Chương 20

1

Ngoãn ôm chặt Tấn vào người. Anh muốn truyền tất cả sự sống trong anh cho Tấn. Người Tấn còn nóng ấm. Ngực còn phập phồng thở. Máu ở các vết thương đã đông cứng lại. Anh lay, nước mắt nhòe nhoẹt. Anh ân hận quá. Anh đã không hiểu, quát tháo coi thường em. Nếu Tấn có mệnh hệ gì chắc anh không thể sống nổi. Anh nghĩ đến mẹ. Trời ơi! Làm saó mẹ tha thứ cho anh. Thế đấy, có một thằng anh đi bộ đội gần cả chục năm nay, gặp em đã không chỉ bảo che chở còn đe nẹt. Đáng lẽ phải giành lấy phần hy sinh... đằng này...

Nhưng Tấn đang tỉnh dần và cũng đã nhận ra Ngoãn. Tấn khẽ mấp máy môi. Hình như đó là một lời chào. Hoặc giả là một nụ cười, dè dặt, biết lỗi đối với anh trai.

Ngoãn mừng rú đưa mắt nhìn xung quanh. Không có ai ngoài cậu thông tín lễ mễ ôm máy bám theo anh. Những tay súng còn lại đã xông lên chiếm lấy lô cốt đầu cầu. Còn các đại đội khác, không hiểu sao nhì nhằng mãi vẫn chưa thấy ai lên, Ngoãn nghiến răng nói với chiến sĩ thông tín:

- Gọi ngay cho anh Thế, hỏi xem mấy đại đội kia thế nào?

- Báo cáo tiểu đoàn phó. Dưới đó, thông tin không tìm thấy anh Thế.

- Trời ạ. Chúng nó chết ráo cả rồi hay sao?

Mãi một lúc sau, chiến sĩ thông tin mới bắt được liên lạc với Thế.

- Tiểu đoàn trưởng dặn nói lại với anh ráng chờ...

- Chờ cái con c.. Thằng em tao đang sống dở chết dở đây này. Hu... hu... Đánh đấm cái đ... gì lạ lùng thế hả?

Có tiếng máy bay sàn sạt lao vào trận địa. Các loại súng cùng lúc ở phía sau dốc lên bầu trời. Một tiếng nổ lạ lùng như có hàng chục quả bom cùng rơi một lúc. Ngoãn đang bế Tấn trên tay bị hất tung lên và rơi ịch xuống như trái cây rụng. Anh nhìn về phía sau. Tất cả chìm trong khói bom mù mịt. Ngỡ như không còn ai sống sót.

- Cái gì vậy? Hỏi anh Thế xem nào? - Ngoãn hét vào tai chiến sĩ thông tín, lúc đó đang nằm bẹp gí bên cạnh.

Thì ra một chiếc A37 chở đầy bom, bay vào trận địa của Đại đội 11. Hắn bị ăn đạn, không rõ là đạn của đơn vị nào nhưng máy bay rơi đúng vào đội hình của Đại đội 11. Chiếc máy bay tan thành trăm mảnh với vô số những trái bom bị kích nổ. Sơ bộ kiểm tra, Đại đội 11 hy sinh gần bốn chục con người.

- Bây giờ làm thế nào? - Ngoãn cầm máy hỏi Thế - Còn người đâu nữa mà đánh.

- Trung đoàn vừa lệnh dừng tấn công, lo cũng cố bổ sung lực lượng, bổ sung vũ khí lương thực.

- Ông sư đoàn, trung đoàn có biết chiếc máy bay chở bom bị bắn rơi không?

- Biết chớ sao không. Nhìn rất rõ mà, mẹ kiếp, bắn được chiếc máy bay lại tổn thất gần cả một đại đội. Chắc không thằng nào tranh thành tích bắn máy bay?

- Khéo mà thằng giặc lái nó chủ trương lao vào để các ông bắn cũng nên. Mình có người dũng cảm, nó cũng không thiếu đâu. Một tên phi công, một chiếc máy bay đổi lấy chừng đó mạng người. Mẹ kiếp cái thằng địch cũng kinh đây chớ. Không biết nó còn làm trò gì nữa đây. Mà này, thế các ông định sao đây. Nghỉ khỏe ở dưới đó sao?

Tiếng của Thế cọc ẹc trong máy.

- Tình hình trên đó thế nào?

- Bộ đội vào chiếm khu Bảo an rồi. Chẳng thấy thằng địch động cựa gì. Không biết nó có âm mưu gì không? Đưa người lên mang thương binh tử sĩ xuống đi. Còn người nào đưa hết lên đây hỗ trợ với Đại đội 10. Hả. hả... ở hướng chính yếu, thằng Tiểu đoàn 7 cũng đang phát triển thuận lợi à? Không còn hỏa lực địch à? ờ... ờ... tôi đến ngay đây.

Đêm mung lung. Không có tiếng súng địch bắn trả. Lại có lệnh dừng tấn công của trên. Ngoãn không còn hiểu thế nào? Chả lẽ trận đánh đã kết thúc. Vậy sở chỉ huy địch ở đâu, bọn địch ở đâu. Dưới hào, dưới hầm ngầm còn gì bí hiểm... May là có lệnh dừng chứ không cũng thấy ghê ghê. Thà cứ súng đạn hỗn loạn lên lại thấy yên dạ.

Anh vác Tấn lên vai:

- Chịu khó, anh đưa xuống phía đưới có y tá băng bó em ạ!

Ngoãn nói vậy mà không biết Tấn có nghe được không? Anh vừa chạy vừa lắng nghe tiếng thở nhè nhẹ cạnh tai mình. Tiếng thở có khi đứt đoạn. Không! Em không được chết Tấn ạ. Không thể chết được đâu. Anh băng băng lao xuống sườn dốc. Cho đến khi húc người vào một ai đó anh mới biết là đà đến chỗ quân ta, chỗ Thế chọn làm sở chỉ huy tiểu đoàn.

- Ai vậy? - Thế hỏi.

- Một người anh hùng. - Ngoãn trả lời.

- Anh hùng nào? - Thế ngơ ngác.

- Anh hùng nào? Thằng Tấn em tôi. Nó đã đánh bộc phá tiêu luôn khẩu đại liên chỗ hàng rào phân cách. Chính nhờ nó quân ta đã chiếm được khu Bảo an, ông không nhìn thấy gì à?

- Có, tớ thấy địch bắn dữ quá. Bỗng chớp lửa bùng lên. Một tiếng nổ, khẩu đại liên câm bặt. Nhưng tớ không ngờ. Vậy ra thằng em cậu... Em thế nào?

Từ đó cho đến gần sáng, khu vực Tiểu đoàn 9 gần như không có trở ngại gì. Địch lặng lẽ bỏ từng tuyến lô Cốt, giao thông hào. Không có tiếng súng bắn trả. Nếu không có những tràng AK lẫn tiểu liên của địch đan xen người ta có thế ngỡ là trận đánh vào Thượng Đức đã kết thúc.

5 giờ sáng ngày 7 tháng 8. Thế và Ngoãn nhận được lệnh của trung đoàn tiếp tục tấn công. Trời vãn còn nhọ nhem. Những người lính dùng AK bắn vu vơ về phía trước. Lựu đạn được ném đi một cách hú họa. Không thấy súng bắn trả, cũng chưa nhìn thấy thằng địch nào.

- Thế này là sao hở ông Thế? Ngoãn hỏi.

- Cứ tiến từ từ, đợi trời sáng hẳn. Chưa biết chúng chơi cái trò gì đây. Cẩn thận chứ không mắc mưu chung. Thế nói.



