Tập 1 - Chương 4

Tiểu đoàn 9 vẫn chưa xuống. Buổi chiều, phó chính ủy từ cầu sắt tạt về qua bưng Voi Nhỏ gặp ông Ba Kiên một chút rồi lại đi ngay. Phó ủy dặn ông thu nhóm anh em lại, tạm ém quân đâu đó để chờ lệnh. Chính cái lúc ông Ba Kiên đang cần một người để bàn bạc trao đổi ý kiến thì phó chính ủy lại ra đi một cách quá vội vàng.

Thằng Tuân không về, thằng Hùng cũng không về. Điều này má Hai vẫn chưa biết. Bên cạnh ông Ba Kiên chỉ còn Thị và một cậu liên lạc. Lúc Thị mới về, ông lắng nghe chờ xem có tiếng súng bên cầu sắt nữa không. Nhưng dần dần ông hiểu ra là mình đang nghĩ đến một chuyện không có thể có được nữa. Chúng nó đã làm chủ trận địa...

Thận hẹn với ông là sẽ về Voi Nhỏ rồi sang Vườn Măng. Ông đã đi nghiên cứu lại địa điểm này. ở đó còn có thể ém được vài ba tổ. Trước đây, đội du kích địa phương vẫn lấy khu vực này làm cứ, nhưng sau khi số anh em du kích còn lại được rút lên quận, thằng Hùng được chị Tám Trâm, bí thư chi bộ, đồng ý cho đi theo trung đoàn, thì không còn ai ở đó nữa.

Ông Ba Kiên chợt nảy ra ý nghĩ là nên triệt để phân tán thành các bộ phận nhỏ: hai người, ba người. Có điều kiện thì đánh du kích, không có điều kiện thì tránh địch để bảo vệ lực lượng, ông nhận ra sai lầm trước đây của mình là đã chấp hành mệnh lệnh một cách máy móc: “Trung đoàn 16 giữ vững địa bàn, sẵn sàng chờ lệnh mới”. Đáng lẽ khi nhận được lệnh vắn tắt này phải nghĩ ngay đến cách làm sao chấp hành đúng tinh thần của mệnh lệnh, đứng chân được ở điạ bàn này trên quy đinh, thì ông lại cứ băn khoăn mãi một điều: “Sao không thấy mình đánh vào Sài Gòn nữa?”. Và cái tư tưởng chủ đạo của ông vẫn là chờ đợi một trận đánh lớn.

Hết ngày này qua ngày khác, ông vẫn chờ đợi tiểu đoàn 9 mong tin của trung đoàn Quyết Thắng, một trung đoàn đã cùng chiến đấu bên cạnh trung đoàn ông trong suốt đợt một. Ông bảo với Thị chuẩn bị sang lại cầu sắt. Ông không thể ngồi chờ như thế này được. Ruột ông nóng như lửa đốt. Mặc dầu Thị đã cam đoan với ông rằng tụi nó đã đổ quân trên đường từ bưng Voi Nhỏ sang bên ấy, ông vẫn cương quyết chuẩn bị ra đi.

Má Hai thắp một ngọn đèn đặt ra trước hầm rồi bưng nồi cơm ra, ngồi nắm thành từng nắm to bằng cái chén ăn cơm. Má than phiền về nắm cơm nhỏ quá. Nhưng chẳng có cách nào khác. Lâu nay nhân dân trong xóm bỏ đi hết, không ai dám về vì đại bác bắn vào đây suốt ngày. Một mình má giã thóc bằng cái mũ sắt không thể nào kịp đủ cho bộ đội ăn. Cả ngày hôm nay, ngồi nghe tiếng súng nổ, má biết anh em mình đang đυ.ng độ với chúng nó. Khi Thị về, ngồi nói chuyện với ông Ba Kiên, tuy má không lắng nghe câu chuyện giữa hai người (má nghĩ mình không nên nghe như thế, vì đó là chuyện quân sự, mình không có phận sự gì đó), nhưng cứ nhìn nét mặt của họ, má cảm thấy lo lo. Khi họ nói chuyện với nhau xong, má hỏi ông Ba Kiên:

- Anh em có về đây không?

Ông nói:

Có lẽ khuya mới về. Đường bên đó sang đây, địch đang chốt chưa đi được.

Má lại nói:

- Tôi nấu cơm một lát cho tụi nó về lấy nghen anh Ba?

Ông Ba Kiên im lặng một lúc rồi nói:

- Ừ chị cứ nấu giùm cho, chắc tụi nó đánh nhau cả ngày đói đó!

Hai ba lần má định hỏi xem thằng Hùng hiện nay ở đâu, vì hôm qua má thấy nó ra đi với ông gọi là ông Tám đó.

Hôm nay ông ấy về qua đây một lúc rồi lại đi ngay không kịp chào má. Má không thấy thằng Hùng đi với ông Tám đâm ra lo. Nhưng má lại nghĩ: Bây giờ nó là bộ đội rồi. Nó đi đâu có cấp trên giao nhiệm vụ. Mình hỏi làm gì? Ông Ba Kiên cũng biết má Hai đang muốn hỏi ông điều đó. Nhưng ông đành im lặng. Ông cũng chưa biết số phận thăng hùng ra sao? Có gì rồi tối nay ông sẽ nói một thể.

Má Hai ngồi đếm lại từng vắt cơm. Trước đây một tháng hồi mấy đứa nhỏ chưa chạy di tản, cứ mỗi buổi tối chúng đến đầy nhà, ngồi vắt cơm với má. Có hôm nhà má phải vắt đến hàng trăm vắt cơm to hơn thế này mà vẫn chưa đủ cho anh em... Đến bây giờ, có hôm má chỉ vắt có ba mươi nắm, thế mà ông Ba Kiên cũng nói: “Chị vắt nhiều quá đó! Để dành gao bữa sau còn nấu. Bây giờ gạo kiếm không ra nữa đâu”.

Má Hai chỉ nấu cơm và vắt sẵn chờ anh em về lấy khi nào má nghe ngoài trận địa nổ súng. Việc đó thành ra một thường lệ. Có hôm, trước khi nấu má hỏi ý kiến ôngBa Kiên hoặc một anh em nào đó có mặt ở nhà. Nhưng cùng có hôm không ai ở nhà, hễ nghe súng nổ là má đổ gạo vào nồi. Ta đến, thế nào cũng có người từ trận địa về. Những chiến sĩ này cũng quen với cái thường lệ đó, luôn luôn mang theo một cái bồng để nhận cơm vắt của má Hai đã bày săn giữa cái nong trước cửa hầm. Cũng có hôm không ai về, má lại gửi cho anh em đi ra ngoài đó. Số nắm cơm bày ra trên càng ngày càng ít đi.

Chiểu nay ông Ba Kiên nói với má nấu cho khoảng hai mươi nắm thôi. Nhưng không biết nghĩ sao, má lại đổ gạo vào nồi nhiểu hơn. Má nắm tất cả được hai mươi lăm nắm. Ông ba kiên nhìn những nắm cơm, không nói gì cả, mặc dầu ông biết má Hai đã nắm thừa ra đến hơn năm nắm. Nhìn những năm cơm mới vắt xong bày trên nong, khói bốc nghi ngút, má Hai nói:

- Tụi nó không về được rồi làm sao anh Ba?

Ông Ba Kiên đang ngồi lặng thinh, nghe má Hai hỏi, ngước lên và trông thấy nét mặt lo âu của má, liền cười:

- Nếu tụi nó không về thì tôi với chị phải ráng sức mà ăn cho hết chừng ấy cơm chứ còn biết làm sao nữa?

Má Hai bật cười. Ông Ba Kiên cũng cười theo. Sau tiếng cười đó họ lại im lặng, nhìn những làn khói cuộn tròn bốc từ những nám cơm bay lên giống như cuộn khói bốc lèn từ những cây nhang trước bàn thờ.

Ông Ba Kiên vừa chuẩn bị ra đi thì bỗng nghe tiếng bước chân thình thịch ngoài sân. Một bóng người cao to, nhem nhuốc sình lầy từ đầu đến chân, dừng lại trước của hầm im lặng một phút rồi bỗng nhe hai hàm răng trắng toát ra cười ha hả.

- Thằng Nghĩa!

Ông Ba Kiên kêu lên và chạy ra ôm chầm lấy anh bộ đội đang từ từ gỡ khẩu AK trên vai xuống. Khẩu súng gỡ ra nửa chừng thì Nghĩa cũng bỏ vậy và ôm choàng lấy ông Ba Kiên. Vừa mới cười đó, bây giờ anh lại òa lên khóc thành tiếng. Má Hai ngồi im lặng. Vậy là má đã biết. Má thở dài...

Ông Ba Kiên gỡ tay Nghĩa ra, lùi lại:

- Bỏ súng xuống nghỉ đã!

Nghĩa bỏ súng xuống, nói nhỏ:

- Đổng chí Thực hy sinh rồi!

Nghĩa vừa nói vừa cầm một nắm cơm lên miệng nhai một cách ngon lành.

Má hai đưa cho anh cái khăn mặt:

- Đi rửa tay chân qua một chút rồi vào ăn, con!

Nghĩa cầm lấy cái khăn, lau qua hai bàn tay rồi bỏ xuống nong và tiếp tục cầm nắm cơm lên:

- Má cứ để con ăn xong một nắm đã, có sức mới đi tắm được.

