Chương 23: Cha Lục

Lúc mới phát tiền an ủi, công xã và đại đội đều tới tìm ông thương lượng, có phải nên tổ chức một lễ tang vinh quang đàng hoàng cho Lục Thiệu Đường hay không, nhà nước sẽ bỏ tiền, không cần nhà họ Lục bỏ một xu một đồng nào, sau này cũng tiện cho các học sinh học tập, Tết Thanh minh cũng đi quét một tảo mộ các kiểu.

Bọn họ cho rằng đây là vinh dự cho nhà họ Lục, nhưng đối với ông và bà nhà thì chuyện này lại như đâm một dao vào ngực hai người.

Từ chối thì từ chối, nhưng bi thương lại bị cưỡng ép đè xuống đáy lòng, giống như không khí bị áp súc nhiều lần, có lẽ không biết ngày nào sẽ nổ ầm một cái.

Hôm nay lúc cuốc đất ông già Thường đi tới trước mặt ông, dùng giọng điệu tự cho là quan hệ tốt đưa ra ý tưởng cho ông: "Nhân lúc nhà nước còn bỏ tiền tổ chức tang sự sớm một chút đi, để trễ hơn thì có lẽ người ta sẽ mặc kệ. Làm đám tang tốn tiền lắm."

Cha Lục không phản ứng lại ông ta, chỉ lo vùi đầu cuốc đất.

Cũng không biết ông già Thường này không có mắt nhìn hay là cố ý, chỉ là dựa vào ghen tị của ông ta đối với mình lúc trước, cha Lục cảm thấy nhất định là ông ta cố ý rồi.

Ông già Thường lại tự cho là nhìn xa trông rộng nói: "Chú em Lục, tôi thật sự muốn tốt cho chú thôi. Đứa con dâu thứ ba của nhà chú trông như vậy... đang tuổi xuân nhất định không giữ được, nghe nói mấy ngày nay nó đang làm loạn ở nhà đúng không? Nghe lời tôi, đừng giữ lại nữa, con gái lớn không giữ được, giữ tới giữ lui còn thành thù, con dâu không còn chồng lại càng như vậy, chú giữ thêm một ngày thì nó sẽ hận chú thêm một ngày."

Ha ha, cái gì không còn chồng bệnh không dậy nổi chứ? Đều là mượn cớ, nói đến cùng là muốn tái giá nhưng nhà họ Lục không cho phép chứ gì?

Ông già Thường cảm thấy mình vô cùng thông minh, giúp đỡ nhà họ Lục hòa giải mâu thuẫn, còn giải cứu quả phụ trẻ tuổi xinh đẹp bị nhà chồng giam giữ.

Ông ta không phải hộ gia đình nguyên bản của Lục gia thôn mà là chạy nạn tới, lúc trước cha ông ta cũng là trưởng thôn có số má, ông ta tự cảm thấy mình không thua gì cha Lục, điểm nào cũng muốn so sánh.

Cha Lục khinh thường cãi nhau với người ta.

Cãi nhau ngoại trừ tức giận cũng không thể giải quyết vấn đề, sẽ chỉ khiến trái tim vốn đã khó chịu của mình họa vô đơn chí.

Người thật lòng tốt với ông nhất định sẽ thông cảm cho cảm xúc của ông vào giờ phút này, nhất định không tới kí©h thí©ɧ ông.

Loại người tự cho là đúng tới đây dồn ép vô lại, anh nói tiếng người ông ta không hiểu, ông ta cũng không muốn nghe, ông ta chỉ muốn chế giễu hoặc thao túng anh.

Cha Lục có thể tưởng tượng được tâm tư của những người này.

Chà, lúc trước là ông hai nhà họ Lục thì sao? Bây giờ còn không phải trồng trọt chung với đám người chân đất bọn tôi hả?

Ôi chao, con thứ ba của ông có tiền đồ thì sao? Còn không phải chết trẻ à?

Con dâu xinh đẹp như vậy có ích gì? Còn không phải phải tái giá!

Ông không để ý, chỉ vùi đầu buồn bực cuốc đất. Ha ha, chú em? Ông hai anh là người mà anh có thể xưng anh gọi em sao?

Từ lúc còn rất nhỏ thì cha Lục đã lo liệu việc nhà, khi đó người trong thôn gọi ông là ông hai Lục, sau khi đất nước thành lập mấy người làm cũ và tá điền trong thôn để tỏ lòng cảm kích và tôn trọng nên đổi giọng gọi là ông hai, tôn xưng tương tự như bối phận ở trên.

Ông già Thường tự cho là tốt bụng, là thật lòng muốn giúp cha Lục.

Ông ta âm thầm so sánh mù quáng với cha Lục, so đời cha tổ tiên trước, không bằng lại so vợ, vợ không bằng thì so con, con không bằng lại so với...

Hiện tại đứa con trai ưu tú nhất của nhà họ Lục không còn, cô con dâu xinh đẹp nhất rồi sẽ tái giá, ông già Thường cảm thấy mình thắng, chú em Lục quá đáng thương.

Ông ta sẽ giúp chú em Lục ra ý kiến, không thể để chú em cố chấp nữa.