Tập 1 - Chương 5

Phó chính ủy Hàn rời khỏi khu vực Cầu sắt với nhiều nỗi bực dọc trong lòng. Mình ở lại đây làm gì để rồi rút lui một cách hốt hoảng như vậy? Ông nghĩ rằng lúc ông lăn qua bờ rạch gần như chạy trốn, có nhiều con mắt nhìn theo ông một cách giễu cợt. Ông bỗng nhớ lại rất rõ nét một lạnh lùng của tiểu đoàn trưởng Thực khi ông nói mình quyết định ở lại. Ông nhớ đến câu chuyện ngắn ngủi giữa ông và Thận trước lúc rút lui. Mặt Thận đỏ lên khi ông nói: “Đồng chí nghĩ có lẽ tôi nên đi khỏi nơi này chứ gì?’.

Chao ôi. Nếu như ông gặp lại những con người này!

Ông nhớ đến ông Ba Kiên đã cho cả hai cậu chiến sĩ trinh sát xuống khi thấy mình quyết tâm ở lại tiểu đoàn 7. Ông tưởng đâu cái hành động độc đáo đáo của ông sẽ làm cho ông nổi lên như một anh hùng. Không ngờ... Ông sẽ ăn nói sao đây với ông Ba Kiên về thằng Hùng? Hôm ấy về vội quá, ông Ba Kiên không thấy thằng Hùng đâu, hỏi Thị:

- Thằng Hùng không về à?

Thị trả lời:

- Nó còn ở lại bên ấy với thằng Tuấn.

Phó chính ủy im lặng vì ông Ba Kiên tất nhiên không hỏi ông về chuyện này, nhưng cứ nhìn nét mặt của ông Ba Kiên thì biết là ông ta đang không bằng lòng. Hôm ông Ba Kiên đề nghị với ông cho thằng Hùng vào bộ đội thể theo nguyện vọng của má Hai, tự nhiên ông nghi đến việc mình đang cần một chú liên lạc linh hoạt, am hiểu tinh hình địa phương như chú bé này, vậy là ông đồng ý ngay.

Như vậy là coi như má Hai gửi cho ông Ba Kiên thằng Hùng, ông Ba Kiên gửi thằng Hùng cho ông. Ông Ba Kiên hai ba lần để nghị với ông nếu có điều kiện thì cho nó về phía sau.

Ngay cả cậu An, công vụ của ông, cậu ta hình như cũng không bằng lòng lắm về việc này. Về đến bưng Voi Nhỏ, An nói với Thị:

- Vậy là mình bỏ thằng Hùng lại.

Thị nói:

- Thì rồi nó sẽ rút sau với đơn vị.

Lúc đó ông đành giữ nét mặt trầm ngâm không tham gia vào câu chuyện giữa hai người. Ông về qua bưng Voi Nhỏ một chút rồi vội vã ra đi. Ông đi khỏi đơn vị như vì đang bận một công việc gấp. Mọi người chắc phải nghĩ như thế, nhưng còn ông, ông ra đi không có một chủ định nào cả. Dần dần trên đường đi, ông mới nghĩ đến việc này. Mình sẽ về đâu đây? Dọc đường, nơi nào cũng bom đạn, nơi nào địch cũng có thể đổ quân, nơi nào nếu phát hiện là có bộ đội thì chỉ sau năm phút “trực thăng” vũ trang, “phản lực” có thể oanh tạc và các cụm pháo đều có thể bắn tới một cách dễ dàng. Đã nhiều lần, ông nghĩ tới việc rút sang bên kia sông một thời gian cho tình hình tạm lắng rồi quay trở về. Nhưng mà bên kia sông rồi cũng vậy. Thật là khó cho một cán bộ lãnh đạo như ông trong lúc này. Lần sang bưng Voi Nhỏ rồi xuống Cầu sắt, ông đã nghĩ đến cách cuối cùng là nắm lấy bộ đội mà chỉ huy và cùng sống chết với họ. Nhưng ông đã bỏ cuộc.

Qua sông Rạch Tra rồi, An hỏi ông:

- Bây giờ về đâu, thủ trưởng.

Ông trả lời lơ đãng:

- Chỗ cũ!

Cùng đi với ông còn hai đồng chí vệ binh. Sau Trang và hai trợ lý chính trị. Những người này vừa rồi chạy càn tản mát mỗi người một nơi, vừa mới liên lạc được với ông qua hai chiến sĩ vệ binh. Họ trở về lại căn cứ của tiền phương phân khu bộ cũ. Đó vốn là một cái bờ rạch. Ông đi qua cái hầm mà ông Năm Truyện, tư lệnh phân khu, hy sinh dạo nọ.

Cái hầm cũ vần còn đó, dưới một gốc dừa. Chiếc “trực thăng” ngoẹo đuôi đã bay chung quanh cây dừa đó, quạt tốc lá lên, và ông Năm Truyện đã nhảy ra... Hôm đó, Tám Hàn ngồi trong một cái hầm chỉ cách ông Năm Truyện có ba bốn chục mét...

Qua Bến Đá, An có ghé vào trong ấp mua được mấy cái bánh mỳ. Đến nơi, họ xem lại hầm, rồi đặt bồng xuống trên bờ rạch, cắt chia nhau mỗi người nửa ổ bánh mì, ăn xong múc nước ở bờ rạch uống. Đêm vùng ven vắng ngắt. Ngày xưa, nơi đây vốn có người ở, nhưng từ sau Tết Mậu Thân, bọn địch ném bom và bắn pháo bừa bãi nên dân đã chạy hết. Mới cách đây ít lâu khu vực này thật là ồn ào. Bộ đội, cán bộ qua lại tấp nập. Người ta chỉ nói đến chuyện vào Sài Gòn. Đêm đêm, các chiến sĩ còn vào ấp mua thuốc lá, thịt hộp, mua rau, mua bánh. Người ta ngồi trên bờ rạch để chờ xem ĐKB bắn vào trưòng huấn luyện Quang Trung, vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau những cuộc họp kéo dài, ông Năm Truyện vẫn thường rủ phó chính ủy ra ngồi trước cửa hầm, dưới gốc cây dừa đó, pha hai ly cà phê sữa và nói chuyện thời sự. Mãi cho đến sau này, khi tụi địch đã bắn đại bác vào khu vực này. và sau cả một trận bom đánh dọc theo bò rạch, ông Năm Truyện vẫn không bỏ cái thói quen đó. Ông coi mọi việc thật bình thường. Nhiều hôm, phó chính ủy phải nhắc ông vào hầm vi đã đến giờ pháo bắn. Trong tình hình căng thẳng như thế, có những người như ông Năm Truyện, tự nhiên ông thấy bớt lo. Hôm nay, thiếu ông Năm Truyện, phó chính ủy cảm thấy chung quanh ông như có một khoảng trống lớn.

Bộ Phận A2 – tiền phương của phân khu bộ - trước kia có tới vài chục người, nay lèo tèo mấy người, ở trên một khúc rạch, nay cảm thấy hở lưng hở sườn. Trước đây, dẫu có ở giữa lòng địch thật đấy, nhưng đằng trước họ, sau lưng họ, còn có bao nhiêu đơn vị: ĐKB này, binh chủng đặc biệt này, các đơn vị hậu cần này, rồi có khi còn có cả dân công hỏa tuyến nữa. Riêng bộ binh, thì phía trước họ có trung đoàn Quyết Thắng, đen trung đoàn 16, phía sau họ là trung đoàn 88. Đêm nào không tập kích thì cũng pháo kích. Bọn địch bị động đối phó nhiều nơi, nên tình hình ở đây đỡ một phần căng thẳng. Nay trung đoàn Quyết Thắng đã rút về phía trên, trung đoàn 16 chỉ còn một tiểu đoàn chống càn ở bên kia sông. Đã lâu lắm, họ cũng không nghe tin tức gì về trung đoàn 88 cả.

Ăn xong nửa cối bánh mỳ, mọi người đi xem một lần nữa, ngụy trang và đắp thêm đất vào những cái hầm đã bị mưa làm sụt lơ dọc bơ rạch. Phó chính ủy bấm đèn pin và viết thư cho ông Ba Kiên. Nửa giờ sau, họ lại được phân công mỗi người đi một nơi. Họ gọi các cán bộ, chiến sĩ đang ở tản mát các nơi sau trận càn, tập trung về để làm việc! (Thật ra thỉ ông Tám Hàn vẫn chưa nghĩ được rồi cái tiền phương phân khu bộ này sau khi tập trung về sẽ làm những việc gì đây). Sáu Trang được phân công đưa thư sang cho ông Ba Kiên và nếu cần thì ở lại bên đó để giúp trung đoàn tìm kiếm thương binh, liệt sĩ, vì cô là người địa phương, có thể đi lại một cách hợp pháp.

Phó chính ủy viết thư cho ông Ba Kiên và quyết định rút trung đoàn về bên này sông Rạch Tra. Cái ý nghĩ này ông mới vụt nay ra sau khi về ngồi trên bờ rạch. Cấp trên sẽ không thể có ý kiến gì với ông được vì ông chưa cho đơn vị rút sang bên kia sông Sài gòn. Trong tình hình như thế này, đưa đơn vị tạm tránh sang đây ít hô, là để bảo toàn lực lượng và cũng là để chờ tiểu đoàn bổ sung từ trên xuống. Nhưng trung đoàn về rồi sẽ ở đâu thì ông chưa quyết định. Nhất định là không thể ở quá gần phân khu bộ được. Khi nghĩ đến việc có một đơn vị về bên này sông, ông cảm thấy yên tâm hơn một chút. Ông mở tấm bản đồ, bấn đèn pin soi đi soi lại mãi, và vòng lên một vòng gần cái ấp bỏ cạnh đường số 8. Cũng chẳng còn chỗ nào khác nữa. Cái địa điểm này, trước kia tiểu đoàn 8 của trung đoàn 16 đã một lần chống càn ở đây. Lần đó họ bị tróc hầm và thiệt hại nặng. Ông tắt đèn pin và nhìn vào khoảng không trước mặt.

