Chương 1: Cổ..

Năm 16xx, đất nước mà Hi Phương Hành đang bảo vệ gặp một nguy cơ rất đáng sợ. Sự đáng sợ này nếu nói riêng là đất nước mà sư phụ cùng sư công dựng lên sẽ biến khỏi sách trời, nói lớn thì cả lục địa, có thể nguy hơn là hành tinh này sẽ không còn nhân loại nữa, mà thay vào đó là một đám thi thể di chuyển nhờ vào những con trùng lúc nha lúc nhúc.

Mới đầu, nguy cơ này bị hiểu lầm là một căn bệnh truyền nhiễm, do các bệnh nhân có những dấu hiệu như buồn nôn hay ho khan.

Nhưng về sau những bệnh nhân đầu bắt đầu có triệu chứng kỳ lạ về tâm lý như ăn xác động vật, sợ ánh sáng nhẹ, tấn công người khác, v.v… Không lâu thì mọi thứ càng tệ hơn, những vết bớt xuất hiện nhiều trên một bộ phận của cơ thể bệnh nhân, chúng không xuất hiện cụ thể ở đâu trên tất cả hay nhóm nhiều người bệnh, chúng xuất hiện bất quy tắc, có thể là tay cũng có thể là chân, có thể là tai cũng có thể là mí mắt.Đáng sợ là sau khi xuất hiện các vết bớt, không bao lâu chúng sẽ thối rữa. Đã có một tên nô nam đi theo chủ nhân tới thăm bệnh bị tấn công, theo lời kể thì gã đó đã phải hiến một miếng thịt của bản thân thì mới thoát được.

Lúc về, gã ta lập tức xuất hiện vết bớt ngay chỗ vết thương, và chúng lan ra cả một vùng. Chẳng bao lâu, phủ thị nơi đó đã dâng tấu gấp tới hoàng đế, năm đó tấu chương viền đỏ tươi hệt như màu máu, tấu chương ấy nổi nhất trong đám tấu chương thăm hỏi của các phủ (1).

Chẳng bao lâu, võ đế đã nhanh chóng lệnh cho một vị Thái phó(2) có tài về y, một nhóm thái y giỏi và thầy thuốc có tiếng trong kinh thành. Bọn họ đã gấp rút di chuyển tới phủ.Không bao lâu thì vài huyện thuộc phủ dâng tấu đỏ phải ly khai (3), nửa năm sau thì cả phủ đó phải ly khai, dần dần các phủ cạnh cũng phải ly khai.Lúc mà Hi Phương Hành biết chuyện, cũng là lúc mà hơn 3 phần 10 đất nước đã trong tình trạng ly khai.

Tối đó, Hi Phương Hành đã chọi vỡ chén trà, thời đấy ai ai đều biết quốc sư cũng là đế sư của Bắc Vân là một kẻ nóng tính và cao ngạo, nên khi tiếng gào của vị võ đế từ Triều Châu(4) vang lên, Hoàng công công ngoài điện chỉ có thể đau buồn xuôi cho võ đế.

Ngày ấy, võ đế đã phần nào lộ ra tính cách của một thanh thiếu niên trẻ, vừa khóc tu tu vừa bật lại thầy mình. Lúc đó, cảnh vệ đang trực ngoài điện cùng Hoàng công công đề nghe tiếng gào đầy cảm xúc của võ đế:

"Đất nước này là của trẫm, trẫm muốn làm gì thì tùy trẫ...!"

Nhưng chưa gào xong thì đã bị át bởi tiếng gầm của đế sư. Âm thanh của vị đế sư đó sau này được so với tiếng chuông đồng trăm tuổi ngân vang, âm thanh truyền xa vừa vang dội vừa mạnh mẽ, vị quan có chức vụ ghi lại sinh hoạt của võ đế đã miêu tả nó như sau: "Đế sư thốt một câu, tiếng vang hệt như chuông cổ, sức mạnh không thể đo lường, mạnh mẽ đầy uy nghiêm.."Nhưng thật ra, Hi Phương Hành vừa thuần thục dùng "thương cho roi cho vọt" vừa la võ đế:

