một cậu trinh sát thật thạo đường sá vùng này.

Khi người ta gọi thằng Hùng đến để cùng về Voi Nhỏ với Ba Kiên thì nhất định nó không chịu đi:

- Cháu ở lại với chú Tám. Chú Ba đã nói cháu có nhiệm vụ bảo vệ chú Tám mà!

Ông Ba Kiên giải thích thế nào nó cũng không nghe. Cuối cùng phó chính ủy nói:

- Thôi, anh để nó lại đây với tôi. Tôi đảm bảo về thằng bé này. Anh yên tâm.

Ông Ba Kiên đành ra về. Trước lúc đi, ông gọi Thực Thận đến, dặn đi dặn lại:

- Nếu trường hợp khẩn cấp, các đồng chí cho dẫn anh Tám rút theo bờ rạch về bưng Voi Nhỏ.

Thực im lặng không nói gì. Thận xoa hai tay vào nhau bẻ mấy ngón tay kêu rôm rốp, nhìn ông Ba Kiên rồi lại nhìn xuống năm đầu ngón chân của mình:

- Thủ trưởng nên bàn với phó chính ủy đừng ở lại đây thì tốt hơn. ở lại dây nguy hiểm lắm. Nếu vào một trường hợp khác...

- Thôi, không bàn chuyện đó nữa, anh Tám anh đã quyết định như thế rồi. mình bàn cũng vô ích...

Ông Ba Kiên dặn lại Thận và Thực một số việc rồi ra đi. Ông hiểu rất rõ trận đánh sắp tới sẽ rất ác liệt, nhưng ông thấy ông không cần ở lại như phó chính uỷ. Có những lúc người chỉ huy phải có mặt trong trận đánh, nhưng lại có lúc, người chỉ huy cần ngoài trận đánh, cả trung đoàn hiện nay có một mình ông. Còn bao nhiêu việc cần phải làm. Làm sao để trung đoàn chấp hành được mệnh lệnh, đứng chân ở đây. Những căn cứ cần phải lựa chọn, những phương án tác chiến cần phải chuẩn bị, những thương binh cần tiếp tục đưa tiểu đoàn 9 hiện trên đường xuống, sô phận của nó ra sao. Ông định nói cái ý nghĩ này của mình với phó chính ủy nhưng lại thôi. “Biết đâu phân khu lại có những yêu cầu khác?

Việc Phó chính ủy ở lại tiểu đoàn trong tình hình như thế làm xôn xao dư luận chiến sĩ. Người thì nói là phó chinh ủy ở lại vì ông muôn giữ vững tinh thần cho đơn vị. Người thì Cho rằng ông cần ở lại để nghiên cứu về phương thức tác chiến thế nào cho phù hợp trong tình hình hiện nay. Cũng có vài anh em vào loại ăn nói bạt mạng thì phát biểu lung tung:

- Dào ôi, chúng mày cứ quan trọng hóa vấn để ra. Ông ấy muốn ở đâu thì ông ấy ở. Hôm trước ông ấy biết là nó sắp càn ở Gò Sao, thì ông ấy sang bưng Voi Nhỏ, hôm nay ông ấy biết là nó sắp càn ở bưng Voi Nhỏ thì ông ấy lại sang đây. Có vậy thôi.

- Làm sao mà biết được?

- Cấp trên người ta có đãi kỹ thuật chứ! Có như mình đâu. Chúng mày không thây hồi ở biên giới, các cơ quan của Miền, hễ khi nào sắp có B.52 là họ biết trước đấy à?

Chính trị viên phó Thận thì đi khắp lượt các tổ chiến đấu phổ biến lại cái tin tức quan trọng này và nói:

- Hôm nay nếu chúng nó càn vào đây, chúng ta sẽ chiến đấu một trận thật xuất sắc, các đồng chí có đồng ý không nào?

Quả thật, việc phó chính ủy phân khu ở lại đơn vị đã làm không khí của tiểu đoàn có phần nhộn nhịp hơn lên.

Người ta ngụy trang lại hầm kỹ hơn. Những công sự chưa chắc được đắp thêm một lớp đất. Những khẩu súng được lau bóng. Và moi người đều cảm thấy vững tâm trong trận chiến đấu sắp tới...

Nhưng tại sao phó chính ủy lại ở lại tiểu đoàn trong tình hình nguy hiểm như thế này? Ý định đó đến một cách thật đột ngột. Mình sẽ chỉ huy ai, sẽ làm cái gì đây trong lúc này?

Liên lạc với trên thì mất, cơ quan thì chạy thất tán. Ra đi khỏi tiểu đoàn lúc này giống như một cuộc chạy trốn. Cái ý nghĩ đó cứ ám ảnh ông. Dầu không ai nói gì, nhưng con mắt mọi người, ông lại cảm thấy họ đang nghĩ về mình như vậy. Lần trước ra khỏi Gò Sao, ông tự cảm thấy có một cái gì không sòng phẳng lắm. Ông muốn đi khỏi đó thật. nhưng ông lại giả vờ như phải chiều theo ý kiến của dưới là người đang làm nhiệm vụ tại chỗ.

