Chương 13

1



Không nói ra nhưng khi tư lệnh trưởng quân khu phái Nguyễn Chánh đến Thượng Đức chắc là có ý muốn phổ biến kinh nghiệm của Sư 2 cho Sư 304 chăng? Cũng may, Sư 2 làm ngon ơ cái Nông Sơn, chứ cũng trục trặc như Thượng Đức thì không biết tình hình sẽ thế nào? Vừa chân ướt chân ráo tới đây, thở không ra hơi, tướng Nguyễn Chánh đã gặp chính ủy Trần Bình. Trần Bình cho biết Đảng ủy sư đoàn đã họp, rút ra nguyên nhân đánh Thượng Đức không thành và báo cáo lại với ông quyết tâm của sư đoàn tiếp tục đánh bằng thắng mới thôi. Ông đã truyền đạt mệnh lệnh của tư lệnh trưởng chiến dịch Hai Mạnh, tạm ngừng trận đánh chuẩn bị thật chu đáo mói tiếp tục tấn công.

- Biết thế nào là chu đáo đây? Thời gian là bao lâu?

Tư lệnh phó quân đoàn Hoàng Đan cười nửa miệng, lẩm nhẩm tự hỏi mình. Bỗng ông nói to lên:

- Chuẩn bị chu đáo, đương nhiên là tốt. Bộ đội có thời gian nghỉ ngơi, thương binh có điều kiện chữa trị vết thương. Quân số được tăng cường. Súng đạn được bổ sung. Cách đánh được hoàn chỉnh nhưng có một bất lợi; Thằng địch cũng tận dụng thời gian, càng dài càng tốt cũng cố. Và nó có lợi thế: Quân tiếp viện và giải vây gần hơn ta, chúng sẽ cơ động nhanh hơn ta. Đánh nhanh nó không kịp tăng viện. Đánh chậm sẽ khó vô cùng.

Một ý kiến không ra phản đối cũng không ra đồng tình. Phó tư lệnh Nguyễn Chánh nghĩ. Ông biết Hoàng Đan là người dày dạn trận mạc, nói năng hoạt, chuẩn mực và ai cũng biết có cái gì đó hơi kiêu. Quyết định dừng đánh Thượng Đức, chuẩn bị thật kỹ là một quyết định rất khó khăn của Bộ tư lệnh Quân khu 5. Ngoài sự hệ trọng như Hoàng Đan nói còn có mối lo ngại khác giữa quân khu với quân đoàn. Một bên là chủ lực của Bộ và một bên là chủ lực của quân khu. Nhưng là mệnh lệnh cứ thế chấp hành. Nguyễn Chánh nói với Hoàng Đan:

- Tư lệnh quân khu định trực tiếp đi kiểm tra. Tôi thấy không tiện nên đã nhận về mình.

Hoàng Đan hình như chưa vừa lòng.

- Dừng là đúng rồi. Nhưng dừng bao nhiêu ngày?

Ông bật cười. Đôi khi có những cái cười không mang một ý nghĩa gì.

- Tư lệnh nói bao nhiêu ngày là do quân đoàn, sư đoàn quyết định. Chuẩn bị kỹ mới nổ súng. Bộ tư lệnh Quân khu cũng đã cân nhắc lợi hại. Thâm chí khả nâng của thằng địch ở Khu 5 tới đâu, làm gì, Bộ tư lệnh Đã bàn, các chiến trường sẽ hỗ trợ, căng nó ra, hạn chế việc chi viện. Vấn đề còn lại là làm sao đánh thắng mà thiệt hại ít. Phải xóa bỏ suy nghĩ thắng địch bằng mọi giá. Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí tư lệnh.

- Tất nhiên. - Hoàng Đan lại cười.

Hình như cái cười của Hoàng Đan làm cho chủ tịch Sáu Nam khó chịu.

- Anh nói nghe sướиɠ cái bụng lắm. Đấy, cái rồng lửa hôm rồi anh nói thế nào còn nhớ không? Cái pháo binh mới tức cười chớ. Lúc nào cũng san bằng. Lúc nào cũng cạo trọc. Tôi thấy ớn lắm rồi. Tôi tán thành chủ trương dừng tấn công. Phải chuẩn bị thôi. Chuẩn bị thật kỹ. Mà anh Hoàng Đan ạ, anh đừng vội ra ngoài đó nhé. Răng chưa đánh đấm chi anh đã bỏ đi là cách sao?

- Ngoài kia đang mùa huấn luyện. Quân đoàn vừa mới thành lập, còn lo đánh những chỗ khác nữa. Vì công việc chứ tôi có muốn vậy đâu.

- Có thật vì công việc hay còn vì gì nữa thủ trưởng? - Một cán bộ quân đoàn góp vui.

- Thì cũng có kết hợp. Cái chung là chính. Cái riêng là cho cái chung tốt hơn. Hoàng Đan cười dè dặt - Nhưng anh Sáu Nam yên trí đi. Tôi xác định rồi, lần này giải phóng xong Thượng Đức, đi đâu mới đi. Đối với quân đoàn, trận đánh có ý nghĩa lớn lắm. Là trận đầu tiên của quân đoàn mà. Sau này, còn viết truyền thống nữa chứ.

- ông Sáu Nam thấy khó chịu về sự bốc đồng của Hoàng Đan. Nhưng dẫu có khó chịu bao nhiêu, cũng chẳng được mấy chốc. Đó là một người dễ thân, ruột để ngoài da. Nghĩ gì nói vậy. ít giận ít hờn. Cũng là người chân chất, mộc mạc. ông trách mình đã quá tin vê cái vụ rồng lửa, về cái vụ “san bằng”, “cạo trọc” của Hoàng Đan và chủ nhiệm pháo binh sư đoàn.

Sáu Nam không rành lắm về quân sự, nhưng cứ nghe Hoàng Đan nói, biết ngay ông ta có tài. Ấy vì tài nên chủ quan, vì tài mà ít nghe người khác. Kìm được cái khuyết tật ấy, Hoàng Đan sẽ là người hoàn thiện. Dù sao, Hoàng Đan cũng rất cần cho cuộc tấn công địch sắp tới. Dẫu buồn chán đến đâu, cứ nhìn gương mặt tưng tửng và cái giọng lạc quan của ông là thấy vui, thấy ấm lòng. Tôi nói ngang ngang ri, anh nghe được không?

Sáu Nám dừng lại nhìn Hoàng Đan thăm dò. Hoàng Đan lại cười:

- Cứ nói đi mà, sai đâu sửa đó, sợ chi?

- Tôi vẫn không yên tâm về cái rồng lửa và cái pháo binh của anh.

Hoàng Đan thật thà:

- Chủ quan một lần đã lãnh đủ. Còn đâu dám chủ quan lần nữa ông ơi. Trận ni tôi sẽ đi với pháo binh xuống tiểu đoàn, phối hợp với họ từng mục tiêu. Khi nổ súng tôi sẽ ngồi với sư trưởng là được chứ gì?

Sáu Nam vẩn chưa buông tha:

- Cái đó tôi mô biết. Nghe các anh thì tin một cây. Nhưng nói thế ni, anh đừng phật lòng. Đánh chác kiểu vừa rồi các mẹ ở miền Bắc đẻ con sao kịp?

Đang định châm chọc Sáu Nam chút gì đó cho đỡ sầu, Hoàng Đan bỗng xịu mặt. Đôi lông mày cong xuống như hai dấu hỏi. Đúng là đánh đấm vừa rồi không ổn. Bộ đội thương vong nhiều quá. Và ông nghĩ tới hàng trăm bà mẹ trong mấy ngày qua đã mất hàng trăm đứa con ở Thượng Đức. Đúng là có lỗi với họ. Có lỗi lắm lắm. Chiến tranh, tránh sao được hy sinh xương máu. Nhưng hy sinh vừa rồi là không thể chấp nhận được. Người chỉ huy không thể cứ thất bại thì rút kinh nghiệm hoặc nói lời xin lỗi là xong.