Cả hai người im lặng ngồi nhìn Nghĩa ăn cơm. Anh nhai nắm cơm một cách ngon lành. Ăn xong một nắm, anh lại lấy tiếp một nắm nữa, vừa ăn anh vừa nói với má:

- Cơm má nắm nhiêu quá, thừa ra không ai ăn đâu.

Má Hai:

- Con cứ ăn đi.

Nói xong, má Hai đứng dậy đi ra ngoài.

Từ khi Nghĩa về, Ba Kiên vẫn chưa hỏi anh về tình hình đánh nhau ngoài trận địa như thế nào. Má Hai biết là ông đang chờ má đi ra.

Mãi cho đến lúc tối mịt Nghĩa mới bò lên bờ rạch. Suýt nữa thì anh đυ.ng phải tụi đi tuần. Bên này rạch, gặp lính. Nghĩa lội sang bên kia rạch, ở đó, anh lại gặp một bọn khác. Bọn này đang đi tuần dọc theo bờ rạch về hướng Voi nhỏ. Nghĩa bám chừng theo sau bọn đó mà đi. Đến ngang cái hẩm tiểu đoàn bộ chúng nó dừng lại. Một thằng nói:

- Cái thằng Việt Cộng này ít ra cũng phải là cấp đại úy. Tiên sư nó, bắn què cả hai chân mà nó vẫn còn cầm súng bắn lại mình!

- Cái thằng đại uý Hoàng Thực kia cũng vậy. Nghe đâu tụi Việt Cộng ra trận nó có đeo cái bùa gì phải không mầy?

- Xì! Bùa biếc gì? Chúng nó tẩy não nhau.

Một dáng người cao to, dang hai tay hai chân, nằm úp mặt xuống bờ rạch. Nghĩa trông thấy và biết ngay là chính viên phó Thận. Mấy thằng lính ngồi xuống bên cái xác chết châm thuốc hút. Chúng nó lại nói chuyện với nhau.

Một đứa thì nói là trận đánh vừa rồi coi như một chiến thắng lớn. Một đứa thì lại bảo đây là một trận thất bại vì đem một lực lượng lớn như thế mà không diệt nổi ba thằng Việt Cộng đã sắp chết đói. Hai đứa cãi nhau một lúc thì một thằng đứng dậy, đi đến bên cạnh, lấy chân hất ngửa cái xác chết lên:

- Thắng này! Mày coi đây này, một thằng Việt Cộng chỉ còn cái quần xà lỏn như thế này mà nó còn xơi mình hết cả gần một tiểu đội. Thắng! Thắng cái con khẹc!

Nói rồi thằng lính nhổ toẹt một bãi nước bọt. Thằng kia cũng không vừa:

- Em ngu hết chồ nói em ạ! Trận đánh thắng hay thua quan trọng là ở chỗ mong muốn của cấp chỉ huy có đạt hay không? Này nghe: cán bộ chỉ huy của chúng nó bị diệt nghe, chúng nó hết chồ ở nghe! Ngày mai tiếp tục càn quét một trân nữa thì con to, con nhỏ, con tấm con mén gì mình hót gọn hết, sau đó chúng mình sẽ ung dung về Sài Gòn.

Nói xong, nó khe khẽ cất giọng ca một câu vọng cổ. Nghĩa bỏ tay vào cò súng, nghĩ thầm: ‘Thằng này! Này, cho mày hót gọn này!”. Anh bóp cò. Giữa lúc đó, như có một sự hợp đồng, một loạt AK không biết từ hướng nào bắn tới, nổ thật giòn.

- Đù mẹ... Việt Cộng tập kích!

Chúng nó la lên và nằm rạp xuống. Nghĩa lao qua rạch và cắm đầu chạy. Chằng có đứa nào đuổi theo cả. Chỉ có mây loạt đạn bắn vọt qua đầu anh. Một lúc sau Nghĩa nghe có tiếng súng nổ dài vể hướng đi sang Vườn Giâu. Hình như tụi nó đang vội đuổi cái người nào đó đã bắn loạt AK phối hợp với anh.

Về đến mối đường đi sang Voi Nhỏ, Nghĩa kiệt sức. Anh nằm lăn ra giữa đường, thở dốc. Lúc đó, anh chỉ băn khoăn có một điều: không biết mình bắn có chết cái thằng lính dù nói khoác ấy không?

Khi Ba Kiên hỏi Nghĩa có chắc chắn người nằm trên bờ rạch đó là Thận không, thì Nghĩa cam đoan trăm phần trăm là đúng. Thứ nhất, đó là một người cao to và ở khu vực tiểu đoàn bộ thì không có ai có vóc người như thế. Thứ hai, chỗ người đó nằm là cái hầm của Hùng và Tuấn theo anh biết khi anh đi rồi, Thận về đó để trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn bô.

Ai là người dám can đảm bắn loạt AK lúc đó nếu phải là Thận? Đó là một loạt AK rất mưu trí rất kịp thời làm cho tụi địch lầm tưởng là mình vẫn còn lực lượng để dành tổ chức một đợt tập kích. Chính vì nghĩ như vậy nên ông Ba Kiên vẫn ngờ ngợ là Thận còn sống mặc dầu Nghĩa chỉ còn thiếu thề sống thề chết để cam đoan với cái điều đã chắc như đinh đóng cột này.

Mười hai giờ đêm. Trời đổ mưa ào ào. Giữa lúc đó thì một người con gái chạy ào vào như bị ai đuổi. Vào đến nhà cô dừng lại thở dốc một lúc, nhìn Ba Kiên, nhìn Nghĩa, rồi quay sang nhìn má Hai:

- May quá! Cháu cứ tưởng các chú đi mất rồi!

Ông Ba Kiên kêu lên:

Sáu Trang!

Cô gái liến thoắng:

- Trông thấy ngọn đèn trước cửa hầm, cháu mừng quá. May không thì ướt hết trọi!

- Bộ tưởng mày còn khô ráo lắm mà may với vá? Lược nè, chải trốc đi!

Má Hai đưa lược cho cô gái. Cô ta cầm lược nhưng vẫn nói luyên thuyên:

- Cháu ở chỗ chú Tám lại. Chú Tám viết thư cho chú nè, chú Ba!

Sáu Trang móc túi lấy phong thư gói kỹ trong một cái bao ni lông, đưa cho Ba Kiên. Cô đến ngồi một bên bếp lửa khuôn mặt rạng rỡ.

Cô gái ăn mặc có vẻ diêm dúa: cái áo màu hồng quá mỏng có viềm đăng ten trên cổ và dưới gấu. Cổ áo để lộ ra sợi dây chuyền lóng lánh (có lẽ là dây chuyền giả). Khi cô tay ra phía sau để bắt lại mái tóc, người ta nhận thấy ngón tay đeo nhẫn một cái nhẫn mặt đá to bằng một cái đồng hồ nữ, màu xanh biếc như ngọc. Đôi mắt cô gái luôn luôn nhìn chỗ này sang chỗ khác, lúc nào cũng giống như ngơ ngác, muốn hỏi, muốn biết. Có thể nói Sáu Trang là một cô gái đẹp nếu không có cái trán nhô cao một cách ương ngạnh. Cô có đôi mắt sắc và to, vành môi dưới cong lên một cách duyên dáng và luôn luôn như có vẻ giễu cợt. Chính đó là cô gái đã giao Quá cho Bảy Hường như chúng ta đã biết ở trên.

Về tung tích của cô, anh em Mười Sáu chỉ biết vỏn vẹn như sau: Sáu Trang người ở Củ Chi (mà tên thật của cô hình như cũng không phải là Sáu Trang, nhưng ta cứ tạm gọi như thế), là nữ biệt động (điều này người ta cứ cũng đoán như vây thôi). Và đầu đợt một Tết Mậu Thân, cô là người duy nhất dẫn đưòng cho trung đoàn 16 đánh vào Tân Sơn Nhất. Từ đó, gặp cô ở đâu, người ta gọi cô là cô Sáu, chị Sáu. Cô đến trung đoàn rồi lại đi, rồi ít lâu sau lại đến. Cứ mỗi lần trông Sáu Trang là anh em lại đoán già đoán non: Lại sắp đánh vào Sài Gòn rồi! Cùng có anh em đã đặt tên cho cô là cô Sáu Sài Gòn.

Ba Kiên đọc xong thư, hỏi Sáu Trang.

- Cháu ở đâu đến đây?

- Cháu ở bên Bình Mỹ.

- Sao nhanh thế?

- Cháu đi nhờ xuồng chị Tám Trâm.

Bỗng chợt nghĩ ra một điểu gì đó:

- Bây giờ cháu ở đây với các chú chứ?

- Chú Tám nói vậy rồi.

- Vậy bây giờ cháu ở đây với chị Hai, chú đi một lát chú về. Chờ chị Tám Trâm đến rồi ta bàn công viêc.

Ông Ba Kiên nói vậy rồi bảo Thị và Nghĩa chuẩn bị lúc sau ba người lại ra đi. Họ đi vào trong mưa về hướng Cầu Sắt.

Ba Kiên đi rồi, Sáu Trang cầm một nắm cơm:

- Cơm ai đây, ăn được không má?

- Con ăn đi. Để má lấy mắm.