2

Ở chỗ Hùng về. Tín nghĩ: Nếu trong đêm nay. Cộng quân không tấn công có nghĩa là cũng bết lắm rồi. Đương nhiên, với vũ khí, lực lượng hiện có, binh lính của Tín ở khu Bảo an cũng không làm gì được đối phương. Người vẫn còn đấy nhưng rã rời, mệt mỏi. Đói, thiếu nước uống và căng thẳng quá. Đã không thể làm gì được thì tốt nhất cho viện binh thôi. Chỉ có viện binh mới giữ cho Thượng Đức Khỏi đi đứt. Hắn lệnh cho binh sĩ giữ bí mật. Không được nổ súng khi hắn chưa cho phép. Tối mịt mùng, tiêng nổ và những chớp lửa là lời thú nhận "Lạy ông tôi ở bụi này".

Thiếu trang 602

Cuối cùng nã vào ấp Hà Tân. Dân Hà Tân sẽ nhốn nháo bỏ chạy. Tín và đám lính của hắn sẽ trà trộn vào đấy mà thoát ra khỏi chốn tử địa.

Trận địa pháo tan hoang, tiêu điều. Còn một khẩu duy nhất bắn được, nhưng xạ thủ chính lại bị thương. Tín lệnh cho tên xạ thủ phụ đứng cạnh đó thao tác:

- Bắn vào đâu thưa thiếu tá quận phó?

- ấp Hà Tân.

- Sao...

- Sao giăng gì? Nhanh lên. Mở đường máu cho binh lính chạy về phía ấy.

- Đạn vào dân thì sao?

- Được cái này phải mất cái kia thôi, bắn.

Mặt tên xạ thủ bỗng tái mét. Tay lóng ngóng run rẩy. Không. Hắn không thể bắn. Trời ơi, gia đình hắn ở đấy, bố mẹ vợ con, bà con cô bác... ông quận phó của mình điên rồi. Sao có thể bắn vào dân, những người mới mấy ngày trước đây mang nào xôi thịt, hoa quả, nước uống vào đồn cho binh lính. Các cô gái đẹp cũng được đưa lên động viên các sếp. Bắn pháo vào họ? Đồ bất nhân. Tên xạ thủ bỏ súng, lùi ra, ngước nhìn Tín bằng con mắt cảm uất.

- Sợ hả? Cút. - Tín đuổi thằng xạ thủ khỏi hầm pháo và đứng vào vị trí của hắn.

Tín điều khiển khẩu pháo thành thục lanh lẹn như một nông dân trên luống cày của mình. Tín là một xạ thủ mà sĩ quan các cấp đều công nhận không ai có thể hơn hắn về việc sử dụng giỏi các loại súng. "Bùng bùng" Tiếng đề pa. Sau đó là những tiếng nổ đanh, nhói nhói vào tận óc, tận tim những người lính. Trong ấp, khói đang đùn lên, tỏa ra che kín một vùng. Gã xạ thủ bị Tín duổi đi đã giật được khẩu tiểu liên của một người lính cạnh đó. Y không còn chịu được nữa rồi. Thà chết hoặc ngồi tù chứ không thể để ông quận phó cắn càn. Nòng khẩu tiểu liên rất nhanh quay về phía Tín. Nhưng những viên đạn chưa thoát ra khỏi nòng đã thấy y ôm súng gục xuống giãy đành dạch. Máu từ cổ y tuôn ra nhuộm đỏ khẩu súng. Hành động của y đã không qua được con mắt quận phó. Tín rút côn hạ gục khi y chưa kịp néo cò, ở cự ly như thế chưa bao giờ Tín bắn trật.

Nhưng Tín đã không lường được tình huống xảy ra sau đó. Tiểu liên nổ reo réo quanh hắn. Tiếng chửi của lính. Tiếng la của lính. Những bước chân chạy vội. Đám lính chen chúc xô đẩy nhau, hất cả hắn ra khỏi ụ pháo. Khéo không chết vì Việt cộng mà chết vì đạn của lính đằng mình. Hắn nghĩ vậy và vội vã lủi vào đám lính đang co cẳng chạy về ấp Hà Tân.

Vào tới ấp, hắn càng hoảng loạn hơn. Bọn lính dưới quyền quan quanh bên hắn như học trò bâu quanh thầy giáo. Hắn chạy đâu, chúng ùa theo đó. Chạy vào đâu nữa đây. Bốn bề ấp Hà Tân đều có chủ lực và bộ đội địa phương đón chặn. Hỏa lực họ có khắp nơi. Một mình lén lút còn có cơ thoát chết đằng này cả một bầy đàn rối loạn hỗn mang.

- Rút về cầu Hà Tân.

Tín ra lệnh. Phía đó nếu thoát sẽ nhào xuống sông Vu Gia lánh nạn. Nhưng đám lính chùng chiềng không đi. Chúng nhìn nhau, nhìn hắn. Mệnh lệnh của hắn đâu còn hiệu lực? Đám lính chùng lại, dạt ra nhường lối. Liều chết, Tín bước lên. Đám lính bám thắt lưng Tín nháo nhào xô tới. Có những thằng vấp ngã, thằng sau giầm lên thằng trước. Tiếng chửi rủa, tiêng kêu oai oái. Đạn từ hai bên chân cầu chặn đứng Tín lại. Đám lính phía sau chưng hửng, mất đà ngã dúi dụi vào nhau. Một quả cối cá nhân táng vào đám đông. Kẻ chết, kẻ bị thương chồng lên nhau. Những thằng còn sống tản ra như rơm rác gặp bão. Còn dính với chúng không chết trước cũng chết sau - Tín nghĩ. Nhân lúc lộn xộn, hắn bứt ra, lẻn vào một lối mòn. Hắn núp vào một bụi tre gai. Tín biết bơi, bơi vào loại cừ khôi. Chỉ cần tụt được xuống sông, hắn có thể mất tăm như một con cá. Mẹ kiếp, có mấy thằng lính đã nhìn thấy hắn, te tái chạy theo:

- Chúng mày có biết bơi không hả?

Dạ thưa quận phó, quận phó đi đâu cho bọn em theo. Bọn em không biết đường.

- Sao không theo cái đám lính kia vượt qua cầu.

- Dạ thưa, bên kia Cộng quân đã phục sẵn bắt hết trơn hết trọi rồi ạ.

- Chúng mày ngu quá. Bị bắt là sống rồi. Tao là sĩ quan chúng bắt được sẽ chặt đầu moi bụng. Tao phải trốn, phải chui lủi khốn khổ, khốn nạn vì thế. Chúng mày đi với tao, Cộng quân tưởng chúng mày cũng là sĩ quan. Ra đi, ra phía ngoài đầu cầu ấy, bị bắt cũng được.

Mấy thằng lính mặt ngơ ngác nhìn nhau, nửa tín nửa ngờ. Tín phải rút súng côn ra dọa, nhưng ngay lúc đó, Công Chiến và một tốp dân quân tự vệ đã từ đâu ập tới.

- Tất cả bỏ súng xuống, giơ tay lên.

Ai đó nhanh nhảu nhặt lấy khẩu côn của Tín vừa rơi xuống đất.

- Ông quận phó Tín. Tôi đây, Công Chiến đây, ông còn nhớ tôi chớ? - Giọng Công Chiến đầy mỉa mai.

