Chương 14

1

Sở chỉ huy sư đoàn sau tác chiến đợt 1 đã chuyển từ điểm cao 630 sang phía nam Hà Sống, Lê Công Phê nói với tham mưu trưởng:

- Anh chọn cho tôi chỗ nào có thể thấy được bộ đội xung phong vào Thượng Đức.

- Thưa anh, gần quá không an toàn đâu ạ.

- Các anh thật lạ lùng. Thằng địch đang tập trung hết vào cửa mở, vào các mũi các hướng có các tiểu đoàn, đại đội, nó chú ý quái gì đến cái sở chỉ huy của các anh?

- Sợ bom pháo.

- Đã sợ bom pháo thì chẳng có chỗ nào an toàn đâu. bộ đội vừa phải chịu bom pháo, vừa phải đối mặt với đạn thẳng thằng địch. Mình cũng nên chia sẻ với họ. Từ người lính mà trưởng thành lên đến sư trưởng, Lê Công Phê biết rằng trong mọi trận đánh nhât là những trận đánh có nhiều khó khăn, người lính thấy chỉ huy gần mình, ngay sau mình, tâm lý sẽ ổn định hơn, quyết tâm sẽ cao hơn. Chọn nam Hà Sống làm sở chỉ huy còn có một ý nghĩa khác, ông chưa tiện nói ra. Phải chỉ huy tiêu diệt thằng Hà Sống. Là cấp dưới, buộc phải chấp hành mệnh lệnh quân khu chứ ý ông thằng Hà Sống phải đánh chiếm ngay cùng với Thượng Đức. Theo ông, chiếm được Thượng Đức mà Hà Sống vẫn còn, địch sẽ từ Hà Sống xuất phát chiếm lại Thượng Đức. ông đã nói suy nghĩ của ông với chỉ huy sư đoàn, ông cũng đã đề đạt suy nghĩ của ông tới tư lệnh chiến dịch, tướng Hai Mạnh. Dĩ nhiên, ý đồ cấp trên có thể sâu xa hơn, rộng lớn hơn. ông an ủi mình thế. Dẫu vậy, ông vẫn chuẩn bị rất chu đáo. Nếu được lệnh, ông cho tấn công Hà Sống ngay.

Trận mạc có những việc xảy ra thật lạ, ở sở chỉ huy sư đoàn cố nhiên không thể giữ được bí mật với binh lính địch ở Hà Sống. Lính gác đi ra đi vào chỉ trở về phía sở chỉ huy ta. Không hiểu sao chúng cũng chỉ xả pháo yểm trợ cho Thượng Đức. Không thấy đυ.ng chạm gì tới các đơn vị quây quanh nó.

Đêm trước giờ xuất quân dài miên man. Chốc chốc, Lê Công Phê lại xem đồng hồ. Nửa đêm. Còn sáu tiếng nữa mới đến giờ nổ súng. Giá có thể chợp mắt được một lúc nhưng làm sao ông ngủ được đây. Hầm bên kia, tỉnh đội phó Nguyễn Phước và chủ tịch Sáu Nam đang châu đầu với nhau thỉ thở gì đó. Chắc cũng đang mong trời chóng sáng. Đêm tối. Lặng lẽ. Các đơn vị pháo đã chiếm lĩnh xong trận địa. Bộ binh đang ở vị tri tập kết, đợi lệnh là ào lèn mổ rào, xông vào chiếm lô cốt. Mọi sự chuẩn bị đã tương đối kỹ, chu đáo. Nhưng trong đời, thành công nhiều, vấp cũng nhiều, ông không dám quá lạc quan, ông nhìn về phía Nguyễn Phước và Sáu Nam mà thèm thuồng, mà nể trọng. Họ đã chỉ huy bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân quanh Thượng Đửc chiến đấu và nổi dậy bừng bừng khí thế. Cho dù cuộc chiến đấu giải phóng Thượng Đức có thế nào đi nữa thì họ vẫn là những người đã hoàn thành nhiệm vụ, có quyền tự hào, có quyền ngẩng cao đầu. Trong đời ông, đi nhiều nơi, đánh nhiều trận, phối kết hợp với nhiều địa phương nhưng đây là trận đánh ông thấy có sự biểu hiện đẹp nhất, rõ nét nhất, hiệu quả nhất về sự kết hợp giữa quân chù lực và lực lượng địa phương. Các tiểu đoàn của tỉnh đội đã cùng với chủ lực bộ vào trận rất rộn ràng. Đặc khu ủy, ủy ban, tỉnh đội tham gia lãnh đạo, điều phối với chủ lực rất khoa học. Mọi việc suôn sẻ như thác lũ đổ từ trên cao xuống, ông thấy ngượng và có lỗi, nhất là với chủ tịch Sáu Nam. Thoạt đầu, thấy Sáu Nam rủ rì, chậm chạp, ông nghĩ có lẽ không thích hợp lắm trong ban chỉ huy. ấy vậy mà con người ấy vào cuộc lại vô cùng nhanh nhẹn tháo vát. Không có việc gì sở chỉ huy yêu cầu mà ông từ chối và cũng chưạ có việc gì mà ông cùng Nguyễn Phước không huy động được bộ đội địa phương, nhân dân trong vùng hoàn thành các nhiệm vụ đã giao.