Đêm vùng ven tối nhờ nhờ, những rặng cây, những con đường, những bờ rạch, nhòa đi, mất hết đường nét, lẫn vào trong bầu trời xám đυ.c như những nét mực chỗ đậm chồ nhạt, không gần không xa. Sau cái bóng tối đó, còn một chút ánh sáng. Dầu sao thì nhìn vào khoảng tối ấy, ông vẫn thấy dễ chịu. Còn lại trước mặt ông, trong khoảng tối ấy là cả một đêm dài. Ở vùng ven, trong những ngày như thế này người ta rất sợ ngày mai. Ngày mai là một cái gì chưa biết, một cái gì lo lắng. Ngồi ở bờ rạch một ngày, người ta có thể nghĩ đến bao nhiêu chuyện. Sau khi nhận nắm cơm buổi sáng do anh nuôi mang tới, bắt đầu họ nghĩ đến việc có thể chống càn. Họ lo lắng nhìn mặt trời lên, sương tan dần. Họ lắng nghe tiếng máy bay từ xa. Họ nhìn ra cánh đồng theo dõi xem có hiện tượng gì đáng chú ý: đồng bào đang gặt bỗng dưng bỏ về, lũ chim ở cánh đồng bỗng dưng bay lên, chiếc đầm già bỗng dưng nghiêng cánh. Tất cả những hiện tượng đó họ không bỏ sót một chi tiết nào. Họ nhìn mặt trời lên ngang tai, ngang đầu, rồi ngả xuống phía tây, và cho đến lúc thấy bóng anh nuôi, cầm cành chà lom khom chạy trên bò rạch, thì họ mới yên trí là đã hết một ngày ở vùng ven. Phó chính ủy nhìn vào khoảng không. Ông nghĩ đến ngày mai, cái ngày mai đang đến chầm chậm sau bóng toi nhờ nhờ ấy.

Từ những ngày còn nhỏ, có một ông thầy lấy số tử vi cho Tám Hàn và không ngớt khen lá số của cậu bé. Mệnh cung của cậu có tử vi, thiên tướng, tả phù hữu bật, khoa quyền lộc, ở cung quan lộc thì có Khôi, Việt. Hiềm có một nỗi hạn hành gặp phải nhiều tuần triệt. Số cậu bé này phai đến ngoài bôn mươi tuổi thì mới nên nổi được, ông nghiệm ra những điểu tiên đoán của thỉy số thật hay. Cuộc đời của ông quà là có gặp nhiều lận đận.

Sinh ra trong một gia đình công chức ở thành phố nhò miền Trung, cậu bé Hàn sớm có nhiều tham vọng, ông bố cậu là một giáo học, cũng luôn luôn lo vun đắp cho con một tương lai ít nhất thì cũng phải hơn mình. Sống giữa cái cảnh mà mọi người tìm đủ cách để chen lấn nhau, xu phụ nhau, thậm chí lường gạt nhau để kiếm miếng ăn, ông giáo thấy cần thiết phải dạy cho con mình một cách sông khôn ngoan để lâp thân. Ông phác ra một chương trình cho chú bé thực hiện một cách nghiêm khắc. Phải học giỏi để được học bổng, đậu bằng cao đẳng tiểu học, rồi nhất định phải thi cho được vào trường quốc học để đoạt lấy bằng thành chung, sau đó sẽ cưới một cô vợ con nhà khá giả. ông sẽ không bao giờ cho cậu bé dỉ làm cái nghê" gõ đầu trẻ như ông. Con đường tiến thân của cậu phải bắt đầu bằng những chức vụ gần với uy quyền mà ở đó cậu con sẽ tìm được những người che chở có thế lực, ngõ hầu mở ra trước mắt cậu một tương, lai đầy xán lạn.

Cậu con tỏ ra là một người thông minh, thực hiện từng bước cái ước mong đó của ông bố một cách khá mỹ mãn. Mười ba tuổi, cậu đã tốt nghiệp cao đẳng tiểu hoc vào loai ưu tú. Những năm học trung học, cậu sông kham khổ về vật chất nhưng tràn trề hy vọng về một viễn cảnh tương lai huy hoàng mà ông bố đã phác ra cho mình.

Mỗi lần nhắc đến lá số tử vi, ông bố không khỏi bàng hoàng vì sung sướиɠ. Nhiều lúc ông đã nghĩ: hay là ta có thể bán hết gia tài để gắng cho nó học thêm mấy năm nữa đoạt nốt lấy cái bằng tú tài. Ngày xưa, bố mẹ ông cũng đã chẳng chạy chọt, bán hết ruộng nương, nhà cửa để mua cho ông một cái bằng tiểu học đó sao? Bây giờ, cậu bé đã vượt quá cái địa vị xã hội mà ngày xưa ông đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới chiếm được, về tài nâng, thì rõ ràng nó hơn hẳn ông một cái đầu.

Mười bảy tuổi, cậu con đoạt được bằng thành chung một cách dễ dàng như ý ông bố mong muốn. Chính giữa cái lúc hai bố con đang lưỡng lự về việc có nên học nữa hay thôi thi Cách mạng tháng Tám nổ ra như một tiếng sét. Tất cả bị cuốn theo nó, ào đi. Nhờ có trình độ văn hóa, nên lập tức cậu bé được người ta đưa ngay vào làm công tác tuyên truyền, rồi, sau đó ít lâu lại được chọn đi học trường võ bị. Cậu bị cuốn đi trong cơn lốc của cách mạng trong khi ông bố thì vẫn nuối tiếc những chương trình chưa thực hiện được. Ông giở lá số tử vi ra và sực nhớ ràng ngày xưa ông thầy có nói về một cái đại hạn, tiểu hạn nào đó.

Sau những ngày lao vào cuộc sống mới đầy hăng say và thú vi đó, Tám Hàn dần dần hiểu về cách mạng. Anh đã đem hết nhiệt tình, hết tài nãng để cống hiến cho cách mạng, không một chút suy nghi đắn đo gì về tương lai, tiền đồ, và cũng hầu như quên hết những gì thuộc về dĩ vãng. Sau sáu tháng, Hàn ra trường và nghiễm nhiên trở thành một sĩ quan quân đội. Trong cái chung, người thanh niên ấy đã tìm cho mình một con đường tiến thân riêng. Con đường tiến thân đó hình như càng ngày càng rõ nét. Hàn càng ngày càng tỏ ra hăng hái tận tụy, lại có năng lực. Người ta đưa anh về làm sĩ quan tham mưu ở một trung đoàn. Một sĩ quan trẻ, đẹp trai, có văn hóa lúc bấy giờ thật là hiếm!

Đến năm 48 anh đã được đề bạt tiểu đoàn phó. Và sang năm 49 thì được đưa xuống một đơn vị chủ công của trung đoàn giữa cái lúc bước tiến đang phơi phới đi lên như vậy thì một sự việc xảy đến mà đến nay, Tám Hàn vẫn coi như một vết nhơ trong lý lịch của ông.

Trong một trận đánh, ở cương vị tiểu đoàn phó, ông ngồi im không ra lệnh cho bộ đội xuất kích vì lúc đó xe tăng địch bắn dữ quá vào chung quanh hầm. Đại đội trưởng cũng ngồi im nốt. Đơn vị bạn xuất kích một cách đơn độc nên bị thiệt hại nặng. Lần đó về, ông bị hạ tầng từ tiều đoàn phó xuống đại đội trưỏng...

Cái số của mình là vậy! ông thầm nghĩ và quyết tâm làm lại từ đầu...

Cho đến nay ông đã ngoài bốn mươi tuổi, ở cương vị phó chính ủy một phân khu. Ông sắp được trên trao quân hàm thượng tá. ông hiểu rất rõ điều này, và với một quyết tâm đầy tham vọng, ông đã tình nguyện ở lại cùng với đơn vị giữa lúc tình hình đang gay go nhất, giữa lúc mà cả bộ tư lệnh phân khu nhận được lệnh về Miền họp.

Cho đến hôm nay đợt hai tổng công kích đã mở màn từ lâu, nhưng chính ủy phân khu vẫn chưa xuống, điện đài thì mất liên lạc với Miền. Ngoài cái lệnh cuối cùng giao cho trung đoàn 16 bám trụ thì chẳng có một tin tức nào khác. Cuộc chiến đấu ngày một trở nên căng thẳng và ác liệt.

Trong đời làm cán bộ chính trị, kinh nghiệm của ông là: |Gặp những trường hợp khó khăn như thế này, trước hết, phải giữ vững lòng tin cho cán bộ, chiến sĩ, phải làm cho họ nhận thức được rằng: khó khăn là cục bộ, là tạm thời. Phải làm cho họ nắm được cái toàn cục, cái tình hình chung để họ thêm tin tưởng và giữ quyết tâm. Điều đó ông đã giải thích cho nhiều người. Nhưng bây giờ thì ông phải giải thích cho chính ông là người đương sự, và bắt đầu ông cảm thấy có những hoài nghi về chính những điều mình đã nói. Cái chiến thắng cuối cùng thì ông không còn phải thắc mắc nữa. Cuộc chiến đấu cùa chúng ta là một cuộc chiến đấu chính nghĩa, có sức mạnh của cả một dân tộc ở sau lưng người bộ đội có thể tự hào và vững tin ở điều đó. Nhưng trong tình hình cụ thể trước mắt, ông cảm thấy có một cái gì phân vân... Cuộc tổng tiến công này có thật thu được thắng lợi như ta đã nói trên đài, trên báo chăng? Việc bị tiêu hao cả những trung đoàn như thế này quả là một tổn thất to lốn. Cái số phận thiệt thòi của những đơn vị này được ông thông cảm hơn bao giờ hết vì ông cảm thấy số phận của ông đã gắn liền với số phận của họ.

Ông nghĩ đến những cán bộ trên Miền, những cán bộ hiện đương phụ trách những đơn vị đứng chân ỏ phía sau, ông nhớ đến những đợt học tập cán bộ trung cao cấp, nhố những lời phát biểu của các chính ủy sư đoàn trong các hội nghị đó. ông nhớ đến những phát biểu quyết tâm của các đơn vị. Và đôi lúc ông ngồi mỉm cười một mình. Nếu như trước đây có những lúc ông tỏ ra hãnh diện vì mình là một cán bộ đứng ở một địa bàn đầu sóng ngọn gió, thì bây giò ông lại cảm thấy ghen tức đốì với những cán bộ mà theo như người ta nói, có một chữ “thọ” rất to. Tụi nó chỉ được cái quyết tâm mồm.

Gần đây, ông thường hay so sánh mình với nhũng cán bộ cùng cấp và ông cảm thấy có một điều gì thiệt thòi đốì với mình. Ông tự xếp mình vào loại cán bộ hay được điều đi lưu động nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ rằng ông là một cán bộ có năng lực. Nhưng khi cần thì người ta nhớ đến ông như một yêu cầu nhất thời, chứ giao hẳn nhiệm vụ quan trọng trực tiếp cho ông thì lại không, ông tự so sánh mình với chính ủy phân khu. Chính ủy phân khu thực ra chưa bao giờ làm những nhiệm vụ độc lập khó khăn như ông.