Phải một lúc khá lâu Tín mới nhận ra Chiến, người bạn học, người hàng xóm của mình những năm trước. Hồi đó, cậy thế nhà giàu, được bọn tai to mặt lớn trong quận che chắn, hắn đã nẫng tay trên người yêu của Chiến. Hắn cũng chỉ làm thế cho oai, cho thỏa cơn khát thèm người đẹp chớ hắn đâu có lấy. Hắn còn nhớ trước khi biến mất, Chiến đã chỉ vào mặt hắn: "Mày mà đυ.ng đến người yêu của tao, sẽ có ngày ra bã đó nghe"".

- Tôi nhớ rồi, thưa ông. Ông hiểu cho, tôi không có quan hệ gì với cổ... Hiện cổ đang sống với một người khác, nếu cần tôi sẽ dẫn ông tới gặp. Nhà cổ trong quận Thượng Đức thôi.

- Mày lải nhải gì thế cái thằng chó chết kia.

Chiến bảo mấy người đi cùng trói hắn lại dẫn về sở chỉ huy. Một thằng phó căn cứ chứ ít đâu.



3

Trời tưng bửng. Sư đoàn lệnh cho các đơn vị tiếp tục tấn công.

Chùm bộc phá ở những lớp rào cuối cùng của Đại đội 5 Tiểu đoàn 8 chớp sáng mở màn cho cuộc khai hỏa của một ngày mới. Đại đội trưởng Tùng nói với Nguyễn Hiếu:

- Tôi sẽ cho bộ đội xung phong ngay khi thằng địch chưa kịp trở tay.

Nguyễn Hiếu cười, khô khốc:

- Ông tưởng ông chuẩn bị suốt tối qua, còn thằng địch ngủ khì chắc. Cứ phải thật bình tĩnh, chu đáo.

- Ô hay. Không lên ngay khi bộc phá nổ sẽ mất thời cơ... – Vẻ mặt Tùng có phần khó chịu với ông phái viên.

Nhưng Nguyễn Hiếu không mảy may thay đổi nét mặt: đăm chiêu, suy tính và rất bình tĩnh:

- Khi được báo cáo cửa đã. mở xong, phải cho lên kiểm tra.

- Biết vậy, nhưng thời cơ... Phải tranh thủ thời cơ.

- Đúng thế. Nhưng phải kiểm tra.

"Đánh nhau mà quá kỳ lưỡng lại sợ thương vong như ông thì đánh quái nào được". Nghĩ thế nhưng Tùng không dám nói ra. Ngay lúc đó có điện thoại của tiểu đoàn. Tùng cầm lấy ống nghe vâng dạ một hồi. Đưa máy cho thông tin, anh cáu:

- Thủ trưởng làm tôi bị phê bình đấy. Trung đoàn bảo thấy rào mở tốt rồi, sao không cho bộ đội vận động. Tiểu đoàn 9 đã chiếm được lô côt đầụ cầu, đang phát triển. Chỉ mình là lẹt xẹt.

Nguyễn Hiếu nghiêm nét mặt nhìn Tùng:

- Anh cho lên kiểm tra xem nào?

Quả nhiên, một chiến sĩ bò lên kiếm tra quay xuống nói lại, còn đến hai lớp rào chưa mở. Vệt trăng trắng mà cấp trên ngỡ là nhát cắt của bộc phá là không đúng. Đấy là những tảng đá rêu mốc, thép gai và bộc phá cọ xát vào tạo ra lớp xưóc của đá bên trong. Vậy thôi.

Tùng cầm máy gọi về tiểụ đoàn nói lại tình hình,; Tiểu đoàn xác nhận đúng là nhìn nhầm.

Lúc 6 giờ, Tiếu đoàn 8 cũng mở xong các lớp rào. Bộ đội đánh chiêm tuyến lô cốt đầu cầu không mấy khó khăn. Nhưng khi bộ đội vượt lên chiếm tụyến lô cốt thứ hai thì một hệ thống hầm ngầm của địch chặn lại. Bốn khẩu đại liên giăng hàng ngang quạt đạn tới tấp vào bộ đội của Tùng. Một số lùi lại dựa vào những chiếc lô cốt đã chiếm được. Một số nằm gục giữa hai lớp lô cốt. Xác bộ đội ngã xuống ở đâu vẫn nằm im tại đó.

Trong những người trúng đạn không thể lên, không thể quay lại ấy có trung đội trưởng Khiết. Khiết bị đạn thẳng cắt gần đứt cánh tay trái. Người tê cứng, đau buốt. Máu tự do chảy ròng rã. Anh ngất đi, không biêt bao lâu. Tỉnh dậy anh biết mình còn sống.

Phía sau anh vẫn có những đồng đội trong lô cốt. Họ vừa chiếm được. Anh đang nằm giữa khoảng cách của hai khẩu đại liên địch. Hình như cơ số đạn có hạn. Mấy khẩu đại liên bắt đầu bắn cầm chừng. Khiết nhìn xung quanh mình, có khoảng hai chục người nằm ngổn ngang. Có người đã chết hẳn. Có người còn động cựa.

Và mổi lần như thế, địch bồi thêm một loạt đạn. Anh cũng đã thử nhúc nhích, nhưng địch không bắn. Có lẽ chúng không quan sát được anh, hoặc giả anh là thứ không thuộc trách nhiệm của khẩu đại liên nào. Rất có thể chúng bố trí dở, không thể bắn cánh sẻ để hỗ trợ nhau. Nếu lết vào được vài mét nữa, anh có thể quăng lựu đạn vào hầm ngầm. Nhân đó bộ đội ào lên thì tốt quá. Chỉ sợ chưa kịp làm gì đã ăn đạn. Nhưng mà cũng phải nghĩ ra một cách gì chứ? Chả lẽ cứ nằm im thít? Chết không chết mà làm gì cũng chẳng được. Đàng nào cũng đã bị thương, có thêm vài viên đạn găm vào người cũng thế.

Bộ đội phía sau không thể xuất kích được. Tuyến hầm ngầm cũng là một lớp rào. Chỉ cần một quả lựu đạn lọt vào đó coi như mở được rào. Bộ đội có thời cơ chiếm lấy tuyến lô cốt thứ hai. Cánh tay trái vướng víu quá, buốt nhói quá. Nhưng anh còn hai chân nguyên lành, còn một cánh tay phải nguyên lành. Cứ trườn đi. Trườn chậm, trườn khéo, bọn địch có thể không ngờ tới. Mà chúng không ngờ tới thật. Chú ý đến mấy cái xác chết làm gì, khi trong lô cốt, phía sau lô cốt bao nhiêu bộ đội đang rập rình chỉ cần chút sơ sảy là nhảy ào ra...

Có một người đã nhìn thấy Khiết đang nhích từng ly từng tí lên phía trước, phía hầm ngầm. Người đó là Nguyễn Hiếu. Nguyễn Hiếu còn đoán được cả ý định Khiết khi thấy quả lựu đạn trong tay Khiết cũng bò trên mặt đất. Khiết sẽ bị chúng phát hiện mất thôi. Phải hỗ trợ cho Khiết. Bằng cách nào? Đặt súng vào lỗ châu mai mà bắn đại đi. Không phải một chỗ bắn mà nhiều chỉ bắn để đánh lừa thằng địch, làm cho mắt của chúng dán chặt vào phía trước...

Thằng địch khi thiết kế trận địa đã tính toán kỹ. AK bắn tới tuyến hầm ngầm là đuối tầm. Lựu đạn quăng không tới. Pháo lớn bên ngoài không thể bắn vào. Bắn vào cũng chính là đổ đạn lên đầu quân mình.

Bởi thế, nghe những tràng AK bắn tới, chúng đã khúc khắc cười với nhau, dẫu vậy, Lầu vẫn thận trọng dặn bọn đàn em:

- Coi chừng hắn bắn để mở đợt tấn công đó.

