Chương 19

1

Quan hệ giữa thủ trưởng với cấp ủy là quan hệ tế nhị. Biết kết hợp khéo sẽ trở thành sức mạnh, xừ sự không tốt thành vật cản trong quá trình phát triển của đơn vị, thành mối nguy hiểm trong những trận đánh cụ thể. Sự bàn bạc tập thể đã có lúc được coi là một nguyên tắc tốt nhất, ai nấy cần phục tùng. Đôi khi trong chiến đấu không thể bàn được với tất cả chỉ huy, tất cả cấp ủy thi ít nhất tư lệnh và chính ủy cũng thống nhất với nhau, trong nhận định tình hình để từ đó đưa ra những mệnh lệnh có tính quyết định sự thắng hay bại, sự mất hay còn của một trận đánh. Tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn một người. Nhiều cái đầu thông minh hơn một cái đầu. Tuy nhiên, không phải lúc nào, trường hợp nào cũng vậy. Có một thực tế đã được kiểm nghiệm, quá tin vào cái tinh thần tập thể sẽ lãnh đủ mọi thất bại cay đắng.

Vậy, thì khi nào cần ý kiến tập thể, khi nào cần trao đổi với chính ủy và khi nào thì không cần, Lê Công Phê tự xác định rằng: Có những việc hệ trọng, mình chưa tự tin mình lắm, khi đó nghe và lĩnh hội ỷ kiến mọi người là điều rất cần thiết. Có những việc không lớn lắm, tự quyết được nhưng có thêm ý kiến của một người nữa để vững tâm hơn - bàn với chính ủy. Và có những việc tự tin, đã trải nghiệm bản thân, không cần bàn với ai nữa, tự quyết, thắng bại tự chịu trách nhiệm. Lê Công Phê đang đứng trước sự lựa chọn ấy. Một lựa chọn hết sức khó khăn.

Tiểu, đoàn 9 đã chiếm khu Bảo an. Nên lệnh cho họ dừng lại cũng cố, bổ sung người, bổ sung súng đạn rồi đánh tiếp, hay trên cái đà đang thắng đánh tới số, vào làm chủ khu trung tâm, dứt điểm trận đánh. Có nên hội ý tập thể ban chỉ huy không? Họp sẽ mất thời gian, mà thời gian đôi khi là xương máu. Có nên trao đổi với chính ủy Trần Bình không? Nhỡ quan điểm Trần Bình lại khác mình thì sao? hại cũng nhùng nhằng và biết đâu vi vậy mà thêm do dự. Nhưng rồi ông lại nghĩ: từ lúc làm việc với Trần Bình đến nay chưa bao giờ quyết định những việc lớn mà. Hai người trái ý nhau, vả lại về mặt quân sự Trần Bình cung là người đáng tin cậy. Ông khoát tay mời Trần Bình lại gần, ghế tai nói nhỏ ý định của mình. Trần Bình gật đầu. Lê Công Phê cầm máy điện thoại gọi về sở chỉ huy Trung đoàn 6.

- Anh lệnh ngay cho các đơn vị tạm dừng, xốc lại đội hình, bổ sung vật chất, chuẩn bị hiệp đồng tiến công tiếp...

Ông nghĩ, lại khối người phản đối mệnh lệnh này đây, có khi phê bình ông phạm húy nữa. Kệ, không thể khác. Lê Công Phê vừa buông máy, Trần Bình đã cầm lấy nói thêm:

- Anh Lai, anh Vĩnh đấy à! Nói với anh em lợi dụng địa hình địa vật tránh bom pháo, tranh thủ khoét công sự, đề phòng địch phản kích. Cán bộ tiểu đoàn, đại đội phải đi kiểm tra lo cho anh em, đừng để bộ đội thương vong vì không có hầm hào các anh nhé...

Đứng bên cạnh Trần Bình, Lê Công Phê là Nguyễn Phước, Sáu Nam. Niềm vui vừa loé lên trên gương mặt họ chợt chuội đi. Họ chưng hửng nhìn Lê Công Phê ngơ ngác. Từ sáng đến giờ, tim họ có lúc như ngừng đập vì bộ đội bị địch đánh trả quyết liệt. Bây giờ, bộ đội đang ào ào tiến lên, sư trưởng lại lệnh cho các đơn vị dừng lại. Thời gian là lực lượng. Thời cơ đang có một không hai. Cách xử trí của tư lệnh Lê Công Phê thật khó hiểu.

- Đây các anh ra đây tôi chỉ, - Lê Công Phê như đoán được nỗi niềm của hai người, vội dẫn ra đài quan sát - các anh thấy không? - Ông chỉ tay về hướng tấn công của Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9 - Trong ống nhòm thấy rõ bộ đội ta, thấy rõ cả những hầm ngầm lô cốt địch đang cố thủ. Tiểu đoàn 8 không lệnh dừng, họ cũng chưa phát triển được. Các anh thấy địch ngoan cố thế kia, chống trả đến cùng thế kia, cứ tiếp tục xông lên khác chi liều mạng với chúng. May ở đó có một phái viên quân khu nhiều kinh nghiệm nên vừa giữ được trận địa vừa đỡ thương vong. Còn bên này, các anh xem. Khu Bảo an mênh mông thế mà bộ đội chỉ còn chừng đó người. Họ quần hơn một ngày với địch rồi. Thương vong chưa giải quyết được mệt nhoài còn gì. Phía dưới, bộ đội chưa lên kịp. Phải để họ có thời gian thở cái đã chớ?

- Chỉ sợ thằng địch nhân cơ hội ta dừng lại, phản kích.

Nguyễn Phước trao ống nhòm cho Sáu Nam, quay lại nhìn Lê Công Phê.

Lê Công Phê khẽ lắc đầu:

- Không có cách chi nữa rồi. Nhưng mình khó một, thằng địch khó ba, khó bốn. Từ lúc nổ súng đợt 2, hắn không được tiếp viện. Hắn chỉ có thể phản kích khi được bổ sung người, bổ sung súng đạn. Nhưng lấy ở đâu ra? Phía nào cũng có quân ta, bọn cứu viện chỉ còn cách bắn pháo bỏ bom. Mà bắn pháo, bỏ bom vào trận địa là đυ.ng người của chúng. Bắn ngoài rào thì không trúng ai. Ha ha... Không việc gì phải vội. Thắng nhưng hạn chế tối đa thương vong mới khó các anh ạ.



2

Khoảng 21 giờ, Đại đội 10 do Ngoãn trực tiếp chỉ huy đang băng băng tiến về trung tâm khu Bảo an. Cái khó nhất của tiểu đoàn là ở hàng rào phân khu. Cơ hội để thằng địch ngăn chặn, tiêu hao lực lượng của ta cũng ở đây. Theo hiệp đồng, Ngoãn lệnh cho bộ đội áp sát phía trước, chờ chiếm lấy các lô cốt. Đại đội chỉ còn hai chục người. Cũng chỉ còn chục tay súng. Còn lại lo đưa thương binh và tử sĩ về sau. Lực lượng tiến công chủ yếu sẽ là các Đại đội 11, Đại đội 12 đang ở sau anh. Đi theo các đại đội này đã có tiểu đoàn trưởng Thế. Quái lạ: không biết ông Thế chỉ huy đánh đấm kiểu gì? Hàng rào giải quyết xong. Đại liên của địch câm họng rồi vậy mà không lên.

Chợt Ngoãn nhớ đến Tấn. Trong chiến đấu vẫn thế. Người ta ào ạt xông lên phía trước và đôi khi không nhớ người bắc cầu cho mình đi qua đã ở lại sau và có khi mãi mãi không gặp lại họ nữa. Tấn ơi. Công mày to lắm. Không có mày làm thế quái nào vượt qua hàng rào. Khẩu đại liên kia chết cứng rồi, còn mày ở đâu? Một nỗi lo ùa đến vây bủa lấy Ngoãn - không chừng nó... bậy nào... không thể. Tấn ơi! Tấn ơi... Ngoãn lao về phía khẩu đại liên đã bẹp gí của địch.

Khi ấy, Tấn nằm cạnh Ngoãn đúng một tầm lựu đạn, ở một hố trũng. Thiêm thϊếp, anh nghe có tiếng gọi. Tấn mở miệng mà sao cứ ngọng líu, không phát thành tiếng. Anh muốn đứng dậy, lạ lùng, chân không nhúc nhích gì. Anh chống tay nhưng tay rã rời. Họng khô đắng. Khát. Mẹ ở đâu. Sao không cho anh nước uống. Kìa mẹ đến rồi. Từ một khu rừng xanh. Mẹ như cái chấm lá cứ hiện dần. Mẹ lướt về phía anh. Mẹ bay. Thế mà mồi vẫn không với được. Anh quẫy cựa. Mừng quá. Phải chạy lại với mẹ thôi. Ôm lấy mẹ... ơ hay, sao Toản lại ở đây? Kia nữa, Cẩm Linh... Khát, khát. Cho nước uống đi chớ. Rồi. Có một vòi nước đang trút xuống. Tấn há miệng... nuốt khan. Anh quờ tay xung quanh, không có ai. Anh mở mắt. hằng địch đâu? Đồng đội đâu? ồ mình mơ à? Và anh thấy đau.