Má Hai chưa kịp trả lời thì Sáu Trang đã đưa nắm cơm lên miệng. Cô ta cũng nhịn đói suốt cả ngày hôm nay.

Ông Ba Kiên vừa đi ra một lúc thì Tám Trâm đến. Chị ta đặt xuống giữa nhà cái bồng đầy những đồ hộp kêu, xổn rổn, ngơ ngác nhìn quanh nhà một lúc rồi hỏi má Hai:

- Chưa ai về à, má?

Má Hai trả lời lơ đãng:

- Chưa. Anh Ba vừa mới đi ra đó.

Tám Trâm biết đánh nhau lớn bên cầu Sắt từ sớm, vì vậy chị đã gửi mua sẵn đường, sữa. Theo như lệ thường, sau mỗi trận đánh, có khi một cốt cán, có khi chính Tám Trâm mang sữa, bánh trái mua từ trong ấp chiến lược ra, đến úy lạo các chiến sĩ. Má Hai biết như vậy nên khi thấy chị vào, má vẫn ngồi yên một chỗ và khẽ nói:

- Con tám!

Tám Trâm hỏi:

- Có tin chi về trận đánh không má? (những lần trước chị không hỏi như thế).

Anh em chưa về hết, mới có một người về. Về liền ăn một nắm cơm lại đi với anh Ba rồi!

Tám Trâm muốn hỏi điều gì đó nữa nhưng lại thôi.

Chiều nay, chị nghe chúng nó gọi loa bảo là đại uý Hoàng Thực đã tử trận, tiểu đoàn 7 đã bị tiêu diệt. Chị không tin điều đó nhưng chị vẫn thấy ruột gan nóng cồn cào.

Đầu hôm, có việc phải sang Bình Mỹ. Đến nơi, làm việc xong chị chống xuồng quay về luôn, về đến Bến Đá, Tám Trâm rẽ vào ấp mua ít đường sữa, vừa để xem có thương binh ở đó không. Bến đón thương binh vắng ngắt. Chị biết là trân đánh có khó khăn. Vậy là Tám Trâm không kịp về ăn cơm nữa. Chị chống xuồng mang bồng đường, sữa đến luôn nhà má Hai.

Bên cạnh những người dân ngoại thành mà Tám Trâm quen biết như má Hai, như anh em trong đội du kích, thì các cán bộ và chiến sĩ của trung đoàn 16 đối với chị có một mối thiện cảm đặc biệt. Chị đã được tận mắt chứng kiến những con người dũng cảm, giản dị, dễ thân, dễ quen mà giống như từ khi sinh ra họ đã mang những đức tính tốt đẹp như vậy.

Trước đến nay, công tác ở vùng sâu, ngoài những nhân mối và cơ sỏ bí mật, chẳng mấy khi chị được về sống trong một cơ quan một đơn vị, mà ở đó là cuộc sống tập thể của những người cán bộ cách mạng, vì vậy, khi gặp đơn vị Quân giải phóng đầu tiên, tự nhiên chị có một tình cảm đặc biệt, giống như tình cảm đôi với những người thân lâu ngày.

Trước lệnh tổng công kích vầ tổng khởi nghĩa hai tháng. Tám Trâm được giao nhiệm vụ về gây cơ sở ở Tân Thới Hiệp. Lúc đầu, lạ nước lạ cái, chị còn phải nằm trốn ngoài bương. Sau dần, bắt được mối, chị vào trong ấp, đến nhà má Hai.

Đang bắt rễ để gây dựng cơ sở, công việc chưa ra môn ra khoai gì thì có lệnh nổ súng. Bộ đội về. Vậy là đảng cũng chị mà cơ sở địa phương cũng chị.

Chưa nhận được chỉ thị, chị đã đi vận động bà bị gạo thóc. Sau đó, Tám Trâm tìm bắt liên lạc với bộ đội. Đơn vị đầu tiên mà chị gặp là tiểu đoàn 7. Người bộ đội đầu tiên mà Tám Trâm tiếp xúc là Hoàng Thực.

Nhờ sự giúp đỡ của tiểu đoàn 7, hai ngày sau thì. Tám Trâm thành lập xong đội du kích cho xã Tân Thới Hiệp ngày sau, Hoàng Thực cử một tiểu đội trưỏng cùng với du kích của Tám Trâm vào ấp diệt ác ôn. Mười ngày sau, Tám Trâm đích thân dẫn cả đội du kích cùng phối hợp chống càn với tiểu đoàn. Vừa làm bí thư chi bộ vừa lo gạo nước, vừa là chính trị viên, Tám Trâm lại vừa là chị nuôi.

Anh em trong đội du kích lần đầu tiên làm quen với công tác, việc gì cũng bỡ ngỡ, chạy đến hỏi chị. Kế hoạch tuyên truyền vũ trang ra sao: tìm chị Tám. Tổ chức bắt bọn ác ôn như thế nào: hỏi chị Tám. Đến lúc hết gạo: cũng lại chị tám.

Không những lo cho đội du kích mọi mặt, chị còn lo gạo nước cho bộ đội nữa. Xin về hai mươi bì gạo, chị lại chia cho tiểu đoàn hết mười lăm bì. Bộ đội ăn hết gạo, chị lại lấy trong phần năm bì của du kích san bớt cho anh em.

Anh em cán bộ chiến sĩ tiều đoàn 7 gọi đùa Tám Trâm là “bà chính trị viên”. Cái tên đó được đặt ra sau một cuộc cãi lộn giữa chị và tiểu đoàn trưởng Hoàng Thực.

Hôm ấy, Tám Trâm đến một đại đội thăm anh emm và thấy mỗi người chỉ được chia một vát cơm bằng quả trứng thay cho cả bữa sáng và bữa trưa. Nhớ đến máy ruộng ngô đồng bào nhường cho du kích, chị bảo cán bộ đại đội cho mấy chiến sĩ mang bồng ra đó bẻ về luộc ăn tạm cho đỡ đói. Vừa lúc Hoàng Thực đi kiểm tra đơn vị về, anh gọi anh em đang bẻ ngô dưới ruộng lên hỏi:

- Ai cho lệnh bè?

Một chiến sĩ trả lời:

- Chúng tôi được lệnh đại đội cho đi bẻ thì đi chứ cũng không biết ngô này là ngô của ai.

Hoàng Thực ra lệnh cho anh em trở về và gọi cán bộ lên để báo cáo. Mấy chiến sĩ về đến nửa đường thì gặp Tám Trâm. Chị lại hỏi:

- Vì sao về?

Anh em trả lời:

- Chưa có lệnh tiểu đoàn.

Vậy là Tám Trâm đùng đùng đến tiểu đoàn bộ. Hoàng Thực chưa hiểu đầu đuôi ra sao thì đã bị Tám Trâm “khiền” cho một trận. Anh em tiểu đoàn bộ cứ ngồi nhìn nhau cười.

Tiểu đoàn trưởng ngồi im phăng phắc, còn bà cán bộ thì thuyết cho ông ta một bữa đến đầu đến đũa. Mãi một lúc sau, chờ cho chị nói xong, Hoàng Thực mới thanh minh:

- Chúng tôi là bộ đội, làm gì cũng phải có tổ chức, có chỉ huy. Tiểu đoàn chưa có lệnh, đại đội tự động cho đi bẻ ngô như thế là sai. Vả lại, tôi chưa hiểu ruộng ngô đó là ruộng của ai.

- Ruộng là ruộng của cách mạng! Tám Trâm quát lên – Chờ được lệnh và chỉ huy của anh thì bộ đội còn đâu sức mà đi đánh nhau, anh có biết bữa nay anh em dưới đại đội nhịn đói không?

Hoàng Thực nói:

- Tôi biết, chính tôi cũng nhịn đói như anh em.

Về sau, cứ mỗi lần nghĩ đến cuộc cãi lộn này, Tám Trâm càng thấy thương Hoàng Thực. Một cán bộ vừa nguyên tắc vừa có tình, lại không hề tự ái.

Tất nhiên hai người chỉ to tiếng với nhau một cười nói với nhau vui vẻ. Cũng chính nhờ cuộc cãi vã ấy mà hai người biết nhau hơn và quý nhau hơn.

Từ đó trở đi. Tám Trâm hầu như thuộc hết các đơn vị trong tiểu đoàn, nơi nào thiếu gạo, chị lại đến trực tiếp đi lấy. Cuối đợt một, hầu hết nhân dân bỏ nhà chay ra gần lộ 13 để tránh bom pháo. Đêm đến, chị Tám vào những ấp bỏ không đó, trèo qua tường nhà, vào lấy nước mắm gạo thức ăn ra cho bộ đội. Anh em sợ không dám lấy, Tám Trâm nói:

- Các cậu đừng lo. Bà con cô bác khi ra đi đã giao lại hết nhà cửa tài sản này lại cho chúng ta tùy ý sử dụng, tôi là cán bộ địa phương, tôi chịu trách nhiệm.