Tập kết về, ông ta xuống làm chính ủy một trung đoàn do Bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo, tất nhiên trung đoàn có một số thành tích. Nhưng đó chẳng phải là công lao của riêng ông ta. Sau đó ông ta nghiễm nhiên về làm phó chủ nhiệm cục chính trị cho đến nay. Còn ông đã có mặt ngay những phút đầu tiên trên chiến hào khi thằng Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam. Trong hội nghị tổng kết đánh Mỹ đầu tiên, ông là người đã đọc bản tham luận: “Vì sao chúng ta có thể đánh Mỹ được”. Bản báo cáo đã được Bộ tư lệnh Miền hết sức hoan nghênh, ông có trình độ tổng kết, có trình độ phân tích. Những lần chỉnh huấn cho cán bộ, ông biết họ rất thích nghe ông lên lớp. Có hôm tình cờ ông đã nghe một người nói: “Lần này anh Tám đi họp, anh ba lên lớp thì chán lắm!” (Anh Ba là chính uỷ).

Ngay trong cuộc tổng tiến công này, ai là người bám theo bộ đội nơi đầu sóng ngọn gió? Ai là người đứng trụ lại vùng ven trong những ngày quyết liệt nhất? Vậy mà trong các cuộc họp cán bộ trung cao cấp, ông cảm thấy hình như người ta quên ông đi. Việc ông quyết định ở lại, một phần cũng vì cảm thấy tự ái về điều này. Ừ, cấp trên tín nhiệm chính ủy thì cứ để chính ủy về họp. ông ấy sẽ chẳng biết gì về tình hình bộ đội, cứ để ông ấy báo cáo, và cứ để cấp trên nghe. Trong khi đó ở chiến trường, người còn lại để đảm đương trách nhiệm sẽ là ông. Rồi một ngày kia người ta sẽ phải nói: Hồi đó, công chính là công của thằng Tám Hàn.

Chính chính ủy phân khu hình như cũng thấy cái điều này trong những suy nghĩ của ông, cho nên khi có điện của Miền gọi ông ta về họp thì lúc đầu ông ta lạỉ nói:

- Anh Tám đi thay tôi một lần đi!

Chẳng việc gì mà đi thay. Nhiệm vụ ai kẻ đó làm! Tám Hàn nghĩ như vây. Thật là rắc rối, cho tư tưởng con người. Khi nghe chính ủy nói vậy thì phản ứng của Tám Hàn lại càng mạnh mẽ hơn. Ý nghĩ của ông lúc đó đầy những mâu thuẫn. Khi thì ông cho là chính ủy khinh mình, cho là mình ở lại một mình không đảm đang nổi nhiệm vụ nặng nề tình hình khó khăn này. Có khi ông lại nghĩ ràng: ừ cấp trên đã tín nhiệm ông ta thì cứ để ông ta di, việc gì mà mình phải đi thay?”.

Lúc đó, Bộ tư lệnh có họp và bàn nhau thấy rằng nên để chính ủy ở lại, vì tình hình hiện nay ở đây là nghiêm trọng còn việc đi họp và truyền đạt lại thì ai đi cũng được. Nghe nói vậy, Tám Hàn càng tự ái và ông nhất quyết không đi, lấy cớ là mình nên chấp hành cho đúng chỉ thị của trên.

Đàn muỗi từ dưới rạch bay ra như trấu. Mặc dầu An đã che cho ông một miếng vải màn trước cửa hầm nhưng ông không sao nằm được, ông lại quay trở ra trải tấm vải ngồi châm thuốc hút. Tiếng cá ăn đêm đớp mồi quẩy lọp bọp dưới rạch. Tiếng những con trê nghiến răng ken két. Một vài con ếch, con nhái nhảy lóc bóc. Ban đêm, những tiếng động đó nghe thật rõ, những tiếng động của sự bình yên đầy lo lắng. Ngày mai... ông vẫn nghĩ đến ngày mai và những ngày sắp tới...

... Theo báo cáo lại của số anh em vệ binh, thì chính cái hôm ông vượt sông Rạch Tra để về bên kia, sát bờ sông Sài Gòn bên này đã xảy ra cuộc chiến đấu ác liệt. Tiểu đoàn 9 của trung đoàn 16 vừa hành quân đến đây, thì trời sáng! Đơn vị phải ém lại ven bờ sông. Mờ sáng, “trực thăng” lên. Họ buộc phải đánh trả lại địch khi đã bị phát hiện. Suốt ngày cầm cự trong một tình thế tuyệt vọng, họ cứ chịu trận như thê cho đến lúc trời tối.

Trước đó, địch càn vào phân khu bộ, và phó chính ủy phải vượt sông Rạch Tra. Đáng lẽ thì Bộ tư lệnh phân khu đã phải cho người móc tiểu đoàn 9 ở bờ sông, nhưng vì bê bối quá, ông đã không giao lại cho cán bộ tham mưu làm việc này. Nghe đâu sau trận càn, cán bộ chiến sĩ rất công phẫn. Họ nói rằng: Phân khu chỉ biết chạy trốn cho mình, còn bỏ bộ đội sống chết sao, mặc! Nghe cán bộ trung đoàn đi theo tiểu đoàn này cũng không còn ai. Phó chính ủy đang cho đi móc liên lạc với họ. Như thế là một tiểu đoàn ở phía trên một tiểu đoàn ở phía dưới, khi móc liên lạc được với nhau thì đều đã mất sức chiến dâu. Họ sẽ làm gì đây với cái lực lượng mỏng manh còn lại như thế này?... Có tiếng chân người bước thình thịch. Không phải tiếng môt người mà tiếng nhiều người. Họ vừa đi vừa nói chuyện với nhau. Sao người ta lại đi lại một cách ồn ào như vậy? Ở đây cần phải giữ bí mật được chừng nào hay chừng ấy! Ông Tam chợt nghĩ như vậy và có vẻ không bằng lòng.

Hai ba cái bóng đã đến đứng ngay bên hầm. Một người hỏi trống không:

- Hầm anh Tám ở đâu?

Có tiếng trả lời từ phía sau:

- Ở đó đó!

An choàng dậy:

- Ai hỏi anh Tám? Đồng chí báo cáo với anh Tám là có các đồng chí cán bộ của trung đoàn 16 đến gặp.

Một đồng chí vệ binh tiến lên nói như vậy, còn ba bốn người đi phía sau đặt bồng ngồi xuống; Có một người nào đó quẹt lửa châm thuốc hút.

Ông Tám Hàn:

Các đồng chí cẩn thận một chút. Hút thuốc phải che ánh lửa lại. Giữa cánh đồng trống như thế này, ban đêm ánh sáng trông rất rõ.

Vừa nói ông vừa đứng dậy tiến lại phía những người đang ngồi.

- Ai phụ trách này?

Một người nói giọng miền Trung trả lời:

- Tôi ạ!

- Đồng chí tên là gì?

- Tôi, Thêm đây mà! Tôi ở tuyên huấn trung đoàn.

- À đồng chí Thêm. Đồng chí đi với tiểu đoàn 9 à?

- Một bộ phận trung đoàn bộ và tiểu đoàn 9. Thế nhưng cán bộ trung đoàn không còn ai nữa.

- Anh em đâu cả rồi?

- Chúng tôi đưa họ về đây cả.

- Về đây? Gần đường 8 không?

- Ngay trong khu vực này.

Tám Hàn hỏi lại, hoảng hốt:

- Ngay trong khu vực này ư? Sao các đồng chí làm ăn thế? Đóng quân phải có chỗ quy định chứ, nhét nhau cả lũ ở một chỗ rồi nó càn vào thì làm sao?

- Báo cáo, chúng tôi vừa rồi ở ngoài bờ sông, không có chỗ ở, thấy có liên lạc tìm, thì anh em về đây luôn.

- Các đồng chí phải cử cán bộ về đây trước đã chứ? ở vùng sau lưng địch mà các đồng chí cứ đi ào ào như thế này thì chết...

Một người ngồi đằng sau Thêm, nói giọng chậm rãi, rè rè:

- Chúng tôi chạy càn từ suốt Phú Hòa Đông xuống dây, chỗ nào cũng “trực thăng”, chỗ nào cũng giang thuyền. Mấy hôm nay nằm bờ sông, đêm nào cũng đội pháo. Nghe nói liên lạc được với phân khu thì đi luôn, chớ ai biết cơ nỗi này...

Người nói đó là Canh. Suốt mấy đêm nay, phần thì đói phần thì mất ngủ, anh đã mệt, lại nghe phó chính ủy phân khu nói như vậy thì tỏ vẻ bực tức.

Tám Hàn cảm thấy mình nói chưa thật đúng chỗ, đấu dịu:

- Tôi nói vậy là để rút kinh nghiệm thôi, còn bây giờ anh em đã về đây thì ở tạm, rồi thu xếp đội hình sau...

Ông rút bao thuốc “Cáp tăng” mời anh em hút, rồi nghe Thêm báo cáo tình hình...

Khi ông Thêm nói rằng có một anh chiến sĩ nào đó bơi qua sông đón đơn vị và đã hy sinh thì phó chính ủy lặng đi một lúc. Đó là một chiến sĩ mà ông Ba Kiên đã giao cho nhiệm vụ ở lại phân khu để móc ráp với bộ phận phía sau. Nhưng khi địch càn vào phân khu bộ, ông ra đi và vẫn nghĩ là có lẽ cậu ta đã hy sinh. Thêm không hỏi thêm về trường hợp này nên phó chính ủy cũng không hỏi thêm nữa.

Nghe ông Thêm báo cáo hết về tình hình quân số, vũ khí, cán bộ phụ trách, phó chính ủy ngồi nhẩm tính lại lực lượng mà ông có thể nắm được trong tay sau khi ông Ba Kiền và bộ phận còn lại của tiểu đoàn 7 rút về đây. ông bỗng bật lên một tiếng thở dài, rồi cúi xuống nhìn đồng hồ:

- Các đồng chí ở lại bên này sông thôi, tôi đã cho gọi tiểu đoàn 7 về đây rồi.

ông Thêm muốn hỏi xem nhiệm vụ của trung đoàn bây giờ như thế nào nhưng rồi lại im lặng. Hình như chính cả phó chính ủy cũng không biết điều đó. Khi Canh hỏi ông vế tình hình chung của chiến trường, ông nói rằng tình hình nhiệm vụ hiện nay thì cứ theo thông báo chiến sự trên đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam là rõ. Rõ ràng là câu chuyện có cái gi gượng gạo, không vui vẻ như nhũng lần ông Thêm lên tuyên huấn phân khu họp và được chính phó chính ủy đến nói chuyện thời sự.

Khi ông Thêm đứng dậy và báo cáo xin về thì phó chính ùy gọi lại:

- Về địa điểm đóng quân, đêm nay các đồng chí trót về đây thì để anh em nghỉ tạm, đến đêm mai, anh cho tiểu đoàn dời về cái ấp bỏ cạnh đường 8.