Cái quyết định đột ngột ở lại cầu sắt lần này có một - gì không bình thường, chính ông cũng cảm thấy như vậy sau khi ông Ba Kiên đi khỏi tiểu đoàn. Khi ông đi một vòng thăm các vị trí chiến đấu trở về, thì ý nghĩ của ông đã hoàn toàn đổi khác: Mọi người đều nhìn ông với một cặp mắt vị nể và tin cẩn. Như thê là việc mình ở lại với tiểu đoàn ít ra đã có một tác động khá sâu sắc. Dầu ông không giúp gì được cho đơn vị mấy về chiến thuật, kỹ thuật, nhưng sự có mặt của ông đã có một đóng góp lớn về mặt tinh thần đối với bộ đội. Nhất định những người chiến sĩ có mặt tại đây hôm nay sẽ ghi nhận sụ có mặt của phó chính ủy phân khu như một sự kiện quan trọng trong đời chiến đấu của mình. Biết đâu đây là một dịp.. Người ta lại không đánh giá mình như một cán bộ lãnh đạo độc đão qua cái hành động đột xuất này... Nghĩ vậy, phó chính ủy cảm thấy vui vui. Đi bên cạnh ông là chính trị viên phó Thận. Thận luôn luôn đoán trước được những ý kiên mà ông muốn hỏi và nói trước với bộ đội, hoặc thay mặt bộ đội mà trả lời ông những điều ông cần biết.

Thằng Hùng cũng đi theo sau ông, mặt mày rạng rỡ. Lần đầu tiên cậu ta được làm một người lính chủ lực, mà lại là một người lính chủ lực quan trọng, cùng đi với phó chính ủy phân khu, cùng được nghe phó chính ủy nói những điều mà nó cho rất là quan trọng. Thỉnh thoảng phó chính ủy lại quay lại hỏi nó một đôi câu vì nó là người địa phương, điều đó làm cho nó cảm thấy hãnh diện thêm, về đến hầm, chính trị viên phó Thận cũng nói với nó như nói với một người lớn:

- Hôm nay nhất định chúng nó sẽ vào. Trận đánh sẽ ác liệt. Chuẩn bị tinh thần mà trụ cho vững. Thi đua quyết tâm nhé!

Trời vừa hửng sáng thì Thị và Tuấn, hai chiến sĩ trinh sát ở chỗ ông Ba Kiên cũng vừa sang tới nơi. Phó chính ủy bố trí cùng một hầm với An và Thị. Cách hầm ông chừng hai mươi mét là của Hùng và Tuấn.

Khu vực Cầu Sắt nằm trên con đường bò chạy từ đường 13 qua bưng Voi Nhỏ đến căn cứ Tên lửa Hốc. Đường bò chạy qua con rạch, ở đó có một cái cầu. Tiểu đoàn bố tri theo hình thước thợ dọc theo đường bò và bờ rạch. Địa hình ở đấy không thể bô trí cách nào khác hơn được. Hướng đường bò là hướng địch có thể vào, ở đó tiểu đoàn bố trí toàn bộ đại đội 2 còn lại gồm bảy tay súng. Dọc theo bờ rạch là đại đội 1 gồm năm tay súng và ban chỉ huy tiểu đoàn lúc đó cùng trang bị đầy đủ AK và lựu đạn như các chiến sĩ khác. Dọc theo đường bò phía bên kia Cầu sắt là đại đội 3 vói sáu tay súng. Như vậy. muốn đánh được vào tiểu đoàn bộ, chúng nó bắt buộc phái chọc thủng các hầm phòng ngự của đại đội 2 và đại đội 1. Vì ở đây đất thấp và sình lầy nên họ phải đào công sự dọc theo bờ đường và bờ rạch, tổ chức thành một tuyến phòng ngự hàng ngang, địch vào mũi nào là mũi đó đánh. Hơn nữa, địa hình trống trải không cho phép các bộ phận chi viện cho nhau được. Khẩu hiệu của họ là: Đánh đến người cuối cùng! Đánh đến hầm cuối cùng! Trong bất cứ trường hợp nào, không một ai được để tróc công sự.

Vừa trông rõ mặt người, anh nuôi phân phát cho mỗi người một nắm cơm xong thì L19 đã bay vè vè trên đầu họ. Nó quay tròn trên khu vực cầu sắt và gọi loa chiêu hồi. Có điều lạ lùng là nần tày nó gọi tên các cán bộ chỉ huy:

Đại Hoàng Thực và trung tá Ba Kiên chú ý! Trung đoàn của các người đã bị quân lực cộng hòa bao vây bốn phía. Sớm muộn các người sẽ bị tiêu diệt...”.

Phó chính ủy Tám Hàn quay sang hỏi Thị:

- Đồng chí có nghe tin tức gì về đồng chí tham mưu trưởng bị bắt hôm qua không? Hôm qua nghe đồng bào nói nó có đưa về Ba Thôn một chiến sĩ của ta đã bị thương.