Đêm nay, một đêm không ngủ, một đêm chờ đợi, trước giờ xuất kích, ông muốn dành một ít thời gian ngồi với chủ tịch Sáu Nam.

Sáu Nam mừng rỡ, đứng dậy, ông cười hớn hở nắm lấy tay Lê Công Phê lắc đi lắc lại rất lâu. Ông sung sướиɠ và thật sự cảm động nữa, mặc dầu từ khi được cử vào sở chỉ huy đánh Thượng Đúc mấy khi ông không gặp Lê Công Phê. Nhưng gặp trong khi chờ đợi phập phồng trước giờ nổ súng thì hiếm lắm. Dù hầm bên này với hầm bên kia cách nhau chỉ mấy bước chân, nhưng ông thấy Lê Công Phê lúc nào cũng đìu ríu công việc, mặt lúc nào cùng đăm đăm tính toán. Sư trưửng qua đây với gương mặt nhẹ nhõm thanh thản thế kia là có tin vui rồi, ông nghĩ thế.

Lê Công Phê cũng đã đoán ra phần nào những điều chủ tịch Sáu Nam đang nghĩ:

- Tình hình vẫn êm ru. Các hướng thực hiện đúng kế hoạch, chưa có sự cố gì. Còn nhiều thời gian, qua làm chén nước với anh chứ không có chuyện gì đâu.

- Liệu bữa ni, quân ta có làm chủ được Thượng Đức không đồng chí tư lệnh?

Nhân lúc đang vui, Sáu Nam không dè đã đặt ra câu hỏi làm cho Lê Công Phê khó trả lời. Câu hỏi cũng gợi lại nhiều vấn đề nổi cộm mà ngay trong các cuộc họp ông chưa tiện nói ra.