Bất chợt, Hoàng Đan nghĩ đến vợ. Tội nghiệp bà. Vợ chồng có gần gũi với nhau được bao nhiêu. Trăm thứ thiếu thốn, trăm thứ cực nhọc đè lên vai bà. Sinh hạ hai đứa con, còng cọc nuôi một thân một mình. Ông có cái gian lao vất vả của ông nhưng đôi lúc còn tung tẩy, còn có bạn bè đồng đội đêm hôm... Bất chợt ông lại nghĩ về đứa con trai của mình. Cũng chẳng lâu gì, nó sẽ thành một chàng trai. Thời buổi tao loạn, nan là, nó sẽ theo con đường binh nghiệp của bố. Và chao ôi! Nếu nó cũng ngã xuống như ba trăm cán bộ chiến sĩ vừa rồi, ông sẽ thế nào đây? Và mẹ nó sẽ thế nào đây?

Hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má. Không biết vô tình hay cố ý, câu nói của Sáu Nam như mũi dùi chích vào lòng ông, ngực ông đau nhói, khó thở.

Giọng ông tắc nghẹn, rầu rĩ:

- Anh Sáu à! Giờ tôi nói gì anh cũng chẳng tin. Lỗi lầm thôi khỏi nhắc nữa. Không giải quyết được gì đâu. Thôi thì anh ráng chờ ít bữa nữa. Thực tế sẽ trả lời anh vậy.

- Tôi thấy anh vẫn nặng về ý quyết tâm. Cái đó chúng ta đều dư thừa. Tôi muốn chúng ta bàn biện pháp thật cụ thể. Nói vậy không phải là để khoán trắng cho các anh mà để lựa xem trong những biện pháp ấy phía địa phương chúng tôi sẽ cáng đáng được gì?

Sáu Nam ngước nhìn Hoàng Đan. Mới đó mà trông ông như đã già đi hàng chục tuổi. Đầu trổ nhiều tóc bạc. Mắt rạn chân chim, ông đi lại trong căn hầm, nhọc nhằn. Không phải bây giờ Hoàng Đan mới tính. Ngay từ hôm đầu, ông đã nhìn lại thằng địch và suy nghĩ nhiều về nó. Ông đã xem xét lại thế trận của ta. Trong đầu ông đã hình thành một phương án cụ thể chắc chắn. Pháo 85 phải đưa lên điểm cao 296, bắn áp chế hai đồn Biệt động và Bảo an. Từ chỗ đặt pháo phải quan sát được các mục tiêu trong Thượng Đức bằng mắt thường, ông đã giao cho chủ nhiệm pháo binh đi kiểm tra từng mục tiêu. Giao từng mục tiêu đó cho từng khẩu pháo. Khẩu nào không hoàn thành thì cạo trọc đầu anh ta đi. “Còn anh nữa, lần này anh còn lơ mơ như lần trước, tôi không tha cho anh đâu”. Ông đã nói gay gắt với Hữu như vậy. ông cũng đã bàn với Lê Công Phê cho di chuyển pháo cao xạ vào sát Thượng Đức. Ngoài nhiệm vụ bắn máy bay sẽ hạ nòng bắn thẳng vào các mục tiêu. Cối 160 đi sát bộ binh, linh hoạt dội vào những ổ đề kháng cần thiết.

Nghe Hoàng Đan trình bày, gương mặt Sáu Nam dịu dần:

- Tôi hỏi khí không phải. Làm như vậy có mạo hiểm lắm không?

- Trong chiến tranh, khỉ gió thế, cứ tưởng xa thằng địch là an toán. Gần quá là nguy hiểm. Trường hợp Thượng Đức hoàn toàn ngược lại.

Tướng Nguyễn Chánh từ nãy vẫn ngồi yên nghe, giờ mới lên tiếng. Ông rất muốn nói phương án ấy từ đầu. Ngại Hoàng Đan nghĩ là phương án của du kích. Nhưng bây giờ tự Hoàng Đan đã nói ra, ông thấy yên tâm.

- Còn việc mở cửa? Có chi anh nói nốt đi anh Hoàng Đan. - Sáu Nam giục.

- Thôi, cứ bộc phá liên tục mà mần. Bộ đội quen rồi, thành thạo rồi.

- Còn pháo lớn cứ chỉ cho tôi biết cần kéo lên đâu, vào đâu. Dân tôi sẽ làm được hết à. Sáu Nam nói.

Hoàng Đan nhếch mép cười hóm:

- Cũng phải lường khả năng thằng địch đánh phá. Từ cao điểm 296 chỉ còn cách thằng địch 800 mét.

Bất chợt đôi mắt Sáu Nam nhìn thẳng vào Hoàng Đan sáng quắc:

- Nè, anh doạ chúng tôi phải không? 800 mét chứ một trăm mét cũng chẳng nhằm nhò gì với dân đất Quảng đó nghe. Thôi tôi đi đây. Tôi đi huy động dân tiếp tục 1àm đường, kéo pháo. Có chi hai anh cứ bàn tiếp hỉ.

Sáu Nam ào ra khỏi căn hầm nửa chìm nửa nổi, lắp xắp đi về phía Trao. Nguyễn Chánh nhìn theo gật gù:

- Đúng là dân miệng nói tay làm. Không giải phóng được Thượng Đức chúng ta mắc tội với dân Quảng Đà quá nhiều. Đúng không anh Hoàng Đan?

- Hình như anh chưa được yên tâm? - Hoàng Đan hỏi.

- Tôi muốn trực tiếp xem dưới đơn vị bộ đội chuẩn bị thế nào. Kinh nghiệm của Khu 5 là phải nắm đến từng người lính. Tư tưởng của họ như thế nào trước lúc vào trận? Thậm chí phải biết cả vị trí của họ: khi cửa mở, chiếm mục tiêu...

- Anh nghĩ chúng tôi không như vậy sao?

- Không phải thế, nhưng tục ngữ có câu “Liệu cơm gắp mắm”, “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”. Chiến trường Khu 5 súng đạn còn khó khăn, không dám “chơi” kiểu các nơi. Nghe nói ngoài Quảng Trị, các trận đánh chủ yếu được giải quyết bằng hoả lực, hoả lực san bằng hết, đè bẹp hết. Bộ binh lên chỉ là thu chiến lợi phẩm, bắt tù binh. Câu nói của Nguyễn Chánh như cào vào vết thương đang sưng tấý trong lòng Hoàng Đan:

- Cũng có những trận như thế. - Hoàng Đan mỉm cười méo mó - Nhưng cả lý thuyết lẫn thực tế có giải quyết được chiến trường hay không vẫn là bộ binh thôi. Thú thật tôi không ngờ đấy. về cả hai phương diện. Sự phòng thủ chắc chắn và ý chí của thằng địch. Thôi ta đi. Chúng ta cùng xuống các đơn vị xem thử.



2

Sau mỗi lần Cộng quân tấn công và bị đánh lui, Hùng họp bộ sậu, mừng chiến thắng và rút kinh nghiệm. Vết thương trên đùi Hùng đỡ nhiều. Thất bại của Cộng quân như một liều thuốc hữu hiệu làm giảm đau vết thương của Hùng. Binh sĩ, công chức và cả dân Hà Tân, bất chấp hiểm nguy lên thăm Hùng. Có người nói với y: “Anh mau lành bệnh. Anh có mệnh hệ gì chúng tôi ở với ai? Lầu cũng nói với Hùng: “Anh không phải làm gì hết, cứ lo chạy chữa vết thương. Anh là linh hồn của Thượng Đức.”