Các anh bộ đội miền Bắc tốt thật, nhưng nhiều khi họ chấp hành kỷ luật một cách cứng nhắc quá. Tám Trâm nghĩ vậy và lại nhớ đến Hoàng Thực. Ngày hôm nay, nghe tiếng súng ở cầu sắt, chị biết có đánh nhau to. Từ bên Bình Mỷ, không kịp về nhà, ăn cơm, chị chống xuồng tới đây luôn. Vừa vứt bồng xuống, nhìn thấy nong cơm hầu như còn nguyên vẹn ấy, chị hiểu tất cả. Tám Trâm ngồi xuống bên má Hai, cầm một nắm cơm vì hỏi má một lần nữa:

- Cái anh bộ đội ở bển về không nói gì à, má?

- Nghe nó nói thằng Thực...

- Anh Thực thế nào?

- Thằng Thực hy sinh...

Chị Tám im lặng, bỏ rơi nắm cơm xuống nong. Có một lần cậu liên lạc tiểu đoàn ngồi kể chuyện về tiểu đoàn trưởng Hoàng Thực cho Tám Trâm nghe. Anh là tiểu đoàn trưởng cừ khôi nhất của trung đoàn hiện nay (theo lời cậu liên lạc); Bố anh là đảng viên cộng sản năm 30, từng tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Đáng lẽ anh được đi học đại học ở nước ngoài, nhưng anh đã tình nguỹện vào bộ đội rồi vào Nam. Những điều đó Hoàng Thực chưa bao giờ nói với chị. Bây giờ anh ấy hy sinh. Tám Trâm thở dài. Chị có cảm giác như mình đang là môt người đến trễ quá tối nay.

- Lúc chiều con cũng có nghe chúng nó gọi loa, nhưng con không tin.

- Tội nghiệp mấy đứa. Hình như anh Ba định nhờ mày việc gì đó!

- Dạ, anh Ba có nhắn con về nhờ móc ráp anh em đang thất lạc ở bển.

Thằng Hùng nằm dưới rạch suốt đêm, lạnh tím người. Hắn không đi được nữa. Hắn gác cái chân bị thương lên một cành cây, đầu gối vào một gốc cây khác. Chiều hôm qua, khi Thận bị bắn chết thì nó chạy lạc. Tuấn nhảy ra khỏi hầm và nói với nó long theo bờ rạch mà về Voi Nhỏ. Nó chỉ nghe được vậy và nhảy ào xuống rạch. Quá một đoạn thì nó thấy hai bên bờ, tụi địch đứng đen nghịt, nó đành chui xuống dưới một cành cây và lấy lá lục bình phủ kín lên đầu. Khốn khổ cho nó, chỗ nó nấp lại vô tình nhìn lên bờ rạch, nơi có cái xác của Thận vẫn nằm đó. Tụi ngụy không biết vô tình hay chủ tâm, cứ thay nhau đến ngồi bên cái xác của Thận. Thằng Hùng nằm yên, không dám cựa quậy, nó chỉ để lòi hai con mất để nhìn chừng.

Giữa lúc đó thì Nghĩa đến nó hoàn toàn không biết. Nhưng khi nghe Nghĩa nổ súng thì nó mừng quá và bằng một sự phản xạ linh hoạt mà chính nó cũng không ngờ tới, nó cũng giương súng bóp cò. Vì nó nổ súng sau Nghĩa, nên tụi địch phát hiện ngay và nổ súng đuổi theo. Nó thấy một người chạy vể hướng Voi Nhỏ, dọc theo bờ rạch. Nó nghĩ mình cũng chạy về hướng đó thì sẽ lộ. Nó vội mở cái xanh tuya Mỹ thắt ở lưng lúc đó còn một nắm cơm và một cái bình toong, ném ngược về phía sau. Tụi địch chạy xô cả về hướng đó. Hùng long theo con rạch đi lên một đoạn nữa thì biết rằng mình đã bị thương. Nó không dám lên bờ vì sợ tui địch phát hiện dấu máu và đuổi theo. Nó cứ cào hai tay bơi đi nhưng đến đây thì mệt quá, nó gác chân lên cành cây nghỉ. Vừa lúc đó thì cơn mưa ập đến. Hùng định nằm nghỉ một lúc cho lại sức rồi tiếp tục bơi đi nữa, nhưng càng nằm nó càng lịm dần không sao cưỡng dậy nổi.

Khi tỉnh dậy trời đã hửng sáng. Nó hoảng hốt nhìn chung quanh. Thì ra khi đêm nó chưa ra khỏi cái mối đường giáp với bờ rạch đi về Voi Nhỏ. Nó ngửi thấy mùi thuốc lá và biết tụi lính đang ờ rất gần. Nó vội vàng chuẩn bị lại chỗ ẩn nấp. Kéo lá lục bình lại; để sẵn bên cạnh, động một cái là tụt ngay xuống nước.

Hùng thấy đói cồn cào. Cả ngày hôm qua nó không có một hột cơm nào trong bụng. Nắm cơm bên thắt lưng nó đã vứt xuống rạch mất rồi. Không biết nó còn có sức để chịu suốt một ngày hôm nay nữa không. Chắc là tụi địch chưa rút. Đêm qua, trước lúc bắn loạt đạn, Hùng nghe thằng lính dù nói: “Ngày hôm nay chúng nó sẽ cất vó khu vực này. Sợ mình thϊếp đi mất, cứ một lúc nó lại lấy móng tay cấu vào đùi mình một cái thật đau. Làm như vậy chán rồi, nó lại nhẩm hát thầm bài hát mà nó vừa mới học được: “Em hát tặng anh bài ca Đồng Tháp”... Nó cứ hát đi hát lại như thế đến hàng trăm lần. Bỗng nó giỏng tai lên nghe. Có tiếng như tiếng ai lội dưới nước. Nó bỏ một chân xuống nước và ngồi dậy. Đúng rồi, có người đang đi lại phía nó. Không, tiếng bơi chèo. Nó vội vàng tụt xuống nép vào dưới cành cây và lấy lá lục bình phủ lên đầu, thoạt đầu cái mũi chiếc xuồng hiện ra rồi đến hai cái bơi chèo đập lên đập xuống. Nó giương to mắt và suýt nữa kêu lên thành tiếng:

- Lính dù!

Một thằng chèo xuồng, hai thằng cầm súng ngồi chĩa lên bên bờ. Chúng vừa đi vừa gọi:

- Thôi lên đi con ơi! Trời gió trời mưa này, ngồi làm gì mãi dưới bờ rạch vầy cho thêm khổ. Khổ các con đã đành mà còn khổ cả qua nữa, con ơi! Nào, lên không qua bắn nào.

Và nó giương súng như sắp bắn thật.

Đến gần chỗ Hùng nấp, thằng lính cầm súng chỉ vào gốc cây:

- Cái gốc cây kia thế nào cũng có thằng Việt Cộng núp.

Thằng chèo xuồng:

- Đồ ngu như lợn! Nếu khi đêm nó mà chuồn ra đến đây được thì nó đã phới rồi, còn đến lượt mày phát hiện bây giờ.

Và nó quay xuồng thằng cầm súng:

- Này xem đây này, tao bắn bể óc nó cho mà xem!

Và nó giương súng bắn lên trời một loạt rồi cưòi ha hả.

Hùng cứ ngâm mình dưới nước như vậy mà không dám rút chân lên nữa vì quá hồi hộp. Nó quên cả hát bài “Em hát tặng anh bài ca Đồng Tháp”. Vậy mà hai mắt nó vẫn giương thao láo. Phải đến nửa giờ sau, nó lại mới trở lại tình trạng bình thường.

Đến gần trưa thì nó mệt quá, thϊếp đi. Có một cái xuồng đi gần đến nơi nó mới biết. Nó hoảng hốt toan nhảy xuống nước, nhưng mũi xuồng đã hiện ra trước mắt nó. Nhảy xuống nước lúc đó chỉ lộ thêm. Nó đành năm im. Chiếc xuống tiến tới, trước hết nó trông thấy hai cái bơi chèo và nghĩa: thôi hết. Khẩu súng nó không còn một viên đạn nào nữa. Nhưng rồi nó giương mắt to ngơ ngác. Người ngồi trên xuồng là một cô con gái, mặc áo hồng, vừa chèo thuyền vừa nhìn sang bên bờ. Thằng Hùng định vẫy tay gọi, nhưng rồi nó lại nằm im. Cô con gái hình như trông thấy nó, nhưng chẳng nói gì cả và chỉ tay lên bờ rồi tiếp tục chèo thuyền đi. Xuồng đi rồi, thằng Hùng bỗng cảm thấy lo sợ và tự trách minh dại dột nằm ngủ thϊếp đi như vậy. Nó định đi môt chỗ khác nhưng nó không còn sức để đi nữa. Một lúc sau nó tính toán lại và tự nhủ: “Có lẽ cô gái đó là người của mình nếu không nữa thì cũng là người tốt. Nó nghĩ như vậy vì nó cho rằng nếu cô gái là người xấu hoặc người của địch thì chỉ năm phút sau đó là nó đã bị bắt. Nghĩ vậy nó cảm thấy yên tâm tiếp tục lẩm nhẩm hát bài “Em hát tặng anh bài ca Đồng Tháp”. Một lúc sau, mệt quá, nó lại ngủ thϊếp đi. Trong lúc đó cô gái chèo xuồng trỏ lại một lần thứ hai nữa mà nó vẫn không hay biết gì cả. Cô gái đó là Sáu Trang.