- Cái ấp mà trước đây tiêu đoàn 8 đã chông càn một lần ấy à? Bây giờ ở đâu cũng vậy thôi. Tất cả mọi nơi địch đều có thể càn đến. Ăn thua là mình ém quân cho bí mật.

- Nhưng ở đây thì sao? Địa điểm khu vực này thuận cho việc chống càn hơn. Chúng tôi đã nghiên cứu.

- Không nên tập trung vào một chỗ, ở đây đã cố phân khu bộ.

- Chúng tôi chỉ ở phía bên kia rạch.

Ông Thêm đang định nói nữa thì Canh đã nắm tay ông giật khẽ một cái.

Đi khỏi mấy bước, Canh nói với ông Thêm thật to như muốn để phó chính ủy cùng nghe được:

- Người ta đã không muốn mình ở gần thì thôi, nói làm gì cho mệt. Tối nay tôi sẽ cùng với Nam đi nghiên cứu địa điểm khác.

- Canh! - ông Thêm chỉ kêu lên một tiếng như vậy rồi lại im lặng.

Ông bỗng nghĩ đến việc sao mình lại không đề nghị một địa điểm khác với phó chính uỷ. Địa điểm trên đương số 8 thì nhất định không thể nào ở được. Cái ấp bỏ nằm trên trục lộ, phía đông giáp thị xã Bình Dương, phía tây giáp câu Bà Bếp, phía tây-nam là ruộng lầy, phía bác qua cái ấp bở và một bãi sình là bãi mía giáp sông Sài Gòn, nơi tiểu đoàn 9 vừa mới bị oanh tạc.

Canh đi đằng sau ông, vẫn nói oang oang:

- Tôi còn lạ gì nữa, ông ấy định đưa mình ra đấy để chịu trận, ngoài đó mà động là trong này chuồn!

- Đồng chí Canh, thôi đi! Có gì thì mình đề nghị lên, sao lại phát biểu lung tung vậy?

Đêm ấy, họ đi nghiên cứu địa điểm mới và rút hẳn sang một cái vườn cây ăn quả cũng gần đường 8 chếch về phía thị xã Bình Dương. Ông Thêm động viên anh em đi ngay trong đêm và viết báo cáo về phân khu bộ. Đáng lẽ Canh phụ trách công tác tham mưu, phải làm việc này, nhưng anh từ chối. Ông Thêm phải tự minh viết báo cáo nói trên.

Máy bay lượn vòng gọi loa và rải truyền đơn. Những tờ truyền đơn bay lả tả, rơi xuống trên cánh đồng, trên bờ rạch, rơi xuống đầy những ngọn cây. Chúng nó rải vô tội vạ, bất kể nơi nào. Chúng nó rải truyền đơn xuống đó, rồi lại bắn đại bác xuống đó. Một trăm mẻ lưới, thế nào cũng cất lên được một con cá. Một nghìn tờ truyền đơn, thế nào cũng có mười tờ được người ta đọc. Một nghìn người đọc, thế nào cũng có một người tin, nếu không ít nhất cũng phải suy nghĩ về những điều mà tờ giấy đã nói. Một vạn tờ truyền đơn, một triệu tờ truyền đơn, mười triệu tờ truyền đơn nhất định sẽ gây thương vong cho ít nhất hơn một người, điều mà một quả bom hay bốn năm và có khi cả hàng chục quả nữa cũng chưa chắc đã làm được.

Chúng nó rải truyền đơn từ ngoại ô thành phố, rải dọc theo sông Sài Gòn, rải trong ấp, rải ngoài bưng, rải trên cánh đồng, rải trên mặt sông và rải cả vào trong đồn bốt của chúng nó. Những lá truyền đơn đó đã được rải xuống quanh bờ rạch, nơi phân khu bộ đóng. Phó chính ủy ngồi trong hầm lơ đãng nhìn những mảnh giấy bay lượn lờ rất lâu trong gió, rồi vặn mình như một chiếc lá, rơi xuống trước cửa hầm ông. Ông đang làm báo cáo về Miền. Sau khi về đây, ông đã họp lại anh em tiển phương phân khu, phân công lại công tác. ỏng đã cử người ra liên lạc với địa phương, đặt lại địa điểm đón thương binh trên sông Sài Gòn, móc mua lương thực và thực phẩm trong ấp.

Có một việc khó khăn nhất là làm sao liên lạc được với Miền, ông tính toán mãi mà không sao giải quyết được. Ông viết báo cáo và sẽ cử người cầm đi theo với đoàn thương binh, nhưng như thế rất chậm. Trước đây hai tuần lễ, ông đã gửi một báo cáo bằng cách này, sau đó tuần, ông lại gửi một báo cáo cũng như thế nữa, nhưng chỉ có báo cáo đi mà không thấy có công văn giấy tờ gì trở lại? Lần này, ông lại viết báo cáo, ông đang băn khoăn không biết có nên xin một tổ điện đài khác nữa không? Tổ điện đài trước đây thương vong gần hết, máy bị đánh hỏng. Không những nó đã làm lộ bí mật khu vực đóng quân của nó, nó còn làm lộ cả khu vực đóng quân của phân khu bộ nữa. Hồi đầu Tết Mậu Thân, trong không khí chung, nơi nào cũng đánh, nơi nào cũng báo cáo, nơi nào cũng xin chỉ thị, các làn sóng đan chéo nhau, giẫm đạp lên nhau, vả lại, lúc bấy giờ thằng địch phải đốì phó nhiều nơi, không có hơi sức đâu mà theo dõi một cái điện đài ở phân khu bộ của ông. Nhưng dần dần, các đơn vị rút bớt, những trận đánh thưa dần, cái tổ điện đài của ông bỗng trở thành một tên chỉ điểm nguy hiểm, không biết có phải vì nó hay không mà hễ phân khu bộ dời đến đâu là đại bác cứ câu theo đến đó. Nhưng điều oái oăm là phân khu bộ lại phải nắm tổ điện đài này thì mới liên lạc được với trên, mới chỉ huy được các đơn vị ở dưới. Có lúc ông đã điều tổ điện đài đi thật xa. Sau đó ông Năm Truyện về, lại đưa tổ điện đài về lại bên cạnh phân khụ bộ. Khi ông nói với ông Năm Truyện về việc cần phải bảo vệ cơ quan chỉ huy, thì ông Năm cười xoà:

- Biết làm thế nào được. Không lẽ mình lại bó tay mình?

Sau đó mấy ngày thì nó đánh vào phân khu bộ và ông Năm Truyện hy sinh.

Bây giờ viết báo cáo lên trên để xin một tổ điện đài khác, phó chính ủy ngập ngừng mãi. Viết rồi lại xóa, xóa rồi lại viết, ông bỗng nghĩ đến việc có lẽ không lâu nữa, toàn thể các đơn vị của phân khu sẽ rút hết lên trên đó.

Mọi việc ở đây giông như ở trong tình trạng giao thời mà chính ông cũng không biết nên làm gì bây giờ nữa. Ông bảo An nhặt một tờ truyên đơn đưa cho ông xem. Tờ truyên đơn in cả hai mặt. Môt mặt, chung nó chụp hinh môt tên sĩ quan vừa mới “hồi chánh”, về Sài Gòn, sống với gia đình ở đó.

Tấm hình chụp anh ta đang đứng với một cô vợ thật trẻ, giữa cô vợ và anh ta là một thằng bé khoảng ba bốn tuổi, trông thật bụ bẫm. Duới tấm hình, có dòng chữ nghiêng thuyết minh: “Anh Nguyên Văn A, cán bộ Việt Cộng, sau khi trở về với chánh phủ quốc gia, đã được chánh phủ sắp xếp công ăn việc làm, sống bên cạnh người vợ trẻ bấy lâu nay vẫn ngày đêm chờ đợi...”.

Lật sang bên kia tờ truyền đơn, gặp lá cờ ba que và những khẩu hiêu chống cộng, ông Tám lai lật quay trở lại ngắm nhìn cái gia đình ba người đang đứng đờ đẫn trước mặt ông đó: “... Các bạn hãy cầm tờ giấy này và đến đầu thú bất cứ ở một đồn trú hoặc một cơ quan chánh quyền nào, các bạn lập tức sẽ được tiếp đón”...

Ông ném tờ giấy xuống bên cạnh. Nếu ở hậu phương thì ông đã ra lệnh cho cơ quan bảo vệ thu nhặt tất cả những tờ truyền đơn này và đem đốt đi, nhưng ở đây thì không thể làm như thế được. Ông lại nhìn xuống tờ giấy, nét mặt của đứa bé và người mẹ trẻ trông thật hiền. Ngay cả cái anh sĩ quan chiêu hồi ấy, ông cũng cảm thấy có một cái gì thật đáng thương hại. Đôi mắt đờ đẫn, hai tay khoanh trước ngực. Quay sang bên cạnh, ông thấy An không biết đang nhìn mình hay nhìn vào tờ truyền đơn, phó chinh ủy lại vứt nó đi, ông nhìn cái báo cáo viết dở và bỗng thấy chán nản. Viết làm gì? Gửi đi đâu? Tổ điện đài ư? Chẳng cần thiết nữa... ông bỗng cảm thấy bực dọc, không biết nói với ai. Cái gì chung quanh hình như cũng đang không vừa lòng ông cả.

Cái tiểu đoàn ông Thêm đêm qua kéo đến, làm ồn ã lên một tối, sau đó lại rút đi, không theo lệnh ông đóng quân ở địa điểm mà ông đã quy định, ít nhất nó đóng cái ấp bỏ đó thì nó cùng che được phần nào sườn bên phải cho phân khu bộ. Sáu Trang đi đưa thư vẫn chưa về, mặc dầu ông đã dặn cô ta là ở lại bên ấy trong ngày hôm nay, nhưng ông vẫn cảm thấy như là cô ta đã không chấp hành đúng mệnh lệnh ông trong chuyến đi này. Ông chờ đợi một cái gì đó mà chính ông cùng không rõ lắm. Ông gấp cái báo cáo viêt dở lại và cúi xuống nhặt tờ truyền đơn.

Tiếng “đầm già” bay vòng trở lại, Hình như vẫn là chiếc “đầm già” gọi loa và rải truyền đơn lúc vừa rồi. Bây giờ nó vòng di rồi lại vòng lại. Tiếng máy nổ nghe vè vè thật dễ ghét. Nó không gọi loa nữa, cũng không rải truyền đơn nữa.

- Mình ở trong vòng lượn của nó đây! - An nói như vậy và đứng dậy sửa lại những cành lá ngụy trang chung quanh hầm.