- Có một cái sai lầm rất tai hại của chúng ta là nôn nóng quá. Đợt đánh đầu vào Thượng Đức là quá gấp. Tôi cũng không hiểu vì sao cấp trên cấp dưới cứ ép tôi về thời gian. Vũ khí lương thực chưa đầy đủ, trinh sát chưa thật kỹ. Đường chở xe pháo, đường chở lương thực súng đạn chưa xong. Ngày 20 tháng 7 tất cả bộ đội mới đến Hiên, gạo đạn thì đang ở Bung vậy mà anh Phan Hảo, phái viên của Bộ cứ giục là tháng 7 phải đánh. Tôi tính toán mãi thấy không ổn, xin đến mùng 2 tháng 8 vẫn không được. Phái viên đã vậy, cấp trên cũng điện xuống dứt khoát ngày 28 tháng 7 phải đánh. Mà tôi biết: cấp trên thì nghe phái viên. Đành phải chấp hành chớ biết làm sao. Thế là 29 tháng 7 dù mọi việc ngổn ngang vẫn phải nổ súng... Anh Sáu ơi! - giọng Lê Công Phê bỗng chững lại - Với anh tôi nói thật, về cá nhân có những điều anh dự cảm được, nhưng cấp trên không nghe anh. Họ ra lệnh. Anh phải làm chứ sao? Làm được, không có chuyện gì xảy ra, trên đúng dưới đúng. Không làm được, sư đoàn chịu tội mà người đầu tiên là sư trưởng, là tôi, chứ sao? Tôi buồn lắm đấy anh Sáu ạ. Mấy ngày trước, tôi biết mình sắp bị cách chức. Tôi cũng đã chuẩn bị rồi. Bỗng ông Hai Mạnh điện bảo tôi với anh Trần Bình đến gặp báo cáo tình hình. Chúng tôi đi bộ lên Đại Lộc. Ngỡ ông đang đợi, vội vội vàng vàng xin làm việc. “Ấy, cứ nghỉ ngơi đàng hoàng. Mai hẵng hay”. Ông nói thế. Trước đó, tôi không biết lắm về ông Hai Mạnh. Nhưng thấy tác phong bình tĩnh, chững chạc của ông tôi tin và mến phục ngay. Tôi bảo cáo hết những điều tôi nghĩ. Tôi cũng báo cáo hết kê hoạch sắp tới của tôi. “Nếu cấp trên còn tín nhiệm cho tôi làm thì phải tôn trọng quyết định của tôi”. Tôi nói thẳng nói thật với đồng chí tư lệnh, không biết từ đâu đẻ ra các luận thuyết chỉ có tấn công, không có phòng thủ. Ai nói đến phòng thủ coi như phạm huý. Ai nói đến phòng thủ như phạm tội. Lạ. Đánh nhau thì phải có tiến công, có phòng thủ chứ. Thậm chí phải có thắng có thua chứ. Tôi cũng mạnh dạn nói với ông Hai Mạnh: chính vì quan điểm chỉ có tấn công, không có phòng ngự nên ở Quảng Trị ta mới mất đất từ sông Mỹ Chánh. Người ít, hoả lực kém mà sĩ diện. Tấn công cái gì? Trong khi thằng địch hàng trăm khẩu pháo, hàng chục lượt máy bay. Lính thì toàn dù và thủy quân lục chiến. So sánh lực lượng mình yếu hơn nhiều. Mình có lấy một ngày quân đông như thế, vũ khí mạnh như thế nó chết với mình... “Chắc ý anh, ở Thượng Đức cũng nên áp dụng chiến thuật vừa tiến công vừa phòng ngự”. Ông Hai Mạnh mỉm cười hỏi tôi. “Đúng thế. Đây. Tôi lấy bản đồ ra. Địch đây. Ta đây. Tiểu đoàn này đang ở vị trí này, tiểu đoàn này đang ở vị trí này. Tình huống này xảy ra tôi xử lý thế này. Còn tình huống này xảy ra tôi xử lý thế này. Tuỳ thời cơ mà ứng biến. Thụận lợi thì tấn công dứt điểm. Không thuận lợi thì dừng lại, đào hầm hố giữ gìn lực lượng, bổ sung trang thiết bị rồi đánh tiếp. Đánh một ngày mà bộ đội thương vong hàng trăm, với đánh một tuần để bộ đội không thương vong gì cả thì tôi chọn cách đánh một tuần. Người chỉ huy lấy chiến thắng làm mục đích nhưng cũng phải biết giữ xương máu bộ đội ở mức cao nhất, mức có thể giữ được. Người biết cầm quân phải là người biết giữ quân. Đó là đạo đức người chỉ huy. Chỉ huy chỉ nghĩ đến thắng, không nghĩ đến xương máu bộ đội, theo tôi là chỉ huy tồi. Đánh Thượng Đức đợt đầu, tôi thấy mình chưa phải là người Cộng sản, chưa hoàn thành trách nhiệm đảng viên. Cấp trên có thể cách chức kỷ luật, không cho tôi làm chỉ huy nữa. Nhưng nếu các anh còn dùng tôi thì hãy cho tôi quyết định cả thời gian và cách đánh. Ông Hai Mạnh nghe và nói rất ngắn gọn: “Đồng ý kế hoạch của sư đoàn. Giao quyền quyết định cho anh”.

