Quyển 1: Gặp gỡ - Chương 3: Tôi và những gì đã qua (1)

“Chẳng phải những nhà văn vẫn luôn khắc khoải về một thế giới tuyệt đẹp hay sao? Cậu có biết tại sao người xưa nói, ‘nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì hiếm ai chơi’ không? Nó đã quá hoàn hảo đến mức không dung bất kỳ loài sinh vật nào.”

Giọng nói người nọ chợt vang lên trong tâm trí, nhắc nhở về khoảng thời gian tôi vẫn còn là một chàng thiếu niên vô danh sống những ngày tháng không âu lo.

“Giống như khi con người ta quý trọng những áng văn của trí tuệ thuần khiết nhất, sẽ chẳng có loài vật đã oằn mình vào bùn lầy lại từ chối đọc và hưởng ứng nó. Những gì đẹp đẽ nơi tự nhiên giúp họ tìm về với thực tại nguyên sơ.”

Ký ức về những ngọn núi đằng xa dần dần hiện rõ, đó là hàng cây, là mặt hồ tưởng chừng như thăm thẳm lại có thể nhìn thấy đáy.

Tựa như lòng người.

Nhiều năm trước, tôi và người nọ đã từng ngồi trên mỏm đá, bàn luận về thế giới văn học và tư duy của những nhà văn lớn.

“Những người đã thực sự thấy được nơi tận cùng của đau khổ mới quý trọng nước trong. Còn những người chưa thực sự cảm nhận được thế nào là quặn thắt nơi đáy lòng mới luôn thơ ngây và không thể hiểu được giới khổ. Để rồi muốn lao mình vào cái khổ, thấm nhuần từng giày vò đời đày đọa mới nhận ra giá trị của nước trong.”

Ngẫm về những ngày tháng bôn ba nơi xứ người, chàng trai trẻ mỉm cười nhìn tôi, đôi mắt sáng ngời nhưng lại chứa rất nhiều phiền muộn.

Cậu nói đúng.

Gật đầu trước những lời nói đầy thấm thía của người nọ, tôi chợt nhớ về thời khắc đã từng là một chàng trai kiêu ngạo vì hoàn cảnh gia đình có điều kiện. Cứ rảnh rỗi lại vung tiền mua sắm quá trớn mà không hề hiểu được, việc mình đang làm sẽ là vấn nạn của môi trường, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của thế hệ sau. Ở thời điểm ấy, tôi đã giật mình thảng thốt, thì ra, cái xã hội không lành mạnh này đã ăn sâu vào tâm trí tôi nhiều đến thế. Định kiến xã hội khiến tôi coi trọng những thứ vật chất phù phiếm chẳng thể làm đẹp cho linh hồn tôi. Tôi cũng đã quên mất, rằng tâm hồn chỉ đẹp khi thân xác hãm sâu vũng bùn lầy, nhưng tinh thần lại không hề bị ảnh hưởng chút nào. Đó mới thật sự là phẩm chất của một bông hoa sen có tâm trí vững vàng.

Giây phút ấy đã làm tôi hiểu được, có lẽ khắc khổ và tỉnh thức mới là ý nghĩa của sự sống trí tuệ.

Tôi đã rất đau đớn và cảm thấy bản thân thật lố bịch khi nghĩ mình đã đủ tốt đẹp, nhưng thực chất lại chỉ là một loài động vật sống ký sinh vào những sinh vật khác. Hơn nữa, còn vô tri đến nỗi tự biến mình thành một trong số những nguyên nhân góp phần xây dựng nên bối cảnh ô nhiễm toàn cầu trong tương lai, nơi mà thế hệ sau sẽ kế thừa.

Vào những năm tháng chịu đựng những đả kích từ xã hội tưởng chừng như thân thiện trong lời thầy cô, tôi bỗng dưng khát vọng quay về những ngày tháng chẳng màng thế sự và đầm mình trong vòng tay ấm áp không toan tính của cha mẹ.

Hãy từ bỏ đi, sẽ không ai muốn đọc những câu chuyện tầm phào mà chúng ta viết ra đâu.”