Đau quá, ở đùi phải, cả đùi trái. Anh lại đang lả dần. Cái thằng lính đứng cạnh khẩu đại liên mắt như cú vọ đang hau háu nhìn anh. Nó bắn một tràng đạn. Anh nằm im không đυ.ng cựa gì nữa, tay anh vẫn nắm chặt quả thủ pháo.

Tấn chưa kịp nhớ tiếp những gì đã xảy ra một cách mạch lạc lại ngất đi. Anh mất quá nhiều máu. Nhưng cái se lạnh cũng đang làm anh tỉnh lại. Quái, sao thằng, địch ở đâu, bộ đội ở đâu mà trận địa yên tĩnh đến thế. Anh nhớ rất rõ nòng khẩu đại liên mà anh hướng tới. Lúc nào nó cũng rung bần bật và choé lừa. Đạn phun vào sườn hướng mở rào của bộ đội ta. Anh đã nhìn rất kỹ. Lẽ nào pháo ta bắn đến thế mà nó không can cớ gì. Đằng sau nó là hầm hào rất sâu. Khẩu đại liên đi chuyển như con thoi. Đạn lớn bắn, lính kéo tụt nó xuống dưới hầm. Bộ binh ta rục rịch nó kịp nâng lên nhả đạn. Hỏa lực tiểu đoàn không làm gì nổi. Bao cát xếp chồng chất xung quanh chỉ còn hở đầu nòng. Từ xa, bắn cho trúng được vào miệng khẩu đại liên khác gì bắn một con chim vυ"t bay giữa tầng không. Vậy mà không diệt được khẩu đại liên sẽ không có cách gì vượt qua lớp rào phân cách. Chẳng những thế, bộ đội thương vong nhiều là điều không thể tránh khỏi. Tấn ước thèm có một khẩu B40. Từ chỗ anh đang nằm đây, đứng thẳng dậy phóng đầu đạn vào khẩu đại liên kia. Sẽ không tránh được đạn thẳng của mấy thằng lính đang thập thò phía sau bao cát. Đại liên cực nhanh của chúng phản ứng rất kịp thời mỗi khi có tiếng sột soạt. Nhưng trước khi ngã xuống mà khẩu đại liên kia tan thành mây khói thì đã quá. Nhưng thôi, ước mà làm gì? Có khẩu B40 mang theo làm sao anh được nằm ở đây mà quan sát. Chỉ có thể tung thủ pháo vào trong những chiếc bao cát xếp chồng kia. Sức công phá của nó sẽ biến tất cả thành một đống hổ lốn. Nhưng nếu không rơi trúng đích, hoặc nổ chậm để bọn địch cầm lấy quẳng trở lại thì ôi thôi, tan thây. Phải bò tới nữa, tới nữa. Thằng xạ thủ đại liên không nhìn thấy gì đâu. Mắt hắn cũng đang chóe lửa. Hai thằng xạ thủ phụ, đang bị hút hết hồn vía về phía hàng rào phân cách. Đáng gờm nhất là thằng lính bảo vệ. Hình như nó được phân công canh chừng cho khẩu đại liên. Mắt nó láo liên tứ phía. Đã có lúc hắn hau háu nhìn vào chỗ Tấn, nòng súng hắn chỉa vào Tấn. Thế là hết. Tấn chỉ còn biết chờ những viên đạn sẽ găm vào mình. Chẳng hiểu sao không thấy hắn lẩy cò. Mày thong manh rồi, chắc chỉ nghi nghi chỗ không nhìn thấy. Nhân lúc hắn quay đi chỗ khác Tấn vội trườn lên mấy sải tay ốp sát vào chân chiếc lô cốt vô. Lỗ châu mai nằm sát chân lô cốt. Tấn rùng mình. Từ cái lỗ đen ngòm ấy hắn phụt đạn có mà tránh đường trời. Nhưng thật may, cái miệng tử thần ấy đã không hoạt động từ chập tối tới giờ. Chắc chúng nghĩ: không có kẻ nào liều lĩnh bám vào chiếc lô cốt. Vậy là chúng mày nhầm lắm. Từ mặt đất tới chỗ đặt đại liên trên lô cốt cao lút đầu người. Vào đến gần chân lô cốt thì đám địch trên đó hoàn toàn không nhìn thấy gì. Tấn trút một hơi thở dài. Tưởng như bao lo âu nén trong l*иg ngực anh đang tan biến vào trời. Tiểu đoàn ơi! Anh Ngoãn ơi! Đã sẵn sàng chưa? phận khẩu đại liên được định đoạt rồi đây. Một phút trước đó, Tấn nghĩ: Mình hy sinh cũng không sao, mình là diệt bằng được khẩu đại liên. Còn bây giờ, anh nghĩ khác: phải diệt nó mà mình không hề hấn gì, thế mới ngon. Và Tấn lùi ra chút ít. Anh ước lượng cự ly sao cho vừa tầm tung quả thủ pháo, lại tránh được sát thương do quả thủ pháo gây ra.

Quả thủ pháo đã nổ, anh biết. Khẩu đại liên đã câm miệng, anh biết. Anh còn biết sau khi thủ pháo nóng rẫy trên tay, anh mới đẩy nó đi. Và khi nó rời tay, anh cũng lăn đi mấy vòng, tránh xa chiếc lô cốt vỡ... Anh chỉ nhớ chỉ biết đến thế. Còn ra, anh bị thương vì mảnh lựu đạn, hay đạn bắn thẳng của thằng lính bảo vệ mắt như mắt cú vọ kia anh không biết nữa...

Yên tĩnh, yên tĩnh quá. Trong một trận đánh, yên tĩnh có khi lại làm cho người ta sợ. Vòm trời sâu hút mênh mông. Trăng như một lưỡi liềm sắc lẹm. Sao chi chít. Một ngôi sao đổi ngôi như chém lửa vào không gian ngỡ như nghe được cả tiếng vun vυ"t của nó. Gió chạy rào rào, quấn quýt bên Tấn như muốn mách bảo một điều gì mông lung không rõ ràng. Anh cảm như quanh đây vốn có kẻ địch đang rình rập, dòm ngó. Sự đơn chiếc, lẻ loi làm cho Tấn thấy rờn rợn. Anh ước thèm một tiếng thì thầm, một chút hơi ấm của đồng đội. Khát. Khát khủng. Lưỡi anh liếʍ trên môi tìm hơi ẩm của làn sương đêm. Anh Ngoãn. Anh còn giận em sao? Anh biết em bò tới chỗ khẩu đại liên của địch mà... Tấn trách Ngoãn cố chấp, giận dai và cuối cùng anh tự trách mình, mình cũng là thằng bướng. Trong nhà hình như chỉ có mẹ thương, bố cũng ghét. Hai anh đều ghét cả. Mình là đứa khó bảo. Cứng đầu cứng cổ lắm cơ.

Lớn lên, chứng kiến bao nhiêu cảnh nghèo khó trong gia đình, Tấn khao khát được đi đây đi đó. Con đường duy nhất để thực hiện ước mơ ấy là học. Anh đã được vào cấp ba, một trường đại học nào đó không phải là quá xa tầm với của anh. Liệu rồi mẹ có đủ tiền, đủ gạo nuôi anh đi học được không? Khó. Học cấp hai, trường ngay cạnh nhà mà nhiều khi anh còn tính chuyện bỏ học, huống chỉ phải đi trọ học ở trường huyện. Nhưng một niềm hy vọng lóe lên trong góc tăm tối của nhà anh, ấy là sự đi B (vào nam) của hai anh. Tưởng đã viết thư cho Tấn báo rằng, đơn vị Tưởng chẳng còn mấy ngày nữa sẽ hành quân. Ngoãn cũng có thư cho vợ chỉ ngày một ngày hai là rời đất Bắc. Những gia đình có con đi B ở làng Vọng hàng tháng được lĩnh cả chục đồng, tiền chính sách. Nhà Tấn có hai người đi B chắc chắn được lĩnh mỗi tháng hai chục đồng. Nếu bố mẹ để cho Tấn chục đồng mỗi tháng, sẽ có tiến tiêu nhoè. Chẳng những việc học hành không có gì đứt đoạn mà Tấn có quyền vênh mặt lên với bạn bè. Nhưng lần lữa chờ đợi, tiền chính sách mà Tấn ngong ngóng vẫn không đến. Hỏi ra mới biết anh cả Ngoản đã xin hoãn đi B. Còn anh Tưởng đi B thật, nhưng là đi B ngắn (vào chiến đấu trong Quảng Trị, rồi rút ra). Đơn vị anh chỉ đánh nhau với địch ở Quảng Trị, sau đó lại rút ra Bắc Tiền trợ cấp cho bố mẹ chỉ dành cho những người đi B dài (vào sâu phía Nam – chiến đấu lâu dài) thôi.

