Quyển 2: Khống chế - Chương 4: Tôi và đề thi hóc búa (2)

Câu hỏi thứ ba: Hãy nêu suy nghĩ của bạn về hiện tượng xã hội “Giảm sinh”.

Giảm sinh là hiện tượng phản kháng của con người diễn ra vào giai đoạn gần đến hồi kết của một xã hội đang dần rơi vào tình cảnh sụp đổ trí tuệ hình thành nên các mặt: đạo đức, nhận thức và ý thức.

Con người là loài động vật sống theo bầy có ý thức. Để hình thành nên một xã hội, nghĩa là có rất nhiều người cùng sinh sống, chia sẻ, trao đổi, làm việc, gắn kết,… thì con người cần phải có một thứ để duy trì ý thức của mình, đó là nhận thức.

Con người nhận thức được đúng – sai, hay – dở, tốt – xấu.

Con người nhận thức được hành động và suy nghĩ của mình là để làm gì, có ý nghĩa gì.

Vậy nên, để duy trì sinh sản, thế hệ đi trước phải tạo nên những điều hướng đến phát triển bền vững, đó là không ngừng tạo ra những giá trị tốt đẹp, những hành động và lối tư duy cao quý để duy trì vẻ đẹp vốn có của mình, để góp phần thúc đẩy đồng loại sinh sản và có lý do thuyết phục về sự tồn tại của mình. Nếu muốn thế hệ sau tiếp tục sinh sản, thế hệ đi trước phải có được những giá trị đúng đắn để thôi thúc con cháu tự hào vì sự xuất hiện trên thế giới này của chúng phải có ý nghĩa lớn lao thế nào và đẹp đẽ ra sao. Từ đó, con trẻ mới muốn sống, làm việc và tiếp tục sinh sản vì sự phát triển của giống loài.

Vì sao con người phải luôn luôn tạo ra những giá trị tốt đẹp và bài trừ những điều xấu?

Tôi có ví dụ thứ nhất: Con người nhận thức được thảm họa chiến tranh.

Những ai tin vào thuyết “Luân hồi” hẳn cũng tin vào luận điểm: Kiếp sau. Vậy nên, tôi sẽ suy luận theo lối tư duy tồn tại “kiếp sau”.

Nếu “kiếp sau” con người nhận ra mình không phải là người đã từng chiến đấu vì phe “Tổ quốc” mà là đứng trong hàng ngũ của phe “Kẻ địch”, sống trên đất nước có đôi tay nhuộm đỏ máu thịt của đồng bào nước mình. Con người sẽ lập tức cảm thấy chiến tranh là lý do tạo nên hành động vô nhân đạo, man rợ và dã man dùng để gϊếŧ hại đồng loại. Trong khi đó, tất cả mọi người đều có chân, có tay, có đôi mắt và quan trọng nhất là cùng một giống loài. Đây là một việc đi trái với đạo đức của loài người nên nó sẽ khiến họ căm ghét giống loài của chính mình và đánh mất ý chí muốn sống tiếp hoặc cố gắng sống trong dằn vặt, đau khổ và hận thù đến mức không muốn sinh sản để cống hiến lao động cho đất nước “Kẻ địch”.

Đã có suy nghĩ như vậy thì lấy động lực đâu mà tiếp tục sinh sản?

Hoặc ví dụ: Trong các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam của nước Mỹ đã có những người dân nói như sau: “Chúng tôi muốn hòa bình!”, “Hoa Kỳ không phải quốc gia của những kẻ xâm lược, của kẻ gϊếŧ người.”,… Mà ai cũng biết, thời điểm đó là thời kỳ mà giá trị đạo đức của con người đang dần suy thoái. Còn trong thời hiện đại ngày nay, dù con người có ý thức hơn trước chiến tranh, nhưng vẫn có những kẻ lãnh đạo khát máu và tham lam luôn luôn lăm le ngoài bờ cõi của những đất nước không có điều kiện phát triển hoặc vừa mới trải qua tổn thương chiến tranh. Bộ mặt giả dối, xảo quyệt và thâm độc của họ vẫn luôn là nốt ung nhọt đau âm ỉ khiến những đất nước yếu thế hơn phải e dè, cảnh giác mọi lúc mọi nơi.

Để lôi kéo người dân về phía mình, Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách che giấu mọi thông tin về vụ thảm sát các thành phần trí thức tại Quảng trường Thiên An Môn với người trẻ hiện đại và báo chí nước ngoài đã cho thấy những thông tin được ghi lại về hành động của một Chính phủ nhằm đáp lại khát vọng tự do của người dân quan trọng đến mức nào.