Lời nhắn cuối cùng được gửi đến hòm thư điện tử của tôi lại là một câu tàn nhẫn đến thế.

Đúng vậy, họ không thèm lắng nghe tôi mà còn cười nhạo tôi. Họ khuyên tôi hãy từ bỏ những tư duy cao cả và nên sống vị kỷ. Ngay đến cuốn tiểu thuyết xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường của tôi cũng không hề được đón nhận.

Nhưng…

Xin lỗi, tôi vẫn không làm được, tôi không muốn bỏ rơi thế giới này.

Ám ảnh tôi cho đến ngày hôm nay chỉ còn là hình bóng quen thuộc đang nhắm mắt yên nghỉ. Người duy nhất đã cổ vũ tôi và giúp tôi duy trì lý trí giờ đã hóa thành cát bụi theo gió phân tán đi khắp mọi nơi như mong muốn.

Lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau là khi nào nhỉ?

À…, đó là khi anh ta giúp đỡ một người gặp nạn trên đường và đưa họ đến bệnh viện. Vượt qua cửa tử, người ta quay lại đổ lỗi cho anh ta là người gây ra tai nạn. Số tiền chữa bệnh cho nạn nhân lập tức rơi xuống đầu khiến anh ta phải gọi điện cho tôi để vay tiền.

Tôi không hiểu, tôi đã cố gắng cầu xin gia đình để trợ giúp chi trả mọi chi phí mà anh ta phải đóng, nhưng đổi lại chỉ là một cái xác và tiền hoa hồng xuất bản sách sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của tôi hàng tháng. Anh ta đã trả nợ cho tôi theo cách đó và nhờ đó tôi đã hiểu ra rất nhiều điều mà trường lớp chưa từng dạy cho tôi.

Trường học dạy tôi cách phải làm người tốt, nhưng không hề dạy cách phải làm gì để bảo vệ phẩm chất tốt đẹp đó. Chỉ có trường đời mới dạy tôi cách bảo vệ lòng tốt không cần hồi đáp của mình bằng một loại bảo hiểm có tên là “hiện vật tạo tác hình ảnh” vì rất có thể, người mang ơn tôi sẽ quay đầu để cắn ngược lại một cái.

Thế giới con người thật phức tạp, ngay đến làm người tốt cũng đã khó khăn đến thế, bảo sao nhiều người lại muốn đi theo con đường hòa mình với đất mẹ.

Vết xe đổ của người bạn quá cố hãy còn đó nên tôi chưa bao giờ dám tạo ra hoặc sở hữu một công cụ gây án nào. Ngay cả ý tưởng mua một chiếc xe đạp để thuận tiện cho việc di chuyển và bảo vệ môi trường cũng bị loại trừ ra khỏi danh sách tiêu dùng.

Tôi đã gần như không dám quá thân thiết với ai ngoài người nhà.

Nhưng còn anh ta…

Tại sao? Tại sao anh ta không chờ thêm chút nữa? Chỉ cần chờ thêm một thời gian nữa, cảnh sát sẽ tìm ra thủ phạm gây ra ngọn ngành cớ sự ấy và hoàn trả lại số tiền viện phí mà anh ta đã phải bỏ ra được viết rõ trên giấy tờ bồi thường. Vậy mà một người lúc nào cũng mang đến năng lượng tích cực như anh ta lại không đủ kiên nhẫn để chờ đợi mọi chuyện được sáng tỏ. Tính cách bồng bột của anh ta đã khiến tôi phát điên lên dù rằng không rõ lý do vì sao mình lại như vậy.

Có lẽ đây là cảm xúc bất lực chăng?

Mỗi lần có thông báo đã chuyển khoản thành công, tôi đều sẽ đúng hạn đến thăm mộ của anh ta và lặng lẽ nhìn khuôn mặt tươi cười hiền lành ở đối diện rất lâu rồi tự hỏi điều này. Nhiều khi tôi thậm chí còn không dám mở lời trước mộ anh ta, hỏi anh ta có từng hối hận về hành động cứu người của mình ngày hôm đó hay không. Mãi sau này, khi có mong muốn xuất bản một cuốn sách và được phỏng vấn về đời sống cá nhân của mình trước nhiều người, tôi mới chợt nhận ra ý nghĩa của hành động dại dột và đáp án cho câu hỏi vẫn chưa từng được bộc bạch của mình.