Lầu nói thế nhưng bụng lại đang cầu mong Cộng quân từ tuyến lô cốt đã chiếm được kia nhảy ra làm bia đỡ đạn. Như một võ sĩ đấm bốc, biết chắc đối phương chẳng làm gì được mình, Lầu không cần giấu mặt, Lầu đi đi lại lại trong hầm ngầm. Đôi khi khoái chí chúi vào một khẩu đại liên nào đó néo cò. Lầu làm việc đó rất say sưa. Mặt hơn hớn như người đời đang được thử một trò chơi khoái trá. Hầm ngầm của khu vực Lầu nối được với chỗ quận trưởng Hùng. Hầm ngầm của Lầu có lối thoát phía sau.

Lầu biết, nếu chỗ nào cũng đánh như lính biệt động thì Cộng quân chưa làm gì được. Nhưng cái kiểu thối chí như quận phó Tín tlhì việc dâng nạp Thượng Đức cho Cộng quân là cầm chắc. Lầu cũng không hy vọng ở sự cứu viện. Nếu có cứu viện, phải xảy ra rồi. Chắc ông Ngô Quang Trưởng không còn lực, hoặc có đi giải tỏa nhưng bị đánh chặn ở vòng ngoài. Trường hợp nào cũng đểu thối tha như nhau...

Thôi thì kệ xác chúng nó. Nghĩ gì thêm mệt. Mỗi thằng có một bổn phận. Bổn phận của Lầu là đôn đốc quân lính dưới hầm ngầm, tiêu diệt thật nhiều Cộng quân đang ẩn nấp ở những chiếc lô cốt trước mặt kia. Lầu nhắc nhở các xạ thủ không cần bắn nhiều, nhưng tập trung cao độ: không để một thằng nào từ phía lô cốt xổ ra mà không ăn đạn.

Lầu không ngờ. Cái chết và sự trừng phạt đối với binh lính Lầu lại không phải từ những Cộng quân trong lô cốt. Lầu đâu đề phòng sự tiến công lại bắt đầu từ những người lính đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. Không phải một quả lựu đạn mà mấy quả liền từ tay Khiết lia vào hầm ngầm, vào chỗ những khẩu đại liên đang gầm gừ khạc đạn. Anh ngồi thẳng dậy. Nếu không vì cánh tay trái hoàn toàn bất lực thì trong cái tư thế ấy không khác gì người chiến sĩ đang tập ném lựu đạn ở thao trường. Bình tĩnh. Tự tin. Quyết đoán.

Chưa đầy một phút. Địch sững sờ, không còn hiểu thế nào? Thằng nào còn sống để hiểu ra thì không kịp làm gì. Bộ đội đã ào ào nhảy xuống hầm ngầm. Các tràng AK bắn găm làm bọn địch gục đổ như táo rụng.

Lầu như bị mê sảng. Y kịp chui vào một ngách ngang tránh một loạt đạn choé lửa trước mặt. Khi nhận ra loạt đạn ấy là của Cộng quân y mới bắt đầu co chân chạy lui. Và lúc đó, thực sự y mới biết tuyến hầm ngầm cố thủ cuối cùng của y đã rơi vào tay Cộng quân. Lầu hiểu rằng, căn cứ tiểu đoàn của hắn không còn chút khả năng tồn tại. Vậy đấy. Kỳ cục là chiến tranh, y đang khoái trá đã lừa Cộng quân một vố. Y đang thích thú khi nhìn xác lính Bắc Việt vất vưởng trước tuyến lô cốt thứ hai. Đầu y còn râm ran những hào quang chiến thằng. Vậy mà một nhoáng.

Đúng là một nhoáng thôi, tất cả đã hoàn toàn đảo ngược. Hắn lệnh cho lính lui nữa về phía trong để cho Cộng quân chiếm lấy khu hầm ngầm. Chỉ còn nước đi cuối cùng, đó là một sống một còn với lính Bác Việt. Y sẽ lệnh cho lính nhào tới những hầm ấy oánh một trận nữa. Nhưng hắn nhìn trước nhìn sau, lính hắn chỉ còn vài chục thằng. Hơn nữa, ở các hầm ngầm đã chiếm, địch quân dàn hỏa lực rất nhanh. Lính hắn mới rục rịch đã ăn đạn ngay.

Bỏ. Hắn nghĩ. Sẽ cho chúng mày ăn quả độc ở phương án trái cam.

Hắn dẫn tàn quân chạy về hầm của Hùng.

- Bảo vệ nhà hầm quận trưởng, đứa nào bỏ chạy bắn vỡ sọ. - Hắn nói với bọn lính thế rồi chui vào một ngách hầm tối như bưng. Bước lên những bậc cầu thang để đến căn phòng của Hùng, hắn thấy hồi hộp quá, vắng lặng. Sao lại vắng lặng đến rợn người thế chớ. Nhưng rồi hắn trở nên bình tĩnh khi thấy Hùng vẫn ngồi đó, nét mặt gan lỳ.

- Sao quận trưởng chưa gọi mọi người về khu trung tâm? - Hắn hỏi - Trung tá quận trưởng không định bỏ phương án trái cam chớ?

- Không bỏ nhưng chỉ thực hiện một phần. - Hùng trả lời, giọng trầm chắc.

- Nghĩa là: không diệt tất cả.

- Đó là một điều ác. Trừ những chiến binh tử trận, những chiến binh bị thương không thể ra khỏi đây, hủy. Không để Việt cộng thấy họ nhếch nhác, khổ sở. Không để họ lọt vô tay Cộng quân. Còn lại những chiến binh khác không mắc gì phải chết. Họ cần phải sống, họ có quyền sống. Việc của anh là nhử cho Cộng quân xáp vào khu trung tâm. Nếu Thượng Đức lọt vào tay Cộng quân, phải là lúc chúng bước lên các lớp xác của chính chúng.

- Tiểu đoàn Bảo an? Quận phó Tín thì sao?

- Tôi đã lệnh tùy cơ ứng biến.

- Điên. Sao quận trưởng lại mềm lòng đến thế?

- Cả anh nữa, hãy đi khỏi đây trước khi thực hiện phương án trái cam. Thượng Đức mất chưa phải là mất tất cả. Anh hiểu ý tôi chớ?

- Hiểu, nhưng tôi sẽ ở lại đây với trung tá quận trưởng.

- Vô ích. Tôi đã chuẩn bị cho tôi rồi. Đi ngay đi thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Không còn thời gian nữa đâu, phương án trái cam sắp được thực hiện rồi đó. Tôi đã cho gài kíp hẹn giờ. Đường hầm số 3. Anh dẫn binh sĩ thoát bằng con đường ấy. Không được đổ máu một cách phí phạm.

Bỗng bên ngoài có tiếng AK từng nhịp giòn giã, rồi tiếng la ó, tiếng bước chân rộn rạo. Một thằng lính mặt non choẹt, ý chừng là liên lạc của Lầu lau chau chạy vào.

- Báo cáo thiếu tá tiểu đoàn trưởng, địch quân đang tiến vào nhà hầm trung tá quận trưởng.

Hùng hất hàm về phía Lầu:

- Thiếu tá tiểu đoàn trường không chống lệnh tôi đấy chớ?

- Vĩnh biệt trung tá quận trưởng. Tôi thi hành mệnh lệnh đây.