Tám Hàn trầm ngâm suy nghĩ. ông nhớ lại câu chuyện ban đêm giữa ông, ông Ba Kiên và Thực: “Tôi vẫn nghĩ hai đồng chí đó không phản bội chúng ta đâu... Hai đồng chí đó không phản bội? Làm sao mà đoán chắc được điều đó? 1

Chiếc LI9 vẫn bay vòng trên đầu, gọi loa:

“Hiện nay các người chỉ còn một khu vực bé nhỏ để ẩn nấp, nếu các người không chịu mau mau ra đầu thú...”,

Mình đã chơi một cái trò mạo hiểm. Tại sao mình đã biết là một tham mưu trưởng tiểu đoàn vừa bị bắt mà mình lại tự dưng đùng đùng quyết định ở lại đơn vị trong hoàn cành như thế này? Tám Hàn bắt đầu cảm thấy bực bội về cái quyết định dại dột đó của ông. Ông rút bao thuốc Cáp tăng ở túi trên, quẹt diêm châm hút hết điếu này đến điếu khác, chờ đợi...

Ở hầm bên cạnh, thằng Hùng cứ nhấp nha nhấp nhỏm, quay sang nhìn ông, cười toe toét. Hình như nó chẳng lo nghĩ gì thì phải. Nó cũng chờ đợi như ông. Nó chờ đợi được nổ súng!

Chính trị viên phó tiểu đoàn đến hầm phó chính uỷ, ngồi một lúc tần ngần rồi xoa hai tay vào nhau:

- Báo cáo anh. Kinh nghiệm những lần như thế này là quyết liệt đó. Nó gọi loa trước rồi tấn công sau.

Phó chính ủy nheo mắt nhìn Thận như đoán trước được ý nghĩ của anh, hất hàm:

- Thì sao.

- Tôi nghĩ có lẽ.

- Đồng chí nghĩ có lẽ tôi nên đi khỏi nơi này chứ gì?

Thận đỏ mặt. Đúng là anh định nói thế thật. Lúc đầu anh cho mình định nói điều đó là đúng, nhưng khi thấy phó chính ủy nhìn anh có vẻ chế giễu thì anh lại nghi ràng mình nói như thế thật là ngốc nghếch.

Phó chính ủy nghiêm mặt lại:

- Hôm nay sẽ là ngày quyết liệt. Điều đó tôi đã biết từ lúc đầu. Và từ lúc đầu. tôi đã quyết định ở lại đây.

- Nhưng vì tôi lo cho thủ trưởng.

- Đồng chí thật giống con nít! Thôi, chuẩn bị tư tưởng cho anh em lại đi Nó vừa đánh chúng ta một cú đòn chiến tranh tâm lý đấy!

Thận tạt qua hầm Thực:

- Tình hình này mà phó chính ủy ở mãi đây, mình lo quá!

Thực điềm nhiên:

- Ông ấy sẽ chịu trách nhiệm về quyết định của ông ấy!

- Nhưng lỡ có điều gì thì sao?

- Điều đó chúng tôi đã nói trước với ông ta.

Thận đi rồi. Thực gọi liên lạc:

- Cậu đi xuống đại đội 3 điều bớt một khấu B40 về đây.

Bên trái hầm phó chính uỷ. Thực đã bố trí một chiến sĩ liên lạc và một quản trị trưởng, bây giờ anh điều thêm về đó một khẩu B.40. Đáng lẽ, Thực ở cái hầm của phó chính nhưng anh đã nhường lại và sang một cái hầm khác ở sát mí đường bò. Anh ngồi chung hầm với một chiến sĩ trinh sát còn chính trị viên phó Thận ngồi cùng hầm với một trợ lý chính trị của tiểu đoàn, ở chiến trường ven đô, tất cả các hầm về mùa mưa. đều được đắp nổi trên mặt đất. Trước hết người ta đào đất đắp lên bốn bờ thành thật dày, sau đó là lót cây và đắp nắp. Hầm đắp nổi như thế không chịu những trận oanh tạc dữ đội, nên về sau, anh em phải đào thêm một cái hầm âm xuống lòng đât ngay bên cạnh đó. Những hầm này thường xuyên ngập đầy nước. Lúc đánh nhau, chiến sĩ của chúng ta phải đứng ở dưới nước như vậy mà bắn. Đêm đến, họ trải vải mưa ngủ trong hầm và khi có đại bác bắn, họ lại phải nhảy xuống nước.

Từ sáng sớm, tất cả mọi người đã gói ghém đồ đạc mình vào bồng. Nắm cơm anh nuôi chia cho, họ chưa ăn mà gói trong mùi soa, bỏ vào một cái túi vải ở thắt lưng. Nắm cơm đó là khẩu phần cả một ngày.

Tiểu đoàn không còn anh nuôi, Thực phân công cho quản trị trưởng Nghĩa và một chiên sĩ liên lạc làm luôn nhiệm vụ này.