Cộng quân không làm gì được đó là ý nghĩ găm vào đầu Lầu như đinh đóng cột. Bằng chứng là mấy ngày nay Công quân không dám liều lĩnh nhào vào Thượng Đức. Chúng đã biết đây là chốn tử địa. Chúng đã cạn kiệt vũ khí, cạn kiệt những tên lính thiêu thân. Và chúng đã biết đối thủ của chúng ở chi khu quận lỵ Thượng Đức là như thế nào. Nhưng không thể chủ quan. Không giống như những lần trước, húc vào, chịu không nổi, cha con xách dép chạy, lần này thua đau, tổn thất nặng nhưng Cộng quân chưa chịu nhả Thượng Đức. Chúng vẫn bổ sung quân tướng, tiếp viện súng đạn lương thực, nằm ỳ ngoài hàng rào. Cùng đã có người e ngại sự dai dẳng của Cộng quân. Dân tình ở Hà Tân xì xèo với nhau: “Anh Hùng khéo nguy mất, bọn Cộng sản ở đây điều từ đâu đến gan quá trời”. Binh sĩ cũng có người kêu: “ít ngày thì được chứ kéo dài mãi chịu chi thấu”. Đó là những dấu hiệu cần phải uốn nắn kịp thời mới có thể duy trì chiến thắng. Mở đầu cuộc giao ban, Hùng nói:

- Xin thông báo, vết thương trên đùi tôi đã đỡ nhiều. Hôm qua tướng Ngô Quang Trưởng có thư chúc mừng binh sĩ, cán bộ công chức, nhân dân Thượng Đức đã anh dũng đánh bại Cộng quân. Thượng cấp ưu ái thăng quân hàm trung tá cho cá nhân tôi. Tôi đã cám ơn và nói rằng vinh dự này thuộc về binh sĩ, cán bộ, công chức và nhân dân Thượng Đức. Tôi chỉ là người xin được nhận thay. Tướng Ngô Quang Trưởng cho biết Cộng quân đang vây hãm chúng ta là của một quân đoàn mới thành lập, cơ động từ Trị Thiên vào. Rất mạnh. Chúng cay cú khi không đánh được Thượng Đức. Chúng đang chuẩn bị rất ráo riết, để tiếp tục tấn công nữa. Tư lệnh giao nhiệm vụ cho chúng ta phải tử thủ. Mất Thượng Đức là mất Ái Nghĩa, mất Đà Nẵng. Đấy, cánh cửa thép của chúng ta quan trọng biết chừng nào? Tôi đã thay mặt binh sĩ, cán bộ, nhân dân Thượng Đức báo cáo với thượng cấp: “Dù Cộng sản có ba đầu sáu tay cũng không thể làm gì được. Dòng Vu Gia vẫn là dòng Vu Gia không bao giờ chảy ngược. Tôi cũng đã để nghị thượng cấp chi viện tối đa. Thượng cấp đã đồng ý. Đương nhiên, Thượng Đức có giữ được hay không lại do sự chuẩn bị của chúng ta, ý chí của chúng ta...

Hùng đã phải cố gắng kìm chế không để lộ những cái nhăn mặt mỗi khi vết thương trên đùi nhói đau. Gương mặt trắng trẻo thư sinh của Hừng nhiều lúc quay nghiêng. Bàn tay y kín đáo quờ xuống chân, nơi vết thương giật thon thót.

Có lẽ y còn muốn nói gì nữa nhưng không thể cố. Y đưa mắt nhìn Lầu, Lầu biết ý, đúng dậy. Tư thế rất nhà binh.

- Yên tâm, xin trung tá quận trưởng cứ yên tâm.

Lầu vắn tắt báo cáo tình hình chuẩn bị của các binh sĩ để đối phó với sự ngoan cố của Cộng quân. Trước hết, các đợt tấn công của Cộng quân có gây một số thiệt hại về người và của trong chi khu quận lỵ. Binh sĩ bị thương và bỏ mạng không nhiều: chỉ hơn ba chục. Lô cốt kiên cố chưa có cái nào bị sập, nhà hầm bê tông vẫn trụ vững. Các hầm ngầm chưa sứt mẻ gì. Hư hỏng nhiều là hào giao thông. Nhưng sau mỗi đợt tấn công được khai thông ngay. Tổn thất nặng nhất là khu ngoại vi. Các tiền đồn, ngoài Thượng Đức, mấy vụ lẻ tẻ đó nhằm nhò gì, cái chính vẫn là ở ta đây. Ta sẽ cho Cộng sản biết thế nào là đυ.ng tới cái cối xay thịt của chúng ta. Cứ để nó đánh. Càng đánh càng say máu. Càng say máu càng chồng chất xương thịt ở nơi đây. Tôi đã lệnh cho binh sĩ: Chúng ta chỉ có một con đường, chôn vùi Cộng quân IThượng Đức. Kệ cho chúng bao vây, không còn cách nào khác là phải chiến đấu tới cùng để bảo vệ mình. Vinh quang sẽ thuộc về chúng ta. Nhục nhã sẽ dành cho Cộng sản. Mất Thượng Đức ta sẽ mất hết. Không vào được Thượng Đức Cộng sản sẽ có bài học nhớ đời. Tình thế chiến cuộc sẽ khác...

Cặp ria mép của Lầu khẽ rung rung đắc ý. Người y thấp đậm, da đen chắc. Dẫu ăn vận sắc phục nhà binh trông y vẫn cứ bùi bụi thế nào. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong một cuộc họp có nhiều chức sắc quan trọng, y ăn nói đứng đắn đến vậy. Y thích hành động, ghét cay ghét đắng những kẻ mồm miệng đỡ tay chân. Hơn bốn mươi tuổi đầu, y chưa có một mảnh tình rách. Cái thứ yêu thương tình cảm với các cô gái cũng đã có lần Lầu dính. Nhưng rồi Lầu mệt. Mệt vì phải lo cái gì đút vào miệng các cô ngay sau mỗi cái hôn. Ấy là chưa kể ngủ với các cô đôi lần, các cô coi mình như thằng ở, sai bảo vòi vĩnh. Thế là túi lúc nào cũng rỗng tuếch. Người lúc nào cũng điêu đứng. Bài học ấy đưa Lầu đến một quyết định: Đời cần đếch gì vợ con, gia đình. Đang chiến tranh. Đùng một phát là đi về cõi âm. Kiếp thằng lính nay sống mai chết là chuyện bình thường. Chi bằng cứ sông thoả thuê, trừ những lúc buộc phải chấp hành mệnh lệnh. Sống thoải mái theo Lầu là hút xách, là nói tục cho sướиɠ miệng, là thèm gái thì tìm đến làng chơi. Bóc đánh trả tiền. Trêu cợt chòng ghẹo. Mình đã sống vậy thì không khắt khe với lính dưới quyền. Không khuyến khích chúng học theo, nhưng thằng nào giống mình thì thông cảm, cho qua. Không ích kỷ, đạo đức giả.

Lầu đã sống như thế, vui vẻ, vô tư. Cho đến khi có một người lính bỗng dưng trong một cuộc nhậu đọc mấy câu thơ như sau:

Ngày mai đυ.ng độ, ta còn sống

Trở lại sông Mao phá phách chơi

Chia bớt nỗi niềm cùng gái điếm

Bỏ tiền mua vội một ngày vui.