Tấn không mặc cảm về sự thiếu thốn của mình. Anh chỉ ao ước mỗi tuần về nhà có đủ mười bốn bò gạo cho vào ruột tượng vác lên nhà trọ. Tiền tiêu vặt không cần. Càng thua thiệt bạn bè trong lớp, Tấn càng dồn sức vào việc học. Anh tự nhủ: “Mình chịu khổ bây giờ để sau này sướиɠ hơn”. Mỗi lần về quê, nhìn thấy bạn bè guồng xe đạp vù vù, còn mình lê lết đi bộ, anh tự động viên: “Những thứ ấy rồi mình cũng có. Mình sẽ sắm nó bàng đồng lương của chính mình...”.

Tuy nhiên, lòng quyết tâm, sự lạc quan không cứu được Tấn thoát khỏi cảnh nghẻo khó. Số gạo mẹ dành cho anh các tuần đầu còn đủ, về sau cứ hụt dần. Nếu ở một mình, đói no có thể khắc phục được. Nhưng Tấn ở trọ với hai người bạn, nấu chung, ăn chung. Họ đóng bao nhiêu, anh cũng phải có bấy nhiêu. Thiếu một vài lần còn được, thiếu mãi bạn sẽ không chịu, mình cũng không đành lòng. Tấn không oán trách gì mẹ. Số gạo anh mang đi có thể đủ cho cả nhà ăn dè trong một tuần. Tấn biết rằng để có được những bò gạo cho mình, mẹ đã phải làm đủ mọi thứ. Đi củi, đi mò cua, bắt ốc, đi buôn bán chợ xa, chợ gần. Người mẹ quặt quẹo. Mẹ sẽ ốm mất thôi. Tuần trước mẹ ứa nước mắt nói với anh là thiếu mất vài bò gạo. Anh xuống bếp và nhìn thấy trong nồi nấu cơm lốn nhổn một thứ sắn lát thái khô không dính một hạt cơm nào. "Ăn thế sống làm sao được hả mẹ?".

“Thì mọi nhà đều vậy cả. Người ta vẫn sống chứ có thấy ai làm sao đâu”.

Lần ấy, lên nhà trọ, Tấn không trút gạo chung vào vại như thường lệ. Tấn đã nghĩ ra cách không ăn chung với bạn nữa. Thật là vô lý, khi mẹ ăn khổ như thế, làm quần quật như thế mà mình thì... Tấn tìm được một nhà trọ gần đó. Ngôi nhà nhỏ nhưng chỉ có hai ông bà già sống với nhau, ông bà còn khoẻ, còn làm được nên không muốn phiền hà đến con. Hai ông bà hàng ngày vẫn đến thăm con cháu luôn. Con cháu cũng rối rít đến nhà ông bà suốt ngày. Có Tấn đến, ông bà mừng lắm. ông bà coi Tấn như con, ông dặn mấy đứa cháu không được quấy quả để Tấn yên tĩnh hoc bài. Dù Tấn giấu tăm giấu tích cái nghẻo khó của gia đình, nhưng chỉ vài lần nấu ăn ông bà phát hiện ra ngay, "ôi dào, ngày xưa có những học trò vì sĩ, mang cá gỗ ra ăn. Giấu nghèo mà. Người ta gọi dân cá gỗ là thế, ấy vậy mà sau đỗ đạt thành quan cả đấy. Cháu không mắc gì phải giấu nghèo. Mình khó hơn người mà học hành hơn người mới là cái đáng nể, đáng trọng. Có bao nhiêu gạo, bao nhiêu tiền cháu cứ góp cho ông bà. Ông bà không giàu, nhưng cũng không đến nỗi nào đâu. Có thịt ăn thịt, có cá ăn cá, không thịt cá thì muối mắm rau dưa. Ba người làm một mâm vừa vui vừa đỡ phiền phức cháu ạ".

Tấn biết ông bà muốn ăn chung để có có giúp mình. Anh không muốn thế nhưng cũng không có cách gì khác. Buổi trưa, đi học về, ông bà dọn cơm sẵn chờ Tấn. Buổi chiều, giao hẳn cho Tấn lo nấu ăn. Tấn thấy thoải mái còn hơn cả ở nhà mình. Từ ngày chuyển về đây, có tuần Tấn không về nhà. Ông bà bảo gạo lúc nào về lấy một thể cũng được. Chủ nhật, ngày nghỉ, Tấn chạy vù lên núi Đυ.n đốn củi. Tấn cũng là người yêu vườn tược, đất đai. Ông bà có mảnh vườn khá rộng. Tấn hì hục cuốc đất trồng đậu, trồng ngô, trồng rau, trồng bí. Mảnh vườn có bàn tay Tấn, xanh mướt. Mỗi lần thấy Tấn lúi húi tưới tắm cho cây, ông bà đều nhắc: “Làm gì thì làm, đừng để ảnh hưởng đến học đó con”. Anh sống hạnh phúc. Anh ước ao bố mẹ anh cũng được như ông bà. Ông không bao giờ nặng lời với bà. Họ sống bình đẳng, tạo cho nhau niềm vui. Nghĩ về gia đình mình, Tấn thấy buồn. Mỗi người một tính nết. Trừ mẹ ra không ai chiều ai. Trong nhà ít khi đầm ấm yên vui. Những chuyện om sòm căng thẳng xảy ra thường xuyên. Và anh thấy người đáng trách hơn cả là bố. Bố là người cầm cân nảy mực trong gia đình, nhưng ở bố có nhiều thói hư tật xấu...

Không ai dám phê bình bố. Bố gia trưởng vũ phu. Bố không chịu hoà đồng vào sinh hoạt xã hội. Bố không họp hành, không lao động. Lỗi lầm của bố có một phần nhu nhược của mẹ. Hai anh của Tấn cũng là nhũng người hèn. Họ nơm nớp lo sợ. Tấn chưa bao giờ thấy các anh góp ý với bố. Đành rằng bố dữ dằn, đυ.ng đến khuyết điểm của bố là bố khùng lên, bố chửi bới, đánh đập, nhưng cũng phải tìm một cách gì đó chớ. ông bà ở đây rất tốt, khó tìm thấy một khuyết tật gì, nhưng con trai, con gái, thậm chí cả các cháu vẫn góp ý phê bình thường xuyên. ông bà không giận mà còn cười khà khà, khen con hoặc cháu giỏi. Rồi ông bà tự nhận là mình đã già, nhiều cái lẩm cẩm.

Tấn cũng đã tự soi vào mình. Tại sao mình cũng là thằng hèn đến thế. Mẹ không dám nói gì với bố, anh không dám nói gì với bố, còn mình cũng có dám mở miệng ra đâu. Không! Lúc đó mình còn bé, trên mình còn mẹ và các anh. Mình nói với bố là hỗn, là phạm thượng. Còn bây giờ...

Bây giờ chỉ còn hai ông bà già sống với nhau, chỉ thứ bảy, chủ nhật Tấn mới về rồi lại đi. Tấn chỉ có một năm hoc nữa là vào đại học. Hai anh Tấn vẫn còn tham gia chiến đấu ở trong Nam. Chị dâu ở riêng, thi thoảng Tấn mới gặp một lần.

Cuối năm ấy, rét muộn. Cấy chiêm ở làng Vọng chậm lại. Rét quá, mạ không mọc được. Thời gian dành cho cây lúa chỉêm không còn nhiều. Cả xã phát động phong trào thi đua ra đồng làm ruộng. Học sinh các trường được nghỉ sớm về giúp gia đình, giúp hợp tác xã cấy chiêm. Chưa bao giờ đồng đất ở cái làng Vọng mênh mông thế.

Các chàng trai cô gái cứ lần lượt ra đi. Lực lượng sản xuất chính là các ông bà già và học sinh. Cho dù dồn sức làm việc ngày đêm "Vì miền Nam ruột thịt" một số ruộng lúa vẫn không có bước chân người tới. Trong tình hình khan hiếm lao động như vậy, việc bà Ngoãn phải bỏ đi đốn củi, đi mò cua bắt ốc, đi buôn bán để tham gia công việc của đội là lẽ đương nhiên. Không đi củi không đi mò cua bắt ốc, không chạy chợ, bà Ngoãn biết kiếm tiền đâu mua gạo để hàng tuần Tấn mang đi. Không những thế, ông đội trưởng mới đã nhiều lần đến động viên ông Ngoãn ra đồng. Những người như ông Ngoãn bây giờ mới học cày bừa, cấy hái quả là ngại ngùng lắm. Nhưng ông đội đã hứa chỉ phân ông đi bừa thôi. Đi bừa thì không khó lắm. Trẻ con người già đều làm được...