Nghĩa tuy chưa nhiều tuổi lắm, nhưng vóc người anh cao to, lại có bộ râu quai nón xanh rì phủ kín từ quanh mang tai xuống đến cổ làm cho anh có vẻ bệ vệ hẳn lên. Nhiều người vừa mới đến đơn vị lần đầu đều lầm tưởng anh là cán bộ tiểu đoàn. Chung quanh quản trị trưởng Nghĩa, có rất nhiều giai thoại. Người ta bảo anh đã từng là diễn viên xiếc ở Quân khu 4, đã từng là chiến sĩ chữa xe đạp của cơ quan, cũng đã từng làm thợ rèn ở một công binh xưởng giữa rừng trên đường dây của đoàn vận tải 559. Hồi còn ở trên biên giới, anh từng nổi tiếng là xạ thủ trăm phát trăm trúng. Đơn vị đi đánh về, muốn tổ chức một bữa liên hoan cứ việc lấy gạo ngâm trước để kịp làm bún, đến ngày cần có thịt anh mới xách súng ra đi. Lúc về không có con nai thì ít ra cũng có bốn năm con dọc, hoặc tệ nữa thì cũng có ít con cheo con chồn chứ chẳng bao giờ anh chịu xách súng về không. Phàm việc gì anh đã thích, nhất định anh phải làm bằng được. Làm được rồi, thì anh bắt đầu chán. Hồi còn ở đơn vị, có một lần anh được đi xem đoàn nghệ thuật xiếc nước ngoài biểu diễn, anh rất thích tiết mục đi dây.

Anh tuyên bố nhất định sẽ tập cho kỳ được và vào hiệu sách mua một tấm ảnh có nữ diễn viên đang cầm ô đi chênh vênh trên một sợi dây. Anh về nhà, lấy một sợi dây dù, đóng cọc buộc thật căng trên mặt nước một cái ao, rồi mượn một cái ô giống như cái ô trong tấm ảnh và bắt dầu tập. có hôm đi tập về, quần áo lấm lem bùn đất. Nhưng rồi cuối cùng anh đã thành công. Trong một buổi liên hoan biểu văn nghệ của đơn vị, anh ra mắt khán giả trong tiết đi trên dây và được nhiệt liệt hoan nghênh. Sau đó, anh rút về trong đội xiếc của quân khu. Chẳng bao lâu, anh chán nghề xiếc. Anh chuyển sang làm nghề chữa đồng hồ, bắt đầu bằng chính cái đồng hồ đeo tay của mình, ở Trường sơn, anh cũng bắt đầu nghề thợ rèn bằng công việc đầu tiên là rèn cho chính mình một con dao găm. Rèn xong, chưa ưng ý anh lại đi tìm loại thép thật tốt, rèn thêm một cây nữa. Và đến cây thứ năm, thứ sáu thì anh thành nghề. Người ta lại bổ sung anh vào tổ thợ rèn, rồi sang quân giới. Do một sự tình cờ run rủi, anh gặp lại một cán bộ cũ trên đường Trường Sơn, và được ông ta xin cho vào Nam Bộ cùng với đơn vị của ông. Cho đến ngày chuẩn bị cho cuộc tông tiên công thì anh được điều về trung đoàn 16.

Nghĩa đã chán nghề làm quản trị trưởng, và anh đang xin xuống đơn vị. Từ khi tiểu đoàn động viên tất cả mọi người cầm súng trong tình hình thiếu hụt quân sô chiến đấu, anh nói với tiểu đoàn trưởng Thực:

- Để tôi xuống đơn vị còn có ích hơn. Tiểu đoàn còn ai đâu nữa mà quản lý với quản trị cho thêm rườm rà. Ba cái công việc nấu ăn và đi mua thịt, mua gạo để văn thư nó kiêm luôn...

Từ đó, suốt ngày anh chỉ lo chuyện súng đạn, và mọi việc thuộc về quản trị hành chính anh giao hết cho trợ lý chính Trị kiêm công tác văn thư của tiểu đoàn. Thực với Thận cùng đã bàn nhau hết đợt này sẽ đưa anh xuống làm cán bộ dưới đại đội. Ở tiểu đoàn bộ, anh vừa trực tiếp phụ trách một tổ chiến đấu vừa phụ trách chung tuyến phòng ngự của tiểu đoàn bộ. Nghĩa đi từng hầm và tuyên bố dứt khoát:

- Khi chưa có lệnh tôi, tuyệt đối các đồng chí không được nổ súng. Khi chưa có lệnh tôi, dầu trường hợp nào, các đồng chí không được rời công sự. Tôi sẽ nổ phát súng đầu tiên vì tổ tôi ở giữa đội hình, tôi có thể nhìn bao quát.

Nghĩa cũng đến cả hầm phó chính uỷ, tuyên bố dứt khoát với Thị:

- Đồng chí sẽ phụ trách hai tổ ở đây bảo vệ phó chính uỷ. Vì đồng chí chiến đấu trong đội hình của chúng tôi, vậy đề nghị các đồng chí phải chịu sự chỉ huy của tôi và chấp hành đúng những quy định sau đây...