Lầu nhót ra khỏi hầm. Y lệnh cho số lính còn lại chạy về khu trung tâm. Vừa chạy vừa bắn, thu hút lực lượng địch. Chết thì thôi, không để Cộng quân bắt sống. Lầu và lính dưới quyền đã tới khu trung tâm. Lượng binh sĩ bị thương quả tải đang gào khóc thảm thiết. Đạn pháo các loại đã được xếp chồng quanh nhà hầm...



4

Nguyễn Hiếu không xuống khu hầm ngầm. Anh biết rõ trận đánh ở đó đã kết thúc. Tiểu đoàn chỉ còn tiễu trừ bọn địch còn lại, giải quyết thương binh tử sĩ. Bây giờ, điều quan trọng nhất là tìm đến chỉ huy tiểu đoàn. Thằng Lầu, nếu chưa chết hẳn là đang ở đây. Khu Thượng Đức rộng mênh mông, ngổn ngang xác bọn địch. Bộ đội hy sinh, bị thương đang được khiêng cáng chuyển ra ngoài. Những đám cháy nổ lép bép. Mùi đạn khói khét lẹt. Anh túm được một thằng lính mặt còn non choẹt. Hắn co rúm, mặt xanh lét, miệng lắp bắp không ra tiếng.

- Đừng sợ. Tao bảo đảm mạng sống cho mày. Đi, dẫn tao đến sở chỉ huy.

- Dạ tha chết cho con. Con không biết sở chỉ huy ở đâu?

- Thằng Lầu. Thằng Lầu? Không chỉ tao bắn.

- Dạ, ông Lầu. Tiểu đoàn trưởng Lầu... lúc các quan đánh lên ổng đang ở dưới hầm ngầm, bây giờ không biết ở đâu.

- Mày bình tĩnh lại đi. Tiểu đoàn trưởng chó chết gì nữa. Hãy nói ngay. Hầm ngầm có ăn thông ra chỗ thằng Hùng được không? Dẫn tao đi.

- Dạ, con xin ông. Con không biết. Con chưa bao giờ đến chỗ quận trưởng...

- Cái thằng... Làm gì còn quận trưởng với quận phó của mày nữa. Vậy chỗ ở của thằng Hùng ở đâu? Ở đâu hở?

- Con chỉ biết ở phía kia.

Không thể trông cậy vào thằng lính oắt con. Nguyễn Hiếu chạy lắp xắp về phía hắn chỉ. Anh giao thằng lính cho một chiến sĩ ta và dặn: "Trông coi hắn tử tế, tội nghiệp".

Từ khu Biệt động tới chỗ thằng Hùng khá xa. Đường lúc lên dốc lúc xuống dốc, ngoằn ngoèo. Đá hộc, đá tang gồ ghề, có lúc phải bò lê lết mới qua được. Gần khu nhà chỉ huy trung tâm mà vẫn còn những bụi sim, mua, cây lau và cỏ dại. Rõ ràng địch chuẩn bị cho cả việc khi ta chiếm được Thượng Đức khó phát hiện ra chỗ ẩn núp của bọn đầu sỏ. Lẽ nào...

Người Nguyễn Hiếu nóng ran. Mồ hôi đẫm ướt hai vạt ảo, sau lưng, trước ngực. Anh tìm được đến gần nhà hầm của Hùng thì ở đó đang chen chúc những màu áo bộ đội, cả áo bà ba của dân quân du kích. Anh hỏi một chiến sỉ của ta đang ôm súng gác bên ngoài:

- Cái gì trong đó mà lộn xộn dữ vậy?

- Hầm ông Hùng...

- Gọi nó là thằng nghe! Thế bắt được chưa?

- Nó tự sát rồi thủ trưởng ạ.

- Tự sát. Còn thằng Lầu. Thằng tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Biệt động ấy, có trong đấy không?

- Nghe lính chúng khai đã chạy ra ấp Hà Tân.

Ấp Hà Tân, đấy là hướng duy nhất còn những tiếng súng, lúc thưa thết lúc rộ lên. Thi thoảng còn cả tiếng pháo ùng ục xoáy vào lòng đất. Tiếng đề pa từ một nơi rất xa, ở Ải Nghĩa, Bồ Bồ, hay Núi Đất gì đấy. Sao nó lại bắn vào dân? Chắc là để yểm trợ cho bọn địch sống sót tìm cách thoát ra ngoài. Thốt nhiên, Nguyễn Hiếu quên hết việc vào hầm chi huy của thằng Hùng, quên hết cả việc Xem mặt mũi nó ra sao. Nó tự sát theo kiểu gì? Tỉếng súng nổ và cả tiếng pháo của địch bắn vào ấp Hà Tần như một lực nam châm cực mạnh hút anh về đấy.

Thằng Lầu, Còn thằng Lầu. Có thể tóm được nó chăng? Nguyễn Hiếu băng băng chạy về ấp Hà Tân. Miệng vẫn lảm nhảm: "Thằng Lầu". Nó rất có ích cho cuộc chiến đấu tiếp theo. Bắt sống. Phải bắt sống nó. Ý nghĩ ấy làm Nguyễn Hiếu háo hức, chân chạy không bén đất.

Loanh quanh mãi, Nguyễn Hiếu vẫn chưa tới được ấp Hà Tân. Khi trận đánh dứt, anh không còn tư duy của một người làm quân sự hay chính trị. Ý nghĩ về một sáng tác nào đó, một truyện ngắn, một bài ký hay một cuốn tiểu thuyết cho tương lai choán hết đầu óc. Anh chạy xuống đường hào quan sát. Anh xuống hầm ngẩm xem thử. Anh đã đi khá xa khu vực trung tâm nhưng nghe tiêng nổ kỳ lạ ở đó, anh tò mò quay lại? ủa, sao lai có tiếng nổ kỳ lạ đến thế chứ. Tiếng nổ anh chưa từng nghe bao giờ. Nó là thứ gì? Ai gây ra? Bộ đội có việc gì không? Phải quay lại xem sao. Rồi không hiểu thế nào, anh tìm đến chỗ Hùng. Hắn là một thằng quận trưởng, đáng để viết một cái gì lắm. Không chừng tiếng nổ quái quỷ kia là do hắn chủ mưu. Sao không xem nơi hắn làm việc? Sao không xem hắn chết như thế nào? Sau này không có dịp nữa đâu...

Cái gì anh cũng muốn xem, cũng muốn biết. Lúc anh đi, lúc anh chạy, lúc anh tỉ mẩn xem xét ngâm vuốt một thứ gì đó. Nhiều người lo ngại cho anh. Dù không còn thằng địch nào kháng cự nhưng cái chết ở đây vẫn có thể đến với bất cứ ai. Lựu đạn, các loại mìn ngổn ngang...

Không phải Nguyễn Hiếu không chú ý đến những cái đó. Nhưng chiến tranh, chẳng chỗ nào an toàn tuyệt đối. Với anh, mọi sự ở đây đã qua, Giờ chỉ là thu thập tư liệu cho một cuộc chiến đấu khác.

Anh ra đến Hà Tân thì hoàng hôn chợt tới. Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ vẫn còn đang hướng dẫn bà con đi về nơi cư trú. Từng đoàn người gồng gánh nối đuôi nhau. Tiếng í ới gọi. Tiếng trẻ con khóc thét. Tiếng kêu của trâu bò, lợn gà... Một âm thanh hỗn tạp, di chuyển trên đường, về phía núi. Nguyễn Hiếu đi men chân đồn Thượng Đức. Bỗng nhiên, một anh bộ đội ngoi lên từ một cái hầm, mặt cau có, nói như thét:

- Cái anh kia, đi nhanh. - Anh ta chỉ về phía đoàn người đang hối hả chạy...