Tấn về buối chiều thì ngay tối đó anh đội trưởng mới đến tận nhà thỉ thỏ với anh về những khó khăn của đội. Anh muốn nhờ Tấn động viên ông Ngoãn tham gia lao động sản xuất. Anh nói rằng nếu ông Ngoãn chịu ra đồng đi làm, bà Ngoãn có thể bỏ ra một hai ngày trong tuần chạy chợ. Anh thông cảm cho hoàn cảnh nhà Tấn. Anh cũng hy vọng rằng cả đội sẽ có một anh đại học tương lai. Tấn nên cố, gia đinh nên cố, đội sẽ giúp đỡ để Tán học đến cùng...

Tấn hỏi mẹ:

- Me đã nói với bố chuyện đi làm với đội bao giờ chưa?

- Thì đội cũng bảo mẹ như bảo con ấy. Mà mẹ đã dám nói đâu. Mới nói xa nói gần mà bố đã lia cả bát cơm vào mặt mẹ, may mà mẹ tránh được.

- Còn đội, không cử ai đến gặp bố à?

-Có.

- Bố không ném bát vào họ đấy chớ?

- Dám, nhưng nói gì bố cũng không chịu.

- Được rồi, tối nay con sẽ nói chuyện với bố. Mẹ phải ủng hộ con, không được a dua theo bố. Con sẽ nói với ông đội cử thêm cả công an đến. Nếu bố gây sự, họ sẽ can.

- Thôi, mẹ xin. Đừng làm thế mà tan cửa nát nhà. Họ đi rồi, mẹ con mình chui xuống lỗ được sao? Họ có ở đây mãi đâu để che với chắn. Con làm được gì với đội thì làm, không làm cũng chẳng sao. Lấy sự học làm chính, ở nhà, mẹ sẽ lựa lời khuyên bố!...

Câu chuyện mới tới đó đã nghe tiếng e hèm của ông Ngoãn ngoài ngõ. Ông bước vào nhà, mặt hầm hầm. Ý chùng ông đã nghe được chuyện đâu đó. Và việc hai mẹ con Tấn đang xì xào với nhau làm cho ông khó chịu hơn chăng? Ông đi thẳng vào trong nhà. Ngồi ngay ngắn trên chiếc giường, ông sai bà Ngoãn lấy cho cút rựợu. Bà Ngoãn mặt tái dại. Nhìn chồng lúc mới về, răng bà đã đánh vào nhau cầm cập. Bà biết tai hoạ đã đến gần.

- Sao bữa ni, ông lại uống rượu vào giữa buổi chớ?

- Không việc gì đến bà.

Uống liền một hơi hai chén đánh tróc, ông khà một tiếng rõ to, rõ bài rồi mới hỏi Tấn:

- Anh Tấn! Định hôm nào lên trường đấy?

Nghe giọng đã biết ông muốn gây sự với mình. Việc bố uống rượu suông, gọi Tấn bằng anh chứng tỏ có điều chẳng lành. Tấn tự trấn an, muốn nói gì với bố, nói ngay, không được hèn. Anh điềm đạm:

- Sau Tết, con mới đi bố à! Nhà trường cho nghỉ sớm, nghỉ bài để về lao động với đội.

- Thế anh đã gặp ông đội rồi phải không?

- Dạ.

- ông ấy xui anh chống lại tôi à?

- Đâu có, ông chỉ hoan nghênh chủ trương của nhà trường, bảo con cố mà học tập. Ông ấy cũng khuyên con nên động viên bố đi làm. Đội đang thiếu người ra đồng. Họ sẽ phân bố những việc nhẹ hợp với sức của bố.

- Tiên sư chúng nó. Thời trước chả đáng mặt đi làm thuê cho nhà ông, vậy mà bây giờ phân với chả cứt. Ông mà lại thèm đi làm với chúng. Anh chuẩn bị chiều nay đến trường ngay. Việc của anh là đi học. Không về đây để nghe chuyện nhí nhắng của bọn buôn chuyện.

- Sao lại thế hả bố? Bố đi làm, vừa được việc nhà vừa được việc chung chứ đâu phải đi làm thuê như ngày trước.

- Câm miệng! Anh nghe tôi hay nghe ông đội hả? Anh lại bênh chúng nó, phê phán tôi phải không?

Ông Ngoãn đứng đậy dẫm chân bình bịch. Chiếc đép trong tay ông bay thõng xuống nến gạch đánh chát.

Bà Ngoãn hốt hoảng nhỏm dậy. Bà đang ở cái thế sẵn sàng chồm dậy ngăn chồng, bảo vệ con.

- Mẹ cứ ngồi yên nào, - Tấn nói với mẹ - hôm nay con muốn nói hết những ý nghĩ của con về bố. Trước hết con muốn bố nghe con, rồi sau đó bố muốn làm gì thì làm. Gia đình ta vốn gốc gác không phải là nghèo khó như bây giờ. Con biết bố đã có thời không phải làm lụng mà vẫn sung sướиɠ, vẫn có quyền sai bảo mọi người. Thành phần giai cấp nhà ta vì thế không được xã hội mới ưu tiên. Con không trách bố, không trách ông bà. Thời thế lúc ấy nó vậy. Vừa rồi, nhà trường về điều tra lý lịch của con để kết nạp Đảng, chi bộ làng Vọng và Đảng ủy xã có đông ý đâu. Họ phê trước đây gia đình ta là bóc lột. Thôi thì điều đó cứ cho là được đi. Nhưng hiện nay họ vẫn không bằng lòng với việc làm của bố, mặc dù bố mẹ đã có hai con đi bộ đội. Họ nói rằng bố không chịu lao động, không tham gia các hoat động xã hội. Bố bất mãn, hay nói xấu chế độ. Con vẫn nghĩ rằng ho vu oan cho bố. Nhưng hôm nay con thấy những điều đó không có gì quá đáng.

- A, thằng này láo. Cho mày ăn học để mày a đua với chúng nó, chửi lại tao phải không? - ông Ngoãn ngó quanh xem có cái gì làm vũ khí đưọc không.

Bà Ngoãn túm áo Tấn giật giật ra ý bảo thôi im ngay đi con. Bố khùng lên rồi đấy.

- Mẹ thật lạ. Để con nói chuyện với bố, có gì đâu mẹ sợ thế?

Quả thật, Tấn đã nhận ra mọi ý đổ của bố. Tất cả những động thái của bố chỉ là đe nạt hăm doạ. Trước đây bố cầm dao, cầm chày xô vào đánh mẹ, đánh anh cũng chỉ là doạ thôi. Bởi sợ nên ai nấy bỏ chạy, chứ cứ ngồi yên thử xem? Anh còn nhận thấy bố hay hung hãn khi có người bên cạnh. Bố biết chắc khi bố hành động đã có người can ngăn. Hôm nay, Tấn muốn kiểm nghiệm lại suy nghĩ ấy của mình. Anh sẽ nói hết những gì hằng làm anh day dứt bấy nay:

- Bố muốn làm gì thì làm, nhưng hôm nay con xin phép bố được nói hết. Con nghĩ bố nên bình tĩnh nghe ý kiến mọi người. Chẳng hạn ý kiến ông đội trưởng mới, con cho là thiện chí, có lợi cho bố, có lợi cho đội. Bố yếu hơn mọi người trong làng là do bố nghiện thuốc phiện. Bố đã cai được thuốc. Đó là một sự cố gắng ghê gớm của bố, mẹ mừng, các con mừng, mọi người trong họ hàng, trong làng xã đều mừng. Con biết bố có thể buồn. Lao động sản xuất sẽ làm bố vui, sẽ làm bố khoẻ lên. Có thề lúc đầu bố ngại nhưng dần dà bố sẽ thích, ông đội đã hứa chĩ phân công bố làm những việc nhẹ, ví đυ. như đi bừa. Đi bừa vui lắm, dạo trước đi được mấy buổi con đã muốn bỏ học để đi làm đấy bố ạ. Nhà ta đang gặp nhiều khó khăn. Chỉ còn mình mẹ đi làm. Đội sản xuất cũng đang gặp khó khăn. Người ít, nam nữ thanh niên thấc lên đi ra chiến trường hết. Trời đất mưa nắng thất thường, cây lúa không cấy đúng thời vụ sẽ không cho thu hoạch. Nhà cần bố đi làm. Đội sản xuất cần bố đi làm. Có gì là không đúng hả bố? Tất nhiên, đi hay không là tuỳ bố thôi. Nhưng bố đừng ác cảm vói họ. Còn ra, trước đây họ không đáng mặt đi làm thuê cho bố, bây giờ chỉ huy bố, cũng không sao đâu bố ạ! Thời thế mỗi lúc mỗi khác. Ngày ấy bố chỉ huy họ, bây giờ họ chỉ huy bố có sao đâu? Hợp tác xã phải có người quản lý. Mình đi làm là làm cho mình, cho gia đình, cho xã hội, chứ có phải riêng cho ông đội đâu? Bố vì các con, vì gia đình ta, vì chế độ này lắm chứ! Nếu không thế, bố đã chẳng cho hai anh con đi bộ đội...

