Chương 17: Đáng được nhận

Tạ Minh Trạch tự nhủ, xem cuối cùng lão phu nhân đã nói thật.

Bà ta tức giận thở hổn hển, mama vội vàng vuốt ngực cho bà ta.

Tạ Minh Trạch ngoan ngoãn cười: “Tôn nhi cáo lui.” Chậc chậc, người độc ác như vậy, ai mà thèm lui tới.

Tạ Minh Trạch bước ra khỏi cửa được vài bước, tiếng thét chói tai của mama vang lên từ phía sau, Tạ Minh Trạch ngáp dài một cái, vươn vai.

Người này không thể không làm chuyện xấu, nhìn xem, năm ấy lão thái thái thường nói không tốt về con dâu, nhất là bà ta không hề thích con dâu xuất thân gia giáo có ăn có học, bà ta thường cậy vào thân phận tổ mẫu mà bắt nạt mẫu thân y đến không còn đường lui.

Kết quả là, đây không phải thứ bà ta đáng được nhận sao?

Người ác độc như thế,vẫn cần người ác như y dạy dỗ.

Tạ Minh Trạch vừa ngân nga một giai điệu nào đó vừa bước ra khỏi hậu viện, đi vào đường chính liền gặp một thanh niên mặc áo màu chàm, đôi mắt hắn ra rất hiền, gương mặt tuấn lãng dịu dàng, nhưng tiếc thay, khi nhìn thấy Tạ Minh Trạch ánh mắt ấy nhanh chóng trở lại bình thường, mỉm cười gọi: “Minh Trạch đệ.”

Tạ Minh Trạch liếc nhìn đối phương, dựa vào kí ức của nguyên thân liền nhận ra danh tính người này.

Tạ Văn Khang, với người ngoài, hắn ta là nghĩa tử của Tạ gia, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong phủ Tạ gia, được một tay lão phu nhân nuôi nấng, lớn hơn Tạ Minh Trạch một tuổi.

Lão thái thái đối xử với nghĩa tử này còn tốt hơn gấp ngàn lần so với tôn nhi ruột thịt của bà ta.

Lý do là gì, nghĩa tử Tạ Văn Khang này thực chất là máu thịt của Tạ Tương, hắn ta được Tôn thị (hiện là kế mẫu của Tạ Minh Trạch) lén sinh ra khi bà ta đến phủ để chăm sóc cho lão gia.

Thậm chí còn sớm hơn một năm so với lúc Chu thị hạ sinh nguyên thân.

Tạ Tương sinh ra ở nông thôn, gia đình nghèo, được mẫu thân là quả phụ nuôi dưỡng. Trong các con của lão thái thái, chỉ có Tạ tướng quân học giỏi nhất, nên thái thái cố gắng dành toàn bộ tiền chu cấp cho đứa con này học hành, thi đỗ làm quan.

Năm đó, khi Tạ tướng quân lên kinh ứng thí thì được phụ thân của Chu thị - mẹ ruột của nguyên thân để mắt tới, Chu lão gia đã giúp đỡ ông ta rất nhiều.

Vì mối quan hệ của ông ta với Chu lão gia nên Tạ Tương được chăm sóc rất cẩn thận, sau khi đỗ đạt thành quan, con đường quan trường rộng mở, Chu lão gia thấy Tạ Tương là người hiền lành, nho nhã nên quyết định gả nhi nữ cho Tạ Tương.

Lúc đó Chu tiểu thư chưa đủ tuổi nên Chu Tô Trung đã giữ bà lại thêm một năm. Kết quả là trong một năm đó, Tạ Tướng quân đã có quan hệ với Tôn thị và hạ sinh Tạ Văn Khang.

Khi đó, Tạ Tương vừa không muốn phá mối hôn sự tốt lành đã được định sẵn với Chu gia, mặt khác vì sĩ diện, không muốn bị thiên hạ đàm tiếu là mình vô ơn, hơn nữa lúc đó địa vị của Tôn gia cũng không cao bằng Chu gia, Tôn gia cũng chịu im lặng vì đứa cháu trai của họ nên mọi chuyện không ầm ĩ lên.

Sau đó Tạ Tương thành hôn với Chu tiểu thư, tuy nhiên Chu tiểu thư đã không may qua đời vì khó sinh.

Một năm sau đó, Tạ tướng quân tái giá với Tôn thị.

Cùng lúc này, Tạ Văn Khang được đưa về phủ với tư cách là nghĩa tử của Tạ Tương để nuôi dưỡng dưới tay lão thái thái.