Trời ơi! Anh Sáu Nam! Lúc đó tôi chỉ muốn ôm lấy ông Hai Mạnh mà khóc. Khóc vì mừng quá. Khóc vì tưởng rằng ông sẽ kỷ luật mình. Hoá ra ý mình trùng với ý ông đến thế.

- Thể nào mà vào trận cứ thấy mặt tư lệnh tươi như hoa. - Sáu Nam nói và lại nắm lấy tay Lê Công Phê lắc mạnh.

- Đâu có. Còn nhiều cái lo lắm. Vào trận là trăm biến vạn hoá, chưa biết thế nào mà lần nhưng đã chuẩn bị thật chu đáo cho đơn vị, cho chính bắn thân mình rồi thì sẽ tự tin hơn. Và quá trình đánh, diễn biến thế nào đi nữa mình cũng không bất ngờ.

2

Sư trưởng Lê Công Phê và chủ tịch Sáu Nam đang trao đổi với nhau thì liên lạc lắp xắp chạy qua mời Lê Công Phê về hầm chỉ huy. Lại có chuyện chi đây, ông nghĩ, nhưng không vội vã gì. Nếu có tình huống xảy ra cũng là những tình huống ông đã dự kiến.

- Anh Hoàng Đan muốn gặp anh đây. - Trần Bình đưa tổ hợp cho Lê Công Phê.

Hoàng Đan và Lê Công Phê trao đổi với nhau gì đó khá lâu. Đặt máy xuống, Lê Công Phê nói với Trần Bình:

- Lần này ông ấy lại ráo riết quá. Đi xuống từng khẩu pháo dặn dò, chỉ trở từng hầm ngầm, từng lô cốt.

- Cũng phải một lần như thế để “cụ” sáng mắt ra! Trần Bình nhìn Lê Công Phê với khuôn mặt như cười . Tôi thật sự không hiểu như thế nào mà “cụ” lại...

- Chắc “cụ” muốn thể nghiệm một cách đánh.

Trần Bình lặng lẽ không nói gì. Anh hơi xoay người quay mặt đi. Những người lính còn nằm trên hàng rào Thượng Đức năm sáu ngày nay chưa lấy ra được lại hiện về trước mặt anh. Không biết “cụ” Hoàng Đan có ý định thể nghiệm một cách đánh thật không? Nhưng nếu vậy thì nguy hiểm quá, ở thao trường, trong các cuộc diễn tập, “cụ” tha hồ thể nghiệm. Chứ ở đây thì không thể. Thể nghiệm ở chiến trường là đầu rơi máu đổ. Không được thể nghiệm trên xương máu đồng đội. Ông mong việc đó không nằm trong ý định của tư lệnh phó quân đòan. Anh mong điều Lê Công Phê vừa nói chi là một gỉa định.

Đã nghĩ thế cho bớt phần day dứt mà nước mắt vẫn cứ ứa ra lăn dài trên má. Ông nghĩ đến những người cha người mẹ ở hậu phương và những đứa con của họ. Trời ơi! ông cũng đã từng làm cha, ông mới sinh hai đứa con thôi mà cơ cực. Chắt chiu từng đồng bạc, từng hạt gạo nuôi nó. Dạy bảo, theo dõi nó từng ngày. Vui buồn sướиɠ khổ dồn hết vào đó. Khi nó phổng phao lớn trưởng thành chàng trai lại tiễn nó ra đi, lên đường chống Mỹ cứu nước. Tiễn nó đi vào nơi gian khổ ác liệt, vào nơi bom rơi, đạn nổ khác gì bứt ruột mình ra. Dẫu vậy, không thể nào khác, ông biết các bậc cha mẹ dù tan nát cõi lòng cũng không ân hận khi nhận được tin con hy sinh. Nhưng nhất định họ sẽ phẫn nộ khi biết trường hợp hy sinh của con họ không đáng vậy. Họ sẽ nguyền rủa người chỉ huy. Đặt trường hợp của ông vào họ, ông cũng sẽ như thế. Và ông thấy có lỗi, có tội khi từ đầu đã không có thái độ dứt khoát, ông là chính ủy sư đoàn? Còn được gọi là người mẹ, người chị của các chiến sĩ.