Rồi như nhận ra Nguyễn Hiếu cũng là bộ đội, anh ta lại thét:

- Không đi thì xuống hầm ngay. Trời ơi! Pháo nó bắn tới bây giờ.

Thì ra bộ đội đã bắt đầu đào hầm, chốt giữ, chuẩn bị đánh địch giải tỏa. Tốt thôi. Nhưng có gì mà hoảng lên thế. Chưa có chuyện chi đâu. Pháo chưa bắn đâu. Bộ binh địch cũng chưa triển khai ngay được. Chi có thể là máy bay bỏ bom huy diệt. Nhưng đây là vùng dân, có bố mẹ anh em, họ hàng thằng địch.

Tham gia rất nhiều trận đánh rồi, Nguyễn Hiếu không việc gì phải hốt, phải vội. Không tiện dừng lại giảng giải cho người lính, Nguyễn Hiếu quay về hướng nhà thờ. Nhà cửa của dân hoặc trống hoang hoặc khóa kín. vắng lặng. Một vài con chó mắt long lên nhìn Nguyễn Hiếu. Hình như không ai cho nó ăn uống lâu nay. Con nào cũng gầy nhom, lấm láp. Chúng nhìn khách lạ với sự câm thù, sẵn sàng nhảy vào cắn xé.

Chó dại. Nguyễn Hiếu ít sợ bom đạn nhưng lại run lên khi nhìn thây lũ chó hoang đói khát. Anh lén rời xa chúng. Chó đến là nhiều. Ở men đường anh đi có vài con khác đang giằng níu một miếng mồi. Nhìn kỹ thì ra là khúc chân của một người nào đó. Khủng khϊếp quá. Anh lấy súng ngắn "đòm" một phát vào mấy con chó, dĩ nhiên, chỉ bắn dọa để nó buông miếng mồi. Anh rảo chân nhanh hơn về phía nhà thờ, xa dần bầy chó.

Khu vực gần nhà thờ sạch sẽ hơn. Nhà cửa khang trang và chưa bị tàn phá. Có tiếng ri rỉ khóc của một phụ nữ. Anh đừng lại nghe ngóng. Rồi tiếng khóc ấy kéo anh vào sân gạch một ngôi nhà.

Một bé gái mười một, mười hai tuổi chi đó đang ngồi ở một góc hè ôm mặt nức nở. Thấy Nguyễn Hiếu, bé khóc òa lên, hoảng hốt. Bé cố đứng dậy, muốn chạy vào trong nhà, nhưng người chệnh choạng đổ xuống. Bé bị tật nguyền. Chân lẹo khoẹo, không đứng dậy được.

- Đừng sợ, chú sẽ giúp con.

Nguyễn Hiếu bước vế phía bé gái. Câu nói của Nguyễn Hiếu không làm bé yên lòng. Bé càng cưỡng quậy hơn khi thấy anh bước lại gần.

Trời ạ! Đã không đi đứng được bình thường bé lại không nói được, chỉ u oa vậy thôi. Không biết bé có nghe được không? Nguyễn Hiếu ngồi xuống cạnh bé. Một thương cảm. Nước mắt ứa ra. Những giọt nước mắt ấy làm bé gái im bặt. Bé há miệng ngơ ngác nhìn anh. Không mấy chốc, bé tìm thấy sự đồng cảm, niềm tin, sự an ủi. Bé trân trân nhìn Nguyên Hiếu không tìm cách bỏ chạy nữa.

- Gia đình con đâu cả rồi?

Bé chỉ tay về phía đoàn người Nguyễn Hiếu nhìn thấy khi nãy. Vậy là họ bỏ con lại. Biết làm sao được. Không thể không đi, mà con thì...

- Có ai trở lại đón con không?

Bé gái lắc đầu, bật khóc nức nở.

Biết rồi. Vậy là con nghe được, vậy là con biết thân phận của con khi trận mạc xảy ra.

- Thôi đừng khóc nữa. Nếu không có ai đón con, đã có chú đây.

Nhưng rồi chính anh cũng lắc đầu ái ngại. Bé gái không đi được, đây mới là cái khó cho anh. Hình như bé bị đói, bị khát. Mặt bé hốc hác, môi trắng bợt. Phải kiếm cái ăn cái uống cho bé đã. Anh lục trong ba lô. vỏn vẹn chỉ còn nửa đánh lương khô. Bi đông nước được anh tháo ra nhưng cũng chỉ còn võng vãnh ít giọt. Vẫn là may. Anh đưa bé dùng tạm. Anh không còn có gì hơn để cho bé và cũng không thể ở đây lâu với bé được. Phải tìm một cách nào đó.

- Nhà có hầm không? - Anh hỏi.

Bé chỉ ra bụi chuối mí vườn.

Ốn rồi. Không có hầm, bom pháo đến bé nấp vào đâu. Mà bom pháo sẽ đến là điều cầm chắc, ở đây một mình, cái chết sẽ là bạn của bé. Phải tìm cách đưa bé đi với bố mẹ, anh chị của bé...

- Con cứ yên tâm, chú sẽ lo đưa con về với gia đình. Nhưng bây giờ phải nghe chú ra nấp ngoài hầm kia. Nhỡ bom pháo bất thần dội tới.

Bé gái đã nhận ra. Bé nhìn anh tin cậy. Bé vịn vào tay anh rồi nhúc nhắc đi ra bụi chuối.

- Con chưa cần xuống hầm ngay. Chốc nữa hẵng xuống cũng được. Chú sẽ đi tìm người chăm lo cho con...

Bé gái lại khóc, hai tay chới với như muốn níu Nguyễn Hiếu lại. Nguyễn Hiếu cũng khóc mếu máo:

- Cứ ngồi đó, chú không bỏ, chú sẽ quay lại.

Nguyễn Hiếu tìm đến chỗ anh lính quát anh hồi nãy.

Tới tận hầm. Tổ chốt của anh ta có năm người. Hay lắm, anh ta là tổ trưởng.

- Tôi là phái viên. Nguyễn Hiếu giới thiệu - Tổ chốt, phải bảo vệ và chăm sóc cháu bé tật nguyền bị bỏ quên. Hiện cháu đang ngồi trên hầm cạnh nhà thờ kia...

- Người lính không dám chống lệnh, nhưng công việc quá khó. Không thể đưa bé gái tới đây chia sẻ bom đạn với các anh nhưng nếu các anh tới đó coi như bỏ nhiệm vụ ở đây.

Anh chiến sĩ nói lại với Nguyễn Hiếu ý thế.

- Không sao! Tạm cử lấy một người lo cho cháu bé. Các đồng chí có gì ăn, bớt ngắt cho bé với. Bốn người còn lại gánh vác phần việc của người kia. Đây chỉ là nhiệm vụ đột xuất, tạm thời. Tôi sẽ đi tìm địa phương giao cháu bé cho họ.

- Thế thì được ạ. Thủ trưởng cứ yên tâm, nhưng đề nghị thủ trưởng nói với đại đội một câu.

- Sẽ nói nhiều câu, không chỉ đại đội mà tiểu đoàn, trung đoàn nữa. Được chưa?

Anh chiến sĩ cười. Nguyễn Hiếu cũng cười...

Từ bữa đó cho đến khi lắp ráp mối lái với gia đình cháu gái, Nguyễn Hiếu mất đứt gần một ngày. Nhưng khi anh và gia đình tới nơi thì cháu bé không còn. Ngôi nhà cũng không còn. Bốn chiến sĩ chốt ở chân đồi Thượng Đức cũng đã tan biến nơi đâu. Bom pháo của địch trút xuống gần như đã nghiền tất cả thành cám. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho hay, cuộc chiến giữ Thượng Đức gay go biết chừng nào.