Nghĩa mặc cái sơ mi phanh hết cúc ngực và một cái quần xà lỏn, cắp ngang khẩu AK, bước đi thình thịch trên bờ rạch, nói oang oang từ hầm này đến hầm khác.

Cậu liên lạc tiểu đoàn mấy hôm nay nhìn anh, tấm tắc:

- Trông ông Nghĩa bữa nay hắc ra phết, lên thay tham mưu trưởng đến nơi rồi còn gì?

- Thừa mấy tham mưu trưởng đi chớ lỵ! Rồi mày sẽ xem tao sẽ lên thay thủ trưởng tiểu đoàn này cho mày coi!

Phó chính ủy rút khẩu súng ngắn từ trong bao ra, lên đạn rồi lại tháo ra, lau lại băng, lên đạn lại.

Đại đội 2 và đại đội 3 báo cáo về địch từ hai hướng nam và bắc đang tiến dọc theo đường bò đến Cầu sắt. Bộ đội đã chuẩn bị nổ súng. Một lúc sau, pháo bắn dồn dập dọc theo đường bò. Tiếp đó, tiếng đại liên nổ giòn giã, tiếng M79 nổ lụp sụp tiếng M16 bay vυ"t qua đầu họ chíu chíu. Thị nói với An: Chúng nó vào rồi đấy. Chuẩn bị sẵn sàng nghe!

Vừa nói anh vừa chạy vụt biến đi sang hầm khác. Giữa lúc đó thì pháo chuyển hướng bắn dọc theo bờ rạch và một loạt AK nổ giòn. Thực và Thận đều ra khỏi hầm của mình. Hướng đại đội 2 nổ súng trước, tiếp đó đến hướng đại đội 3.

Ngồi trong hầm, phó chính ủy Hàn chỉ còn nghe tiếng súng ran lên bốn phía, ở đây không có máy điện thoại, cũng không có sĩ quan tham mưu, không có bản đồ. Tất cả không giống một chút nào với một sở chỉ huy tác chiến mà phó chính ủy thường ngồi đó để làm việc. Tự nhiên ông cảm thấy mình thật vô tích sự. Ông vừa bước ra khỏi hầm, định đi lại gặp ban chỉ huy tiểu đoàn thì lập tức một quả pháo nổ gần bên cạnh làm cho ông phải vội vàng nằm xuống. An hốt hoảng kêu lên:

- Chú Tám! - Anh chạy vội ra chắn ngang trước mặt phó chính ủy.

- Chú vào hầm đi...

- Mình đi lại chỗ đồng chí Thực.

- Không. Cháu đề nghị chú vào hầm đã. Cần đi đâu, cháu làm liên lac.

Phó chính ủy miễn cưỡng trở vào hầm. Vào trong hầm rồi. Ông lại cảm thấy bứt rứt khó chịu. Đáng lẽ là sau quả pháo, mình phải đứng dậy đi luôn. Thằng An nó làm nhiệm vụ của một chiến sĩ cận vệ. Còn mình, mình phải làm nhiệm vụ phó chính uỷ. Nghĩ vậy, nhưng rồi ông vẫn ngồi đó.

Pháo bắn mỗi lúc một dày. Cửa hầm rung lên. Mảnh đạn chém xuống phầm phập. Bây giờ không còn ai chạy ngoài bờ rạch. Từ trong hầm, thỉnh thoảng Thị ló đầu nhìn ra quan sát rồi báo cáo tình hình. Chừng một tiếng sau thì tiếng súng con im bặt. Có bước chân chạy thình thịch. Tiếng quản trị trưởng Nghĩa gọi oang oang:

- Tất cả ngụy trang lại cửa hầm. Chúng nó chuẩn bị đánh bom đó!

Tiếng đầm già kêu vè vè trên đầu. Một lúc sau, chính trị viên phó Thận đến báo cáo tình hình với phó chính uỷ:

- Hai đợt tiến công của địch vừa rồi đều nhằm vào hướng đại đội 2 và đại đội 3. Mũi chủ yếu của nó đánh vào hướng Cầu Sắt. Chúng nó biết mình dàn hàng ngang phòng ngự nên định chiếm cho kỳ được cái cầu, cắt đôi đội hình đơn vi ra. Đại đội trưởng đại đội 2 hy sinh.

Thận báo cáo sơ sài mấy câu rồi đứng dậy. Phó chính ủy định rút thuốc lá mời anh hút, nhưng trông thấy anh lấm lem bùn đất từ đầu đến chân, ông lại nghĩ không phải lúc nên ngừng lại:

- Đồng chí lại ra ngoài đó?

- Vâng. Vừa rồi nó đánh tróc một sô hầm. Phải ra kiểm tra cho anh em ngụy trang lại.

- Đồng chí Thực đâu?