Tinh thần tận trung của người dân với nơi mình sinh ra luôn rất quan trọng trong việc duy trì một đất nước.

Cho đến ngày nay, chính sách đốt tài liệu gốc để chỉnh sửa theo hướng tự coi mình là nạn nhân hoặc không cho người dân tìm hiểu thông tin về thế giới xung quanh từ mạng toàn cầu đều nhằm mục đích thống trị riêng của họ. Ngoài âm mưu mị dân của Chính phủ Trung Quốc, họ còn dùng bẫy nợ để có cớ đặt căn cứ quân sự ở các nước, mở lối cho đường dây tội phạm Trung Quốc xuyên đa quốc gia chuyên lừa đảo, kích động người dân, thậm chí thành lập các băng cướp nhằm gây hỗn loạn và gây bất ổn chính trị ở các quốc gia khác. Các hãng công nghệ của Trung Quốc luôn cài đặt hệ thống theo dõi người dùng, thu thập dữ liệu người dùng và ăn cắp chất xám thông qua dữ liệu trên thiết bị công nghệ. Âm mưu của họ cũng tương tự như âm mưu của các nước dân chủ chuyên quyền, tất cả vẫn chưa từng nguôi tham vọng đánh chiếm lãnh thổ của đất nước khác.

Sống trong thời an lạc nhưng vẫn phải tập huấn luyện quân sự và học giáo dục quốc phòng là để đề phòng những kẻ như thế, những kẻ sẵn sàng cướp đi tự do, ăn cắp chất xám, cản trở tiến bộ và đe dọa mạng sống của đồng loại.

Tôi không phủ định chuyện năm xưa, Trung Quốc đã viện trợ vật chất cho Việt Nam, góp phần giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Nhưng đến năm 1979, Trung Quốc đưa quân sang đánh Việt Nam đã khiến mọi sự giúp đỡ và hình ảnh tốt đẹp trước đó của họ hóa tro tàn trong mắt nhân dân ta. Sau vụ việc xâm lược, Trung Quốc lợi dụng luật cấm sử dụng mạng toàn cầu khiến những người dân không biết rõ các vấn đề xảy ra trên thế giới để viết nên một lịch sử cực kỳ quái đản, họ viết, Việt Nam mới là đất nước xâm lược Trung Quốc vào năm 1979 chứ không phải Trung Quốc đánh úp bất ngờ để mị dân, để dân họ cảm thấy chúng ta vô ơn với họ, góp phần thúc đẩy phong trào “mày đánh tao thì sau tao chơi mày, tao cũng không cảm thấy có lỗi” của người trẻ Trung Quốc, khiến họ căm thù người dân Việt Nam. Điển hình là người Trung Quốc cầm đầu băng đảng đang không ngừng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và bắt cóc người dân Việt Nam ở Campuchia. Trung Quốc không chỉ là kẻ luôn khơi mào chiến tranh, nạn diệt chủng mà còn là đất nước không tôn trọng bản quyền, không có lòng nhân đạo, là quốc gia duy nhất khiến tất cả các quốc gia khác ghét họ. Trung Quốc, kẻ đánh thua thì sửa lịch sử, đúng là nhục nhã thay cho một đất nước tỷ dân. Hơn cả, nếu năm 1979, Trung Quốc không giúp Việt Nam thì người dân Việt vẫn anh dũng và đoàn kết để giành lại nền tự do, độc lập cho dân tộc.

Tất thảy vừa là bạn, cũng vừa là thù.

Trong số các nước xâm lược, phần lớn người dân của đất nước họ thường có ý thức và có lòng nhân đạo. Có thể kể đến như Mỹ có ông Norman Morrison tự thiêu trước Lầu Năm Góc để phản đối chiến tranh Việt Nam, các cuộc biểu tình của người dân liên tục nổ ra để phản đối những cuộc chiến tranh vô nghĩa, những người dân không muốn chiến tranh bị ép tòng quân. Ở Nhật Bản cũng vậy, họ có quá khứ xâm lược Việt Nam, nhưng sự kiện nhân dân Nhật Bản tiêu biểu như: nhà văn, nhà báo và vô vàn những con người tốt đẹp cổ vũ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ bằng vật chất, bằng lời kêu gọi hay bằng tất cả những biện pháp họ có thể làm đã là một tấm lòng đáng được ghi nhận. Không chỉ vậy, Chính phủ Nhật Bản đã có những giúp đỡ đáng kể cho Việt Nam sau chiến tranh cũng luôn được tôi ghi nhớ trong lòng.