- Được lắm. Anh nói hay lắm. Nhưng tôi hỏi anh, gia đình anh thế nào anh biết không? Bố anh thế nào anh biết không? Hai anh của anh thì đi bộ đội. Vậy mà Nhiêu Trường kia kìa, đội trưởng đấy, bảo bố anh là phản động. Cương vị anh là tôi, anh tính sao?

Xem chừng cơn giận sục sôi của bố đã dịu lại. Tấn mừng thầm. Bà Ngoãn ngơ ngác. Bà không hiểu được. Hôm nay sao ông Ngoãn hiền đến thế? Thằng con út bà hôm nay gan to bằng trời?

- Nhiêu Trường chỉ là cá nhân thôi bố ạỉ Có thể vì có hiềm khích gì đó với gia đình ta nên thiếu công bằng. Bà con xã viên cũng tinh lắm đấy. Ông ta có được làm ông đội nữa đâu!

Ông Ngoãn cười gằn:

- Anh vẫn là đứa con nít. Nó thôi đội trưởng để làm ông chỉ huy đội kỹ thuật thanh niên, để tiếp tục gần gũi chị dâu của anh, anh hiểu chưa? Anh em nhà anh còn ngu lắm. Thằng cả Ngoãn ở riêng ra để Nhiêu Truờng đến, tằng tịu cho dễ. Anh hiểu không? Đấy, thế đấy, làm sao tôi lại chịu đi làm để lũ chó dại đó chỉ huy tôi?

- Con chưa rõ vụ ấy thế nào, nhưng cứ nói về thói hư tật xấu của con người thì nhiều lắm bố ạ. Hôm nay nếu bố cho phép con xin nói hết.

- Tôi cho phép. Anh nói đi.

- Thôi con. - Bà Ngoãn lo lắng.

- Mẹ, hay mẹ ra nhà chị đâu chơi, ở nhà con với bố nói chuyện cho tiện.

Bà Ngoãn chợt sửng sốt. Đã thành lệ, khi bà muốn khuyên nhủ ông Ngoãn điều gì, phải có con bên cạnh. Ngộ nhỡ ông Ngoãn đánh đập gì đã có các con bênh. Thằng cả, thằng hai cũng thế. Không có bà, bố đứa nào dám ho he. Riêng Tấn, nó đang sắp nói ra những điều khó tránh khỏi đòn roi. Vậy mà nó lại bảo bà Ngoãn ra khỏi nhà, ông Ngoãn mở to mắt săm soi vào mặt Tấn. Hình như ông chưa hiểu Tấn muốn gì, ông hất tay ra hiệu cho bà Ngoãn biến. Bà Ngoãn ra khỏi ngõ, ông đóng sầm cửa ngoài. Cũng lại là động tác doạ của bố thôi. Tấn nghĩ. Anh nhận thấy bố không cài then cửa, như vậy là anh có thể chạy ra và người ngoài có thể chạy vào. ông Ngoãn vừa vào đến nơi, anh nói ngay:

- Ví như việc bố hút thuốc phiện, bố cũng thừa biết là không hay gì. Nhưng công bằng mà nói bố là người có gan. Người ta bỏ thuốc lá, thuốc lào còn khó mà bố bỏ được thuốc phiện. Cái chuyện bố khó tính rồi bố cũng sửa được thôi. Mẹ có gì không phải, chúng con có gì không phải bố dạy bảo có lý có tình, đằng nào mọi người chả phải nghe. Có khi còn muôn lần cám ơn bố. Chứ bố chửi mắng om sòm, vơ cái gì cũng ném, cũng đánh, vừa ầm ĩ làng xóm vừa tan nát nhà cửa, mà có giải quyết được gì đâu. Cùng lắm, vợ con chỉ sợ chứ đâu có phục... Cái thời giáo dục vợ con bằng roi vọt xưa lắm rồi bố ạ. Con cũng chưa đi đây đi đó nhiều, chưa thật chứng kiến cuộc sống của nhiều gia đình nhưng chỉ riêng gia đình con trọ, ông bà không bao giờ mắng mỏ con cháu mà con cháu cứ răm rắp nghe lời. Đặc biệt, ông bà không bao giờ nặng lời với nhau, ông nghe bà, bà nghe ông, con cháu kính trọng lễ phép, mấy năm trời ở đó con chẳng thấy có chuyện đánh đấm, roi vọt...

Ông Ngoãn không còn chịu được nữa. Mặt ông đỏ au, ông nhìn chằm chặp vào mặt Tấn, cái nhìn đầy cảm uất. Tấn nhẹ nhàng đứng đậy:

- Bố cứ ngồi xuống, bình tĩnh nghe con nói.

Sự quá đỗi bình tĩnh của thằng con út như một sự thách thức làm ông Ngoãn muốn lông lên. Nhưng ông lại chưa nghỉ ra mình phải làm gì. Sự bị động lúng túng lần đầu tiên đến với ông. Ông ngồi xuống như một cái máy. - Con xin phép bố rồi mà. Thi thoảng con mới được về nhà, bố nghe con một lần đi. Việc bố dằn hắt mẹ, mắng chửi mẹ, có khi đánh mẹ nữa là một việc hết sức vô lý, mẹ hiền lành đến thế, chiều chuộng bố đến thế. Mẹ ăn uống kham khổ, nhường nhịn chồng con. Mẹ lao động vất vả, ấy thế mà bố không thương. Hồi nhỏ con không dám nói, không dám ngăn nhưng người con chết đi từng lúc khi thấy bố quá bất công với mẹ. Bối với con cái, bố dạy bảo là phải rồi. Bố đánh cũng được, nhưng bố cũng để các con thưa thất lại xem đúng sai thế nào chớ? Ai đời, mà miệng ra bố trấn áp ngay. Bố vặt trụi tự do của vợ con. Coi thường vợ con, không tin vợ con. Bố đầy chủ quan, không học hỏi, không tuân thủ những quy luật phát triển của xã hội...

Rầm không để Tấn nói hết, cánh cửa phía sau ông Ngoãn bị giật tung, ông nghiến răng, người căng lên, ông dùng cả hai tay nâng cao cánh cửa giáng vào người Tấn.

- Hỗn láo, tao đẻ ra mày để mày chửi mắng, dạy khôn tao phỏng?

Như có phép màu nhiệm ở đâu đó, bà Ngoãn đã hiện ra thật đúng lúc. Bà xô vào người chông khiến cánh cửa trong tay ông xê lệch đi. Tấn vẫn hết sức bình tĩnh. Anh giằng cánh cửa khỏi tay ông Ngoãn một cách dễ dàng.

- Còn bà nữa, bà bênh nó, hại tôi phải không?

Ông Ngoãn vớ ngay chiếc chổi tre ở góc nhà, quay đầu cán giơ lên cao, giáng cật lực vào đầu bà. Bà Ngoãn hoảng hốt kêu rú lên. Nhưng cán chổi không đυ.ng được vào người bà. Cánh tay phải của Tấn đã giơ cao đỡ đòn. Nhanh như cắt, anh giành được cái chổi từ tay bố:

- Bố đừng làm thế. Mẹ có lỗi gì đâu. Muốn đánh, bố đánh con đây.

Tấn quay qua mẹ:

- Mẹ ra ngoài đi. Mẹ về làm gì chớ?

Quả thật nếu không có bà Ngoãn, hẳn ông Ngoãn đã không hung lên đến vậy. ông thấy rõ cái thế của thằng con và điểm yếu của người mẹ.

- Tao cứ đánh đấy, xem mày làm gì được tao nào?

Ông lại vớ lấy chiếc chổi rơm ở góc sân, lao về phía bà Ngoãn.

- Bố. Bố không được làm thế.

Tấn giơ tay ngáng giữa bố và mẹ. Chiếc chổi bình bịch nện vào mông, vào lưng anh. Bà Ngoãn cứ nhoi lên phía trước nhận đòn cho con, và cán chiếc chổi rơm đang tìm về người bà. Tấn buộc phải ôm chặt lấy ông Ngoãn, tránh đòn cho mẹ, ông Ngoãn quẫy đạp. Tấn bế thốc ông lên, đưa vào nhà trong.

- Ối làng xóm ơi, thằng Tấn nó đánh tôi, nó gϊếŧ tôi.

Tấn đặt ông nằm xuống giường, hai tay vẫn giữ chặt. Ông Ngoãn cắn vào tay Tấn. Tấn vẫn không buông. Anh nhỏ nhẹ nói với bố:

- Bố cứ nằm cho khoẻ. Không ai đánh bố cả. Chẳng qua con giữ bố lại để bố khỏi đánh mẹ thôi.

- ối làng nước ơi! Con cái tôi...

Nghe tiếng gào réo của ông Ngoãn, bà con lối xóm đến chật sân chật nhà. Tấn vẫn vừa canh bố trên giường vừa giải thích cho mọi người, ông Ngoãn tẽn tò chống chế:

- Bà con thấy đấy, nó cậy lớn rồi, nó khoẻ, nó được học hành, nó ức hϊếp tôi.