- Anh ấy đang ở dưới đại đội 2. Vừa rồi bị thương nhẹ.

- Vào đâu?

- Cánh tay trái, phần mềm. Báo cáo thủ trưởng, tôi đi.

Vừa nói xong, Thận đã chạy biến.

Chiếc đầm già đã quay đi và có tiếng phản lực đang ầm ầm bay tới. Anh em chiến sĩ nhìn lên những đám mây trâng trên đầu, nơi có tiếng động cơ phát ra đó. Một chiếc... Hai chiếc... Kìa kìa... Đấy, lấp sau đám mây rồi... Nghĩa vẫn đứng phanh cúc ngực trước cửa hầm, nheo mắt nhìn lên. Mãi cho đến lúc thấy những quả bom đen trùi trũi rơi xuống, anh mới kêu lên:

- Bom đấy! Và anh nhảy vào hầm.

- Sau môi đợt bom, người ta lại nghe tiếng Nghĩa gọi:

- Thị ơi, Tuấn ơi!.. hầm việc gì không? ... Ngụy trang lại đi.

Vẫn tiếng chân anh chạy thình thịch. Sau đợt bom một lúc thì tiếng súng con lại nổ ran ở hướng đường bò. Mười hai giờ, liên lạc chạy từ đại đội 2 về truyền đạt mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng:

- Đồng chí Nghĩa xuống đại đội 3 thay đồng chí đại đội trưởng vừa mới hy sinh. Đồng chí Thị, trinh sát trung đoàn, thay đồng chí Nghĩa, phụ trách tiểu đoàn bộ...

Lại một đợt bom. Tiếp đó, tiếng súng con nổ ran cả ba mặt. Một lát sau, Thận bước vào hầm phó chính uỷ, đầu quấn băng trắng, vệt máu chảy xuống đã đọng khô trên gò má bên phải:

- Đề nghị đồng chí Thị và đồng chí An bảo vệ anh Tám rút ngay theo bờ rạch sang Voi Nhỏ. Địch vào đại đội 3 rồi. Chúng nó đã chiếm mất cái hầm bên kia cầu Sắt. Nó sẽ đánh vào đây.

Từ phía cuối đội hình của đại đội 3 có một con đường mòn bọc qua bên phải tiểu đoàn bộ thành hình chữ U. Nếu địch vào được đại đội 3, chúng nó sẽ vòng theo con đường này đánh vào chính diện của tiểu đoàn bộ và đại đội 1. Phó chính ủy nhìn đồng hồ. Ông đang lưỡng lự chưa biết nên đi hay nên ở thì bỗng từ phía đại đội 1, một chiến sĩ mặt mày lấm lem bùn đất, chạy xô tới. Tiếp đó là mấy loạt súng cực nổ nghe rất gần. Thận chặn anh chiến sĩ lại, quát:

- Đồng chí nào đó? Sao lại chạy?

- Chúng nó vào đến đầu đường rồi!

- Nó vào thì đánh. Trờ lại đi!

- Hầm em bị sập.

- Sập thì vào hầm khác. Hầm kia kìa!

Thận chỉ cho anh chiến sĩ cái hầm của Hùng và Tuấn rồi dắt anh tới đó. Vừa đi anh vừa nói vọng lại:

- Đồng chí Thị đưa anh Tám đi ngay đi! về báo cáo với anh Ba là có thể địch nó sẽ vào được cầu sắt trong ngày hôm nay và chúng tôi sẽ rút sang bên đó tối nay, để về Vườn Măng.

Thị đi trước dẫn đường, đến phó chính uỷ. sau đó là An. Họ lội qua con rạch nước ngập đến cổ, sang phía bên kia bò đi về bưng Voi Nhỏ. Họ vừa sang được bên kia bờ rạch thì đằng sau lưng những loạt AK nổ giòn. Tiếng M.79, B.40, M.16, tất cả các cỡ đạn tiếp đó nổ theo. Ba người nằm mọp xuống bò dọc theo bờ rạch. Ra đến giáp mối con đường mòn thì nghe tiếng tụi ngụy la hét gọi nhau bên kia bờ.

Thị đứng dậy, khoát tay:

- Chạy!

Hai người chạy theo. Họ cũng không biết vì sao mà lại phải chạy như vậy. Họ chạy chừng bốn năm trăm mét thi Thị dừng lại:

- Thủ trưởng ngồi chờ đây một chút, tôi sang bên kia xem trên đường mòn có địch không?

Nói xong, anh lội xuống rạch.

Con đường mòn này giáp mối với đường bò chạy theo một hình chữ u như đã nói ở trên, đâm thẳng vào với bò rạch bên kia. Sau khi vào được đại đội 3, chúng nó vòng theo con đường đó đánh vào chính điện của đại đội 1 và tiểu đoàn bộ Thị đã đưa hai người chạy thật nhanh để vượt ra khỏi khu vực mà bên kia bờ rạch đang xảy ra cuộc cận chiến bằng các loại súng bộ binh. Môt lúc sau, Thị quay trờ về:

- Ta đi thôi!