Mãi đến gần sáng Ba Kiên, Thị và Nghĩa mới trở về. Họ đi suốt cả đêm, nhưng đến chỗ nào cũng đυ.ng phải chúng nó. Họ tắt đường sang lại Gò Sao nhưng không gặp một ai. Cái người bắn súng hợp đồng với Nghĩa lúc chập tối không về bên đó. Như vậy là anh ta còn nằm dưới rạch hoặc một nơi nào đó. Suốt đêm đó không có một người nào về Voi Nhỏ nữa, ngoài Nghĩa.

Đêm ấy, má Hai cũng không ngủ. Thấy Ba Kiên trở về không, má biết là tình hình rất xấu. Về đến nơi, ông làm việc vội vàng với chị Tám và Sáu Trang rồi chuẩn bị ra bưng (thường ngày, Ba Kiên vẫn ra bưng và tối mới lại về Nhà). Má nấu một nồi cơm khác nắm hơn một chục vắt, đưa cho Thị và nói:

- Con mang thêm ra ngoài đó mấy nắm, phòng khi anh em có về.

Ông Ba Kiên đi rồi, chị Tám cũng ra đi. Sáu Trang mượn cái xuồng của má Hai, chèo dọc theo con rạch, kiếm anh em thất lạc. Chúng nó hỏi đi đâu thì cô bao là vào Gò Sao đế bứt trái. Chúng nó hỏi bứt trái làm gì thì cô nói là bứt về tiếp tê cho Việt Cộng. Bọn lính thấy vậy cười híp cả mắt và kêu vọng theo sau xuồng của cô:

- Cô em chiều về nhớ ghé cho qua xin trái dừa nghen?

Sáu Trang chèo xuồng dọc theo con rạch, qua cầu sắt, lên Gò Sao. Chỗ nào nghi ngờ, cô cho xuồng vào sát bờ dừng lại.

Đến Gò Sao cô lên bờ, tìm vào những hầm cũ. Nhưng chẳng có dấu vết gì. Khoảng bốn giờ chiều thì bọn lính rút. Sáu Trang trở lại tìm Hùng. Cô ghé sát xuồng vào tận bờ mà cậu ta vẫn không biết. Mãi đến lúc Sáu Trang khẽ đặt tay lên trán thì Hùng mới rên lên một tiếng và mở mắt. Sáu Trang buộc sát xuồng vào gốc cây, rồi nhảy xuống đứng dưới nước. Một lúc sau mới đỡ được cậu bé đặt lên xuồng. Hùng hiểu ra và nằm im lặng. Sáu Trang phủ một lớp rạ lên mình Hùng rồi nói:

- Nằm im nghen, tui đưa về chỗ chú Ba.

- Chị ở chỗ chú Ba à?

- Tui ở chỗ chú Tám.

- Họ về hết chưa?

- Họ nào? Chú Tám về từ hôm qua lận.

- Tui hỏi bộ đội mà.

- À, bộ đội thì tui không biết.

Thằng Hùng thở dài. Nó mới xuống đơn vị đánh nhau có được một trận, chưa chi đã bị thương.

- Chi mà thở dài. Nằm yên rồi tui đưa về chỗ chú Tám. Chỉ chiều nay là đến nơi thôi mà!

- Đưa tui về chỗ chú Ba, tui không về chỗ chú Tám nữa đâu.

- Chỗ chú Ba có về thì cũng về tạm thời thôi ở đó không có trạm phẫu.

- Trạm phẫu là cái gì hả chị Hai?

- Là chỗ người ta mổ vết thương, vết thương của cậu bây giờ chắc phải mổ, để lâu quá dễ nhiễm trùng.

- Nhiễm trùng là thế nào?

- Nhiễm trùng là để lâu quá, không mổ thì sẽ phải cưa chân đi.

Thằng Hùng đành bằng lòng với sự giải thích như thế, nhưng nó vẫn giữ ý kiến của nó lúc đầu:

- Như vậy thì mổ xong tui lại về chỗ chú Ba.

- Ừa, việc đó thì còn để trên nghiên cứu sau này đã.

- Nhưng mà tui không muốn ở chỗ chú Tám.

Hôm đó, ngoài bưng Voi Nhỏ, nơi Ba Kiên ém ban ngày, có thêm hai người về: Tuấn và cậu chiến sĩ tróc hầm chạy về gặp Thận ở tiểu đoàn bộ. Cả hai người bị thương nhẹ, nằm dưới rạch suốt đêm, được chị Tám chở xuồng về.

Cậu chiến sĩ đó tên là Lựu, bị thương nhưng mồm vẫn nói liến thoắng. Nghĩa ngồi nhìn cậu ta, mặt hằm hằm anh đã biết chuyện cậu ta bỏ hầm chạy do Tuấn kể lại. Chính vì những thằng lính như thế này mà hôm qua tiểu đoàn mình bị một vố đau như thế đấy! Anh nghĩ vậy và nhổ một bãi nước bọt.

Ông Ba Kiên bảo Thị đưa cho mỗi người một nắm cơm và mở hộp cá trong ba lô của ông cho họ ăn. Vừa nhìn họ ăn ông hỏi tình hình ngoài đó, nhưng họ không biết gì hơn, ngoài những chi tiết mà Nghĩa đã kể lại. Có điều chắc chắn là họ đã trông thấy Thận chết. Cái vụ bắn súng tối hôm qua, họ có biết nhưng lúc đó họ ở xa và không tham gia. Khoảng năm giờ chiều thì xuồng của Sáu Trang ghé vào bờ. Cô gái ngồi dưới xuồng gọi lên một cách vui vẻ:

- Các anh giúp em một tay, có thương binh nè!

Họ khiêng chú bé đặt lên bờ, trên một tấm vải mưa. Mọi người tíu tít hỏi han, nhưng người vui nhất có lẽ là ông Ba.

Ông thở dài nhẹ nhõm. Từ hôm qua đến nay. Ông vẫn đang tính toán chưa biết tìm cách nói như thế nào đây với má Hai. Thằng Hùng thấy mọi người chú ý đến nó như vậy thì nó bỗng cảm thấy quên đau. Người ta hỏi nó vết thương như thế nào thì nó nói là thường thôi, nhưng có lẽ cũng phải mổ vì để lâu quá sợ bị nhiễm trùng. Khi Ba Kiên hỏi nó bị thương lúc nào và vì sao bị thương thì nó kể lại một cách thật say mê.

- Tối qua, cháu đang nằm dưới rạch, cháu nghe nổ súng, vậy là cháu nổ luôn.

Nghĩa trợn mắt:

- Tối qua mày nổ súng hả thằng nhóc?

Hùng nhìn Nghĩa có vẻ bất bình vì nó nghe anh gọi nó bằng “thằng nhóc”. Nó lên giọng:

- Chứ còn ai vô đó nữa?

- Thế mày có trông thấy tao không?

- Sao lại không? Tối qua tui mà chạy theo anh thì tui tiêu mạng rồi chớ bộ!

- Vậy mày chạy đường nào?

- Tui ném cái thắt lưng...

Và thằng Hùng kể lại chuyện nó đánh lạc hướng tụi địch cho mọi người nghe. Trong khi kể, thỉnh thoảng nó lại liếc nhìn Nghĩa xem anh phản ứng như thế nào. Một lúc sau thì nó yên trí rằng bây giờ mọi người đã không coi thường nó nữa rồi, kể cả cái anh vừa gọi nó là “thằng nhóc” đó. Chú ba thì khỏi phải nói. Ngay từ lúc gặp nó, chú đã tỏ ra rất bình đẳng.

Ông ba kiên:

- Trời đất thánh thần ơi! Rứa mà từ tối qua đến giờ tao cứ nghĩ mãi không biết ai nổ loạt súng đó?

Thằng Hùng sung sướиɠ quá. Nó không ngờ người ta lại chú ý đến cái sự việc đó nhiều như thế. Nó cố giữ nét mặt thật nghiêm trang để khỏi lộ cái vẻ vui mừng này ra bên ngoài vì, theo nó, chỉ có trẻ con mới vui mừng một cách dễ dãi như thế.

Ông Ba Kiên:

- Chú sẽ viết thư cho chú Tám về việc này để chú Tám xét khen thưởng cho cháu.

- Nhưng mà cháu không về chỗ chú Tám nữa đâu. Cháu đi bệnh viện xong cháu lại về trung đoàn chú mà! Ở với chú Tám buồn muốn chết!

- Được rồi, mày sẽ về với tao. Nhớ nhé!

Nghĩa nhìn nó gật đầu và nói như thế.

Thằng Hùng bây giờ đã cảm thấy thinh thích cái chú bộ đội rậm râu này đôi chút. Cái chú trông vậy mà cũng hiền thôi.

Khi Ba Kiên nói với Thị về báo tin cho má Hai ra thăm thằng Hùng một chút trước khi nó đi viện thì nó giãy nảy lên:

- Đừng, chú Ba ơi! Chú đừng tin cho má cháu biết, bả thêm lo...

Thực ra, nó nghĩ khác. Nó mới đi bộ đội chủ lực miền, nó đã tự hứa thầm với nó là phải để một thời gian thật lâu nữa. Nó mới về thăm nhà. Lúc nó về thăm nhà phải là lúc nó đã hoàn toàn thay đổi, trông giống hệt như các chú bộ đội chủ lực miền vậy. Nó cứ khẩn khoản mãi, vả lại cũng cần đưa gấp các thương binh đi cho kịp, ông Kiên cuối cùng đã đồng ý với yêu cầu của nó, nhưng lấy giấy bút ra và bắt nó viết lại mấy chữ cho má Hai yên tâm.