Lời lẽ của ông Ngoãn gây nên tiếng bàn tán xì xào trong nhà ngoài sân. Ai nấy đều ngạc nhiên về sự táo bạo của Tấn. Xưa nay, Tấn nhỏ bé, yếu đuối, hiền như đất. Kỳ lạ thế! Rõ là chuyện khó tin. Rồi cứ thế người ta bàn tán về hành động của Tấn. Có người chê Tấn làm vậy là quá. Có người khen Tấn giỏi. Không có Tấn hôm nay không khéo xảy ra án mạng. Cũng phải có người không biết sợ ông ấy chớ! Chả lẽ cứ để ông ấy cưỡi đầu cưỡi cổ vợ con mãi - có một bà nào đó ở ngoài sân nói vọng vào. Một bà khác đế thêm: Nó giờ được học hành hiểu biết, nó chẳng chịu đâu. Mà con hơn cha là nhà có phúc chứ sao?. Ông Ngoãn đang nghe tất cả. Những lời bàn làm ông hổ thẹn, đau đớn. Mọi người đang nhìn ông bằng con mắt thương hại. Cái uy, cái mạnh của ông với vợ con là muốn làm gì thì làm, ông có quyền đánh đập, quát tháo, ông có quyền sắp xếp mọi việc theo ý định của ông. Bây giờ, không phải thế nữa rồi. Thằng Tấn đã bôi gio trát trấu vào mặt ông. Thằng Tấn đã cả gan làm cái việc mà hai anh nó chẳng dám làm...

Suốt từ hôm đó, đến khi Tấn lên trường, ông Ngoãn không nói với Tấn một câu nào. Ông cũng tránh những bữa cơm có mặt Tấn. Tưởng chừng hai bố con cạch mặt nhau đến hết đời. Tuy nhiên, trước ngày Tấn đi, ông Ngoãn nói với vợ:

- Bà nói với nó hộ tôi. Một là hãy quên ngay ý định khuyên tôi đi làm với hợp tác xã, hai là chuyện lục đυ.c vừa rồi nó không được hé răng với thằng cả, thằng hai.

Phải! Điều ông Ngoãn sợ nhất là ở chỗ đó. Ông sợ Ngoãn, sợ Tưởng coi thường ông và một lúc nào đó cũng lộn đô lộn đáo như Tấn. Có thể ông chịu thua nhưng quyết cũng chỉ thua một mình Tấn thôi. Nếu cái dữ dằn của ông, cái uy của ông không còn với vợ con thì ông sống để làm gì? Nhiều năm tháng sau đó ông vẫn rất phẫn uất với hành động của đứa con út. Nhưng cũng nhiều năm tháng sau đó ông vẫn trăn trở thao thức với câu hỏi: Thật ra những việc làm của nó, những lời nói của nó có gì sai?



3

Ông Ngoãn nói với vợ:

- Tôi không đi làm hợp tác nhưng vẫn kiếm được tiền, vẫn kiếm được thức ăn ngon cho bà là được chứ gì?

- Khổ thân! Nào tôi có đòi hỏi gì đâu mà ông nói như vậy?

- Bà không đòi hỏi nhưng thằng Tấn nó đòi hỏi. Nó muốn…

- Nó còn con nít ấy mà ông. Chấp nó làm gì?

Nó không con nít tí nào đâu. Nó sẽ là đứa con trưởng nhất ở nhà này đấy. - Ông Ngoãn nghĩ vậy nhưng không nói ra.

- Tôi với con Cọc chưa đến nỗi vô ích, để rồi bà coi.

Ông Ngoãn nói vậy rồi đi đến góc nhà cầm lấy chiếc gậy, đi săn. Con Cọc mừng rú, mắt sáng long lanh nhìn ông ra ý biết ơn rồi phóng như bay ra đường cái. Trưa về, một đầu gậy của ông Ngoãn treo hai con lon (Lon, một thứ thú hơi giống con sóc, sống ở nơi bờ bụi). Trong lúc cả làng Vọng còn đói kém, nhiều nhà không kiếm được hạt gạo ăn, nhà ông Ngoãn xơi toàn đặc sản, sướиɠ lắm chứ. Không phải ngày nào ông Ngoãn cũng đi săn, vậy mà thịt thú rừng hai vợ chồng bà ăn không hết. Có khi phải mang biếu hàng xóm. Để đổi món, đôi khi ông Ngoãn bán rẻ con cầy hương, hay con nhím vừa săn được để mua các thứ khác. Thế là ở nhà, không tuyên bố nhưng đã thành sự phân công lao động rõ ràng: bà Ngoãn lo gạo thóc, ông Ngoãn lo thức ăn. Từ bữa xung khắc với bố, Tấn ít về hơn. Có lẽ nó còn giận ông. Cũng có thể Tấn muốn tranh thủ thời gian ôn thi. Năm nay đã là năm cuối cấp rồi. Thằng này rồi sẽ vào đại học thôi. Khí chất ấy sẽ làm nên chuyện. Lạ lùng, ông Ngoãn cứ như phát hiện ra ở Tấn một điều gì thật mới. Không ghét, không giận nhưng giữa ông và Tấn có một khoảng cách, mặc dù mỗi lần về nhà, Tấn vẫn tự nhiên như không. Tấn vẫn đối xử với ông như mọi khi, như chưa có việc gì xảy ra. Tấn không đề nghị ông đi làm với đội sản xuất. Nhưng ngày nghỉ, ngày chủ nhật Tấn đi làm với đội. Ranh ma lắm. Đấy cũng là một cách nhắc nhở ông. Nhưng đừng hòng. Ông không đi làm đâu. Ông sẽ làm cho đội sản xuất sáng mắt ra, cả thằng Tấn cũng sẻ phải sáng mắt ra. Ông chả cần làm ăn chung chạ với ai vẫn có cái ăn cái mặc đàng hoàng...

Con Cọc cũng đổi thay quá đỗi. Thấy chủ chỉ đi săn một mình, ban đầu nó bỡ ngỡ. Nhưng rồi nó cũng quen dần. Không có bạn bè mất vui, nhưng cũng có cái thú riêng. Một hôm, ông Ngoãn vuốt ve nó:

- Mày cũng tự đi săn một mình đi, con ạ. Tại sao cứ phải dựa dẫm chung đυ.ng với nhau mới sống được hả con?

Con Cọc nghếch mõm kê đầu lên cánh tay trìu mến của ông. Nó hiểu. Kể từ hôm đó, thi thoảng bà Ngoãn không thấỵ con Cọc ở nhà. Ban ngày, nó vẫn nằm cuộn ở một góc hè. Có ai đến nó phóng ra sân, nhảy chồm lên sủa gâu gâu, tuông như muốn xé xác người ta ra. Nó chỉ biến đi đâu vào ban đêm. Có hôm về, bộ lông xám của nó ướt rượt, bước đi bải hoải mệt mỏi. Nó nhìn chủ lấm lét như có lỗi. Bà Ngoãn chẳng quan tâm nhưng mắng:

- Ô hay, Cọc hư thân mất nết từ lúc nào thế, đêm hôm đi đâu, trông xác xơ bẩn tưởi khϊếp lên được..

- Kệ nó. - Ông Ngoãn nói. Vẩy Cọc ra thành tắm táp, thủ thỉ - Không tìm được gì hả con? Kiên nhẫn con ạ!

Con Cọc ngoáy tít cái đuôi cụt ngủn, trìu mến nhìn ông.



4

Có dễ đã nửa đêm về sáng. Tiếng gà gáy đã được một lúc, vậy mà ông Ngoãn chưa ngủ được. Thoạt đầu, ông nghe có tiếng kêu Ồm ộp từ đâu xa lắm. Ông ngồi dậy lững thững bước ra ngoài sân. Gió lặng. Trời đầy sao. Trăng vàng vặc. Không lý gì lại có ếch kêu trong khi trời quang mây tạnh, vẫn tiếng kêu ấy ngày càng rõ hơn, dai dẳng, gấp gáp. Con Cọc, ông chợt nhớ, ông nhìn vào góc hè, nơi nó vẫn hay nằm cuộn tròn ở đấy. Không thấy. Nó đi đâu. Ông đến góc nhà cầm chiếc gậy đi săn, thủng đầu gậy xuống nền đất lịch kịch. Mọi khi chỉ cần vậy, Cọc phóng ra ngay. Ông dỏng tai nghe kỹ lưỡng hơn tiếng kêu mà ông ngỡ là tiếng ếch kia. Thôi đúng, đúng là tiếng con Cọc rồi. Nó lại đi săn một mình. Nó đang gọi ông, ông cuống quýt vác gậy đi ra khỏi làng và cứ xăm xăm bước về phía tiêng kêu ầu ầu của con Cọc. Càng đi. ông càng nghe tiếng Cọc rõ hơn, khẩn thiết hơn. Bây giờ, có lúc ông lắp xắp chạy. Kiếu sủa vậy là nó cần ông lắm rồi.