Bài thơ được tìm thấy ở nhật ký một người lính chết trận. Người ta không cho phổ biến bài thơ ấy. Những nhà tâm lý chiến cho rằng những câu thơ quá buồn. Người lính được miêu tả không có lý tưởng và rằng binh sĩ sẽ thối chí chùn bước khi nghe những câu thơ ẻo lả ấy. Thôi đừng có cái lũ tâm lý chiến, thì hơn. ăn thua mẹ gì bài thơ? Đến cái chết, trước mặt người ta còn dám đón nhận, sá gì mấy câu thơ nhăng nhít. Nhưng mà rồi hình như không phải nhăng nhít? Lầu đã lẩm nhẩm đọc bài thơ. Nhiều lần. Không thuộc được, đành phải nhờ người lính kia đọc lại. Rồi vẫn không thuộc mặc dù một ngày Lầu lầm nhầm đọc đi đọc lại đến mấy lượt. Và để ăn chắc, Lầu chép bài thơ vào sổ tay. Bài thơ quả có rầu lòng. ấy có khi vì cái rầu lòng ấy mà y nhớ. Chớ thứ thơ vui, tếu chán vạn ra mà ý có nhớ được câu nào đâu. Y đếch thèm đọc ấy chứ.

Dần dần, y phân tích bài thơ. Là phân tích trong đầu và để cho biết thôi. Y thấy người lính trong bài thơ sao

----- thiếu trang-----

Cô gái không ngần ngại, cởi khuy áo rồi cởi cả áo con cho Lầu xem. Chao! Một bộ ngực mơn mởn. Núʍ ѵú hồng hồng, còn rắn và trinh nguyên. Ấy là Lầu nghĩ thế chứ làm sao có cái thứ điếm còn trinh nguyên đi nhặt khách ngoài đường. Đương nhiên, Lầu không thể nào chịu được sự khát khao đốt rừng rực trong người. Cô gái cũng không đợi cho Lầu phải mất công. Cô chiều Lầu đến nơi đến chốn.

Ma quái là thế. Lầu cảm thấy cô gái không điếm chút nào. Làʍ t̠ìиɦ, cô cuống quýt say mê. Cô hỏi Lầu đυ.ng gái lần đầu phải không. Cô dặn Lầu đừng vội. Phải từ từ mới có kɧoáı ©ảʍ. Kɧoáı ©ảʍ cho y và cho cô. Cô bảo đừng lấn bấn gì. Nơi đây không ai quấy quả. Đôi bàn tay cô vuốt ve da thịt Lầu. Lâng lâng. Giọng cô thở thẻ chân tình. Cô ghì chặt Lầu rên rĩ, người cong lên, mê dại. Lầu chìm trong một cảm giác khó tả thành lời.

Sau cuộc tình, nước mắt tràn trụa trên khuôn mặt cô gái. Lầu thảng thốt. Y đã làm gì để đến nỗi như vậy chớ?

- Sao vậy em? Anh giả tiền mà. - Lầu rối rít. Không phải vậy. Anh đừng băn khoăn, em khóc vì sung sướиɠ đấy.

Rồi cô ngáp, mắt lim dim:

- Em buồn ngủ.

- Lần nào cũng vậy sao? Lầu hỏi.

- Đâu có! Thứ này không đã, khó chịu. Bọn em ít khi mệt vì cốt lấy tiền quấy quá cho xong chuyện ấy mà.

Cũng có khi rất mệt vì gặp phải thằng cha làm không ra làm. Hùng hục như trèo cây mà chẳng nước non gì, mệt mà mình cũng khốn khổ, lúc đó có tiền triệu cũng muốn vất quách. Nhưng mà còn lâu nó buông tha. Chì còn nước khóc kêu trời.

- Thế sao không xin thôi. Đừng lấy tiền.

- Được thế đã tốt. Lúc đó nó như con thú ấy chớ.

- Các em cũng nhiều kinh nghiệm đây.

- Em mới làm mấy vụ thôi. Y hệt cô Kiều. Kiếm tiền cứu cha. Cha em bị bịnh nặng. Không có tiền mua thuốc. Không có thuốc ổng chết mất. Làm việc chân chính không đủ ăn. Muốn có tiền phải chịu nhục.

Một cảm giác gai gai dựng lên sau gáy Lầu. Nếu vậy thật, cũng thương xót cho cô lắm thay. Tất nhiên, có đúng như vậy không lại là chuyện khác. Lạ gì lời nói của gái điếm. Có lẽ cũng thế cả thôi. Điếm nào rồi cũng có cách để moi tiền. Đã ăn chơi đừng sợ tốn kém. Lầu biết thế nhưng hôm nay thì y ái ngại cho chính mình. Trong túi y không được dồi dào. Không mặc cả trước, cô ta mà thét to thì quá nguy. Lớn tiếng với gái điếm còn ra thể thống gì. Chỉ còn nước chui xuống lẽ. Y nói trước, hòng gõ bí.

- Bữa ni anh mang quá ít tiền chứ không chẳng tiếc với em.

Cô gái cười rung rúc trong vòm tay che miệng:

- Anh tưởng em đang đào tiền anh hả? Anh có đồng nào trả. Không cũng chẳng sao. Từ bữa vào làng chơi đến nay chưa bao giờ em gặp được người như anh.

- Bặm trợn quá sao?

- Yên! Để em kể, bọn đàn ông đến với em ngấu nghiến, vần vò cốt thoa màn. Lúc nào cũng cáu bẳn đòi hỏi. Xong là thô tục, quăng ra ít đồng bạc mà coi người ta như cứt đái. Đã coi người ta như cứt đái thì đến làm chi? Em chỉ thấy đau đớn, khinh bỉ họ, khinh bỉ mình.

Dừng lại, ngước nhìn Lầu với ánh mắt trìu mến, cô vươn hai tay ôm lấy đầu Lầu vít xuống hôn thắm thiết.

- Anh của em khác lắm. Lịch sự, tình cảm. Anh đã làm em sung sướиɠ.

Lầu thấy không còn khoảng cách giữa một sĩ quan và một cô gái điếm. Cô là một người bạn. Và trời ơi! Thật sự nếu được tự do, được lựa chọn, Lầu sẽ kéo cô gái ra khỏi bùn nhơ. Nhưng đời thằng lính như Lầu, nghĩ đến chuyện ấy là quá viển vông.

Mặc xong áo váy, cô gái gọi chủ quán lên thanh toán.

Ba chai bia, ít lạc rang, con mực nướng mà bà chủ “thét” đến nỗi Lầu đặc cả tai.

- Chị đừng tính mắc quá vậy. Anh là lính lấy đâu ra tiền?

Bà chủ phì cười:

- Cô không biết gì. Lính không nhiều tiền thì ai nhiều tiền chớ? Nhưng không phải là khách nhiều hay ít mà đặt giá. Giá chung cả. Cô còn lạ gì?

-Lầu câm lặng, bối rối. Y chưa thấy giá những vụ như thế này bao giờ. Đắt hơn ngoài đến bảy tám lần. Nhưng biết làm sao đây? Lầu đành dốc hết tiến trong ví đưa cho bà chủ. Ấy là chưa kể không còn đồng nào bo cho cô gái.

- Chẳng sao cả. Em bù cho anh. - Cô gái móc ví lấy thêm số tiền còn thiếu trả bà chủ.

Thấy Lầu ngượng, cô nói:

- Có chi mô, em cho anh nợ...

Từ bữa đó đến nay, Lầu không đếm hết những cuộc ăn chơi của mình. Mỗi lần háo hức ra đi Lầu lại cố tìm cô gái ấy. Nhưng Lầu không gặp lại, cũng không gặp người con gái nào như cô. Không hiểu sao, từ bữa nghe đọc bài thơ của người lính xấu số nọ, Lầu lại tò mò muốn đến sông Mao. Muốn biết cô gái sông Mao. Và Lầu hẹn với lòng, sau trận đánh dai như đỉa của Cộng quân, Lầu sẽ đi sông Mao. Biết đâu, Lầu sẽ gặp lại người con gái mà lần đầu tiên y gặp. Lầu còn nợ cô mà...