Ví dụ thứ hai: Người lao động nhận thức được người thuê lao động coi thường.

Chủ doanh nghiệp giàu có lên từ những người lao động, nhưng họ chỉ nghĩ rằng, trí tuệ của họ mới là thứ đem lại vật chất cho họ. Họ không trân trọng mà là khinh thường những người nhân viên không thể có được bối cảnh giống như mình thì sẽ dẫn đến hai hệ lụy là: người lao động bỏ việc hoặc cố gắng làm tiếp vì tiền.

Những tiêu cực mà chủ doanh nghiệp gieo rắc lên người những nhân viên sẽ dẫn đến hiện tượng tâm lý có tên là: Áp lực, tiếp đến là chứng bệnh tâm lý: Trầm cảm và cuối cùng là dẫn đến hành vi: Tự sát để kết thúc mọi đày đọa họ phải chịu hay còn gọi là sự giải thoát cho đôi bên.

Buông tha cho những người khác là buông tha cho chính mình.

Thậm chí, doanh nghiệp có thể sụp đổ nhanh hơn vì mang tiếng xấu từ những phản ánh của nhân viên cũ. Trong những người lao động, đương nhiên còn có cả những khách hàng nằm ở các tầng lớp khác nhau sẽ e dè và kỳ thị những công ty như thế.

Khi con người muốn lao động nghĩa là họ muốn sống.

Khi con người muốn ngừng lao động nghĩa là họ muốn chết.

Hoặc như ví dụ: Các hộ gia đình nhận thức được sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội.

Một gia đình không có điều kiện vật chất cố gắng cổ vũ con cái học thật giỏi để đỡ đần cho tương lai, đổi đời hoặc chỉ đơn giản là vì yêu thích danh hão,… con cái của họ sẽ rơi vào các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Áp lực học tập sẽ khiến con mắc bệnh trầm cảm dẫn đến hành vi tự sát.

Trường hợp thứ hai: Con thi đỗ vào trường danh tiếng nhưng không được bạn bè trong trường yêu thích vì nhà không có điều kiện vật chất. Áp lực đến từ những người xung quanh sẽ dẫn đến căn bệnh trầm cảm và lựa chọn sự phản kháng cuối cùng là tự sát.

Trường hợp thứ ba: Con học xong ra trường nhưng vì quá khứ đã chịu đựng quá nhiều áp lực từ gia đình, phân biệt giàu nghèo và danh tiếng. Con cái sẽ không còn muốn có thế hệ tiếp theo để phải chịu những cảnh tượng mà họ đã chịu, đây là sự phản kháng trước xã hội coi trọng vật chất và lòng nhân đạo của người dưỡng dục với thế hệ tương lai của họ.

Quá đau khổ sẽ ép chết tâm hồn của con người.

Trường hợp thứ tư: Con học xong ra trường, đi làm, có được cơ ngơi và giàu có hơn. Đứa con đó cảm thấy năm xưa mình chịu đựng quá nhiều đau khổ nên khi sinh con ra, đứa con ấy lại chiều chuộng con của nó vô tội vạ khiến đứa trẻ không được uốn nắn đúng cách nên sinh hư và tổn thương những người khác. Người kia tự sát thì đứa trẻ làm tổn thương người tự sát kia lại bị người thân thiết của người tự sát trả thù.

Lại một vòng lặp đau khổ mới được hình thành.

Khi gặp nhiều áp lực đến từ nhiều yếu tố khác nhau, con người sẽ không còn muốn sinh con vì họ cảm thấy cuộc sống của loài người không hề lý tưởng. Vì nghĩ cho thế hệ tương lai sẽ phải chịu đựng cảnh tượng giống như mình, con người sẽ chọn cách độc thân và vấn đề không còn muốn sinh sản để đóng góp thêm lao động cho người khác làm giàu hay cống hiến cho đất nước, xã hội là tất yếu.

Con người kiếm miếng ăn để sống, để hiểu được ý nghĩa sự sống của họ là gì, nhưng có những thành phần lại coi việc kiếm tiền, kiếm miếng ăn để sống sót và tận hưởng thế giới vật chất của họ là một chuyện nhục nhã. Vậy thì cách họ phản kháng lại sẽ là không sinh sản, không làm việc để những kẻ coi thường họ sẽ tự chết trên đống vật chất, trên sự tự mãn ấy. Còn những người có lòng tự trọng, họ sẽ mỉm cười chết trên tôn nghiêm của họ.