An liếc nhìn phó chính ủy và thấy nét mặt của ông phờ phạc đi. giống như cái hôm mà ông Năm Truyện chết vậy Trước đây, có đầy đủ Bộ tư lệnh, có bao giờ ông lo lắng như thế này đâu? An chẳng biết thủ trưởng làm những công việc gì, nhưng cứ sau một ngày, nếu ông vui vẻ, thì anh cũng cảm thấy vui lây. Hễ ông buồn rầu thì anh cũng cảm thấy bị lây cái vẻ rầu rĩ trên khuôn mặt của phó chính uỷ. Có những điều anh không bằng lòng về việc làm của thủ trưởng mình nhưng vì với một ý nghĩ cố hữu, anh lại tự giải thích cho mình cái lý lẽ muôn thuở: “Công việc của thủ trưởng làm sao mình biết được. Mình cứ lo làm cho tròn phận sự của mình là được”. Hôm ông rút lui khởi cầu sắt, lúc đầu An cảm thấy có một cái gì ngờ ngợ, nhưng rồi chỉ sau một lúc, ra khởi vòng súng đạn, nghĩ đến nhiệm vụ của mình, anh lại quên mất mọi chuyện. Anh lại lo gói đồ đạc, dìu thủ trưởng bơi qua sông, lại lo đến nơi xem lại hầm hố, quạt muỗi trong hầm. kiếm rơm rạ lót vào dưới chỗ nằm cho đỡ ẩm thấp.

Trước đây. Chẳng bao giờ phó chính ủy lại hởi anh một câu về công việc của ông đang làm, nhưng gần đây có những lúc ông đã làm việc đó. Sáng nay, tự nhiên ông gọi anh đến:

- Ngoài cái ấp bở trên đường 8. cậu thấy có còn địa điểm nào khác gần đây hơn cho tiểu đoàn nó đóng được nữa không?

- Theo tôi, thì chỉ còn vườn cây ăn quả chếch sang phía thị xã Bình Dương mà thủ trưởng đã có đến một lần đó!

Phó chính ủy im lặng. An không ngờ cái địa điểm ấy lại chính là cái địa điểm mà Thêm và Canh vừa đưa tiểu đoàn đến đêm qua và viết báo cáo về cho phó chính uỷ. Tiểu đoàn đã không chấp hành mệnh lệnh của ông. ông không muốn cho tiểu đoàn ở quá xa như vậy, nhưng ông cũng cảm thấy việc bố trí tiểu đoàn ở ấp bở là một điều không hợp lý. Điều này An cũng không biết và anh đã nói tiếp:

- Theo tôi, nếu không cho tiểu đoàn sang bên ấy thì đưa họ về đây, bên kia rạch cũng được.

Phó chính ủy vẫn im lặng. An không biết câu chuyện xảy ra đêm qua. Phó chính ủy đã dứt khoát không cho tiểu đoàn về đây vì như thế thì chỉ một ngày sau, địa điểm đóng quân của tiền phương phân khu sẽ bị lộ. Địch vào, bộ đội chiến đấu có thể cầm cự trong một ngày rồi tối đến rút, còn cái tiền phương phân khu bộ này thì khó mà làm được như thế. Điều này ông không nói với An.

Khoảng năm giờ chiều, một quả đại bác xé gió vυ"t qua trên đầu họ và rơi xuống dọc bờ rạch, cách hầm phó chính ủy chừng bảy, tám trăm mét. Anh em chạy hết vào hầm. Chừng nửa phút sau, một quả thứ hai vẫn theo hướng đó nhưng rơi ở phía đầu này bờ rạch, cũng cách họ chừng năm, sáu trăm mét. Chiếc “đầm già” vẫn lượn từ xa. Hai quả pháo đó là hai quả pháo điểm. Đội hình phân khu bộ nằm lọt vào giữa hai quả pháo. Quá quen với những trường hợp như thế này, anh em vào tất cả trong hầm chờ đợi một cuộc pháo kích. Dầu sao thì gần tối, đối phó với một cuộc pháo kích vẫn dễ chịu hơn. Phó chính ủy định đi ra bến, thấy tình hình như thế thì ngồi nán lại chờ. Nhưng năm phút, mười phút, rồi ba mươi phút trôi qua di, người ta vẫn chẳng thây gì. Anh em lại ra ngoài hầm ngồi tán chuyện. Chiếc “đầm già” cũng đã biến mất. Như thế nghĩa là thế nào? Một đòn chiến tranh tâm lý chăng?

Thôi kệ nó, việc nó nó làm, việc mình mình làm! Anh em ở đây có thói quen lý luận như vậy. Thấy trời sắp tối, họ chuẩn bị lục tục ra đi. Người vào ấp mua bánh, mua thuốc. Người ra bến đón thương binh. Đi qua quãng đường nằm lọt giữa hai quả pháo, người nào cũng bước thật nhanh, ở dây, ngại nhất vẫn là những con đường. Đã lâu rồi pháo địch bắn không theo một quy luật nào cả, nhất là ban đêm. Ngồi ở nhà có hầm, dầu cho cái hầm không chắc chắn gì thì nó vẫn là một chỗ ẩn núp. Nó gây cho người ta một tâm lý yên ổn, cam phận. Còn đã bước chân ra khởi hầm thì tự nhiên người ta cảm thấy không an toàn nữa. Luôn luôn người ta phải gióng tai lên để nghe tiếng viên đạn bay ra từ một nòng pháo, người ta phải luồn luôn liếc mắt để ý nhìn một cái ụ đất nào đó có thể nấp được bên cạnh đường đi của mình.

Phó chính ủy ngồi chờ một lúc không thấy gì thì ông bảo An chuẩn bị ra đi. Ông hẹn với Sáu Trang nếu có thương binh thì đưa tới cái bến nằm sát trên con rạch thông ra sông Sài Gòn. Con rạch này chạy đến phân khu bộ, nhưng ông không muốn đưa thương binh về đây. Lẽ thứ nhất là phải tranh thủ thời gian đưa họ đi cho nhanh, lẽ thứ hai là đưa về gần phân khu bộ sẽ làm lộ địa điểm đóng quân.

Phó chính ủy ra đến bến thì trời đã tối mịt. Có một cán bộ địa phương và một chiếc xuồng đã chờ sẵn đó.

Từ đây thương binh còn phải đi suốt một đêm trên sông Sài Gòn thì mới đến trạm phẫu. Đó là chưa kể trường hợp gặp giang thuyền, hoặc trực thăng soi bến gây khó khăn cho đoàn xuồng hộ tống thương binh. Đã nhiều trường hợp thương binh bị thương lần thứ hai hoặc hy sinh ngay trên tuyến đưòng này. Việc đưa thương binh về phía sau càng ngày càng khó vì địch tăng cường hoạt động trên sông.

Bến đón thương binh là một cái bờ rạch có cành cây xòa xuống che khuất, vừa để cho xuồng ghé mũi vào. Không có đèn đuốc. Họ ngồi nói chuyện lặng lẽ vói nhau trong bóng tối và đập muỗi đôm đốp.

Đồng chí cán bộ địa phương nhận ra phó chính ủy nói:

- Anh Tám à, cái bến này để đây không tiện đâu. Phải đưa xế vào trỏng.

- Tôi nghĩ để đây hay hơn chứ, vào trong kia rồi phải đưa ra có mất thời giờ không?

- Nhưng mình phải dự tính có những đêm không đi được, thương binh phải ém lại mà, anh Tám?

Phó chính uỷ:

- ừ, để rồi nghiên cứu lại xem.

- Anh phải cho đào thêm vài cái hầm chung quanh nữa. Kinh nghiệm...

Anh cán bộ địa phương nói chưa dứt câu thì có tiếng nổ đầu nòng của một viên đạn đại bác. Tất cả im lặng. Họ nằm bẹp xuống và quả đại bác rít lên, chớp nhằng nổ trên mặt nước cạnh họ.

Tất cả chạy vào hầm. Năm người nàm xếp ngang trong một cái hầm mới đào chỉ dài chừng hơn một mét. Bên ngoài đại bác nổ mỗi lúc một dồn dập.

Người ta dự kiến các tình huống và phỏng đoán nguyên nhân của trận oanh tạc này.

- Lúc chiều tôi đã thấy đầm già lượn mãi.

- Chắc là có điệp. Mấy hôm nay ở khu vực này có việc đâu? Hôm qua đơn vị vừa về một cái là nó theo luôn! Pháo vẫn bắn, nhưng mọi người đã nằm cả trong nên có phần bình tĩnh hơn. Chì trừ phi một quả nổ trúng nóc hầm và coi như họ trúng số độc đắc thì không nói...

Phó chính ủy nằm ngang, gác chân lên thành hầm không còn cựa quậy tay chân gì được nữa. Mọi người lèn chặt vào nhau như những con cá nằm trong hộp. Họ gối đầu lên cái thành hầm mới đắp, mặc cho sình lầy dính đầy tóc đầy má. Mùi hơi người bốc lên nóng hâm hấp, quyện lẫn với mùi bùn tanh mặn. Ai cũng nghĩ: cố ráng một chút rồi nó hết bắn, mình ra ngoài.

Phó chính ủy nhìn đồng hồ: Năm phút, bảy phút, rồi mười phút... Đại bác vẫn tiếp tục nổ dọc theo con rạch. Bỗng có tiếng kêu trên bến.

- Thương binh đấy!

Nhiều người nói như thế, nhưng không ai đứng dậy được vì họ mắc kẹt cả trong hầm với nhau. Một người nào đó trèo qua bụng phó chính ủy chạy ra. Tiếng pháo nổ và tiếng kêu hòa lẫn vào nhau. Rồi tiếng những bước chân. Một người, hai người, rồi ba người, họ tràn vào hầm không cần biết rộng hay hẹp. Một chiến sĩ nào đó vừa rên vừa áp sát mặt vào lưng phó chính uỷ:

- Tôi bị mù cả hai mắt rồi! Tròi ơi, dịch vào đi, dịch vào nữa đi!

Phó chính ủy bị ép chặt đến nghẹt thở. Ông đành nằm im cho anh thương binh nào đó giụi hai mắt vào sau lưng áo của ông. Ông cảm thấy từ những vết thương của anh thương binh bốc lên một mùi tanh của máu. Phó chính ủy trỏở mình, tay ông bỗng chạm phải một cái gì giống như vết thương lầy nhầy nhậng mủ. Đồng chí thương binh rên thành tiếng.

- Lựu, cậu có im cái mồm đi không?

Chết mất thôi... Tôi biết thế này thì tôi ở lại dưới đó với trung đoàn...

Người chiến sĩ nằm cạnh phó chính ủy đó là Lựu. Cậu ta là người đã bỏ hầm chạy trong trận Cầu sắt. Nằm im một chút, cậu ta đưa tay sờ soạng vào lưng, vào một phó chính uỷ, y hệt như một người mù thật, và hỏi:

- Đồng chí là ai đây? Đồng chí có về trên Miền không? Thấy phó chính ủy không nói gì, cậu ta lại nói tiếp:

-Tôi hỏi vậy để có gì tôi đi theo đồng chí. Tôi mù mất rồi!