Thằng Hùng cầm cây viết “Bic” ngoay ngoáy. Nó viết được mấy chữ rồi lại xóa đi, rồi lại viết, lại xóa. Một lúc, nó gập đôi tờ giấy lại, xé đi một nửa. Cuối cùng, nó cũng viết thư đưa cho Ba Kiên.

Bức thư vắn tắt như sau:

‘‘Thưa má, con vẫn bình thường, má đừng lo chi cho con hết. Chỉ vì con bận đi công tác với chú Ba nên con chưa về được. Vậy má ở nhà cứ yên tâm. Ký tên: Hùng”.

Ba Kiên xem xong và bật cười, bắt nó sửa lại chữ chú Ba thành chú Tám, vì nếu nó đi với ông mà lại không về nhà được thì là một điều vô lý. Bất đắc dĩ, nó phải sửa lại chữ này. Sửa xong, nó nói với Ba Kiên:

- Thư thì cháu viết vậy thôi, chứ hôm nào ra viện thì nhất định cháu sẽ về ở trung đoàn với chú.

Ông Ba Kiên giao cho Thị cùng đi với Sáu Trang đưa ba thương binh về Bình Mỹ và trở lại ngay trong đêm để đề phòng có thương binh khác. Định viết thư cho phó chính ủy phân khu nhưng không biết nghĩ sao lại thôi. Đêm qua Tám Hàn viết cho, dặn rằng: Sau khi giải quyết xong hậu quả trận đánh, thì Ba Kiên thu góp tất cả anh em lại và rút sang bên đó, chỗ phân khu bộ, vì hiện nay tình hình bên đó đang tạm yên. chưa hiểu phó chính ủy phân khu định rút bộ phận còn lại của ông về bên đó làm gì muốn hỏi lại cho rõ ràng rồi mới đi. Dặn Thị và Sáu Trang:

- Về bên ấy, có gặp anh Tám, các đồng chí báo cáo với anh ấy là đêm nay tôi còn phải giải quyết cho xong chính sách, gom hết các đồng chí thất lạc rồi sẽ sang sau.

Nghĩa đỡ thằng Hùng đặt nằm lên xuồng, xong véo vào một bên má nó mà nói:

- Chúc “nhóc” lên đường may mắn. Điều trị xong nhớ về trung đoàn nhé!

- Thằng Hùng vùng vằng:

- Tui không phải nhóc!

- Thôi, không “nhóc” thì đồng chí bộ đội vây!

Ba Kiên cười. Sau một trận đánh quyết liệt như đang đứt từng đoạn ruột thì tự nhiên xuất hiện cái chú bé ngộ nghĩnh. Nhớ lại khi hỏi nó: “Cháu bắn vậy không sợ à?”. Nó trả lời: “Mình chủ động mà sợ chi”. Ông thấy sửng sốt. Lúc đầu vẫn nghĩ nó là một đứa trẻ, chẳng qua nó thích vào bộ đội chủ lực là vì một sự ham mới chuộng lạ như mọi đứa trẻ khác. Nhưng cho đến bây giờ thì ông thấy nó hành động với một ý thức, với một sự tính toán tuyệt diệu. Lúc đầu, định đưa nó về phía sau, rồi sẽ tạo điều kiên cho nó học hành. Ở cái tuổi nó, cần phải được học. Nhưng cho đến bây giờ thì thấy rõ sự phát triển của nó: Nó sẽ phải là một người chỉ huy, là một chỉ huy giỏi mà trung đoàn, trong một tương lai không xa lắm, đang rất cần thiết.

Có thể nó đã không nghĩ ra được như ông: Cuộc tập kích bất ngờ ấy đã gây cho địch một sự bối rối, hoang mang, làm cho đốì phương ngay sau khi đã làm chủ trận địa, vẫn không nắm được lực lượng ta nhiều hay ít, yếu hay mạnh như thế nào và trở nên bị động, lúng túng. Nhưng rõ ràng nó có một ý thức tiến công. Nó biết lúc nên đánh và chỉ nghĩ đến việc sao đánh được. Nó không biết sợ, nên nó đã trở nên mưu trí. Nó biết nổ súng hợp đồng trong một hoàn cảnh khó khăn nhất.

Nó lại biết chia hỏa lực địch để cùng với đồng đội rút lui một cách thật linh hoạt. Tất nhiên nó không biết hết cái hay cái giỏi của nó, nó chỉ nghĩ như đã trả lời với ông: “Mình chủ động mà!

Chuyện thằng Hùng làm cho Ba Kiên vui, không vì quá thích thú thằng nhỏ, mà vì liên hệ đến tình cảnh của trung đoàn.

Với những chiến sĩ như vậy, trung đoàn vẫn như một cái gai trước cửa ngõ Sài Gòn mà thằng địch không thể nào nhổ đi được. Nếu chỉ lo cho ta, thì chúng ta chỉ thấy sự ác liệt. Nhưng nếu chúng ta nhìn thấu tim đen chúng nó, thì ta thây thằng địch đang run. Chỉ một loạt súng của thằng Hùng mà tụi nó đã kêu toáng lên: “Việt Cộng tập kích!”. Nghĩ vậy, Ba Kiên bỗng thấy thanh thản trong lòng. Bứt lá cây, cuốn một điếu thuốc, rồi nói với Nghĩa:

- Thằng nhỏ coi bộ mần ăn được đấy chớ?

Nghĩa đang nhìn theo chiếc cáng, nghe Ba Kiên nói, quay lại, trợn tròn hai mắt:

- Hay quá đi chớ! Nhân cơ hội này, ta giữ quách nó lại cho trung đoàn đi chớ, thủ trưỏng?

Ba Kiên không nói gì, nhìn Nghĩa và nghĩ: “Cái thằng đáo để thật!”. Thì ra chẳng phải chỉ có một mình nghĩ đến chuyện “bắt cóc” chú bé này.

Đêm hôm đó và ngày hôm sau, có thêm bốn người trở về. Chị Tám Trâm vận động cơ sở đưa xuồng chở các tử sĩ về khâm liệm và chôn cất. Xong vẫn còn thiếu đâu mất bốn người.

Đã đến lúc phải lên đường. Không thể ngồi chờ mãi ở đây được. Có thể bốn người kia đã bị bắt. Mấy hôm nay, máy bay vẫn bay và gọi loa chiêu hồi. Nó nhắc đi nhắc lại cái tin đại uý Hoàng Thực đã tử trận, tiểu đoàn 7 đã bị tiêu diệt. Nó còn thống kê cả số vũ khí đã thu được trong trận đánh. Mỗi lần nghe chúng nó gọi loa như vậy, má Hai lại hỏi ông Ba Kiên:

- Anh em đã về hêt chưa?

Ba Kiên đành phải nói:

- Còn vài người...

Ba Kiên không dám nói với má Hai là trung đoàn sắp đi. Lần này ra đi, nghĩ là chưa biết khi nào mới về. Ông đưa cái thư thằng Hùng cho má. Má bảo ông đọc cho má nghe, xong má gấp lại bỏ trong túi ni lông và cất vào cái hộp tròn để trên trang thờ.

Ba Kiên chưa rõ ý định của phó chính ủy phân khu gọi trung đoàn về Bình Mỹ làm gì, nhưng ông hiểu có một thay đổi. Bốn tháng trời, trước cửa ngõ Sài Gòn! Chưa bước chân ra đi mà mọi việc đã giống như những kỷ niệm, cả trận đánh mới ngày hôm qua đó. Mới hôm nào, chính trị viên phó Thận bưng bát nước dừa đưa cho ông ở Gò Sao. Những vườn cây ăn trái mà lúc đầu mới xuống, trung đoàn không cho anh em tơ hào động chạm, bây giờ tất cả đã trở thành hố bom. Trở thành mặt hồ. Những vườn cau bị pháo bắn gãy gục, từ màu xanh đã biến sang màu đỏ. Những đêm cáng thương binh lội qua rạch... Gian khổ vậy nhưng vẫn có một cái gì đầm ấm Đêm nào về đến nhà, tụi trinh sát cũng để dành cho ông, khi thì gói mì tôm, khi thì một hộp cá...