- Anh Phê này, - Giọng Trần Bình nghèn nghẹn - một số trận đánh vừa qua tôi nghiệm ra cả cán bộ quân sự chính trị đều nôn nóng, lãnh đạo chỉ huy có cái gì đó chưa thật ổn. Họ động viên bộ đội phải xông lên, phải giữ vững vị trí trong khi hầm hào không có. Bom địch thả trên đầu. Pháo địch bắn sau lưng. Trước mặt là thằng địch. Động viên kiểu đó là vô chính trị. Phải chuẩn bị hầm hào chắc chắn cho họ. Phải sống cái đã mới lo hoàn thành nhiệm vụ được chứ.

Một nỗi quận đau đâu đó vừa ặp đến làm cho gương mặt Lê Công Phê nhăn lại, méo mó trông rất tội nghiệp.

- Mấy ngày nay, xuống dưới đó, tôi cũng chỉ nhắc bộ đội đào hầm, đào công sự. Công tác chính trị là ở đấy. Vừa rồi, tôi lại gọi điện nhắc nữa. Lòng tôi cũng day dứt lắm. Nhưng thôi chuyện đã qua rồi mà anh Bình...

Trần Bình được cấp trên cử về làm chính ủy 304 cũng mới mấy năm nay. Ấy là đơn vị không có ai là chính ủy, ông tự xác định nhiệm vụ của mình, cứ làm, cứ coi mình là như thế, chứ thực ra đã có giấy tờ quyết định gì đâu. Chiến tranh, chiến trường có những việc cứ phiên phiến. Rất may là giữa anh và sư trưởng rất hợp “rơ”. Anh làm chính ủy, thông thuộc công việc của anh đã đành, nhưng chỉ công tác đảng, công tác chính trị không thôi là chưa đủ. Anh phải biết, thậm chí là phải biết rất cơ bắn công tác quân sự. Biết nhưng mà đừng có nhúng sâu vào. Mỗi người có một nhiệm vụ. Đừng nhìn nhầm chỗ. Đừng làm việc của người khác. Cũng đừng sợ sư trưởng không biết mình có khả năng quân sự hay không? Biết cả đấy. Người ta nói: đối với bộ đội, anh quân sự thì đấm, anh chính trị thì xoa. Cũng không hẳn thế nhưng đã là chính ủy, chính trị viên thì phải dịu dắng, phải khéo léo, biết kiềm nén, biết động viên thuyết phục theo một kiểu cách riêng không giống anh quân sự.

Tất nhiên, khi cần quyết liệt phải rất quyết liệt. Đánh Thượng Đức đợt 1 vừa rồi là một bài học, Cán bộ sư đoàn tập trung xỉa xói Trung đoàn 6. Nhiều ý kỉến muốn thay Trung đoàn 6 bằng một trung đoán khác. Bao nhiêu khuyết điểm, bao nhiêu tội vạ của việc không vào được Thượng Đức, của việc để bộ đội thương vong đổ lên đầu anh ta... Lúc này đòi hỏi bắn lĩnh của người chỉnh ủy đây. Người chịu trách nhiệm chính phải là chỉnh ủy chứ? Đó là sự thật không thể chối cãi. Không phải giả bộ khiêm tân, tự xỉ vả mình, chế nhạo minh. Ai thương mình, ai bào chữa thanh minh cho mình cũng không được. Thật quyết liệt, bắt họ nhìn vào sự thực. Anh đã làm thế và chính vì thế thuyết phục được mọt người để Trung đoàn 6 tiếp tục làm chủ công cho trận đánh, ông biết đánh đợt đầu không thành có ý kiến muốn thay sư trưởng Lê Công Phê. Thực chất là muốn cách chức Lê Công Phê. Ông đã nói với cấp trên và cấp dưới “Nếu cách chức ông Lê Công Phê phải cách chức cả tôi”. Là chính ủy mà không nghĩ được như thế, dám nói như thế và sẵn sàng chịu kỷ luật thì làm chính ủy để làm gì? Đấy chính là lúc thử thách tình đồng chí với nhau, tình bè bạn với nhau. Khi anh nói với cấp trên những điều ấy, anh nghĩ, có thể anh và Lê Công Phê cùng bị cách chức. Mất như thế cũng là nhiều lắm, đau lắm nhưng cái được còn lại là mãi mãi.