- Nhiều thương binh đã bị bỏ rơi dọc đường, tôi biết...

- Anh Lựu, anh nói chi vậy? Người ta đã bỏ anh đâu mà anh lo nào?

- Chị Sáu, chị chỉ đi đến đây, chị có biết đâu đường lên trên đó. Tôi mà lành lặn thì...

Mọi người thấy chán và không ai nói gì nữa, mặc cho Lựu cứ nằm nói con cà con kê sau lưng phó chính uỷ. Hầm phải chét thêm ba người, vậy mà vẫn còn một người không vào được. Đó là An. An ngồi ngoài cửa hầm, cạnh Sáu Trang. Khi mọi người vào cả, Sáu Trang định nhường cho anh vào trước, anh nắm lấy tay Sáu Trang đẩy vào, rồi ngồi xuống cạnh cô, tự nhiên nghe tim mình đập thình thịch. Chưa bao giờ anh ngồi gần một người con gái như thế. Sáu Trang ghé sát tai anh:

- Anh An, xích vào đây nữa đi, trong này còn rộng.

Họ ngồi sát vào nhau, mặc dầu vậy, cái chân của An vẫn lòi ra ngoài hầm. An hỏi:

- Thằng Hùng đâu?

Sáu Trang đáp:

- Nó nằm trong em nè!

- Cô tìm thấy nó ở đâu?

- Trên rạch.

- Nó bị thương nặng không?!

- Không nặng lắm nhưng sợ nhiễm trùng.

Hai người biết nhau từ lâu nhưng chưa ai nói chuyện với ai. Lần này là lần đầu họ bắt chuyện với nhau, nhưng chẳng biết hỏi chuyện gì, họ đành hỏi nhau những chuyện chẳng ăn nhập vào đâu cả.

- Ngày mai cô lại xuống dưới đó à?

- Giao thương binh xong em lại xuống.

An im lặng. Sáu Trang nghĩ: Cái anh gì mà ít nói vậy? Được như lúc khác thì cô cũng chọc tức cho anh ta mấy câu, nhưng bây giờ thì. Cô kéo tay An qua lòng mình đặt lên trên trán thằng Hùng và nói:

- Anh coi nè, trán nó nóng như lửa...

Sáu Trang kể chuyện thằng Hùng bắn tụi nó ra sao, rồi chạy về chỗ ông Ba Kiên ra sao. An ngồi im lặng, tay vẫn đặt trên trán Hùng. Thằng Hùng nghe Sáu Trang nói về nó. Nó cũng im lặng. Nó cảm động ứa nước mắt, may mà trong đêm tối không ai trông thấy. Giá chi chị Sáu đưa nó về đến trên Miền? Nó nghĩ như vậy. Tự nhiên nó cũng có cảm tình lây anh An, mặc dầu anh An là người như thế nào nó vẫn chưa biết. Nó chỉ biết anh An có vẻ thân với chị Sáu. Nó lại thấy anh An và chị Sáu là hai người vào hầm sau cùng, nhường chỗ cho tất cả mọi người, trong đó có nó. Một lúc sau, nó hởi:

- Anh An có về trên Miền không, chị Sáu?

Sáu Trang cười:

- Chị làm sao mà biết được, em hỏi ảnh.

An cũng cười:

- Chú hởi làm gì? Thằng Hùng nũng nịu:

- Hổng có ai đi với em cả. Chị Sáu bảo chị chỉ đưa em tới đây rồi giao cho người khác. Toàn người lạ hoắc...

Nó đưa hai bàn tay mờ mẫm, một tay nắm lấy tay An, một tay nắm lấy tay Sáu Trang và không biết nghĩ sao, đặt hai bàn tay ấy lên trên đôi mắt ướt nhèm của nó.

Phó chính ủy định hỏi nó mấy câu, nhưng rồi lại thôi, ông im lặng. Và thằng Hùng cũng không biết là nó đã nằm cạnh phó chính uỷ, cái chú Tám đã nhận nó vào bộ đội và đưa nó từ Voi Nhở sang Cầu Sắt.

Vừa ngớt tiếng pháo thì người ta vội vàng giục thương binh xuống xuồng để vượt ra khởi khu vực nguy hiểm. Sáu Trang lại trở về Voi Nhở để đón tiếp thương binh của trung đoàn. Mọi người không ai bảo ai, sau khi đưa thương binh đi rồi, vội vàng rời khỏi bến.

An nghe phó chính ủy gọi:

- An, chúng mình về thôi!

An quay lại ngơ ngốc, nhưng rồi cũng khoác súng lên vai, đi theo phó chính uỷ.

Tại sao phó chính ủy lại trở về nhanh vậy? Đáng lẽ ông và cán bộ địa phương phải ở lại hội ý với nhau về cái bến này. Cái bến như thế là đã bị lộ. Nếu ngày mai thương binh lại về đây thì sao? An nghĩ như vậy, nhưng rồi như một thói quen, anh lại quên đi. Chắc là phó chính ủy đã có quyết định về việc này. Anh đi đằng sau phó chính uỷ, im lặng. Hình như ông đang suy nghĩ về một việc gì quan trọng lắm. Về đến hầm, ông cởi cái áo ngoài đưa lên mũi ngửi rồi vứt xuống đất, không nói gì cả. An đến nhặt cái áo, định cất đi để mai giặt thì ông nói:

- Thôi vứt đi, bẩn lắm rồi!

An cắt nửa ổ bánh mỳ và mở một hộp cá đưa cho ông nhưng ông không ăn. Ông trải tấm vải mưa nằm xuống trước cửa hầm. Tự nhiên tay ông chạm phải tờ truyền đơn cưng cứng. Khuôn mặt của viên sĩ quan chiêu hồi đờ đần bỗng hiện lên với đứa con bụ bẫm và cô vợ trẻ...

Đã lâu lắm ông không hề nói với tổ chức cái chuyện riêng tư này của ông. Ông có một người vợ trước, hiện nay cũng đang ở Sài Gờn. Người vợ ấy lấy ông hồi chín năm. Khi ông tập kết ra Bắc thì cô ta vừa có thai. Vì gia đình buôn bán lớn ở Sài Gòn, nên cô ta đã ở lại để sinh đẻ ở đó. Về sau này, vì nghe nói gia đình cô là tư sản, có vấn đề lôi thôi về lý lịch, nên ông đã báo cáo với tổ chức là ông không còn quan hệ gì với người vợ cũ đó nữa. Trong khi đi làm công tác phát động quần chúng ở miền Bắc, ông đã yêu một cô. gái cốt cán, bây giờ là vợ ông. So với người vợ trước, thì người vợ sau này kém hơn cả về học thức và nhan sắc. Bù vào sự thiệt thòi đó, ông thấy yên tâm hơn khi có một người vợ xuất thân từ thành phần cơ bản. Thỉnh thoảng ông vẫn nhớ đến người vợ cũ, nhưng tâm tư đó ông vẫn gói kín trong lòng. Cô vợ trước của ông cũng đã có một thời kỳ tham gia kháng chiến, làm diễn viên trong một đội vũ trang tuyên truyền. Cho đến bây giờ, ông vẫn cờn nhớ những ngón tay thon dài lần trên phím đàn khi cô ta ngồi hát cho ông nghe lần đầu tiên trên bờ một con kinh.

Hồi đầu Tết Mậu Thân, ông đã có ý nghĩ sẽ gặp lại cô ta, nếu như ông vào Sài Gờn trong một điều kiện thuận lợi. Thế rồi ông lại quên cái ý định đó đi. Nhưng đến bây giờ, từ khi cầm tờ truyền đơn, từ khi cảm thấy ngao ngán cái cảnh chạy càn và luôn luôn cảm thấy cái chết cứ rình rập bên cạnh thì ông muốn có một chỗ nghỉ ngơi...

Gió từ dòng kinh thổi lên mát rượi. Ông lim dim đôi mắt và nghe như có tiếng chân bước khi gần khi xa. Ông nhìn lên và bỗng nhận ra cái hầm mình trống lơ trống lốc.

Sao cái thằng An lại chọn cho ông một chỗ như thế này mà đào hầm - Không có lấy một bóng cây che khuất, cả phía trước hầm cũng như phía sau hầm trơ ra những tảng đất trắng khô khốc. ở đây đã sang mùa khô rồi chăng? Mà sao lại có chiếc đầm già cứ quay mãi trên không kia, hình như nó chỉ quây tròn trên đầu ông. Thằng phi công thò cổ nhìn xuống. Sao cái cổ nó cũng đỏ như cổ gà chọi thế kia? Nó giống hệt như thằng phi công ngồi trên “trực thăng” hôm nọ cầm súng chĩa xuống hầm ông Năm Truyện. Thì ra ông nhầm. Đó không phải là chiếc đầm già mà là một chiếc “trực thăng” đang ngoẹo ngoẹo cái đuôi bay về hướng ông. Tiếng cánh quạt của nó đập phè phè mỗi lúc một rõ hơn. Sau chung quanh ông lại vắng tanh váng ngắt như thế này. Ông đang nằm giữa một cánh đồng chăng? Chiếc “trực thăng” quay vòng trở lại. Hình như nó chuẩn bị nhảy chụp. Ông đang ở giữa một cánh đồng. Cánh đồng mùa khô chỉ có những tảng đất trắng. Ông không thể chạy được nữa rồi. Ông nằm im. Mình sẽ giả vờ chết! - Ông nghĩ vậy. Chiếc “trực thăng” quây tròn. Cánh quạt nó tạt gió vào mặt ông đến nghẹn thở. Ông định vùng dậy chạy nhưng không sao đứng dậy được. Ông thét lên một tiếng và tỉnh dậy.

An cũng ngồi dậy bên ông. Biết ông đã tỉnh, anh nói:

- Có tiếng “trực thăng” đấy!

Chiếc “trực thăng” đi soi đêm chớp chớp ngọn đèn pha bay vể phía họ.

Đèn pha soi mỗi lúc một gần. Ông Tám kêu lên, ngạc nhiên:

- Sao hôm nay nó lại bay hướng này?

- Có lẽ hôm nay nó soi cả vào trong rạch.

Chiếc “trực thăng” bay đến gần chỗ họ thì quay lại. Cái bến dà lộ. Chúng nó sẽ theo dấu vết cái bến này mà soi.

