Chương 28: Tứ Thánh Thú

TỨ THÁNH THÚ: THANH LONG - BẠCH HỔ - CHU TƯỚC - HUYỀN VŨ

Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,... phương Đông.

Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:

Thanh Long của phương Đông

Bạch Hổ của phương Tây

Chu Tước của phương Nam

Huyền Vũ của phương Bắc

Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật

Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương (孟章), Chu Tước là Lăng Quang (陵光), Bạch Hổ là Giám Binh (監兵), và Huyền Vũ là Chấp Minh (執明).

Các thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành:

Thanh Long của phương Đông: Mộc

Chu Tước của phương Nam: Hỏa

Bạch Hổ của phương Tây: Kim

Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy

Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay "Hoàng Lân của Trung tâm". Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của "trung tâm" là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.

Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.

Đông: Thanh Long

Chòm Thanh Long (rồng xanh) gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành gồm: Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)

Tây: Bạch Hổ

Chòm Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)

Nam: Chu Tước

Chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ) gồm: Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)

Bắc: Huyền Vũ

Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)

Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)

Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liền

Thiếu dương: tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên

Thiếu âm: tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên

Thái âm: tượng hình bởi hai vạch đứt

Tứ tượng Đồng thời Tứ tượng cũng tương ứng với bốn phần của vòng tròn Thái cực đồ.

Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:

Nhật (Mặt Trời) - tương ứng với Thái dương

Nguyệt (Mặt Trăng) - tương ứng với Thái âm

Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh) tương ứng với Thiếu âm

Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tương ứng với Thiếu dương.

Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:

Trong phong thủy

Đối với phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.

Tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc; bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông . Không hiểu do trùng hợp mà tứ tượng lại tương ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của truyền thuyết châu Âu là nước (xanh biển - Thanh Long), lửa (đỏ - Chu tước), gió (trắng - Bạch Hổ) và đất (đen - Huyền Vũ)