"TRẪM TRẪM TRẪM, NGƯƠI HAY NHỈ! TA LÀ THẦY CỦA NGƯƠI, THỨ LÁO TOÉT, VÔ KỶ LUẬT. TA DẠY NGƯƠI CHẮC THÀNH NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT CẢ!! QUYẾT ĐỊNH KHÔNG HỎI TA, CŨNG KHÔNG HỎI THỪA TƯỚNG, NGƯƠI THÌ HAY RỒI NHỈ, NGHĨ MÌNH LÀ HOÀNG ĐẾ THÌ LIỀN MUỐN LÀM THÌ GÌ LÀM!"

Võ đế đáng thương, nghe đế sư vừa la vừa lệnh gọi thừa tướng và các quan tiếp quản việc này. Nhóm quan lại lần đầu thấy võ đế mất mặt như vậy, cũng lần đầu biết đế sư cũng là quốc sư thật sự nóng tính. Bọn họ mắt to mắt nhỏ nhìn nhau, hoang mang hoảng sợ, hy vọng võ đế "không gϊếŧ người diệt khẩu" mà thủ tiêu họ để sự mất mặt này không bị lộ. Người tới cuối là Thừa tướng, hắn là quân sư của võ đế giỏi võ giỏi văn, rất trẻ tuổi theo góc nhìn của Hi Phương Hành; hắn rất cao, nghe đâu là lai với người mông cổ.

Nhưng Hi Phương Hành "nghe" được hắn là một biến dị thôi, lần đầu gặp lại võ đế, y đã "thấy" được quá khứ đáng thương của hắn, không kém gì mấy long ngạo thiên mà mấy thế giới khác hay nhắc tới. Sau tối đó, Hi Phương Hành đã đi cùng một nhóm thái y già có kinh nghiệm cao với nhóm thái y trẻ có trí óc linh hoạt, nhóm của y sẽ đi trước, nhóm thừa tướng sẽ tập kết các binh đoàn và mời vài vị đông y có tiếng lại, bọn họ sẽ theo sau.

Lục cà lục cục vài tuần, đi chết hai con ngựa, vừa tới nơi nhóm người lại vội vã ăn uống để nhanh chóng đi xem xét các bệnh nhân.

Hi Phương Hành đi theo nhóm thái y, thăm khám và quan sát bệnh nhân đi hết từ thành này sang thành khác trong phủ đầu tiên ly khai. Về sau thì y tách khỏi nhóm thái y mà đi qua các phủ khác, nhờ miếng ngọc đế sư hay đeo, Hi Phương Hành đã thăm hết gần như các thành trong các phủ đang ly khai. Sau khi thăm khám nhiều bệnh nhân, Hi Phương Hành cũng đoán được nguyên nhân của mọi chuyện.

Trên đường về kinh, y đã gửi thư từ cho võ đế để thảo luận về vấn đề này, nghe y chốt bằng "trong họa có phúc", võ đế đã thở phào, nhưng khi lá thư tiếp theo gửi tới, đế sư đã đoán không sai võ đế lại đa nghi. Khác với những đế vương sẽ nghi người của mình thì võ đế lại nghi thần nghi quỷ.

Trích trong thư của võ đế: "Lần bệnh này rất đáng ngờ, không biết sư có ý gì không? Liệu có phải do lũ ngoại tộc dùng thuốc độc kia không? Hay là do bọn tây nam phái lũ ác quỷ ra nữa không?"

Hi Phương Hành nhìn bức thư nghi thần nghi quỷ, nhíu mày tự hỏi bản thân dạy tệ thế sao, làm như nào mà dạy được một hoàng đế ra đứa trẻ mê tín dị đoan như vậy.

•Chú thích:

(1) Phủ: cách gọi một tỉnh thời xưa, do tác giả chọn.

(2) Thái phó: Chức quan này có trách nhiệm nuôi nấng vua.

(3) Ly khai: cách ly. (4) Triều Châu: Điện mà vua xử lý việc nước ngoài giờ lên triều.