Lầu đi đánh nhau tuy không phải vì những suy tính nhỏ ấy nhưng những hưởng thụ riêng không những không ảnh hưởng đến tư chất lính của Lầu mà ngược lại.



3

Lầu quan niệm tư cách lớn nhất của ngươi lính là ở trận tiền. Ở trận tiền, lòng yêu nước, phụng sự Tổ quốc.

Tư cách của người lính được đánh giá ở chỗ có dám xông lên đối mặt với thằng địch hay không, có dám xông lên đôi mặt với cái chết hay không?

Lý tưởng phụng sự quốc gia, phụng sự Tổ quốc có tôn nghiêm hay không là ở đó. Trách nhiệm và vinh dự của người lính cao hay thấp là ở đó. Trước mặt là kẻ thù thi chỉ có một con đường, xông lên hoặc là chết. Không được run sợ, không được nản chí, nao lòng. Ai cũng muốn sống nhưng khi cần phải chết không được chần chừ. Chết là cái lẽ không ai cưỡng lại được. Vậy chết thế nào cho có ích, cho vẻ vang là điều phải tính. Lầu chưa từng là thằng lính nhút nhát và mãi mãi sẽ là thằng lính đi đầu trong gian nguy. Kẻ nào do dự khi mệnh lệnh chĩ huy phát ra, kẻ đó là hận thù của Lầu.

Lầu thích sự sòng phẳng. Lầu không ghen ăn tức ở gì khi Hùng được tuyên dương công trạng. Hùng là người sống khéo và thượng cấp là người đong đưa lẩm Cẩm. Diệt được bao nhiêu Cộng sản, giữ được Thượng Đức là do công các sắc lính ở Thượng Đức. Hùng bị thương ngay từ đầu. Hùng làm được gì chứ? Vậy mà cái lão Ngô Quang Trưởng lại nịnh bợ gắn thêm cho Hùng bông mai. Làm vậy là bất công không chỉ với Lầu mà còn với tất cả bịnh sĩ. Lầu đã định không nói ra những suy nghĩ ấy nhưng Hùng nhắc:

- Hình như anh Lầu còn muốn nói gì thêm?

- Thì tôi nói thêm đây. - Lầu nhoài người về trước lông mày xếch lên. Lầu có đôi lông mày rậm đen kịt. Tóc y cứng như rễ tre. Người y căng cứng như một chiếc cung giọng không giấu được sự bất bình:

- Quận trưởng hãy nói với tướng Ngô Quang Trưởng thôi ngay cái trò khen thưởng nhì nhằng ấy đi. Đã mưa mưa cho khắp. Chỉ khen mình quận trưởng người khác sẽ mủi lòng... Đành rằng sự có mặt của quận trưởng là rất cần. Nhưng chiến công lại là chuyện khác. Việc nào di việc nấy. Khen theo cái lối của tướng Ngô Quang Trưởng, chớ nó cũng chẳng chịu.

Như lúc khác Hùng đã không tha lối ăn nói tào phào của Lầu. Nhưng Hùng biết đây là lúc phải hợp lực trên dưới. Hùng cũng biết rằng mình đang bị thương không thể kiểm soát được mọi công việc. Lầu là người rất quan trọng, cẩn xử mềm với Lầu:

- Tôi sẽ nói lại với cấp trên. Nhưng thiếu tá tiểu đoàn trưởng nhớ cho một điều... Thượng Đức của chúng ta và những người lính bảo vệ Thượng Đức, không chỉ có lòng quả cảm, gan dạ, dám xả thân vì thắng lợi mà phải chứng tỏ ở đây một lý tưởng quốc gia của người lính. Thượng Đức, một cái tên đẹp, tôi đòi hỏi các sĩ quan, binh lính phải hoàn hảo mọi mặt, ăn nói bờm xơm, thiếu lễ độ, không theo, tôn ti trật tự, trên dưới sẽ lãnh đủ hậu qua tai hại. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng hiểu ý tôi chớ.

- Dạ hiểu, nhưng xin thưa, những điều trung tá quận trưởng tâm đắc bọn Cộng sản nói hay hơn nhiều.

- Có nghĩa là về lý tưởng, về phẩm cách đạo đức ta không thể sánh với Cộng sản.

- Tôi không nghĩ thế, nhưng những lời rao giảng mù mờ kể cả hai phía không giải quyết được gì ở đây. Lý tưởng, đạo đức cao nhất trong trận mạc là dám sống, dám chết để đánh bại kẻ thù. Ai làm được điều đó mới là anh hùng. Người được ban tặng những phần thưởng cao quý phải là như vậy. Chỉ ngồi mà hò hét mà ban phát như tướng Ngô Quang Trưởng làm sao hiểu được những gì đang diễn ra ở Thượng Đức của chúng ta...

Mặt Hùng chốc đỏ tía. Rõ ràng y đang cố nhẫn nại để không có những lời lẽ làm tổn thương đến cuộc chiến đấu hiện tại. Giá như vào một lúc khác, nhất định y không bỏ qua thái độ ngang ngược của Lầu. Một hình phạt nào đó sẽ đến với Lầu là không tránh khỏi.

- Thôi, chấm dứt sự tranh luận. - Giọng Hùng hơi run - Ta sẽ trở lại vấn đề vào một dịp khác.

Hùng phân tích thêm một đôi điều nữa, động viên mọi người và tuyên bố giải tán. Khi mọi người bước ra ngoài gần hết, Hùng gọi:

- Anh Lãm ở lại. - Lãm là một sĩ quan tâm lý chiến - Tôi quên chưa hỏi anh một số việc.

Lãm có dáng vóc lòng khòng, mỏng manh yếu ớt. Trông Lãm vừa giống một sinh viên đói ăn, vừa giống một gã nghiện hút. Ấy nhờ có cái vẻ không ra dân ra lính ấy mà Lãm dễ trà trộn với các thành phần trong xã hội. Cũng đã đôi lần Hùng phái Lãm đi thám thính ngoài khu ấp và Lãm đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc. Sĩ quan, binh lính từ Lầu trở xuống, Lãm được phép theo dõi và báo cáo với Hùng.

- Thế nào? - Hùng khuẩy tay gọi Lãm lại ghé tai hỏi nhỏ - Thằng Thủy hiện nay ra sao?

- Dạ, đám Cộng quân và cả đám cán bộ tỉnh huyện đã đình chỉ không cho hắn điều hành công chuyện!

- Tốt. Phải nghĩ thêm một cách gì đó, bồi tiếp vào, đánh cho gục hẳn. Phải làm cho hắn bất mãn. Phải triệt để gây chia rẽ nội bộ của chúng mới mong chúng suy yếu.

- Dạ! Rõ!

- Còn Cẩm Linh có đúng là con đẻ của lão già Nôm không?

- Chưa xác định được. Nhưng trước khi Cộng quân tấn công Thượng Đức, dân Hà Tân phát hiện nó từ nhà già Nôm đi ra.

- Cần phải cẩn trọng, không để người ta oan. Già Nôm từ trước đến nay trung thành với quốc gia. Ông cũng đi ra đi vào quận luôn, nắm được nhiều tin tức. Nếu đúng già Nôm là người của Việt cộng cài cắm thì rất nguy hiểm.

- Hay bắt giam lại quận trưởng à!

- Không được. Bắt dễ. Trong tay mình. Vấn đề là phải lấy lão nhử con mồi. Cẩm Linh mới là con át chủ bài. Nếu thực sự nó là con già Nôm và hoạt động cho Cộng sản, lúc đó ra tay không muộn.