Hãy yên tâm, tôi đã sử dụng khoản tiền cậu để lại vào việc trồng lên những cái cây chúng ta đã đốn vì xuất bản sách.

Nhắc đến chuyện này lại càng khiến tôi đau lòng hơn.

Của thiên trả địa, ấy là lẽ thường tình.

Nợ nào chẳng phải trả, huống chi là nợ sinh mạng, nợ thiên nhiên.

Kể từ ngày có được nhận thức của một con người, tôi đã luôn biết ơn môi trường mà Trái đất tạo ra đã cho nhân loại không gian để tồn tại đến mức đạt được những bước tiến vượt bậc như ngày nay.

Để đền đáp lại ơn nghĩa mà thiên nhiên ban tặng cũng như giúp thế hệ sau có được môi trường sống trong lành và nguồn nước sạch, hội nhà văn chúng tôi đã lập nên quỹ đóng góp cho việc phủ xanh trên diện rộng. Những ai góp quỹ nhiều nhất sẽ được liệt kê trong tấm bảng được treo trước cổng lớn và được hiệp hội chúng tôi tuyên dương trên các trang truyền thông nên có lẽ người nọ sẽ không phản đối quyết định này.

Một người có đời tư liêm khiết, không thể chịu đựng được những vấy bẩn và nhục nhã mà đời gieo rắc lên người mình nên mới sẵn sàng chọn cái chết để chứng minh trong sạch ấy, vậy mà lại kêu gọi người bạn của anh ta bỏ rơi thế giới này.

Lúc ấy, anh ta hẳn phải tuyệt vọng lắm.

Lời nhắn gửi của anh ta đã khiến tôi chẳng buồn sáng tác trong một thời gian dài. Cảm xúc tiếc nuối và nỗi hối hận vì để anh ta một mình đã khiến tôi đau đớn rất nhiều năm. Có lẽ vì đã lâu rồi không thể bày tỏ với ai nên mới đột nhiên dâng trào như bây giờ. Nhiều khi tôi đã tự hỏi vì sao anh ta lại muốn ra đi, chỉ còn lại mình tôi tiếp tục chiến đấu với bản ngã của riêng mình.

Bài học kinh nghiệm ở tuổi hai mươi tư mà tôi có được là thế nào?

Đó là cảm giác thật nghiệt ngã.

Tại sao mình vẫn chưa từng buông xuôi và vẫn muốn sống tiếp?

Tôi đã từng tự hỏi điều này vô số lần, nhưng nghĩ mãi vẫn chẳng biết nên diễn tả thế nào. Vì vậy, tôi đã coi sự tồn tại của mình trên thế gian là để rèn giũa và trải nghiệm. Khoảng thời gian ấy cũng khiến tôi nhận ra, nơi đây chưa từng là một thế giới lý tưởng vì những cám dỗ bất tận sẽ làm con người ta dâng hiến cuộc đời mình một cách vô nghĩa.

Để có đủ ý chí tồn tại thật là khó biết mấy…

Nghĩ đến những lời mời sa đọa và viễn cảnh chỉ cần ngồi trong phòng viết chữ mà không phải làm việc cực khổ, tôi đã cảm thấy nản chí không biết bao nhiêu lần. Nhưng rồi khi nhớ đến lời hứa không bao giờ đổi thay của mình với người đã khuất, tôi đã vực dậy vì lý tưởng của riêng mình.

Tôi vẫn luôn như vậy, luôn bướng bỉnh với suy nghĩ không thể đặt bút viết ra những điều khiến người khác và chính mình cũng cảm thấy ghê tởm. Người đời nói tôi cứng đầu, cổ hủ cũng đành thôi. Nhưng làm sao tôi có thể hủy hoại phẩm giá của mình vì tiền bạc và vì lời nói nhất thời của họ? Làm sao tôi có thể sáng tạo nên mấy thứ không có đạo đức, không phải là chính mình kia chứ…

Uống cạn ly cà phê sữa, tôi thầm ngán ngẩm cúi đầu.

