Chương 11

Sau khi trận đấu kết thúc là tiết tự học, chủ nhiệm lớp Hoàng Hạc bước vào lớp tấm tắc biểu dương sự thể hiện hôm nay của đội bóng.

“Nhưng mà…”

Chủ nhiệm Hoàng chuyển đề tài: “Kết thúc trận đấu lại phải nghỉ tiếp, chỉ còn nửa tháng nữa là đến kì thi cuối kì, cả lớp chuẩn bị tinh thần, để lần thi cuối kì này cũng đứng thứ nhất!”

Hoàng Hạc đứng trên bục giảng nhiệt tình cổ vũ, học sinh ngồi dưới lặng ngắt như tờ.

Chỉ có Phùng Siêu hét lên một tiếng: “Được thôi thầy giáo!”

Cả lớp cười vang.

“Mọi người đừng cười, bạn học Phùng Siêu nói rất đúng, xứng đáng tuyên dương!” Hoàng Hạc xoa bụng giáo huấn mấy câu rồi chắp tay sau lưng rời khỏi lớp.

Khí huyết sục sôi giống như chủ nhiệm lớp còn cả Kiều Trĩ Ninh.

Thi học kì gần kề, cô rảnh rỗi liền ôm sách vở và đề thi thử chạy đến nhà Trình Việt Chi. Bàn học của Trình Việt Chi rất to, hai người cùng ngồi cũng không chật.

Chiều chủ nhật, Kiều Trĩ Ninh như mọi ngày bấm chuông nhà Trình Việt Chi.

Cửa rất nhanh liền được mở ra, một khuôn mặt hiền hậu xuất hiện trước mặt Kiều Trĩ Ninh.

“Trĩ Ninh tới rồi à, mau vào đây.” Chu Mạt nhiệt tình nhường đường.

“Chào dì Chu ạ!” Kiều Trĩ Ninh chào hỏi ngọt ngào: “Cháu đến tìm Trình Việt Chi.”

“À, thằng bé đang ở trong phòng, cháu cứ vào phòng nó mà xem.” Hai đứa nhóc cùng nhau trưởng thành, quan hệ giữa đôi bên vô cùng thân thiết. Kiều Trĩ Ninh đến đấy giống như về nhà vậy, không cần câu nệ khách sáo.

Kiều Trĩ Ninh thay dép, đáp một tiếng rồi đi về phía phòng của Trình Việt Chi.

Rèm cửa sổ trong phòng kéo đến hơ nữa, khiến trong phòng có hơi tối.

Trình Việt Chi ngả đầu ra sau ghế, mắt nhắm chặt, khuôn mặt giấu trong bóng tối, tựa hồ như đang say giấc.

Kiều Trĩ Ninh phút chốc liền nổi hứng nghịch ngợm, nhón chân đi đến trước mặt Trình Việt Chi, cúi người, ghé sát miệng vào tai anh.

Đang chuẩn bị hắng giọng hét một tiếng thật to thì người trước mặt đột ngột quay đầu, tai cũng bị ấn xuống.

Tiếng hét của Kiều Trĩ Ninh bị đình chỉ, không kịp đề phòng mà nhìn trơ trơ cặp mắt vừa mở kia.

Mắt đối mắt, mũi đối mũi, miệng đối miệng.

Khoảng cách hai người gần đến mức, chỉ cần Kiều Trĩ Ninh cử động một chút sẽ chạm ngay vào da của Trình Việt Chi.

Trình Việt Chi ánh mắt hờ hững nhưng lại rất sáng.

Cùng với Kiều Trĩ Ninh mắt to trừng mắt nhỏ một hồi, anh giơ tay ấn vào trán của cô: “Cậu há miệng ra làm cái gì hả?”

Chỗ trán bị dí có hơi ngứa, giọng của anh khàn khàn mang theo dư vị vừa ngủ dậy, nghe có vẻ biếng nhác.

Kiều Trĩ Ninh giật mình lùi về sau, vẻ mặt có chút chán nản.

“Cậu đang ngủ cơ mà? Đột nhiên mở mắt doạ người làm gì hả?”

Trình Việt Chi suy nghĩ một lúc, như đã hiểu ra.

“Cậu định doạ tớ?”

Hành động mở mắt vô cùng bình thường lại bị cô nói thành dọa nạt, chắc chắn là do cô chột dạ.

Kiều Trĩ Ninh “hừ” một tiếng, không muốn thừa nhận.

Để sách bài tập lên bàn, cô kéo hết rèm cửa ra.

Soạt một tiếng, căn phòng sáng bừng.

Trình Việt Chi nheo mắt, lấy thêm một chiếc ghế ở phòng khách.

Lúc quay lại, Kiều Trĩ Ninh đã không khách khí ngồi lên vị trí ban nãy của anh, cúi đầu làm đề thi thử.

Trình Việt Chi cũng ngồi xuống, kéo tờ đề của mình qua tiếp tục làm.

Bọn họ cùng học với nhau mười mấy năm, từ lâu đã hình thành nên được sự ăn ý.

Hai người ai làm việc của người nấy, trong phòng chỉ còn tiếng lật sách và viết chữ.

Kiều Trĩ Ninh đang làm đề thi cuối kì Toán của lớp 10 năm ngoái, gặp phải câu nào không biết làm thì khoanh tròn lại.

Làm có một đề mà đã khoanh tròn 5, 6 câu.

Cô duỗi eo, nhìn sang Trình Việt Chi bên cạnh, anh đã sớm làm xong đề thi thử, bây giờ đang luyện chính tả(*) môn ngữ văn.

(*) Đối với người bản xứ hay những người học tiếng Trung nói chung, thể chữ tượng hình của ngôn ngữ này khá là khó nhớ nếu không thường xuyên luyện viết, để tránh quên chữ dẫn đến hiện tượng nhớ chữ nhưng không biết viết (cay cú lém (┬┬﹏┬┬)) trong phòng thi Văn thì phải chăm chỉ luyện chính tả để không quên mặt chữ (;´д`) hoặc có một số dạng phải điền cụm cố định vào chỗ trống or một số bài phải nghe đoạn rồi điền từ, thường thì các từ này toàn là các từ nhiều nét.

Cảm nhận được ánh mắt của Kiều Trĩ Ninh, Trình Việt Chi dừng lại việc trong tay, gấp vở bài tập lại, để sang một bên.

Anh cầm lấy tờ đề của Kiều Trĩ Ninh soát một lượt, sau đó xé một tờ nháp.

“Câu này phải vẽ thêm hình (*) như này…”

(*) Ở đây vốn dĩ dùng từ 辅助线(đường phụ trợ) để chỉ khi làm toán hình, có những hình phải vẽ thêm đường hoặc đoạn thẳng khác mới có thể giải được, thì những đường/ đoạn thẳng được vẽ thêm đó được gọi là đường phụ trợ, nhưng VN mình quen gọi đơn giản là vẽ thêm hình hoi.

Anh đã sớm nhận ra, khả năng hình học không gian của Kiều Trĩ Ninh không tốt cho lắm, những câu đơn giản thì còn làm được, nhưng chỉ cần gặp những câu khó thì đến vẽ thêm hình cũng vẽ sai.

Trình Việt Chi lần lượt giúp cô giải quyết những câu bị khoanh tròn.

Kiều Trĩ Ninh nằm bò trên bàn, chống cằm nghiêm túc lắng nghe.

Chẳng mấy chốc, cơn buồn ngủ ập đến, cô vô thức gục đầu xuống.