Trong khi ông Tám không ngủ được, rút thuốc châm lửa hút thì An nằm xuống. Anh cũng không ngủ được. Sáu nói với anh là cô ta sang Voi Nhỏ, rồi đến mai cô ta lại

về đây. Có phải đó là một lời hẹn? Tối mai anh lại ra bến nếu như phó chính ủy cùng đi. Anh sờ lên cái bàn tay chai sạn của mình và nhớ thằng Hùng. Lúc nằm trong hầm, nó dặt bàn tay anh lên bàn tay Sáu Trang. Anh lấy bàn tay quệt những giọt nước mắt trên má cho nó. Chắc cô ta muốn nói chuyện với anh. Cô ta để bàn tay trong tay anh như vậy rất lâu. Hai người biết nhau từ lâu nhưng không ai nói chuyện với ai cả. Thường họ gặp nhau và chỉ chào nhau bằng đôi mắt. Lần nào Sáu Trang đến gặp phó chính uỷ, cũng có An ngồi bên cạnh. Khi ra về, cô mới chào một tiếng, và nhìn anh:

- Em về anh An nghen!

An đáp lại một tiếng “vâng” lúng búng trong miệng và đỏ cả mặt.

Về sau, hai người thường gặp nhau trong những cuộc chạy càn, những chuyến Sáu Trang dẫn đường cho phó chính uỷ. Họ thường giúp đỡ cho nhau nhiều việc nhưng vẫn chẳng ai nói với ai câu nào. Những lúc qua rạch, qua sông, An thường gói lại đồ đạc cho cô vào trong tấm vải mưa. Có khi dìu phó chính ủy qua xong anh lại quay lại dìu Sáu Trang một lần nữa. Địch càn vào căn cứ, An rút ra rồi chưa thấy Sáu Trang, anh quay lại đợi.

An biết Sáu Trang lần đầu tiên khi cô đi họp Đại hội chiến sĩ thi đua Miền về. Cô ta lên gặp phó chính ủy và ngồi kể cho ông nghe tình hình gia đình. Cô còn một bà mẹ già ở trong vùng địch chiếm, một bà chị dâu - theo cô nói - rất thương cô, xem cô như em ruột. Chồng chị vào du kích và đánh nhau chết trong trận càn Xê-đa-phôn. Chị của cô cũng là chiến sĩ du kích hy sinh trong một trận đánh xe. Theo cô nói, thì cô được đi dự đại hội là nhờ thành tích của cả anh cô và chị cô cộng lại. Phó chính ủy ngồi hỏi chuyện, cô ta ngồi kể. Và An cũng ngồi bên cạnh phó chính ủy nghe.

Phó chính ủy bảo An lấy bánh bao và pha cà phê sữa cho cô uống. An pha cà phê và đặt cái bánh bao vào trong đĩa đưa đến trước mặt. Anh bỗng thấy cô ta đỏ mặt. Cô không uống sữa, cũng không ăn bánh bao. Sau khi nói chuyện xong, phó chính ủy bảo cô cầm cái bánh bao về.

Chiều hôm đó, sau khi ăn cơm xong, anh thấy cô ta lấy cái bánh bao cắt ra làm bốn miếng và chia cho bốn người có mặt trong hầm hôm ấy. Không biết vì miếng bánh bao nhỏ quá hay tại vì không ai dám cầm trước nên mọi người đều từ chối. Trông thây cô bé muốn khóc, An không đành lòng và cầm lấy. Cũng từ hôm ấy, hai người quen nhau.

Phân khu bô trí cho cô về công tác hợp pháp ỏ vùng sát Sài Gòn. Và trước Tết Mậu Thân, cô được gọi về làm liên lạc dẫn đường cho các đơn vị hành quân vào thành.

Nhiều lúc, An cảm thấy như Sáu Trang đôi với mình có cảm tình đặc biệt hơn những người khác, nhưng rồi anh lại gạt ý nghĩ đó đi. Anh nghĩ mình không xứng đáng với Sáu Trang, một người đẹp như thế, lại là chiến sĩ thi đua của Miền. Cô ta luôn luôn tiếp xúc với những người quan trọng. Còn anh là gì? Anh chì là một chiến sĩ công vụ, chẳng qua đối với anh, cô ta đôi lúc tỏ ra vồn vã như thế cũng chỉ vi lịch sự mà thôi.

Nhưng tối hôm nay thì anh bỗng thấy nghi ngờ những điểu mà anh đã suy nghĩ lâu nay. Sáu Trang cầm lấy tay anh và sờ lên những vết chai sạn. Điều đó nói gì? Cô ta thương anh ư? An trở mình thao thức. Chiếc “trực thăng” đã bay xa, nó đang quần đảo trên một khúc sông nào đó. Có thể cái xuồng của Sáu Trang đang bị nó đuổi theo. Trong những lúc như thế này, nếu anh được đi cùng với cô trên một chiếc xuồng. Người ta bảo rằng tình yêu sẽ giúp nhau vượt qua mọi phong ba bão tô. Anh nghĩ như vậy và tự cười mình vì làm gì đã có tình yêu giũa anh với Sáu Trang. Mọi việc chẳng qua là nhũng điều anh vừa tưởng tượng ra cả mà thôi. Sáu Trang chưa nói một điều gì với anh cả.

Những ý nghĩ về tình yêu cứ như một trờ chơi trốn tìm, khi ẩn khi hiện, An hy vọng rồi lại hết hy vọng...

Anh trăn trở, nhìn trời, nhìn những ngôi sao rất xa nhấp nháy. Hình như những ngôi sao đó cũng đang nói chuyện với nhau. Ban đêm mọi vật chung quanh anh đều yên lặng, vậy mà lạ chưa, mọi vật lại đều như đang nói. Nếu như ban ngày nó là vô tri, thì ban đêm nó lại giếng như đang sáng lại trong một thế giới đầy huyền ảo: tiếng nước đang rì rầm, tiếng gió đang xôn xao, tiếng những hạt sương rơi xuống trên những cành lá, tiếng con dế mèn giũ cánh và vuốt râu tanh tách dưới một vờm cây. Ngay cả những hàng cây yên lặng đứng đó cũng chẳng giống một chút nào những hàng cây mà anh đã trông thấy ban ngày. Tất cả những vật vô tri đó giống như đang tâm sự và thức dậy trong lòng anh một cái cảm giác muốn được tâm sự.

Hai mươi lăm tuổi rồi anh vẫn sông gần như đơn độc. Bố anh ngày xưa là cán bộ Việt Minh bị Tây gϊếŧ từ năm anh mối lên tám tuổi. Sau đó anh về ở với bà ngoại. ít lâu sau có một người bạn của bố anh mạng anh đi tập kết. Anh theo học hết lớp mười trong một trường miền Nam và sau đó vào bộ đội. Phó chính ủy đã lấy anh lên từ một đơn vị chiến đấu. Anh xin vào bộ đội chính là để được trở về miền Nam chứ chẳng có một ước vọng gi cao xa cả. Hôm hành quân qua Hô" Bờ, Sáu Trang nói với mọi người đây là quê của cô. Và cô đọc câu ca dao: “Nước Hố Bờ vừa trong vừa mát. Đựờng Hố Bờ lắm cát dễ đi” thì tự nhiên anh cảm thấy thèm khát một quê hương.

Phải chăng Sáu Trang đã đọc câu ca dao đó cho chính anh nghe? Phải chăng Sáu Trang đã cố tình nói cho anh nghe chính câu chuyện quê hương đó... Đã nhiều hôm anh ngồi trong hầm nghe Sáu Trang hát bài “Mời anh đến thăm quê tôi”

An vừa thϊếp đi được một lúc thì có người lắc vai gọi dậy. Anh giụi mắt ngáp liền mấy cái và nhìn lên. Trời vẫn chưa sáng hẳn. Anh nhận ra phó chính ủy đã ăn mặc gọn gàng, đeo cái xà cột, mặc bộ quần áo ngủ màu xanh nhợt. (Bộ quần áo này từ lúc đi xuống chiến trường chưa bao giờ ông mặc). Lúc đầu anh hơi ngạc nhiên nhưng sau đó một phút anh sực nhớ ra là hôm qua ông vừa mới vứt đi một cái áo màu xanh lá cây mà ông vẫn thường hay mặc mỗi lần đi xuống đơn vị. Phó chính ủy đứng bên cạnh đợi An gấp lại tấm dù và nói:

- Cậu đi với mình ra ngoài đường Tám một lúc.

- Làm gì mà lại ra đường Tám bây giờ, thủ trưởng?

An ngừng tay, ngơ ngác trố mắt nhìn phó chính uỷ. Ra đó bây giờ thật là nguy hiểm. Việc cần phải bảo vệ thủ trưởng đôi với anh đã thành một ý thức sâu sắc, cho nên khi nghe ông nói vậy thì anh giật nảy mình. Một phản ứng tự nhiên bắt anh ngừng tay lại.

Nhanh đi, đồng chí chỉ cần đưa tôi một đoạn ra đến đầu mối đường. Tôi cần làm việc với một nhân mối.

- Nhưng sao thủ trưởng lại mang xà cột như vậy?

Phó chính ủy nhìn xuống cái xà cột suy nghĩ một lúc, rồi rút mấy tờ giấy ra gấp bỏ vào túi. Ông trở vào hầm bỏ xà cột lại và ra đứng chờ.

Chẳng biết làm thế nào khác hơn, An đành khoác súng đi theo. Phó chính ủy vừa đi vừa dặn:

- Một chốc nữa cậu về, nhớ cất cái “xà cột” của mình, có thì mang nó đi theo. Ai hỏi thì bảo mình đi làm việc chiều về.

- Nếu hôm nay mà nó càn vào cứ thì sao? Tối lại thủ trưởng biết đơn vị rút về đâu mà tìm? Hay là để tôi về thay áo cùng đi với thủ trưởng?

- Không cần. Đằng ấy sẽ có người đưa mình về.

Họ không nói gì với nhau nữa. An nhìn phó chính uỷ sau một đêm thức trắng, mặt mày ông hốc hác. Anh bỗng thấy lo lắng. Không biết có chuyện gì đây thật quan trọng mà ông không thể nói với mình được?

Còn Tám Hàn. Đêm qua, người phó chính ủy ấy đã từ bỏ vị trí sau một đêm trắng thao thức. Ông đã tính kỹ mọi đường. Thứ nhất, ông cho rằng ông sẽ khó mà sống sót trong trận chiến đấu này. Qua những hiện tượng mà gần đây tổng hợp lại thì ông cho là nhâ"t định nó sẽ càn lớn hơn nữa. Theo các nguồn tin của địa phương thì địch đang tập trung quân rất đông chung quanh Sài Gòn. Mấy hôm nay, các loại máy bay đo đạc, chụp hình. Một số cán bộ địa phương vừa mới chiêu hồi sẽ thuộc rất rõ đường đi lối lại trong khu vực nhỏ bé này. Bấm đốt ngón tay, ông đã tính được chín mươi ngày. Chín mươi ngày sống bên cạnh cái chết! Tại sao bom đạn như vậy mà mình vẫn cờn sông đến bây giờ? Nhiều lúc ông cảm thấy như mình vừa mới qua một giấc mơ.