Dù sao, bui hp mt gia đình sp ti, mình có th n mày n mt được ri…

Rừ rừ, rừ rừ…

H?

Đang chìm đắm trong nỗi thỏa mãn của mình, tôi bỗng nhận ra điện thoại di động đang rung lên từng hồi. Do dự rút nó ra khỏi túi quần, màn hình màu đen luôn trong tình trạng tĩnh lập tức sáng bừng lên ngay khi tôi di chuyển nó.

Anh?

Nhìn thấy trên đó hiển thị biệt danh người gửi là: Anh Trai Cung Công Vic với dòng văn bản: “Phong à, bn gi chiu nay, em xách hành lý đến ca ga Ban Mai đi anh ri chúng ta cùng v quê nhé!”, tôi thầm bật cười khi biết mình đã đoán đúng. Mang theo niềm vui và tâm trạng thoải mái hơn bao giờ hết, tôi nhắn tin trả lời anh ấy: “D!”

- Mà Phong à, tiếng bụng em kêu to lắm đấy!

Giật mình, ngẩng đầu thấy mọi người trong phòng biên tập đang tập trung ánh mắt vào mình, tôi xấu hổ gãi đầu:

- Em… em xin lỗi…

Rối rít cúi đầu để tóc mái che khuất khuôn mặt tràn ngập ngượng ngùng, một cái bánh màu trắng hiện lên trước tầm mắt của tôi. Bất ngờ khi ngửi được một mùi thơm quen thuộc xộc vào mũi, bụng dạ tôi cũng rất phối hợp mà reo lên từng hồi:

- …

- Cầm lấy đi.

Cái mũi không ngừng hít ngửi mùi hương đến từ vị ngọt của đường và bột mì, ngập ngừng ngước nhìn người cầm cái bánh bao trước mặt rồi lại bối rối quay mặt đi, tôi lúng túng đáp:

- Em… em sẽ ăn sau…

- Thôi nào, đừng lãng phí thời gian và lòng tốt của người khác nữa. Cậu với anh vẫn phải làm việc cùng nhau trong vài giờ tới đấy. Anh đây cũng không muốn nghe bụng cậu reo hò trong suốt buổi đàm luận của chúng ta đâu.

Lời phàn nàn của biên tập viên Dương thực sự đánh trúng tâm lý không thích làm phiền người khác của tôi.

Thôi thì…

Nghĩ đến những lần anh ta đã giúp đỡ mình mà chưa từng đòi hỏi đáp lại, tôi đành ngượng ngùng đưa tay ra.

- Em cảm ơn ạ.

Từ chối làm sao được…

Có trong mình lòng biết ơn và nhận lấy chiếc bánh bao tiếp tế lúc nguy cấp của nhân viên tòa soạn, tôi lặng lẽ ăn trong khi mọi người đang bận rộn với công việc của mình.

Sau khi đứng đợi biên tập viên Dương điền vào danh sách đăng ký xuất bản tháng này rồi ở lại văn phòng của anh ta để cùng bàn bạc về cuốn tiểu thuyết giả tưởng mình mới hoàn thành thì cuộc thảo luận của chúng tôi kết thúc vào lúc thống nhất ngày đến Công ty Giải trí Sao Mai gặp đạo diễn Lê Văn.

- Em về nhé!

Tạm biệt mọi người trong công ty, tôi cầm áo khoác trên tay, thoải mái nheo mắt nhìn con đường ngập nắng rồi đến một quán ăn nhỏ gần công ty và vui vẻ trở về nhà thu dọn đồ đạc, chuẩn bị cho chuyến hành trình vào Nam hơn ba ngày của mình.

Còn ba ngày nữa là đến Tết. Chúng tôi vào đến Nha Trang thì cũng vừa kịp mùng Một Tết.