3

Đúng 5 giờ, pháo bắt đầu bắn vào chi khu Bảo an, tiền đồn C và đầu cầu Hà Tân, mở màn cho chiến dịch tấn công Thượng Đức đợt 2. Xé trời đêm là pháo. Một vùng núi nghiêng ngả, chao đảo. Cảm như không có một sinh vật nào trên mặt đất sống sót bỏi tiếng nổ, tiếng mảnh gang, tiếng đất đá phóng ra, sát phạt. 5 giờ, trời vừa tưng hửng bỗng tôi sầm, khói đạn tỏa ra bốc lên mù mịt. Có một bầy cò túa lên từ mấy cụm tre đang rung lên như bão. Một con không hiểu sao lao sà xuống phía hầm chỉ huy. Trời ơi! Hoá ra nó bị trúng đạn. Bụng bùng nhùng một mớ ruột lòi ra ngoài.

Trưởng ban tác chiến leo lên một cây rừng phía sau hầm chỉ huy. Tán lá xum xuê, nhành lá xoè ra như một cây bàng. Anh báo về sở chỉ huy, pháo đã chuyển làn. Bọn địch chưa thấy phản ứng gì. Bộ đội ta đang mở rào thuận lợi. Sư trưởng cầm máy. Chính ủy cầm máy. Tiếng chỉ huy phát ra bình tĩnh chững chạc. Tư lệnh phó Hoàng Đan chui ra hỏi hầm chỉ huy, ngồi trên trốc hầm, đưa ống nhòm nhìn pháo ta bắn. Hai chiếc máy thông tin lệt quệt theo ông.

- Nhắm thật trúng hãy bắn. Ba phát đạn anh phải diệt bằng được hỏa điểm địch. Còn phải dành bắn chỗ khác. Hai khẩu 85 đưa sát vào nữa đi. Đang di chuyển à? Tốt. Tranh thủ lúc nó không ngóc đầu lên được... Rồi, nhắm thẳng vào ba tiền đồn. Hạ nòng xuống bắn thẳng... Đúng rồi, càng gắn càng chính xác. Thế nó mới sảng hồn chớ, ô hay, ba khẩu bắn vào ba tiền đồn sao chậm thế hả? Chưa thấy rõ hả? Mắt mũi các anh thế nào thế hả? ở đây còn nhìn thấy được...

Hoàng Đan quay nhìn cậu chiến sĩ thông tin mang máy thao.

- Điện ngay cho Hữu...

Ông lại nhìn vào ống nhòm. Tâm trí bị cuốn hết về phía những quả pháo đang rơi xuống trận địa. Cậu chiến sĩ giục:

- Thủ trưởng đọc đi ạ!

- Đ... mẹ, pháo của thằng Trung đoàn 8 bắn như c...

Cậu chiến aỉ thông tin lúng túng đỏ mặt.

- Thủ trưởng đọc lại.

- Điếc à?

- Nói thế em không chuyển được.

- Chuyển! - Hoàng Đan nói như thét. Ông nói mà không nhìn cậu thông tin. Bụng dạ đang để đâu đâu. Cậu liên lạc lầu bầu gì đó rồi mới thi hành mệnh lệnh. Bỏ chữ “mẹ”, bỏ chữ "thằng”, bỏ chữ “như c..." thay bằng chữ “kém” cậu nghĩ thế và thấy bức điện nhẹ bớt mà cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lượng thông tin.

- Bộ đội tấn công rồi. Tiểu đoàn 9 đang chiếm lô cốt đầu cầu. Tiểu đoàn 8, trời ơi! Sao lại dừng. Họ đang nhùng nhằng ở các lớp rào.. Địch bắn dữ ...