Lý do thứ hai mà ông quyết định quay một bước ngoặt trăm tám mươi độ là: Sau những ngày ở lại phụ trách phân khu một mình, ông cảm thấy ông đã mất tín nhiệm cả với cấp trên và cả với cấp dưới. Ông đã bỏ chạy trong vài trận càn. Ông đã bỏ phân khu bộ, bỏ nhiệm vụ liên lạc với đơn vị từ trên xuống, không chỉ đạo, không có ý kiến, chỉ vì ông không có gan như ông Năm Truyện đứng vững giữa vòng càn. Ông định vớt lại thanh danh của ông ở Cầu sắt, nhưng rồi ông cũng bỏ chạy nốt. Cho đến tối hôm qua đây, ông lại vừa mới bỏ cái trách nhiệm đối với thương binh trên bến. Hiện nay ông đang ở cương vị một phó chính uỷ, những người cấp dưới không dám nói gì ông, nhưng rõ ràng ông đã cảm thấy họ nhìn ông một cách khác hơn.

Sau này, hết đợt, dầu cho ông còn sống, khi về ngồi kiểm điểm với những người ngang cấp và trên cấp của ông, nhất định những chuyện như thế này họ sẽ không để yên cho ông. Trong khi ông hy vọng, qua một cuộc thử thách nảy lửa, ông sẽ nổi bật lên như một vị anh hùng thì cho đến hôm nay, sự thực đã dập tắt một cách tàn nhẫn mọi hy vọng của ông.

Trước đây, đã một lần bị kỷ luật, nhưng rồi ông còn có thể gượng dậy được, vì lúc đó ông còn trẻ, tham vọng còn nhiều, và lại cuộc chiến tranh lúc đó so với bây giờ chưa thấm vào đâu. Còn bây giờ đây, ngoài bốn mươi tuổi đầu, ông cảm thấy mệt nhọc.

Lý do thứ ba khiến cho ông có một quyết định như trên là: ông vẫn chưa tin vào cuộc tổng tiến công này. Mà dầu cho như ông nghĩ - cuộc tổng tiến công có thắng lợi trên toàn cục đi nữa, thì phân khu ông, bộ phận ông vẫn là nơi phải gánh chịu một sự hy sinh quá to lớn. Đến như ông, như ông Năm Truyện là những cán bộ của bộ tư lệnh phân khu mà cũng không thoát khỏi cái cảnh tróc hầm, bị săn đuổi hết nơi này đến nơi khác. Số phận của ông có thể tính từng ngày như số phận bất cứ một chiến sĩ nào trong phân khu này.

Cuối cùng, cái điều làm ông day dứt nhất vẫn là ý nghĩ: Cấp trên đã xử trí không công bằng với ông. Mãi gần đây người ta mới đưa ông làm phó chính uỷ. Phong quân hàm, ông là thiếu tá trong khi đó chính ủy phân khu mới là đại uý. Nhiều cán bộ đồng cấp hoặc trên cấp của ông lúc đó đều là cấp dưới ông. ông là cán bộ có năng lực, có thành tích.

Riêng có một điều làm ông còn suy nghĩ: Đó là thắng lợi cuối cùng. Điều này ông không thể không thấy. Điều này tất cả người Việt Nam, dầu có lạc hậu dến dâu, hầu như cũng biết nghĩ vậy. Ngay cả đến bọn tay chân của dê quốc Mỹ đang ra sức hò hét chiến tranh cũng không tin ở thắng lợi của chúng. Vậy thì sao? Vì sao ông lại từ bỏ con đường cách mạng mà đã từ hơn hai mươi năm nay ông theo đuổi? Ông tự hỏi mình. Nhưng rồi nghĩ đến những người mới hôm qua sống với ông đó, như tiểu đoàn trưỏng Hoàng Thực, như tư lệnh trưởng Năm Truyện... ông bỗng thở dài...

Sau giấc chiêm bao ông không sao ngủ lại dược nữa. Bàn tay ông như một cái máy, nhặt lấy tờ truyền đơn và bỏ vào túi áo. Chốc chốc ông lại nhìn đồng hồ. Cuộc đời tinh khiết và trong trắng của ông còn lại một chút trong bóng tối này đây. Ông chờ đợi buổi sáng đến nhưng cũng đồng thời lo sợ buổi sáng đến. Cho mãi đến phút cuối cùng, tất cả chung quanh ông, mọi vật vẫn giống như một bàn tay vô hình muôn níu giữ ông lại.

Nhưng rồi cái phút quyết định cuối cùng cho một cuộc đời đầy bi thảm ấy chỉ xảy ra trong một tích tắc. Như một người mất trí, ông đứng dậy mặc áo quần và gọi An dậy...

Ra đến đưòng cái thì trời vừa mờ sáng. Tám Hàn đứng lại:

- Thôi được rồi, cậu về đi, đừng ra đây lộ... Giọng nói Tám Hàn run run không bình thường.

An thấy có một cái gì đó không hợp lý lắm. Nhưng đâu anh có nghĩ được đến cái chuyện tầy đình sắp xảy ra. Anh dùng dằng không muốn quay trở lại. Bỏ phó chính ủy đi ra gần bốt địch giữa thanh thiên bạch nhật này ư? Lương tâm anh không đành vậy.

- Thủ trưởng cứ đi đi, tôi đứng đây nhìn chừng.

- Không. Đồng chí cứ về đi! - Tám Hàn nghiêm mặt nhìn An.

An không biết nói sao, đành phải quay đi. Đợi An quay trở lại thật sự rồi, Tám Hàn mới sửa lại vạt áo và bước ra đường cái. Hắn nắn nắn trong túi và chạm phải tờ giấy cưng cứng. Tờ giấy như giúp thêm sức mạnh cho Tám Hàn bước nhanh hơn. Mãi cho đến lúc đó, hắn mới cảm thấy dễ thở, cảm giác của một người được buông thả, cảm giác của một người vừa mới thoát khỏi sự nhập nhằng trong tư tưởng.

Không còn ai níu kéo hắn nữa. Chỉ còn mấy bưỏc nữa thôi, hắn sẽ bước qua hết cái khoảng cách ngăn đôi giữa hai trận tuyến, giữa hai ngả đường. Hắn không cảm thấy sung sướиɠ, cũng không cảm thấy nhục nhã. Hắn quay nhìn trở lại một lần nữa. Không trông thấy An, hắn thở dài. Dầu sao người chiến sĩ ấy đối với hắn cũng đã sống hết tình hết nghĩa. Bây giờ hắn mới nhớ ra là đã quên dặn cậu ta dời địa điểm của phân khu bộ. Hắn đã mang tấm bản đồ có gạch xanh đỏ ngang dọc theo... Địch sẽ càn vào phân khu bộ. Điều đó chắc chắn sẽ xảy đến chứ không thể nào khác được. Dầu sao thì trong bước đầu của sự phản bội, Tám Hàn vẫn nghĩ đến một chút nhân tình. Nhưng cũng không thể vì thế mà hắn không dám nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn. Sẽ không có cách nào khác khi mình là một người đầu hàng. Không thể có thái độ nhập nhằng được nữa rồi. Một lần cuối cùng, Tám Hàn nghĩ đến má Hai, đến ông Ba Kiên, đến Sáu Trang, những người mà đối với họ, hắn không có mang một chút hận thù nào mà chỉ mang ơn họ, mang một ấn tượng tốt đẹp về họ mà mãi sau này, đến khi đã hoàn toàn thành một tên phản động khát máu, đôi lúc hắn vẫn nghĩ đến họ. Một chút lương tâm còn lại đó, như một ngọn đèn sắp tắt loé lên để rồi sau đó mấy phút chẳng còn gì nữa.

Tám Hàn nhìn trở lại không thấy ai, bước thẳng...

Trong khi Tám Hàn đi về phía cái bốt cầu Bà Bếp trước mặt thì An bỗng thấy bứt rứt không an tâm. Anh đi được một đoạn thì quay trở lại. Thủ trưởng mình gặp ai mà lại đi vế phía bốt? An không hề dám nghĩ đến chuyện Tám Hàn có thể phản bội. Một phó chính ủy phân khu bao giờ lại phản bội? Nhưng mà anh vẫn không hiểu lý do gì đã bắt ông ta phải đi ra gần bốt giặc trong lúc này. An quay trở lại và nép vào một lùm cây nhìn theo.

Tám Hàn vẫn đi thẳng, đi mãi theo con đường cái rộng thênh thang trước mắt. Hình như không có một cái gì làm ông ta lo lắng cả. Cũng chẳng thấy ai ra đón ông. Chẳng lẽ ông lại phải đi qua trước cửa bốt, đến mãi tận bên kia mới có người liên lạc? Như thế thì thật là nguy hiểm.

Nhưng kìa, Tám Hàn đã đến trước cửa bốt và một tên lính ngăn hắn lại. Hắn thò tay vào túi và rút ra một tờ gìấy gì đó. An hoảng hốt. Anh bắt đầu nhận ra cái điều mà không bao gìờ anh dám nghĩ tới: cái hình ảnh phờ phạc của Tám Hàn hai hôm nay, sự trằn trọc của hắn ta suốt cả đêm qua, thái độ buông xuôi mọi việc của hắn trên bến lúc tối qua... Mọi việc đó một lúc rất nhanh được An tổng hợp lại. Và anh nghĩ ra cái chuyện quá ghê gớm: phó chính ủy phân khu có thể đi chiêu hồi.

An lên đạn và anh chạy bổ ra đường cái. Anh không kịp đắn đo suy nghĩ. Phải bắn chết nó đi! Anh bước thêm mấy bước nữa và bỗng nhớ ra là không thể được. Khoảng cách đã quá xa. Nhưng rồi, với một sự tức gìận đột ngột, anh nổ súng. Những viên đạn bắn tung bụi trên tường lô cốt trong khi Tám Hàn đã biến mất sau bức tường. Lập tức hàng loạt họng súng nhả đạn bắn trả. Trong khi quá nóng nảy, anh đã không nhìn kỹ con đường rút lui. Khẩu đại liên đặt đầu lô cốt quét những loạt đạn sát mặt đường. Tiếp theo sau đó, những quả cối rơi ngay xuống ngã ba đường sau lưng anh. Anh khom người chạy qua làn đạn, nằm xuống, lại đứng dậy, lại nằm xuống. Ba lần như thế, anh tưởng vượt ra khỏi tầm đạn thì bỗng nghe một tiếng rít. Và không kịp nữa, cùng một lúc với tiếng nổ và ánh chớp, anh thấy người mình bị hất tung lên...