Ba Kiên là một con người chan hòa, cỏi mở, không ồn ào, nhưng lại thích sống trong cảnh nhộn nhịp. Đến đơn vị hay về nhà, ông ít ngồi một mình. Cũng vì quen với sự vui tính của ông, nên hễ trông thấy ông ở đâu là lập tức anh em xúm tới, vây quanh, tán chuyện. Mãi cho đến khi ông bắt làm việc, họ mới tránh đi nơi khác. Khi ở ngoài Bắc, ông còn làm tham mưu trưởng trung đoàn, hầu như chủ nhật nào ông có mặt ở doanh trại. Những bữa liên hoan, ông không bao giờ ngồi chung mâm với các cán bộ trung đoàn mà mang bát đi tìm ngồi cùng mâm với mấy cậu chiến sĩ trinh sát. Tối đến ông cũng mang chăn màn xuống ngủ chung với họ. những cán bộ có tác phong sâu sát, luôn luôn gần gũi cấp dưới của mình, nhưng họ làm việc đó với cả một ý thức, còn ông Ba Kiên thì giống như tính trời sinh ra vậy. ông thương yêu chiến sĩ với một bản năng, đến với chiến sĩ với một tác phong thật thoải mái. Nhiều lúc cảm thấy hình như ông sống không thể thiếu họ được, cũng như ngày xưa, mỗi khi ra ruộng đi cày, đi bừa, phải có phường, có bạn... Hai hôm nay ông thấy buồn. Ông thường hay nói chuyện với Nghĩa. Nghĩa thì chẳng có chuyện gì để bụng lâu. Buổi sáng nó mới nhìn thằng Lựu gằm gằm, buổi chiểu nó đã bẻ đôi nắm cơm chia cho thằng Lựu một nửa. Ngay cả cái chuyện tiểu đoàn tan tác như vậy mà nó củng chẳng có gì tỏ ra lo lắng cả. Đặt mình xuống một cái, nó ngáy pho pho... Ba Kiên nói với Nghĩa:

- Nghĩa à, chắc lần này mà rút lên thì thôi không còn xuống lại đây nữa đâu.

Nghĩa:

- Tôi thì đánh đâu cũng được. Miễn sao trung đoàn mình vẫn là trung đoàn mũi nhọn. Tôi ghét nhất cái khoản làm nhiệm vụ dự bị, chuyên môn đi hót cho người ta.

- Nhưng mà ở đây lâu quen rồi, đi cũng nhớ chứ!

- Đi cũng được, nếu trên báo ở lại thì tôi ở, chứ ở cái chiến trường chỉ nhừng kênh với rạch này chán lắm.

Nghĩa nói như vậy, nhưng khi thấy Lựu tỏ ra vui vẻ vì cái tin trung đoàn sắp rút khỏi nơi này thì anh quắc mắt:

- Đi đâu mà đi? Sang bên Bình Mỹ thì rồi lại đào hầm, ngồi bờ rạch và tiếp tục chống càn chứ có gì khác? Tao nói trước cho mà biết, ở với tao thì đừng có mà lơ mơ. Đánh nhau mà không ra trò thì tao vặn cổ.

Ba Kiên mới giao cho Nghĩa phụ trách bô lại của tiểu đoàn. Sáng ra, Nghĩa vẫn kiểm tra hầm anh em chuẩn bị chông càn. Thị và Sáu Trang đêm ấy đi, gần sáng vừa về đến chưa kịp nghỉ ngơi gì thì lại phải đưa tiếp hai thương binh nữa ra đi.

Ông Ba Kiên vẽ một cái sơ đồ, đánh dấu những mộ chí các liệt sĩ. Mọi việc chuẩn bị của Ba Kiên, má Hai đều biết. Vì vậy, trong khi Ba Kiên làm những công viêc của ông trước khi ra đi, thì má Hai cũng làm những việc cần của má. Má hỏi Ba Kiên về phần mộ của “mấy đứa” ta nói rằng để yên yên rồi phải nói bà con cô bác tu sửa lại “tụi nó”. Hôm thằng Hùng đi theo Tám, má Hai vội quá chưa chuẩn bị gì cho nó, không ngờ bây giờ nó lại ra đi một cách đột ngột như vậy (má vẫn chưa biết nó bị thương vì nó khẩn khoản nói với Ba Kiên đừng nói điều này với má nó), má phải mua cho nó một cái võng dù, vài bộ quần áo...

Mấy hôm tình hình địa phương có vẻ yên ắng. Tụi địch có tổ chức những cuộc hành quân nhỏ nhưng không gặp lực lương ta. Tiểu đội du kích của xã Tân Thới Hiệp lập nên đầu Tết Mậu Thân, nay một số bị thương đi viện, một số anh em hy sinh, còn lại thì kẻ lên phân khu, người chạy vào Sài Gòn vì đã bị lộ. Các cán bộ địa phương rút lui vào hoạt động bí mật. Tám Trâm bây giờ không mang xà cột, không đi dép cao su nữa, chị đã thay cái áo bà ba đen bằng một cái áo ni lông mỏng.

Bọn điệp đi lại công khai hơn. Không còn cái không khí nhộn nhịp đầu Tết Mậu Thân nữa. Bọn địch chuẩn bị ra vùng ven, cố giành lại cái thế chủ động đã mất trong khu vực này sau ngày nổ ra cuộc tổng c ông kích. Vùng chung Chung Quanh Sài Gòn, mùa mưa đến, nước dâng lên đầy các kênh rạch. Con sông Sài Gòn đôi bờ rộng ra mênh mông. Có những quãng chiến sĩ ta phải bơi năm, sáu trăm mét, cắt qua những bãi sình lõng bõng hàng ba, bốn kilômét. Các đơn vị hoạt động ở chiến trường ven đô phải ém suốt ngày dưới nước, quần áo hầu như không bao giờ khô...

Môt Số trung đoàn độc lập như trung đoàn 16. sau hai đợt vào Sài Gòn, khi rút ra, hao hụt quân số. Lúc đó, nếu không có những tin tức về cuộc Hội nghị Pa-ri, về chiến sự tiếp diễn trên các chiến trường khác, thì người dần ven đô sẽ thực sự sống trong một tình trạng vô cùng bi đát về tinh thản Một số chiến sĩ, cán bộ giao động, chạy trôn, đầu hàng, làm cho tình hình càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Có những chiến sĩ, khi nghiên cứu tình hình nhiệm vụ, nhất định không chịu công nhận những thắng lợi thu được trong cuộc tổng tiến công.

Chính Lựu đã có một lần công khai cãi nhau với chính trị viên phó Thận về vấn đề này. Dạo đó, tiểu đoàn 7 mới rút về Gò Sao. liên tiếp chịu những đợt phản kích của địch. Tiểu đoàn không có điều kiện tập trung anh em để nghiên cứu học tập tình hình nhiệm vụ. Do đó, Thận phải lần lượt đi từng hầm để tổ chức học tập. Nghe Thận trình bày xong, khi trao đổi ý kiến về thắng lợi của ta, Lựu ngồi im lặng không nói một câu nào. Thận gợi ý:

- Đồng chí Lựu phát biểu ý kiến xem như thế nào?

Lựu đáp thủng thẩng:

- Địch bị bao vây ở đâu thì tôi không biết. Nhưng tại I Gò Sao đây thì tôi thấy ta bị bao vây bốn phía. Còn máy bay bị bắn rơi ở đâu tôi không biết, nhưng đây thì hàng ngày tôi chỉ thấy nó “rơi” xuống sân bay Tân Sơn Nhất thôi.

Suốt ngày Lựu ngồi lì dưới con rạch chạy qua sát ngay một bên, vậy mà cả tuần lễ anh không ra tắm. Anh tuyên bố dứt khoát phải giữ lấy cái “gáo”.

Lựu là người công khai nói ra ý nghĩ của mình Còn có những người khác cũng nghĩ như vậy nhưng họ không nói ra. Ngay như Thận là chính trị viên phó tiểu đoàn đó, nhưng nhiều lúc anh vẫn cảm thấy anh không tin điều mình nói lắm. Anh nói là nói theo bài bản của cấp trên, chứ về phần thực tế trước mắt anh thì anh vẫn thấy mù tịt. Những lúc như thế, Thận được cấp trên giải đáp - Chúng ta chỉ nhìn được trong phạm vi cục bộ, còn cấp trên nhìn toàn cục. Và cái ví dụ về con voi được nhắc đi nhắc nhiều lần trong các đợt học tập.

Cái còn lại duy nhất vững chắc nhất trong con người những cán bộ vùng ven lúc bấy giờ là lòng tin ở sự lãnh đao sáng suốt của Trung ương Đảng. Mỗi lần khẳng định lại điều này cho mình thì họ lại yên tâm vượt qua mọi khó khăn.

Cũng phải nói thềm rằng, ở đây, vai trò trụ cột của ông Ba Kiên, người cán bộ chỉ huy và lãnh đạo cao nhất cùa trung đoàn đã giữ một phần quyết định quan trọng. Có người chỉ huy như vậy, mọi người cảm thấy yên tâm.

Nhiều khi tác phong sâu sát, thái độ bình tĩnh của ông có một sức mạnh còn lớn hơn cả những lời động viên, cổ vũ.

Tuy vậy, cũng có những lúc thấy cần phải làm sao biến những suy nghĩ của mình thành những suy nghĩ của cấp dưới. Những lúc đó, cố gắng dùng những lời lẽ giàu dị, những ví dụ cụ thể:

- Các cậu đừng lo, mình lo một, thằng địch phải mười. Mình đứng trước cửa ngõ Sài Gòn kề dao vào tận cổ nó, phải quẫy chứ. Đến cắt tiết con cầy lắm lúc nó còn cựa cho văng cọc đứt dây huống chi là đánh nhau với thằng Mỹ, quan trọng là bám cho chắc, trụ cho vững.