4

Khu chiến vẫn chưa có lúc nào yên tiếng súng. Quân ta vây chặt mọi ngõ. Địch không thể vào, không thể ra. Máy bay tiếp tế từ Đà Nẵng mới tới rìa Thượng Đức đã phải vυ"t lên cao hoặc luồn trong mây chuồn ra ngoài. Đạn phòng không giăng thành lưới lửa trên trời. Trung đoàn, tiểu đoàn còn một số tử sĩ giữa các lớp rào, bộ đội vẫn chưa lấy ra được. Súng từ các lô cốt, từ các chiến hào không bắn ào ạt nhưng một cử động, nhỏ của bộ đội ta bên ngoài hàng rào, chúng biết. Và bất kể ngày hay đêm, bô đội bò vào, đạn xỉa tới liền. Ở đài quan sát thấy rõ địch bên trong hoạt động hốỉ hả. Tiếng ịch ịch của cuốc xẻng khai thông đường hào. Những bước chân rầm rập chuyển súng đạn. Các lô cốt sập, được sửa lại. Và trên đài quan sát, nhìn thấy dân Hà Tân từng đoàn bò như rắn lượn chuyển thuốc men, gạo, thịt gà, thịt lợn, rau quả lên Thượng Đức. Một số thanh niên choai từ Hà Tân được động viên cầm súng vô Thượng Đức thay cho những tên lính đã nằm xuống. Nhiều người dân Hà Tân đã gắn cuộc sống của họ với quận ly. Họ hiểu cuộc đời họ chỉ yên ổn khi Thượng Đức còn. Thượng Đức mất, họ thà chết còn hơn. Đây cũng là một thắng lợi tinh thần mà Nguyễn Quốc Hùng đã gây dựng được trong tư tưởng tình cảm của số đông người dân Hà Tân. Hà Tân thành hậu phương trực tiếp và bền vững của các binh sĩ, các công chức ở Thượng Đức. Cùng với những hoạt động ráo riết, tấp nập trong quận, ngoài Hà Tân cũng đang rộn lên những lời bàn tán, những hoạt động quyên góp gạo thóc, thực phẩm, tiền của... chuyển lên Thượng Đức.

Cho đến lúc này, Sáu Nam mới nhận rõ dân tình ở đây là như thế nào. Bảo rằng đó là những người dân bị dồn ép, sống dưới sự kìm kẹp của địch là điều phải suy tính lại. Nói vậy là để tuyên truyền cho ý nghĩa chính trị chứ đâu phải thế. Các khẩu pháo lớn của ta chưa bao giở quay nòng về phía Hà Tân. Dù dân thế nào cũng là dân. Ta chiến đâu là để tiêu diệt kẻ thù, là giải phóng cho dân. Và chính vì vậy phía ta đang phải chấp nhận khó khăn. Dân Hà Tân tự do tiếp tế cho Thượng Đức. Đây là sự hà hơi tiếp sức cho binh lính trong quận. Họ ý thức rất rõ phía ta không đυ.ng đến họ. Bởi thế, họ là lá chắn hữu hiệu cho những tay súng trong Thượng Đức. Những tay súng ấy chính là máu thịt ruột rà của họ. Vinh quang của con em cũng là của họ. Giữa dân theo cách mạng và dân theo địch, ai cực khổ hơn ai? Rõ ràng dân theo địch sướиɠ hơn nhiều. Trong khi dân cách mạng chui rúc, đói rét cơ cực thì đầu bên kia yên ổn với cuộc sống đầy đủ. Họ có cả những thứ mà Đà Nẵng có. Những đoàn kịch nói, những đoàn cải lương ăn khách, những bộ phim, những ca sĩ được dân chúng thành phố ưa chuộng, Quốc Hùng đều mời về Thượng Đức. Quần áo, vải vóc, giày dép cho đến cái khăn mặt bày bán ở Đà Nẵng cũng được bày bán ở đây. Những vật dụng nhỏ, những thứ ít tiền như đánh kẹo thuốc lá cho đến những thứ cấp thiết như thuốc chữa bệnh, những của ngon vật lạ không thiếu vắng ở chi khu quận lỵ Thượng Đức. Có thể vì vậy mà dân Hà Tân từng rất thương hại trước cuộc sống thiếu thốn của bộ đội, nhân dân vùng giáp ranh, vùng giải phóng. Có lẽ vì thế mà họ một sống một chết giữ gìn quận lỵ của họ. Bảo rằng Quốc Hùng vì dân, lo cho dân cũng chẳng sai. Chiến tranh hay không chiến tranh cũng vậy, bên nào nắm được dân bên ấy thắng. Không có sức mạnh thần thánh nào thay được dân...

Điều làm cho Sáu Nam trăn trở là tại sao một bộ phận dân vẫn chưa nhận ra điều phi lý mà bọn Mỹ nguỵ gieo rắc nơi họ. Cùng với họ, biết bao nhiêu người dân khác khi địch dụ dỗ mua chuộc vào sống ở Hà Tân, đã quay mặt đi. Họ đã rời bỏ mồ mả cha ông, rời bỏ mọi kỷ niệm đi lên rừng, lập làng chiến đấu. Khổ đến thế, hy sinh đến thế nhưng phải rời cách mạng, đánh đổi lấy cuộc sống kia họ chẳng bao giờ chấp nhận. Vì cái lẽ ấy mà ông tin, tin quá chùng: cách mạng rồi sẽ thắng. Vấn đề chỉ là thời gian. Đôi lúc Sáu Nam cũng tự hỏi. Vậy những thằng chỉ huy như Hùng, như Lầu có niềm tin như ông hay không? Chắc là có. Không có, mắc gì nó chấp nhận hy sinh gian khổ. Ông đã hỏi kỹ những người từ cơ sở ra. Những thằng chỉ huy địch cũng lắm nỗi niềm. Nó cũng xa nhà, thiếu thốn tình cảm. Và cũng giữ gìn tư cách lối sống. Không phải đứa nào cũng ăn chơi sa đoạ trác táng... Nói rằng nó không có lý tưởng quốc gia sao được. Không phải là sự giả tạo mà là một lý tưởng đã được ngấm vào máu thịt xương tủy. Nó tin là nó chính nghĩa. Quốc gia nó phụng sự là một quốc gia tốt đẹp. Chúng là những người tự do. Cộng sản là quân phiến loạn bất chính, xấu xa, kìm hãm sự phát triển của con người, bóp chết mọi khát vọng...

Cuộc chiến đấu đang diễn ra là cuộc đối đầu của hai lý tưởng. Cùng dòng máu, cùng da vàng với nhau mà sống mái với nhau, không thuyết phục được nhau. Đó mới là cái thật đau xót.

Trên đường trở lại hậu cứ, Sáu Nam cứ vừa đi vừa ngẫm nghĩ như thế. Bỗng một cơn gió l*иg lộng từ đâu ập đến. Trời đang sáng rỡ ràng đột ngột tối sầm. Vài tiếng sấm ì ầm từ chân trời vọng tới. Ông lắp xắp chạy. Lán của huyện ủy, ủy ban Đại Lộc kia rồi. Khổ. Cùng là chính quyền một huyện mà như thế đấy. Thằng Thượng Đức thì nhà hầm, nhà nổi, bê tông sắt thép vững chãi thế kia. Chắc chúng đang nở lòng nở dạ vì trận mưa sắp đổ xuống. Mưa gió, liệu cái lán xiêu vẹo kia chịu nổi không?

Mưa lúc này cũng là lũ giặc gây biết bao trở ngại cho cuộc chiến đấu sắp tới. Hầm hố ngập nước, lán che tạm bợ không tránh được dột ướt. Lương thực, thực phẩm thiếu. Đường sá bì bõm khó đi.

- Kìa chủ tịch. Răng lại đi lủi thủi một mình rứa? Thượng Đức thắng thua ra răng thủ trưởng?

Từ trong túp lều run rẩy, Công Chiến chạy ra đón Sáu Nam.