Tiếng của trưởng ban tác chiến trên chạc cây vọng xuống. Niềm vui, nỗi lo âu cũng từ trên chạc cây phát ra. Mọi người hong hóng nhìn lên đó. Mọi người dỏng tai nghe cái âm thanh lúc như reo, lúc chùng lại như than thở của đồng chí trưởng ban tác chiến. Không còn liên lạc được bằng hữu tuyến, Lê Công Phê chạy ra khỏi hầm ngoái lên trên cây.

- Ngó thử hai khẩu 85 có bắn thẳng được vào hoả lực địch không?

- Dạ vẫn đang di chuyển ạ.

- Mẹ, lúc pháo bắn phá hoại không tranh thủ, giờ nó nhìn thấy, chết với nó.

Tiếng súng các loại có lúc rộ lên, có lúc ngừng bặt. Lê Công Phê chạy lui chạy tới ở cửa hầm. Chốc chốc lại hỏi đồng chí trưởng ban tác chiến.

- Sao rồi, phía Tiểu đoàn 8… Tiểu đoàn 9.

“Huỵch” Đây cũng là một tiếng trả lời. Trưởng ban tác chiến rơi gọn lỏn từ trên cao xuống, chỉ kịp “Á” một tiếng rồi im bặt. Mọi người xúm xít chạy tới chỗ anh. Một y sĩ rờ rẫm khắp người anh, cất tiếng não ruột:

- Gãy xương vai, trật khớp xương chân.

Tiếng gọi cáng. Tiếng gọi người khiêng rối rít.

Lê Công Phê chạy vào hầm chỉ huy. Trần Bình thờ thẫn..

Tay sư trưởng cầm ống nghe bỗng buông thõng, rớt đánh “quạch” xuống đất. Mắt ông mở căng mà như không thấy gì.

- Trung đoàn 6 báo về, hoả lực địch còn rất mạnh. Cả hai tiểu đoàn đã dừng lại. Bộ đội thương vong nhiều...

Nguyễn Phước, Sáu Nam cũng đã chạy vào hầm chỉ huy của Lê Công Phê từ lúc nào. Mỗi người một tâm trạng nhưng tất cả đều lo lắng, lo lắng tột độ. Đợt đánh lần trước cũng nhùng nhằng và cuối cùng không vào được. Tưởng không thể lặp lại tình huống cũ, ai ngờ... Lê Công Phê hình như không còn chú ý gì tới mọi người trong căn hầm. Ông cầm ống nghe. Tin tức từ trung đoàn, từ tiểu đoàn dội về làm ông choáng váng. Nhưng giây phút đó chỉ thoảng qua như một làn gió. Ông tự trách mình: Là người chỉ huy sao lại chùng lòng vậy được. Bản lĩnh và sự từng trải để đâu chớ. Hình ảnh bộ đội tràn ngập Thượng Đức vẫn nở hoa trong lòng ông chốc bị xoá tan. Đọng lại trong mắt ông là hàng trăm nghìn sinh mạng đang đứng trước ngưỡng sự sống và cái chết. Họ nhìn ông, ánh mắt như một câu hỏi xoáy vào tâm can. Thay vì những lời nặng nề, đốc thúc bộ đội; ông gọi trung đoàn trưởng Trung đoàn 6.

- Anh cho bộ đội phát triển chậm lại. Bình tĩnh thôi. Lợi dụng địa hình địa vật tránh đạn địch. Bảo các tiểu đoàn dùng hoả lực luồn lách diệt mấy khẩu đại liên của địch đi rồi hẵng tính chuyện xung phong. Được, tôi sẽ bảo pháo sư đoàn yểm trợ... Không sao đâu. Cứ bình tĩnh, rất bình tĩnh anh ạ. Đừng câu thúc thời gian. Đánh đến đâu cũng cố tới đó nhá. Nhắc bộ đội đào hầm hố...

Từng tiếng rành rẽ và vẻ mặt kiên nghị, quyết tâm của sư trưởng làm cho căn hầm đang căng rứt dịu dần. Sư trưởng lệnh cho ai nấy về vị trí của mình, theo dõi và chờ lệnh của ông.