Ông Ba Kiên mỗi lúc nghĩ về chiến sĩ, cán bộ trong trung đoàn, đánh giá về họ, ông lại nghĩ về ông trước. ông đặt ông vào hoàn cảnh của họ thử nghĩ thay cho họ. Trong con người của họ, có một phần con người của mình. Mình cũng có lúc sợ hãi, cũng có lúc hoài nghi. Trong con người của họ cũng có môt phần con người giống như con ngươi cua mình. Ngay như cậu Lựu đó, vẫn tin là cậu ta đã có những lúc hăng hái sôi nổi. Sao lại không. Một con người đã vượt qua ngàn dặm núi rừng của Trường Sơn mà vào đến chiến trường này!

Một người đã tự nguyện cầm súng đi đánh Mỹ, cứu nước. Lúc Lựu mới trở về, cậu ta có vẻ sợ. Nhưng thấy ông Ba không tỏ ra gay gắt lắm, cậu ta lại có vẻ ngượng, sao chiều hôm đó, trước khi đi viện, cậu ta nói với ông Ba Kiên:

- Lúc đó em sợ quá.

Ba Kiên biết cậu ta muốn gợi chuyện để được thanh minh những điều mình đã làm, sợ rằng ông đánh giá cậu ta quá xấu. nói:

- Thôi, cậu cứ yên tâm đi điều trị đi. Khuyết điểm thì có gì sau này kiểm điểm. Mà có kiểm điểm thì củng chủ yếu là để rút kinh nghiệm thôi. Đừng lo...

- Nhưng mà em cứ nghĩ mãi đến chuyện thủ trưởng Thận hy sinh...

Biết Lựu hối hận thật sự, Ba Kiên tìm lời an ủi cậu ta và nói với cậu ta là ngày xưa chính ông cũng đã có lần phạm những khuyết điểm tương tự.

Vẫn như những đêm khác, má Hai thắp một ngọn đèn đặt ra trước cửa hầm, xong lấy cái mũ sắt ngồi giã thóc. ông Ba Kiên đà chuẩn bị xong cả. Ngoài một số anh em hy sinh nằm lại ở vùng ven, trung đoàn 16 trước khi rút lui còn để lại ở đây một số đạn dược và vũ khí. ông ba Kiên đã đánh dâu những nơi chôn súng đạn đó đề phòng quay lại chiến trường. ông không nói với má Hai là đơn vị rút, nhưng ông đưa cho má một mảnh giây nhỏ, phòng khi có chiến sĩ thất lạc về sau, có địa điểm mà liên lạc. Mảnh giấy chỉ viết vỏn vẹn có mấy chữ: “Đồng chí hãy tìm cách về gặp trung đoàn ở tiền phương phân khu”.

Ba Kiên dặn má Hai, khi đi rồi có ai đến hỏi thì phải thật cẩn thận. Má Hai hỏi bao giờ thì đơn vị trở lại ông nói:

- Có lẽ còn lâu đó.

Má Hai không nói thêm nữa. Một lát má vào trong nhà lấy ra một cái gói nhỏ đưa cho Ba Kiên.

Nhờ anh đưa cho thằng Hùng và nói với nó cứ yên tâm mà công tác. Nói với nó là khi nào có anh em về thì hãy về chớ có đi một mình.

Nấu cơm xong, má Hai đơm một bát để lên trang thờ. Đã hai hôm nay, má cúng cơm cho mấy đứa. Má thắp nhang và đến trước trang thờ gọi tên những đứa má biết: thằng Thạc, thằng Thận, v.v. còn những anh em má không biết tên thì má gọi chung. Sau đó má vắt năm nắm cơm cho năm người chuẩn bị ra đi. Bên mỗi gói cơm, má chia phần thêm một gói tép kho dừa gói trong lá chuối. Lúc còn nấu cơm, các công việc bận rộn làm má khuây khỏa, má vẫn cười nói như mọi hôm, nhưng khi tất cả mọi công việc đã đâu vào đấy rồi, má bắt đầu thấy buồn. Má không muốn mọi người lấy đi những nắm cơm mà má đã bày lên trên mẹt đó. Má biết đây là lần cuối cùng má được ngồi nhìn cái mẹt cơm và những chiến sĩ đến bên mẹt cơm đó. Nếu như trong cuộc đời của má, có những ngày vui nhất cuộc đời là những ngày má được làm cái công việc này.

Ngoài ba mươi tuổi thì chồng chết, má ở vậy nuôi con. Chồng má ngày xưa cũng lên chiến khu, cũng đi Vệ quốc đoàn, mà má chưa được lần nào nắm cho một nắm cho ông một nắm cơm, kho cho ông một nồi tép. Quê má suốt chín năm kháng chiến cho đến ngày ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, chưa lần nào người dân được trông thấy bóng dáng một anh bộ đội. Có một lần và cũng là lần cuối cùng, má ra vùng giải phóng rồi lên mãi đâu trên miệt Vàm cỏ Đông thăm chồng. Đêm ấy, ba thằng Hùng đưa má đi xem chiếu bóng. Từ ngày đó, má trở thành người dân kháng chiến trong mơ ước. Và mãi cho đến bây giờ…

Cuộc gặp gỡ các anh bộ đội Giải phóng đối với má như một giấc mộng. Nó đột ngột làm sao, xúc động làm sao. Những đợt người tràn đến ào ào như những đợt sóng. Buổi sáng mai thức dậy, má đã thấy bộ đội Giải phóng đầy nhà, đầy sân. Thế rồi má không kịp nghĩ xem mình phải làm gì đây. Có hàng trăm công việc cần phải làm trong một lúc. Chỉ đường cho bộ đội này nấu cơm cho bộ đội này, giã gạo cho bộ đội này, chống xuồng vào trong bưng lấy dừa cho bộ đội này, vào ấp mua thức ăn cho bộ đội này... Má không còn làm việc gì cho gia đình má nữa ngoài mỗi ngày nấu ba bữa cơm. Chưa bao giờ má lại bận rộn như vậy. Má đang làm nhiệm vụ của một bà mẹ kháng chiến, cái nhiệm vụ mà đã lâu nay má hằng mơ ước... Nhưng cho đến hôm nay, sự bận rộn đó sắp mất đi. Nhà má sẽ không còn những anh bộ đội đến và gọi má bằng má nữa. Má sẽ mất đi cái hạnh phúc được ngồi nhìn những nắm cơm bốc khói, sẽ mất đi cái hạnh phúc được ngồi bón từng thìa cháo cho những thương binh đang nhìn má bằng cặp đầy âu yếm.

Mỗi người lấy một nắm cơm, bỏ vào túi ở thắt lưng. Họ chuẩn bị lên đường. Má Hai hoảng hốt và bỗng nhiên nhớ ra điều má định hỏi ông Ba Kiên:

- Vậy là tôi vẫn để cái này trước hầm – má chỉ ngọn đèn.

Ông Ba kiên gật đầu. Ông biết có lẽ chưa chắc đã có anh em trở về, nhưng để khỏi tiết lộ việc trung đoàn rút khỏi nơi đây, ông buộc lòng phải nói dối má.

Ông Ba Kiên sắp ra đi thì bỗng nhớ ra một việc, ông hỏi má Hai:

- Chị Hai à, nếu sắp tới tôi chưa về được có anh em khác về đây tìm chị thì gọi chị là chị Hai gì nhỉ?

Má Hai lơ đãng trả lời:

- Tên tôi ấy à? Lâu nay người ta không gọi nên chắc chi bà con họ đã nhớ... Hai Chờ... Chờ đợi ấy mà!

Má Hai nói rồi nhìn Ba Kiên, cười.

Thấy Ba Kiên cũng cười, má Hai tưởng là ông không tin lời mình vừa nói, má nghiêm mặt lại:

- Tôi nói thiệt đấy mà? Tên tôi là Hai Chờ ... Cái tên ông già tôi Ổng đặt cho tôi từ lúc chưa sinh lận. Cái tên vậy mà hạp vói tôi quá xá chớ lậy! Tôi nghiệm ra suốt đời tôi chỉ có chờ với đợi hoài, anh Ba!

Nói đến đó má chỉ ngọn đèn trước hầm:

- Anh Ba nhìn lại cho kỹ cái ngọn đèn này nghen! Các cậu nữa, nữa, nhớ nghen! Khi nào đến đây, hễ còn thấy ngọn đèn là tôi còn chờ các cậu đấy! Đến đây mà không thấy ngọn đèn thì đừng vào. Còn như thấy ngọn đèn vẫn thắp trước cửa hầm đó, vào nhà gọi ba tiếng mà không thấy ai trả lời thì nhìn vào trong hầm đó. Tôi có chết tôi cũng nằm trong hầm đó chớ, tôi không đi đâu đâu...

Má Hai đứng dậy nắm lấy tay ông Ba Kiên rồi lần lượt từ giã từng chiến sĩ một. Họ đi ra khỏi nhà lâu rồi vẫn trông thấy bóng mà đứng trước sân che lấp ngọn đèn.

ông Ba Kiên lẩm bẩm nhắc lại cái tên chị Hai Chờ. Có thể một ngày nào đó, một ngày còn lâu lắm, ông sẽ trở về cái xã Tân Thới Hiệp này. Má Hai sẽ thắp ngọn đèn đó đêm nay, đêm mai và còn nhiều đêm nữa trước cửa hầm. Ông đi đã xa lắm còn quay nhìn trở lại, không còn nhận ra bóng dáng má Hai nữa, nhưng vẫn thấy một ngọn đèn. Một chấm sáng vẫn nhấp nháy phía sau ông. Phía đó: Ven đô!