- Cọc, Cọc, Cọc... - Ông Ngoãn đã lập chập bước tới chỗ bụi rậm gần kênh Bầu ông gọi vậy để con Cọc biết là ông đang tới với nó. Con Cọc cũng đã nghe tiếng ông. Nó không gọi ông nữa mà gầm gừ với con mồi. Mồi của nó là một con nhím to sù. Nó phát hiện được con nhím đang lúi chúi ở bờ mép nước. Nhím nghe động, rủng rẻng bỏ chạy. Cái tiếng rủng rẻng ấy là tiếng của bộ giáp cắm trên lớp da dày của nó. Đó là những chiếc lông nhọn hoắt tựa như những mũi tên sắc bén hướng về phía đối phương. Cọc không sợ, xáp tới. Nhím ta rúc vào bụi, co lại. Bụi cây chằng chịt dây gai, Cọc khó nhảy vào lắm. Đã thế, mỗi lần mon men chồm tới lại bị nhím rùng mình phóng ra những chiếc lông nhọn sắc! Trên mình Cọc đã bị găm bốn năm mũi tên của nhím. Máu đã chảy đầm đìa ở những vềt thương. Nó ức con mồi quá, nhưng mỗi lần xáp vồ lại nhận thêm những mũi tên. Nhất định không để con mồi thoát nhưng cũng không thể mạo hiểm. Nó sủa gọi ông Ngoãn. Và bây giờ nó gầm ghè nhìn con nhím. Mắt nó sáng quắc, đắc ý “Mày có chạy đằng giời” . Hình như nó muốn nói thế.

Ánh trăng dát vàng lên mọi cảnh vật lấp lánh. Bụi cây in hình trên mặt nước long lanh. Giữa đồng không mông quạnh, ánh trăng bao la biết bao nhiêu, ngời ngợi biết bao nhiêu. Ông Ngoãn đã nhìn rõ Cọc đang ngồi giữ con mồi với cái thế chờ cơ xé xác. Ông cùng đã nhìn thấy con nhím trong tiếng lóc róc của bộ lông, sẵn sàng phóng tên vào đối thủ, ông cũng sẽ bị thương nếu không có cách đối phó với con mồi. Chỉ cần nó rời bụi cây, con Cọc sẽ chồm được ngay. Khi chạy, nhím ít bắn tên nhưng đề phòng Cọc ham quá, ngoạm vào lông nhím. Những người đi săn rất ngại gặp nhím. Nó làm hại chó săn lắm. Ông Ngoãn giơ cao chiếc gậy đập mạnh vàọ bụi cây, hy vọng nó chạy ra. Nhưng con nhím không chạy. Bụi cây cùng là bộ áo giáp thứ hai của nó. Chân ông Ngoãn chợt đau nhói, ông bỏ gậy, rút từ bắp chân ra một chiếc lông nhím nửa trắng nửa tím nhọn hoắt. Máu theo chiếc lông nhím vọt ra, ông lấy thuốc lào rịt vết thương. Con Cọc tức tối, ầu ầu sùi bọt mép và nhảy chồm chồm bên ngoài bụi cây gai.

- Mày cẩn thận, không lại bị nữa đấy. Đừng để nó chạy thoát. - ông Ngoãn nói với Cọc.

Ông đã tìm được cách trị con Nhím. Ông tụt xuống rãnh trong Bầu, nhặt một đống sỏi. Không cần phải tiếp cận gần, cứ từng viên một, ông ném vào bụi rậm. Bị tấn công từ xa, con nhím nhảy chồm hỗm. Nhím bắn lông tới tấp. Cứ để mày bắn nữa đi, càng dễ chết, ông Ngoãn lại ném. Con nhím chỉ còn những chiếc lông non. Những viên sỏi thực sự đang làm nó hoảng hốt, Liều mạng, nó vọt chạy khỏi lùm cây gai. Con Cọc chi chờ có thế, nhảy phóc tói đè cổ con nhím ra ngoạm mấy cái liền vào cổ. Răng nó bím chặt con mồi, vừa kéo vừa lắc. Con nhím không còn quẫy cựạ gì nữa, tơi tả như một miếng giẻ rách. Ông Ngoãn mặc cho con Cọc trả thù. Chưa lần nào ông thấy Cọc hằn học đến vậy, giận dữ đến vậy...



5

Đi săn không còn là một thứ vui thú thông thường, mà là một công việc hẳn hoi. Một công việc cải thiện được khó khăn cho gia đình. Ông khuyên bà Ngoãn đừng trông cậy nhiều ở con. Mỗi người có phận riêng của mình.

- Ông nói vậy, mình về già đau yếu rồi sao? Không nhờ con cái thì nhờ ai?

- Bà có sống được mãi để mà trông, mà nhờ. Mà chắc gì chúng nó đã về. Mà về chắc gì đã cậy được chúng. Khéo lại phải hầu ấy chớ.

- Ông nói chi lạ. Toàn chuyện gở.

- Kiêng kỵ mà làm gì. Sống ở nơi bom đạn nó là thế.

- Vậy còn thằng Tấn. Chả lẽ...

- ừ thằng Tấn thì có thể...

Tấn là sự bất ngờ lớn nhất của đời ông Ngoãn. Thủa bé nó ngu ngơ, đau ốm liên miên, người yếu ớt, ấy vậy mà nó thành thằng nghị lực nhất nhà. Lẽo đẽo theo học, khó khăn là thế, tưởng phải đứt gánh giữa đường, vậy mà nó vào được đại học. Người ta tiền của như nước tấp vào cho con học hành nhưng chẳng tới đâu. Nó vừa học, vừa đi làm kiếm thêm tiền, bố mẹ anh em không ai đoái hoài đến, vẫn đầu vào đấy. Thằng ấy sẽ thành tài, điều đó ông có thể khẳng định. Ngang tàng với ông, chống lại ông, nó làm ông giận đến mất ăn mất ngủ, ông những tưởng không bao giờ thèm nhìn mặt nó nữa. Quý quải là thế, chưa bao giờ ông nghĩ về nó nhiều thế. Ông giận nó làm sao? Không. Ghét bỏ nó ư? Không có. Sao lại ghét bỏ nó được chớ. Chính ông, vợ ông đang được hưởng phần vinh dự mà nó mang lại. Cả làng Vọng đang nhìn gia đình ông bằng con mắt khác, thán phục, kính trọng, lắm kẻ phát ghen. Nó có ghét bỏ ông không? Có lúc ông tự hỏi thế, nhưng rồi ông lại trả lời: Không có. Ngay cả việc nó muốn mình đi làm, cũng là vì thương bố mà thôi. Đi làm vừa vui vừa khoẻ đấy bố ạ . Hai đứa anh không bao giờ dám khuyên bố thế. Vậy mà nó nói với ông nhẹ nhàng như không. Suy cho cùng, bụng dạ vậy là tốt. Cả việc không cho đυ.ng đến bà Ngoãn khi ông nổi giận dùng dùng cũng là do lòng thương mẹ đây thôi. Trong ba đứa con, khi ông giơ gậy, giơ đá gạch, doạ đánh mà không sợ, chỉ có nó. Ông thầm phục cái gan cóc tía ấy, ít tuổi nhất nhà, nhưng nó hiểu biết, học hành đỗ đạt nhất nhà. Những suy nghĩ của nó chín chắn sâu sắc. Nó tỏ ra hơn đứt các anh về mọi mặt. Và cả ông nữa, ông cũng phải thú nhận rằng trong đầu nó có nhiều thứ mà ông không có. Từ bữa căng thẳng với Tấn đến nay, ông giả bộ làm ngơ. Ông ngại phải đấu lý với con út lắm. Ông còn phải giữ sĩ diện với vợ và hai thằng anh Tấn. Ông cũng ngại mọi chuyện lộ toẹt ra, bà con lối xóm chê cười. Những điều ông buộc, nó phải làm, phải nghe, nó không chịu là đúng. Bởi nó không nghe ông nên mới được như bây giờ.

Đã không dạy khôn được cho con, thì tốt nhất là tránh đi. Nhưng dù sao cùng phải công nhận rằng: Chính ông và con Cọc chăm đi săn hơn là có sự tác động của Tấn. Thực ra, ông cũng có thể đi làm với đội sản xuất, đi bừa chẳng hạn, nhưng như thế là ông thua, thua trắng phớ. Vì lẽ đó, cũng ra đồng, cũng lên rừng, cũng long dong vất vả không thua kém gì đi làm hợp tác nhưng ông lại tránh được sự bẽ mặt với tất cả mọi người.