Không đợi Thị giải thích gì thêm, phó chính ủy khoát tay ra hiệu cho An. Bên trái họ, tiếng súng bộ binh vẫn nổ giòn giã. Sang đến bên kia bờ rạch, Thị bẻ một cành chà che lên đầu người cùng làm theo. Anh quay lại, nói:

- Tôi đi trước, nếu có việc gì thì đồng chí An dẫn thủ trưởng lùi lại. Con rạch này chạy về bưng Voi Nhỏ. Nếu quá lắm thì xuống rạch, ém sát vào bờ, chờ tối đến hãy lên.

Phó chính ủy và An đi theo sau, nhìn chừng. Mỗi lần Thị dừng lại ngồi xuống, họ cũng dừng lại và ngồi xuống. Họ đi mỗi lúc một xa tiếng súng. Có lẽ đã dứt một đợt tấn công của tui nó. Tiếng súng nhỏ nghe thưa dần rồi im bặt. Lại nghe tiếng L19 bay vè vè. cả ba người ngồi ém vào những lùm cây bên bờ rạch, vừa để nghỉ, vừa để tránh máy bay. Thị nói:

- Nó vào nhanh quá, vì có một tổ tróc công sự.

An:

Không biết chúng nó vào phía nào mà thấy M79 đã nổ tróc tróc trên hầm thằng Hùng.

Phó chính uỷ:

- Vậy là mình đi không gọi kịp thằng Hùng cùng đi theo.

An:

- Cháu đã khoát tay gọi nó, nhưng thấy nó lắc đầu. Vừa lúc đó thì M79 nổ gần đấy. Lúc đó gấp quá chứ!

Thị:

- Nó không muốn đi đâu. Nó nói với tôi từ lúc sáng là nó sẽ xin chú Tám ở lại tiểu đoàn.

Phó chính ủy im lăng. Ông sẽ nói như thế nào với má Hai. Đẳng sau họ, tiếng súng nô ran lên môt loạt. Rồi lại im lặng.

Thị đứng dậy:

- Ta đi thôi. “Trực thăng” vũ trang sắp lên rồi đó!

Anh không nói gì thêm, nhưng kinh nghiệm ở chiến trường, lắng nghe tiếng súng rời rạc, anh biết có lẽ là trận đánh đã kết thúc một cách bất lợi. Anh không dám nói cái điều mình đang nghĩ: “Có lẽ chúng nó đã làm chủ trận địa”. Anh nhìn đồng hồ: Năm giờ kém hai mươi lăm phút! Bỗng dưng anh thấy nước mắt mình trào ra...

Vào quãng bốn giờ chiểu thì hầu như tất cả các công sự ở cả ba phía đều tắt tiếng súng. Cái thì bị bom dồi sập, cái thì bị bắn tróc nóc. Một số chiến sĩ hy sinh ngay trong hầm. Một số bị đánh bật ra, ém ở bò rạch. Chính trị viên phó Thận chết ngay trong đợt tấn công đầu tiên của địch vào tiểu đoàn bộ, sau khi phó chính ủy phân khu vừa đi khỏi nơi này.

Ở đại đội 2, Thực còn lại một mình trong hầm, bắn hết đạn. Địch tràn vào cả hai phía, anh ném một quả lựu đạn và chạy ào về phía cầu. Bọn địch rượt theo gấp quá, Thực rút súng ngắn bắn hết cả một băng đạn. Liền lúc đó anh nghe chúng nó hét ầm lên từ bốn phía:

- Bắt lấy thằng chỉ huy! Bắt lấy thằng chỉ huy!

Vừa chạy tới bờ rạch thì anh bị bắn qụy xuống. Địch đã vào được đại đội 3 và đã vào cả tiểu đoàn bộ nữa. Anh hiểu ra điều đó, thay băng đạn súng ngắn còn lại và nằm chờ.

- Bắt lấy nó! Bắt lấy nó!

- Đứng dậy, giơ tay lên!

- Đ. mẹ thằng này giả chết. Cho nó một phát!

Thực bóp cò. Thằng lính dù trước mặt anh ngã xuống cùng với những loạt súng ran lên. Trong băng còn lại bảy viên đạn, thoáng nghĩ như vậy, nhưng những ngón tay của anh bỗng từ từ rời xa, buông khẩu súng ngắn rơi xuống đất.

Thằng lính dù đứng gần anh nhất vội vàng nhảy tới chộp lấy khẩu súng ngắn. Một lúc sau, một thằng sĩ quan tới, lục các túi quần túi áo của anh và ra lệnh cho hai tên lính đứng cạnh kéo anh ra phía đường bò. Không cần biết Thực, sống hay đã chết, hai tên lính nắm lấy hai tay của anh lôi đi sền sệt trên mặt đất. Ra đến đường bò, chúng nó đặt anh nằm ngửa và để lại khẩu súng ngắn ở bên cạnh và chụp ảnh. Hàng cúc trước ngực áo sơ mi của Thực bị bứt tung ra để lộ những vết xước trên da ngực. Có một người của chúng ta được chứng kiến tận mắt sự kiện đó. Đó là Nghĩa: đại đội trưởng mới của đại đội 3.