5

Tiểu đoàn của Ngoãn không bị cuốn vào tiếng súng loạn ngầu ở khu vực trung tâm. Nghe tiếng súng là biết bọn địch không còn ngoan cố chống trả. Đó là tiếng súng của một lũ hoảng loạn tìm đường rút chạy. Để không bị những viên đạn lạc vu vơ, anh lệnh cho bộ đội nhảy hết xuống giao thông hào. Nhưng vừa nhảy xuống, chân anh đã giẫm lên bụng một thằng lính. Anh nghe "hực" một tiếng, vội chĩa nòng AK xuống, té ra là một thằng lính Bảo an giả chết. Quanh hắn có nhiều xác lính không còn động cựa.

Thấy nòng súng của Ngoãn chúc vào ngực, hắn lóp ngóp ngồi dậy chắp tay vái lia lịa:

- Lạy quan lớn. Lạy quan lớn. Quan lớn tha mạng, con mới vào lính chưa... chưa bắn gϊếŧ gì ai...

- Tiên sư mày chứ, quan quách gì ở đây...

Ngoãn, túm áo nó lôi dậy.

- Thằng Hùng đâu, đưa tao đi. Gϊếŧ mày làm quái gì... Đi.

- Dạ... dạ em chưa tới đó bao giờ. Em chỉ biết ổng ở lối này...

- Dẫn. Mau.

Ngoãn thúc súng vào sau lưng nó.

Thằng lính lò dò từng bước.

- Mày sợ gì thế hả?

- Dạ, sợ vướng mìn.

- Ngu lắm. Nó không gài mìn ở đây đâu.

Nói thế nhưng lòng bàn chân Ngoãn chợt chờn chợn. Biết thế nào với đám cùng đường chứ. Tại sao lại yên tĩnh thế. Như chùa. Chả lẽ bọn lính bỏ thằng Hùng lại một mình. Thằng lính đứng sững chỉ tay vào của hầm. Hắn run lẩy bẩy.

Ngoãn hích hích đầu nòng súng để hắn bước tiếp. Ở góc tường trong cùng, Ngoãn nhìn thấy một thằng địch không biết còn sống hay đã chết ngả lưng vào chỗ giao nhau của hai bức tường, mắt khép hờ, áo xống nhà binh rất chỉnh tề. Trên ve áo lấp lánh hai bông mai bạc.

- Ai? - Ngoãn hỏi.

Thằng lính lập bập:

- Dạ, ông quận trưởng.

Hắn bật khóc, không hiểu vì sợ hay thương thằng Hùng. Mặt Hùng trắng trẻo, thư sinh. Râu quai nón. Bộ ria lâu ngày không cắt tỉa vẫn có vẻ rất đỏm dáng. Khẩu tiểu liên cực nhanh M16 dựa hẳn vào ngươi hắn. Đầu hắn ngoẹo vào đầu nòng súng. Mấy ngón tay thõng thượt trên vòng cò. Hắn đã tự sát. Viên đạn trổ từ cằm lêи đỉиɦ đầu, máu xối xuống ngực, xuống bụng đọng lại thành vũng giữa hai đùi kẹp báng súng.

Ngoãn khẽ đυ.ng tay vào vai hắn. Người hắn đổ xuống sàn xi măng, có lẽ hắn vừa tắt thở mới đây. Da còn ấm nóng. Máu loang trên sàn còn đỏ tươi. Mùi thuốc súng còn khét lẹt. Một vài tia khói mỏng mảnh chưa thoát ra khỏi căn hầm.

Xung quanh bốn bức tường nhằng nhịt dây điện. Một hàng sáu máy PRC25 xếp dọc căn hầm. Máy điện thoại tự động xếp một đống ngay cạnh Hùng. Một máy 15 oát đổ nghiêng trước lối ra vào. Chắc thằng thông tin bỏ chạy định mang theo nhưng không kịp. Trong hầm còn vương vãi mấy thùng đạn M72 và một khẩu M79 óng ánh màu thép. Hai khẩu 12 ly 7 dặt giữa hầm huớng nòng ra phía cửa. Một đống vỏ đạn còn bốc khói. Hình như bọn xạ thủ vừa bỏ chạy khỏi đây khi bắn đến viên đạn cuối cùng.

Trên tường, chỗ Hùng ngồi, treo một chiếc mũ kê pi bằng vải ka ki màu vàng. Nối với phía trong là một căn hầm khác. Ngoãn nghe tiếng sột soạt. Ai thế? Ngoãn tự hỏi và đưa nòng khẩu AK về phía ấy. Té ra anh không phải là người đầu tiên tới đây. Một tốp cán bộ dân quân du kích huyện đang lục tìm gì đó ở hầm làm việc của Hùng.

Ngoãn bước vào, nhận ra Hoàng Thủy. Hai người bắt tay nhau. Thủy phàn nàn đã đến chậm. Tất cả những gì có thể mang đi hay hủy được đều không còn trong căn hầm, kể cả chiếc xe lăn của Hùng. Thằng Hùng đã chuẩn bị cái chết của mình rất chu đáo.

Thủy nói rằng khi anh vào có một thằng công vụ đang mặc bộ quân phục cho Hùng. Mặc dù viên đạn đã kết liễu đời nó rồi. Thằng công vụ lẩy bẩy khi thấy Thủy. Hắn mếu máo: "ông Hùng dặn con mặc áo cho ông tử tế trước khi Cộng quân đến".

Trên bàn, không còn một thứ giấy tờ gì, ngoài mấy bức thư của vợ con Hùng. Một tấm ảnh to như bì thư chụp vợ chồng và hai đứa con gái của hắn vẫn treo trên tường. Giữa nhà hầm, một đống giấy tờ bị đốt cháy chỉ còn trơ lại tàn tro, bay lả tả.

- Tại sao y không đốt những thứ này hỉ?

Một ai đó hỏi.

Có lẽ thằng Hùng cũng là người mê tín. Không muốn có cái gì nát tan trong gia đình. Đã thế còn ngoan cố phát động chiến tranh đến cùng làm gì? Ngoãn đi trở ra, nhìn lại xác Hùng một lần nữa nghĩ bâng quơ: Cũng có thể hắn không đốt thư, đốt ảnh vì nghĩ đây là gia tài lớn nhất trong đời - kỷ vật mà khi chết hắn muốn mang theo. Hay là... hay là mày cũng còn hy vọng một điều gì ở phút chót của trận đánh hở Hùng!...

Đột nhiên, bên ngoài có một tiếng nổ long trời lở đất. Một tiếng nổ kinh hoàng. Một tiếng nổ kỳ dị. Một tiếng nổ làm căn nhà hầm sâu dưới đất đúc bê tông cốt thép cũng chao đảo. Tiếng nổ như sét đánh. Tiếng nổ như của cả một kho bom. Tiếng nổ như của hàng ngàn trái pháo. Sau giây phút hoảng hốt, bàng hoàng, Ngoãn vội lao ra ngoài. Trước mắt anh đang là một trận mưa: mưa đất đá. Mưa mảnh gang thép. Mưa xá© ŧᏂịŧ bị xé nhỏ. Mưa của vô số những vật thể lạ.