Ngày Tết ở Việt Nam là ngày sum vầy bên gia đình, là ngày mà tất cả mọi người ở gần hay xa, ở nơi phương trời nào cũng đều tụ hội về quê nhà để cùng quây quần bên những người thân yêu.

Năm nào hai anh em chúng tôi cũng về quê trước cha mẹ vì họ còn vướng rất nhiều việc nên sẽ về sau. Lúc nhận được tin nhắn của anh trai, tôi cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên lắm mà chỉ cảm thấy hơi buồn lòng mà thôi.

T tht, nếu không say máy bay thì mình đã bám ly h đ cùng v chung vi h ri!

Mỗi lần thu dọn đồ đạc rồi thả mình trên chiếc giường êm ái trong căn phòng trọ và nhìn vào khoảng không vô định, tôi đã không thể ngăn được thế giới suy tưởng của riêng mình. Nó cũng chỉ là cảm nghĩ trong chớp mắt về một năm vừa qua, cứ vô tình đến đi chẳng chờ đợi một ai và rồi sẽ có ngày tuổi thọ đạt đến giới hạn, tôi sẽ phải rời khỏi thế gian này.

Con người ta sẽ thế nào khi từ biệt thân xác của mình?

Ý nghĩ ấy làm tôi nhớ tới những con người cận kề với cái chết trong những bộ phim về chiến tranh. Phần sâu thẳm nhất của đời người lính luôn là tuổi thơ không vướng bận, vô tư với mọi thứ xung quanh, không cần quan tâm đến những định kiến vật chất của xã hội, và chính điều này đã khiến những kỉ niệm được cất giấu trong ký ức của tôi ùa về.

Thuở nhỏ, tôi cũng đã từng rất ngây thơ muốn gọi điện đến công ty để nói chuyện với cha mẹ vì rất nhớ họ. Cha mẹ biết được điều này cũng không hề cấm cản mà trái lại, họ còn vừa làm việc vừa chuyện trò với tôi nữa.

Nhưng đó ch là mi đu mà thôi.

Thời gian lặng lẽ trôi qua, doanh thu công ty dần tăng lên khiến mọi người trong nhà rất vui mừng. Nhưng kèm theo đó, họ lại càng bận rộn hơn mức bình thường. Mỗi lần tôi gọi điện đến thì cha mẹ chỉ ậm ừ một hai câu rồi đi họp, không họp thì cũng bận đi giao lưu với đối tác, gặp khách hàng,... nên càng về sau, cuộc nói chuyện giữa chúng tôi càng nhạt nhoà. Mãi cho đến khi lên Tiểu học thì tôi mới ý thức được rằng, mình đang làm gián đoạn công việc của cha mẹ nên tôi đã ít gọi điện đến công ty hơn và sau đó cũng không còn gọi nữa.

Thực ra, một phần là do việc học đã chiếm hết thời gian rảnh của tôi, nên tôi không thể chọn được khung giờ nào thích hợp để gọi điện cho họ.

Bản thân tôi là người hay để ý đến cảm nhận của người khác nên lần nào muốn gọi điện cho cha mẹ là tôi sẽ nghĩ đến rất nhiều vấn đề. Tôi luôn cảm thấy nếu mình gọi sớm quá thì sợ họ đang nghỉ ngơi, mà muộn quá thì sợ họ đang ăn với khách hàng nên cứ xoay vòng như thế cho đến khi bất lực và bỏ qua chuyện này.

Đã từng có một vài lần tôi bị mất ngủ và nằm ngẩn người trên giường nhìn trần nhà rất lâu. Mỗi lần thức như thế là tôi lại nghe được giọng nói và tiếng bước chân của cha mẹ mình. Cha mẹ vừa về đến nhà thì bà giúp việc liền chạy ra cửa nghênh đón. Ba người nhỏ giọng nói chuyện một lát rồi lần lượt đi tắm và về phòng nghỉ ngơi.