Cái chết là con số 0, là sự công bằng của tự nhiên đối với vạn vật. Mọi sinh vật đều bình đẳng, những ai được sinh ra ở nơi có điều kiện phát triển sự sống như Trái đất, vẫn còn sống sót trước các tệ nạn đến từ xã hội, thảm họa thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, ô nhiễm,… và có được mọi thứ như ngày hôm nay là vì họ may mắn.

Con người nhận thức được xã hội càng độc hại và xấu xí thì sẽ tạo nên lý do ngừng sinh nở vì tất cả đều nhận thức được rằng, sự xuất hiện của họ trên thế giới vật chất này là vô nghĩa, là xấu xa. Một xã hội với những người đi trước không hề tôn trọng họ, luôn nghĩ cách hãm hại họ, vậy thì làm gì tốt đẹp để sống và phát triển? Vậy nên, đường nào cũng là đường chết, là khổ sai, là phông nền, là con tốt thí mạng, là bệ đỡ, là công cụ cho một kẻ khác. Đã là như thế thì làm gì còn ai thèm sinh con, thèm phát triển, thèm cống hiến, thèm hy sinh?

Người nào nhận thức được những vấn đề tiêu cực trong xã hội của họ sớm nhất thường là những người thông minh nhất và cũng sẽ nằm trong số những người tự tử hoặc không sinh sản nhiều nhất.

Nếu cuộc sống đã không tốt đẹp thì lấy lý do gì để sinh sản?

- Phù…

Thong thả nhấn vào thanh hỏi chấm cuối cùng, tôi thở phào nhẹ nhõm và nhắm mắt lại. Ổn định lại tinh thần của mình xong, tôi quay đầu nhìn người đang dùng vẻ mặt cực kỳ nghiêm túc đứng ở đằng sau mình. Trông thấy ánh mắt của anh ta tập trung vào bài viết của mình, tôi im lặng quay đầu xem xét lại xem có còn chỗ nào chưa chu toàn hay không thì chợt nhận thấy một bàn tay được đặt lên vai mình.

- Viết được ra chừng này thì anh không nghĩ em là một đứa trẻ đâu, Phong à.

Hốt hoảng bám chắc ghế khi đôi tay Bạch Khang nắm lấy vai mình và xoay lại. Ánh mắt anh ta tập trung nhìn tôi như thể nghi ngờ sự tồn tại của tôi là không có thật. Một lúc sau, giọng nói nghiêm túc nhận xét của Bạch Khang cất lên:

- Đề thi thứ nhất của em thực sự quá xuất sắc. Em biết không, rất ít người có thể nhìn bao quát mọi thứ được như em. Nói thật đi, em đang che giấu điều gì phải không?

Biết ngay anh ta kiểu gì cũng đọc lướt qua để gửi cho Hiệu trưởng chấm thi, tôi chỉ đành mím môi nghĩ đối sách. Thời gian cứ trôi qua trong không khí tĩnh lặng như thế hồi lâu. Dường như nhận ra việc tôi chần chừ không đáp là đang thừa nhận mình có vấn đề, Bạch Khang thả đôi vai của tôi ra, quay người định ra khỏi văn phòng Chủ tịch Hội học sinh.

- Đến một lúc nào đó, em sẽ nói với anh và cô ấy.

Vội vàng ngồi dậy và níu lấy vạt áo của Bạch Khang, tôi cúi đầu để che giấu biểu cảm của mình, lí nhí nói.

Tác giả có lời muốn nỏi:

Có một nét nghệ thuật ẩn trong từ “Khá đấy…” của Chủ tịch Hội học sinh Bạch Khang.

Trước một đứa trẻ biết kiềm nén ham thích nhất thời và biết yêu quý sức khỏe bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm tốt, anh ta đã cảm thấy rất thú vị và coi trọng người như Đông Phong. Đông Phong đương nhiên không biết điều đó vì sự thông minh của cậu ta chỉ là do thói quen không được phép đối xử tệ bạc với cơ thể của chính mình, cơ thể mà cha mẹ đã dốc hết của cải để nuôi dưỡng cậu ta khôn lớn. Đông Phong là đứa trẻ luôn biết ơn và giữ gìn phẩm chất của một con người giống như khi cậu ta ở thế giới hiện thực.