- Lạ lắm sao? Đi một mình càng dễ luồn lách, càng dễ nguy trang. Có chi mô. Anh có vẻ đắc thắng đấy nhỉ?

Sáu Nam bắt tay Chiến thật chặt rồi ốm lấy Chiến. Tính tình Chiến thẳng ruột ngựa, nghĩ gì nói vậy. Anh chàng không tin đánh được Thượng Đức nhưng vừa qua các mục tiêu phía ngoài phối hợp lực lượng huyện với bộ đội tỉnh, Chiến đã chỉ huy rất tốt. Tốt tới mức ngoài dự kiến của ông. Bây giờ đến lượt Chiến tha hồ bốc phét. Bốc phét vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Bốc phét vì đã dự đoán đúng. Thượng Đức đang gặp vô vàn những khó khăn.

- Tôi phán đoán có sai không thủ trưởng?

- Không sai nhưng dở ẹt.

- Đã không sai mà dở ẹt là nghĩa làm sao chủ tịch?

- Đã là anh cán bộ, trước quần chúng không phải bao giờ cũng nói hết những điều mình nghĩ. Cho nên mới có câu: ‘Tôi nói vậy mà không phải vậy”. Động viên mọi người vào trận mà anh lại bảo trận đánh không thắng; khó thắng thì chỉ có anh là một. Anh đừng tưởng không ai nghĩ như anh. Người ta nghĩ nhưng chỉ để trong lòng thôi. Dở hơi như anh mới nói ra.

Sáu Nam cười khinh khịch, nói tiếp:

- Bây giờ thì anh nói thật đi. Chỉ tôi với anh, có gì anh nói hết. Tình hình này theo anh, ta mần nổi Thượng Đức không?

- Thủ trường ơi! Mần được là cầm chắc!

- Sao vậy?

- Ngó nước da chủ lực mình biết liền à. Mọi khi thua luôn đấy. Lần này, bộ đội hy sinh, bị thương cả mớ, vậy mà cấm có chỗ nào bỏ vị trí. Không vào được nhưng thằng địch không có đường ra. Kiểu ni y như Điện Biên ấy chớ thủ trường. Chúng chịu sao thấu.

- Ông không nghĩ đến lính dù, lính thủy quân lục chiến ở Đà Nẵng, ở Sài Gòn ra giải nguy cho Thượng Đức sao?

- Có chớ thủ trưởng. Nhưng thủ trưởng không nhìn thấy bố phòng của Sư 324 sao? Một rừng súng chĩa lên trời bắn máy bay. Còn các ngả đường tiếp viện của địch đều đã được quân ta chuẩn bị “đón tiếp” rất chu đáo.

- Ông thì chỉ được cái lúc bi quan quá, lúc lại lạc quan quá. - Sáu Nam nói vậy nhưng lại chỉ một ngón tay vào trán Chiến và nở một nụ cười đầy yêu thương. Thôi không có nhiều thời gian. Việc chuẩn bị cho đợt 2 chiến dịch, huyện triển khai đến đâu rồi?

- Ngon lành thủ trưởng ơi.

- Không có gì khó khăn sao?

- Khó nhất là làm sao giữ được dân. Họ không quen đói rét, ăn ở tạm bợ. Vài ngày còn được, kéo dài sẽ rất gay. Kể Thượng Đức đã giải quyết xong sẽ không có vấn đề gì. Nhưng dang dở, tư tưởng họ sẽ phức tạp.

- Ai phụ trách trên đó?

- Đang tạm giao cho Cẩm Linh.

- Sao lại Cẩm Linh? Cô ấy còn ít tuổi chưa nhiều kinh nghiệm. Với lại còn bao nhiêu việc khác cần cô ấy hơn.

- Biết làm sao được thủ trưởng. Cũng chẳng ai làm tốt hơn. Trước đây có anh Thủy, nhưng...

- Nhưng sao?

- ủa? Thủ trưởng chưa biết à? Thường vụ đề nghị anh Thủy tạm dừng mọi công việc để thẩm tra.

- Tôi biết chớ! Các anh còn đề nghị cấp trên xem xét kỷ luật anh ấy nữa kia. Vậy bây giờ anh ấy ở đâu? Làm gì?

- Nghe đâu vẫn hì hụi chạy đi các xã, các bản, vận động dân đi làm đường kéo pháo.

- Huyện ủy giao cho anh Thủy làm những việc ấy sao?

- Nào có ai giao. Đảng ủy họp gợi ý cho anh ấy từ chức. Anh ấy bảo: “Sao tôi lại từ chức, tôi chỉ từ chức khi tôi sai. Tôi đã tường trình với các đồng chí, với cấp trên tôi không có gì sai. Từ chức hoá ra tôi thừa nhận là tôi sai hay sao? Không bao giờ”. Có người chất vấn: “Anh không sai sao anh phải nhảy xuống sông?”. Anh ấy bảo: “Tôi muốn chứng minh với Đảng, với dân sự trung thành của tôi. Tôi muốn góp một phần vào thắng lợi của cuộc chiến đấu. Nếu có sai là sai ở cách tôi làm không đúng với tinh thần đảng viên. Những ngày đó, tôi bức bách quá. Tôi nghĩ không còn đường nào khác”. “Về việc mọi người đồn đại anh yêu Cẩm Linh thì sao?”. Có người hỏi thế. Anh trả lời: “Việc đó các anh hỏi Cẩm Linh”... Cuối cùng Đảng ủy quyết định Thủy thôi mọi công việc để điều tra. Thủy nói: “Tôi có thể ngừng công việc của một bí thư, nhưng còn việc của một công dân bình thường tôi vẫn có thể làm chớ?”. Và anh ta đã cùng với dân đi làm đường, đi kéo pháo...

Sáu Nam lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế ghép bằng hai cây rừng. Cơn giông hung dữ vậy mà không thành. Gió lặng. Trời sáng dần. Sáu Nam thấy oi bức, ngột ngạt, ông thương Thủy. Đó mới thực là tính cách của người quê ông. Trung thực, ngang tàng, không thể không làm việc. Bất giác ông quay lại hỏi Công Chiến:

- Các anh đã gặp Cẩm Linh chưa?

- Cô ấy bảo: “Tôi yêu anh ấy đấy. Làm sao nào? Vợ anh ấy không còn. Tôi chưa chồng”. Hỏi cô ấy về chuyện người ta đồn đại Thủy đốt nhà hãm hại vợ con. Cô ấy bĩu môi. “Làm cách mạng đến già đời rồi sao các anh còn ngây thơ thế?”, Có đáo để không chớ?

- Anh Chiến à! - Giọng Sáu Nam chùng xuống, chậm rãi - Tôi là con người của tổ chức. Tôi không phản đối gì về đề nghị của thường vụ Đảng ủy Đại Lộc. Các anh thận trọng là tốt, nhưng tôi có cảm giác các anh đang trật hung rồi đó. Công văn các anh gửi lên thường vụ đặc khu ủy, chúng tôi đã nhất trí đâu. Dẫn giải của các anh đúng ra mối là những dấu hiệu, chưa thật chắc chắn. Tôi là phó bí thư, là chủ tịch tỉnh đây. Tội đã đề nghị thường vụ thành lập một đoàn kiểm tra, tôi xin làm đoàn trưởng. Uy tín chính trị một đảng viên là vô cùng hệ trọng. Tôi nói một đảng viên chứ chưa nói ở cương vị một bí thư huyện ủy. Tôi nói thật nghe: ý riêng tôi không có chuyện anh Thủy yêu Cẩm Linh rồi về đốt nhà, hãm hại vợ con. Không thể có. Phẩm chất con người ấy tôi biết chớ. Nghi ngờ vậy tội cho anh quá. Anh xa vợ xa con bao nhiêu năm trời, biết bao thương nhớ. Lao vào công việc cách mạng vì non sông đất nước, vì sự đoàn tụ của gia đình. Anh có tư tưởng ấy thì việc đã xảy ra lâu rồi. Vậy nhưng chuyện mới rộ chưa đầy một năm. Tôi không biết quan hệ của họ thực hư ra sao. Nhưng giả dụ họ yêu nhau thì đã sao? Một bên chết vợ, một bên chưa chồng, có chi không lấy nhau được Cẩm Linh nói đúng đấy, không đáo để đâu. Tại sao lại không cho họ yêu nhau và lấy nhau? Bọn địch thường rủa ta khắc kỷ, trái tim bằng đá. Sống bầy đàn, không có gia đình. Thực sự ta không như thế. Và những biểu hiện của Thủy, của Cẩm Linh chẳng đã chứng minh điều đó sao? Mối tình đó nếu có, không đẹp sao, không đáng trân trọng sao? Không được gắn việc nọ với việc kia. Phải sòng phẳng, đâu ra đấy anh Chiến ạ.