Lúc đó, vì sợ mọi người phát hiện mình thức khuya, cũng sợ họ lo lắng không đâu nên tôi chỉ dám len lén đứng ở cửa ra vào phòng mình và nghe lỏm cuộc trò chuyện giữa ba người họ. Nhận thấy những lời cha mẹ nói đều là vì quan tâm mình và anh trai, tôi đã rất vui vẻ leo lên giường và có một giấc mơ thật đẹp.

Mt gic mơđy đ c gia đình chúng tôi.

Sáng sớm hôm sau, vốn định bụng sẽ đến gõ cửa phòng cha mẹ để chào họ và rời nhà đi học. Nhưng ngay khi đứng trước cửa phòng họ, tôi chợt nhận ra, căn phòng trống trơn, chăn nệm đều đã được bà giúp việc gấp gọn gàng và cha mẹ của tôi đã đến công ty mất rồi.

Vào thời điểm đó, tôi còn quá nhỏ, không thể kiềm chế được cảm xúc buồn tủi và nỗi cô đơn chực trào trong l*иg ngực mình nên đã bật khóc nức nở ngay trước cửa phòng một phen.

Anh trai nghe thấy tiếng tôi khóc thì vội vàng chạy đến dỗ dành tôi.

Khi ấy, tôi còn bướng bỉnh giãy giụa và đẩy anh ấy ra rất mạnh, hét lên với anh ấy rằng, mình không cần anh trai, mình chỉ cần cha mẹ thôi.

Anh ấy nghe vậy cũng không hề giận mà chỉ chậm rãi đến gần và ôm tôi vào lòng, không nói thêm bất kỳ một câu nào nữa.

Năm đó, tôi học lớp bốn, còn anh trai thì đã gần cuối năm cấp hai rồi.

Cuộc sống bộn bề nhiều việc ấy cứ thế trôi qua. Mặc dù đã không còn khóc lóc đòi cha mẹ, nhưng nỗi khao khát tình cảm gia đình chẳng biết đã lớn dần trong tâm trí và trở thành vết thương lòng từ bao giờ.

Vì có những tâm sự thầm kín không biết tỏ cùng ai nên có đôi khi, tôi sẽ ngồi viết nhật ký để trút bỏ nỗi buồn phiền của mình và thỉnh thoảng sẽ luôn tự ảo tưởng rằng, vào một ngày nào đó, cha mẹ sẽ nhận ra sự trống vắng trong lòng tôi, họ sẽ đến bên tôi, cùng trao cho tôi những cái ôm ấm áp.

Và điu bt ng đã xy ra.

Vào kỳ nghỉ hè cuối năm cấp ba, ước mong mà tôi vẫn luôn cho, sẽ không bao giờ thực hiện được ấy đã trở thành hiện thực.

Ngay khi nhận được giấy báo nhập học, tôi đã đứng ngẩn người và nhìn chằm chằm vào nó rất lâu như không thể tin nổi vào mắt mình vì vốn tưởng rằng, cha mẹ sẽ gửi điểm thi của mình vào trường Tài chính mà anh trai từng theo học.

Nhưng h đã không làm vy.

Điều này khiến tôi nhận ra, những người làm cha làm mẹ mà tôi thường cho là mù quáng vì tiền ấy lại đang cố gắng tìm hiểu những mong muốn và suy nghĩ của tôi thông qua anh trai. Họ luôn tôn trọng và ủng hộ tuyệt đối quyết định trở thành nhà văn của tôi bất chấp sự phản đối của cha mẹ họ.

Hôm ấy, tôi cũng đã cảm nhận được tình yêu thương mà họ dành cho mình.

Khi cha mẹ biết tôi đã nhận được thông báo nhập học, họ còn gửi tin nhắn động viên, mong tôi sẽ có được những gì mà tôi muốn và chúc tôi có những trải nghiệm đáng giá khi vào Đại học.

Ngẩn ngơ nhớ lại mình của ngày đó chỉ vì một tin nhắn mà vui đến mức trùm chăn sụt sịt, đọc đi đọc lại cả đêm khiến mắt đỏ hoe, tôi không thể ngăn được nụ cười cay đắng đang nở trên khuôn mặt mình.

Mình ca quá kh đúng là mt đa tr ngc nghếch…