Khi Nghĩa đến đại đội 3 theo lệnh của Thực thì tụi địch đã sắp tràn vào cái hầm cuối cùng ở đấy. Anh bất ngờ ném lưu đạn và cả một băng đạn, đánh bật bọn địch ra và chiếm cái công sự trống lốc bên cạnh cầu sắt. Anh nhặt khẩu súng của một tử sĩ, lắp đầy đạn, xong gác hai khẩu súng lên hai phía. Tụi nó vào phía nào, anh lại quay sang phía đó bắn. Lúc đó, chúng nó đã vòng theo đường bò, đánh vào tiểu đoàn bộ và đại đội 1. Vậy là cái hầm của Nghĩa nằm lọt giữa vòng vây, Anh nghe rõ tiếng la hét bên phía đại đội 2: “Bắt lấy thằng chỉ huy!”.

Anh biết là Thực đã bị tróc khỏi hầm. Còn một trái lựu Lúc đầu anh định để dành nó đến phút cuối cùng, nhưng thấy địch tập trung sự chú ý vào hướng khác, anh nhảy ra khỏi công sự, ném lựu đạn, hô “xung phong” rồi nhoài người lăn luôn xuống rạch. Giữa lúc đó, Thực bắn phát súng ngắn cuối cùng. Nghĩa định long theo bờ rạch trở về tiểu đoàn bộ, nhưng phía đó anh cũng nghe tiếng súng nổ và tiếng la hét trên bờ rạch. Anh đành ngồi vậy tại chỗ, ngâm mình dưới nước, chui vào dưới những cành bình bát là là, kéo bèo tây phủ lên đầu.

Chúng nó kéo thêm đến bên cạnh xác của Thực hai chiến sĩ nữa không biết chết hay sống và tiếp tục chup ảnh. Tiếng súng im. Từng tốp lính dù đi dọc theo hai bờ rạch và đường cái, vừa đi vừa chĩa mũi súng vào các bụi dừa nước.

- Còn thằng nào dưới rạch lên mau không tao bắn.

Một loạt đạn cực nhanh réo qua đầu Nghĩa. Trái bình bát đỏ mọng bị bắn đứt rơi xuống trồi lềnh bềnh trên nước.

- Pằng!

Một viên đạn xéo đi qua mang tai Nghĩa. Thằng ngụy vừa bắn đó văng lên một câu chửi tục:

- Đ.mẹ, cái đầu thằng Việt Cộng này cứng thật.

Nghĩa chưa kịp phản ứng gì thì một phát đạn thứ hai nổ ngay bên cạnh anh làm tung lên một cột nước.

- a ha! Bể óc rồi, con ơi!

Thì ra nó Bắn trái bình bát! Nghĩa thở phào, nhìn theo Trái bình bát đã bị bắn vỡ tung, nhầy nhụa, đỏ như máu trồi lềnh bềnh trên mặt nước. Lúc đó bốn phía đã vắng tanh vắng ngắt rồi. Trận địa chỉ còn lại mùị thuốc đạn. Chiếc L19 lại vè vè bay lên, gọi loa:

“Anh em cán binh Việt Cộng thuộc trung đoàn 16 chú ý. Anh em cán Binh Việt Cộng chú ý! Tiểu đoàn 7 đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đại uý Hoàng Thực đã tử trận. Ban chỉ huy của các bạn đã bị bắt hoặc bị bắn chết. Một số các bạn còn ẩn nấp dọc bờ rạch hãy nên biết điều: Mau mau ra đầu thú với quân lực Việt Nam cộng hòa, các bạn sẽ được chánh phủ quốc gia khoan dung...

Máy bay vòng đi rồi vòng lại. Tiếng loa lúc được lúc mất. Trên bờ, tụi lính dù hết tốp này đến tốp khác thay nhau sục sạo. Đã ba lần, nó bắn lung tung xuống mặt nước, ngay bên cạnh Nghĩa. Gần tối, có tiếng “trực thăng” đổ xuống rồi lại cất cánh bay lên. Trời chuyển mưa. Những tảng mây đen lớn đùn lên phía chân trời rồi tỏa rộng mãi ra. Tên lính ngụy đứng trên đường, cạnh chỗ Nghĩa đang nấp, bỗng chửi đồng lên:

- Đ. mẹ, đánh nhau suốt cả ngày, tối đến còn nằm đây mà chịu trận với cơn mưa chó má này nữa!

Tiểu đoàn còn ai nữa không? Họ sẽ rút về đâu bây giờ? Thực chết rồi, ai sẽ là người tập hợp đơn vị lại? Phải chăng mình là người sống sót duy nhất trong trận đánh này!

Nghĩa nghĩ vậy và hé cụm bèo tây nhìn lên

Lúc đó, cả bầu trời đã đen kịt.