ở hầm chỉ huy sư đoàn, trung đoàn, mọi người nhao hết ra khỏi hầm, ùa lên những mô đất cao, mắt mở hết cỡ nhìn vào Thượng Đức. Ở đó lửa quyện khói đen, khói trắng đang đùn lên, lên mãi tít trời xanh rồi lan tỏa ra che kín bầu trời. Cùng với lửa khói là những vật xanh, đỏ, tím, vàng... như thể hoa cà hoa cải, như thể ai bán pháo bông ở một góc trời nhân ngày lễ trọng. Sau tiếng nổ là sự yên ắng đến rùng rợn, ngỡ như ở Thượng Đúc không còn bất cứ cái gì. Con người, sắt thép, tất cả đều đã bị băm nhỏ, xé nát, nghiền thành bột hất cả lên trời cao.

Mọi người nhìn nhau hốt hoảng. Sáu Nam sảng hồn. Nguyễn Phước ríu cả giọng. Lê Công Phê, Trần Bình tái mặt. Chỉ có Hoàng Đan coi chừng bình tĩnh hơn. Ông gọi điện về trung đoàn. Trung đoàn trả lời: không biết. Trung đoàn gọi điện cho các tiểu đoàn. Tiếng nói trong máy sao cứ run rẩy, đứt đoạn.

Lúc đó là 8 giờ 20 phút. Các tiểu đoàn cho hay tiếng nổ không ảnh hưởng gì đến bộ đội. Khu Thượng Đức địch đã biến đâu sạch, ta đang làm chủ toàn bộ chi khu quận lỵ. Mừng ơi là mừng. Mừng đến chảy cả nước mắt. Lê Công Phê cầm máy lệnh cho Trung đoàn 6 để Tiểu đoàn 9 chốt giữ khu vực Bảo an của quận lỵ, truy bắt tù hàng binh, giải quyết hậu quả chiến đấu.

Tiểu đoàn 7 dùng một bộ phận tiếp tục truy quét địch ở khu vực ấp và khu vực nhà thờ, khu vực cầu Hà Tân. Các đơn vị còn lại chặn diệt tàn quân không cho chúng chạy về Đà Nẵng trên cả đường sông và đường bộ. Đến 11 giờ ngày 7 tháng 8, toàn bộ quân địch ở cụm cứ điểm Thượng Đức bị tiêu diệt và bắt sống.

Lá cờ Đảng bộ nhân dân tỉnh Quảng Đà kính tặng đơn vị đánh thắng Thượng Đức đã được mang đến. Một tốp bộ đội đang giương cao lá cờ chạy về phía trung tâm chi khu quận lỵ Thượng Đức.



6

Lầu chạy ra phía cầu Hà Tân, ngó bộ biết ngay có địch quân phục kích, chỉ có thể vượt qua đồng lúa rồi lên núi may ra mới thoát. Dọc đường đi, y nhặt thêm được khẩu tiểu liên M16 của một thằng lính hèn hạ nào đó đã bỏ lại để chạy trốn. Như vậy y có đến ba khẩu súng: khẩu AR15, khẩu côn vẫn lúc nào cũng bên cạnh y như hình với bóng. Thắt lưng y còn hai quả mỏ vịt. Như thế Cộng quân bắt sống y làm sao được. Chúng chỉ có thể gϊếŧ y mà cũng phải bằng súng đạn ở một tầm xa. Đang chạy, y thấy tốp lính đi đầu quay trở lại.

Mẹ kiếp! Sao chỗ nào cũng đυ.ng Cộng quân rình phục là nghĩa làm sao? Y chặn bọn lính lại:

- Khéo là chúng mày thần hồn nát thần tính, nhìn gà hóa cuốc.

Y bươn lên đầu. Rất có thể là dân Hà Tân chạy giặc. Gặp được dân Hà Tân thì cầm chắc mạng sống rồi. Đang nghĩ thế, bỗng một loạt AK vụt chéo trước ngực. Y lăn quay đơ rồi ôm lấy ngực nằm cấm cựa.

Bọn đàn em cũng đi nhốn nháo, hoảng loạn. Đội hình xô lệch, mạnh thằng nào thằng đó chạy, chạy lung tung các hướng. Cũng không ít đứa trung thành với chỉ huy của mình, chạy lại chỗ Lầu. Lầu quắc mắt ra hiệu cho bọn này lui ra. Một kết cuộc không đến nỗi tồi. Cộng quân sẽ hiểu thế nào là cái giá phải trả khi tới gần một sĩ quan Biệt động như hắn.

- Để em. – Cẩm Linh hăng hái nói với nhóm du kích huyện, rồi chạy tới chỗ thằng Lầu.

Một đứa con gái thì chẳng bõ công, Lầu nghĩ và ngán ngẩm quá. Hắn mong phải là dăm bảy đứa mà là chủ lực miền Bắc hẳn hoi. Hắn không muốn hạ thủ cô bé tí nào. Nhưng không gϊếŧ nó thì nó gϊếŧ mình. Rất tinh quái, hắn với lấy khẩu tiểu liên bắn vu vơ về phía Cẩm Linh. Cẩm Linh nằm xuống tránh đạn và tới lúc đó mới biết thằng địch không hề bị đạn AK dính chút da thịt.

Lẽ ra, tốp du kích phải châu súng hạ gục thằng Lâu nhưng lại phát hiện ra hắn là một sĩ quan chỉ huy. Họ muốn bắt sống. Họ nghi hắn đã bị thương và bị thương nặng. Họ chia thành hai mũi áp sát Lầu.

Lầu vẫn giả đò: một tay ôm ngực, nhưng một tay hắn đã lần xuống thắt lưng lộn quả mỏ vịt. Cẩm Linh nhìn thấy rất rõ. Không còn cách nào khác, cô nhằm vào cánh tay lần lựu đạn của nó bóp cò. Viên đạn không hiểu sao lại xuyên vào đùi Lầu. Và dù hắn la lên một tiếng như người sắp chết, quả lựu đạn vẫn được hắn quẳng đi rất trúng đích. Top du kích một bị thương, một hy sinh tại chỗ. Nhưng hắn chưa kịp quăng quả lựu đạn thứ hai thì đã bị tốp du kích khác nhào tới vặn tay, gô cổ trói lại.

Hắn gãy chân và dứt động mạch. Máu phun như cái vòi nước. Tốp du kích băng bó và đưa hắn lên cáng. Họ tra hỏi hắn một vài điều.

-Vô ích, các người không khai thác được cái gì ở ta đâu.

- Thằng này ngoan cố. - Một du kích đã rút dép định táng vào miệng hắn nhưng bị Cẩm Linh ngăn lại.

- Đừng vi phạm chính sách tù binh.

- Mày không khai ở đây thì sẽ phải khai ở nơi khác. - Người du kích cất dép, nói với Lầu.

Cẩm Linh phủ lên mặt Lầu một chiếc khăn. Cô thấy ghét và tởm lợm cái gương mặt của hắn. Một gương mặt vênh váo, dữ tợn, lông lá mọc vung vít như thú rừng.

Hắn cười gằn bảo Cẩm Linh:

-Số em còn hên lắm! Lẽ ra em phải là người đầu tiên lìa đời.

Mấy du kích đang khiêng hắn không còn chịu được tiếng cười đểu cáng và hách dịch ấy. Họ đặt hắn xuống giữa đường.

Một anh chĩa súng vào ngực hắn:

- Mày còn lảm nhảm sẽ ăn đạn ngay.

Anh du kích cũng chỉ định doạ hắn thôi. Nhưng hắn giơ tay gạt phắt nòng súng.

- Không cần. Không được đυ.ng đến người tao.

Mồm hắn bỗng phụt ra một dòng máu. Hắn phun phì phì những tia máu ngầu bọt. Hắn vừa cắn lưỡi tự tử.