- Nhưng còn việc ảnh viết thư cho cháu làm lộ bí mật? Trước sự ôn tồn, nhẫn nại của Sáu Nam. giọng Chiến cũng mềm lại, dè dột hơn.

- Cái cần phải kiểm tra nhất theo tôi là ở đó. Chưa rõ. Có thể lá thư ấy làm lộ bí mật mà có thể không. Ai dám đoán chắc nào? Tin cơ sở là đúng nhưng cũng phải lựa lọc, minh xét. Nhưng cho dù lộ đi nữa, tôi đồ ràng đấy chỉ là sự vô tình. Không có chuyện dao động tư tưởng hay có ý xấu trong bụng Thủy. Ấy là ý riêng của tôi thôi. Còn tổ chức đã đề nghị, tôi sẽ cùng đoàn kiểm tra làm kỹ. Nhưng khi thường vụ chưa kết luận, chưa ra quyết nghị kỷ luật, các anh vẫn phải để ảnh làm việc. Có thể ảnh không tham gia sâu vào công việc ở Thượng Đức, nhưng vận động dân làm đường kéo pháo sắp tới phải có ảnh. Dân tin và nghe ảnh. Số dân ở ngoại vi Thượng Đức vừa đưa lên núi khó lắm đấy. Thiếu thốn là việc đã đành. Quan trọng hơn là phải biết cách làm công tác tư tưởng cho họ. Tôi biết, không ai làm tốt hơn anh Thủy. Không mắc gì không giao cho anh ấy.

Dừng lại nhìn Chiến thăm dò, ông tiếp:

- Anh Chiến. Anh là người trong thường vụ. Anh về gặp và trao đổi với mấy anh đi. Được không? Tôi bận. Giờ phải đi làm một số công chuyện khác. Giá tôi đi được cùng anh thì tốt quá. Nhưng tôi tin anh. Anh thấy thế nào?

- Thủ trưởng đã giao, cứ thế chấp hành còn thế nào nữa ạ!

- Hình như anh chưa đồng ý với quan điểm của tôi.

- Thủ trưởng đừng bắt tôi phải trả lời ngay.

Sáng hôm sau, Sáu Nam băng rừng đi tìm Thủy. Việc ưu tiên số một hiện nay là làm sao đánh thắng Thượng Đức. Mấy nghìn dân các ấp các xã ta vừa đưa lên núi sẽ không giữ được nếu Thượng Đức vẫn còn đó. Hôm qua, ông nghe tin nhiều người không có gạo ăn kêu gào. Mấy trăm tấn gạo xin được ngoài Bắc đang được cất giữ ở Thành Mỹ. Hồi trước giao cho Thủy quản lý, bây giờ phải tung ra phục vụ dân. Nhưng không khéo vì sự trục trặc vừa rồi mà Thủy không nhớ hoặc không dám quyết cho dân. Tiếp tục giao nhiệm vụ cho Thủy không biết có vượt quá quyền hạn của ông không đây? Nhưng rồi ông tặc lưỡi. Đã làm anh lãnh đạo chỉ huy mà không dám làm theo cái đúng thì còn ra thể thống gì. Và ông nóng lòng được gặp Thủy ngay..



5

Cái ngày N và giờ G đợt 2, Sáu Nam biết đã đến gần lắm rồi. Đã có lệnh di chuyển một số pháo lên cao, dịch một số khẩu pháo khác vào gần Thượng Đức. Hàng tràm nghìn người dân từ trên cao đổ xuống. Dân ở vùng gíap ranh ào ào dâng lên. Các khẩu pháo được bện chặt bằng mây, song. Đoàn người đủ các sắc áo được ngụy trang bằng màu xanh của cành lá đang gò lưng kéo ngược dốc.

Im lặng. Chỉ có tiếng sột soạt của cành lá ngụy trang và tiếng soàn soạt di chuyển từng nấc của đánh pháo. Mồ hôi mồ kê đầm đìa trên các gương mặt già trẻ. Người ta nhận ra Sáu Nam nhưng chỉ chào bằng nụ cười cởi mở, hoặc giơ tay vẫy vẫy. Pháo có ba khẩu chứ mười khẩu dân cũng sẽ kéo hết trọi, Sáu Nam nghĩ, lòng lâng lâng xúc động, ông chợt nhận ra đoàn người kéo pháo đang rất gần Thượng Đức. Sao địch vẫn im re. Nó không nhìn thấy hay có âm mưu gì. Bỗng Sáu Nam thấy già làng bữa nọ trao cho Lê Công Phê chai mật ong. Trời đất, tuổi ông ấy mà vẫn tham gia kéo pháo. Ông đến cạnh già làng vỗ nhẹ vào vai áo đẫm mồ hôi.

- Già Mơ Rú, để con cháu kéo. Đυ.ng chi cho mệt.

Già Mơ Rú cười, loa loá hàm răng chắc, đều khít.

- Mình phải đi đầu chớ. Mình phải có mặt để bảo ban lũ làng. Chớ cán bộ sao lại ra đây?

- Đang đi tìm bí thư Thủy. Già Mơ Rú có thấy Thủy trong đoàn người không?

- Có đấy! Nãy già mới gặp mà.

Sáu Nam đi dọc đoàn người kéo pháo mà không thấy Thủy đâu. Những ngườỉ quen biết đều nói vừa thấy anh ở đây. Quái! Hay là Thủy tránh không muốn gặp mình? Mình có lỗi gì với Thủy? Đang phân vân thì Sáu Nam nhìn thấy Cẩm Linh tất tả cùng một tấp thanh niên từ rừng chui ra, cả tốp người đang gò lưng kéo những dây song to như cổ tay. Có lẽ tốp người đang chuẩn bị dây để kéo một khẩu pháo khác. Chắc có Thủy trong tốp người. Sáu Nam lắp xắp chạy đến chỗ Cẩm Linh.

- Cẩm Linh nè, thấy anh Thủy đâu không?

- Dưới sông! Thủ trưởng muốn gặp sao?

Quái! Sao lại dưới sông. Chẳng lẽ... Sáu Nam hơi giật mình. Nhưng Cẩm Linh vừa thở hổn hển vừa nói tiếp:

- Đang kéo pháo thì có người báo, chỗ dân mới đến đang la khóc gì đó. Vậy là vội vàng xuống sông lên Thành Mỹ. Nghe nói trển có gạo dự trữ.

- ủa trời! - Sáu Nam trút một hơi thở dài. Té ra là vậy. Anh ấy bất mãn, đâu có. Anh ấy tự ái, đâu có. Công việc cũng chẳng đợi ai sai bảo, cứ thế quần xắn móng lợn, áo xắn tận khuỷu, chạy khắp... Có anh ấy cạnh dân là yên tâm lắm rồi. Ông chẳng còn phải vướng víu gì nữa.