Việc đi săn không ai cấm. Nhưng nguy khốn cho gia đình ông và con Cọc lại ở một phía khác. Xã Thanh Thủy đang dấy lên phong trào diệt chó. Làng Vọng và ba làng bên cạnh năm ngoái rồi năm nay liên tiếp có người chết vì bị chó dại cắn. Con Cọc nhà ông thì muôn đời không thể là chó dại. Cọc không ra đường trừ khi đi săn. Cọc không ăn bất kể thứ gì trừ khi gia đình cho ăn trên một cái đĩa. Cọc chỉ hung hưng như con hổ khi có người lạ vào nhà. Nhưng mấy mươi năm nay, Cọc chưa từng làm ai chảy máu. Cùng lắm Cọc cắn rách tí quần, tí áo và đương nhiên gia đình ông phải đền...

Cách đây mới mấy ngày, đội dân quân của xã đi diệt chó đến nhà, ông đã nói với họ như vậy. Nhưng họ bảo đâv là chủ trương chung. Nhà nào có chó cũng đều nói như ông. Họ cho phép gia đình được xử trí con Cọc trong thời gian năm ngày, hoặc gia đình phải bán, hoặc phải làm thịt. Không chấp hành họ sẽ đến diệt. Đội diệt của xã đi rồi, ông thân tình nói với Cọc:

- Mày đã nghe hết rồi phải không? Bán thì tao không bán, thịt cũng chẳng bao giờ. Mày sống tao nuôi chết tao chôn con ạ! Mày cũng là ân nhân của nhà, ai nỡ bán mày, gϊếŧ mày phải không? Nhưng mày biết rồi đấy chỉ còn một cách thôi. Tao dẫn mày lên gác chuồng bò. Đội diệt chó có thể sục vào tận buồng truy tìm, nhưng trên gác chuồng bò thì họ không thể ngờ tới đâu? Tao đặt mày vào cái thúng, dưới cái thúng là nong phơi nứa gỗ. Sống hay chết là do mày thôi. Bắt đầu từ hôm nay, mày ăn ngủ trên đó. Bắt đầu từ hôm nay có người đến đây ồn ào, khua khoắng mày phải nằm im, không được sủa, mày hiểu chưa?

Ông Ngoãn xích con Cọc lại và bắt đầu luyện cho nó từ hôm ấy. Đúng năm ngày sau, một tốp thanh niên chừng sáu bảy người ập tới. Người nào cũng cầm một chiếc gậy như chiếc gậy đi săn của ông. Họ gọi ơi ới từ đầu ngõ. Đầu gậy thủng xuống đất, xuống gạch ình ịch. Con Cọc khó lòng thoát đây! Thông thường đấy cũng là động tác những người đi săn đến gọi Cọc. Họ cũng đáo để thế. Con Cọc sẽ mừng cuống quýt reo eo éo và phóng một mạch ra đường. Ông Ngoãn nghĩ vậy và tim muốn ngừng đập. Nhưng khôn ngoan là con Cọc, nó vẫn nằm im như thóc giống trên gác chuồng trâu. Mặc dù ông Ngoãn đã khai đưa con Cọc đi chợ Bông từ bữa trước rồi, họ vẫn nấn ná ở lại, khua gậy, dòm ngó... Mãi tới khi họ chuyển sang nhà khác, ông Ngoãn mới trút được một hơi thở dài. Ông chạy ra chuồng trâu, đằng hắng đánh tiếng. Nhưng con Cọc vần im thít, ông đã bê trên tay đưa vào nhà mà mắt nó vẫn còn xanh lét.

- Sống rồi con ạ! - Ông vuốt vuốt lên toàn thân vẫn còn run lẩy bẩy của nó.



6

Phải mất gần một năm sau, ông Ngoãn và con Cọc mới lại đi săn. Làng Vọng lại đã chuyển sang một phong trào khác: phong trào diệt chuột, trừ sâu ngoài đồng ruộng. Và cái việc diệt chó đã thành một câu chuyện xa lắc xa lơ. Nhiều nhà đã nuôi cả bầy chó mà không can cớ gì. Xã Thanh Thủy ngày đêm lại âu ẩu tiếng chó sủa. Từng bầy chó nhông nhông chạy rông ngoài đường, không có ai nhắc đến câu khẩu hiệu: diệt chó như diệt hỏa mà họ đề ra năm ngoái. Năm ngoái chính là những người vác gậy đến nhà ông Ngoãn truy tìm con Cọc thì năm nay nhà họ lốc nhốc một bầy chó to, chó nhỏ.

Con Cọc lại được tung tẩy ra đồng, ra rú bắt thú, vẫn chẳng ai điều được nó đi săn ngoài ông Ngoãn, hoặc Tấn. Hôm nào Tấn về nhà đi làm với đội sản xuất, con Cọc cùng theo đi. Khi anh đang cày bừa dưới ruộng thì Cọc loi choi chạy khắp lượt cả cánh đồng. Cọc chúi mũi vào các bụi bờ đánh hơi. Cọc phóng như bay dọc chân núi. Mỗi khi Cọc sủa thì Tấn và những người đi làm tạm giải 1ao mà lên chỗ Cọc. ở đó hoặc là con trút, con nhím đang chui vào bụi rặm chờ chết, hoặc con lon, con nhút đã chui sâu vào một cái tổ trong lòng đất, Cọc đang ra sức cào cấu moi đất để truy bắt. Và mọi người giúp Cọc bằng cách dùng gậy gộc hoặc cuỗc xẻng đào xới, tấn công con thú. Thốt nhiên, Tấn phải ôm lấy Cọc kéo ra xa con thú để mọi người xử trí... Những lần như thế, công việc đồng áng trở nên sôi động. Rất nhiều người mong ông Ngoãn đi làm còn vì thế. Có con Cọc đi theo, buổi lao động bỗng như hào hứng hơn. Mọi người có cái để chờ đợi, có dịp để hò hét ầm ĩ. Và có khi con thú được thịt ngay tại chõ. Một đống củi được dồn lại, đốt lên. Mùi thịt nướng thơm ngào ngạt, vui đáo để...

Ban đêm, nêu không có ông Ngoãn hoặc Tấn, con Cọc đi săn một mình. Thường nó không đi xa lắm. Và nếu con mồi nhỏ nó dùng miệng cắn vào con mổi lôi về, Những con thú lớn, nó kéo vào một góc nào đó rồi về gọi ông Ngoãn. Hy hữu lắm mới phải sủa toáng lên để ông Ngoãn nghe và đến tiếp sức như trường hợp con nhím ở kênh Bầu.

Nhưng rồi cứ săn bắt luẩn quẩn mãi ở rú Co, kênh Bầu cũng nhiều bữa về không. Những con thú như mách bảo nhau phải dựa vào rừng núi lớn hơn, xa hơn mới bảo toàn được tính mạng. Con Cọc cũng đã tỏ ra không mặn mà lắm trong những chuyên đi săn gần. Ông Ngoãn biết thế nhưng muốn đi xa phải có phường săn. Dính đến đông người là ông ớn. Được con thú mang về nấu nướng ở nhà nào cũng phải tính toán với nhau. Mà đâu chỉ có thịt thú luộc, nướng cháy cạnh là xong. ítt nhiều cũng phải có một chai nút lá chuối. Ai bỏ tiền, ai đi mua? uống rượu xong không có cơm cũng phải có bát cháo, gạo lấy ở đâu? Chả lẽ cứ một nhà xuất ra mãi. Luân chuyển cũng bất tiện. Có những nhà, vợ con người ta chẳng thích đánh chén, chả thích thịt thú rừng. Bảo nhau đóng góp, có người cười trừ: Trong túi chả dính đồng xu, ấy là chưa kể mới ra khỏi nhà đã cãi nhau, người thích săn đồng Bầu, người thích săn đồng Kẹm. Có người chỉ ưng luẩn quẩn ở rú Cọ... Một mình, với con Cọc là sướиɠ hơn cả. Thích đi đâu thì đi. Săn được thú về muốn xơi thì thịt, không thì bán rẻ cho ai đó trong xóm trong làng...

Mấy hôm nay, dân làng Vọng đi làm về, đến khoe với ông, trên bờ, dưới ruộng ngoài rinh núi Kẹm có nhiều dấu chân thú lớn. Xem ra có lẽ là chân của nai hoặc hoẵng gì đó... Người đi săn nghe thế thì đã rạo rực lắm. Tuy thế, ông Ngoãn cũng chọn ngày trăng sáng mới cùng con Cọc ra đi. Mới đến chân núi Kẹm, con Cọc đã đánh hơi được mồi lớn. Nó laọ sầm sập vào các bụi cây. Địa hình ở đây quá rộng. Giá có nhiều người, nhiều chó săn quây con thú lại một chỗ nào đó. Nhưng đơn thương độc mã, con Cọc cứ rượt mãi theo con thú. Say mồi, nó quên mất cả ông Ngoãn đang mỏi mắt tìm. Nó đang mỗi lúc mỗi đi sâu vào rú. Ông gọi. Hình như ông và nó đã xa nhau lắm.

Chợt ông nghe thấy tiếng ào ào như đá lăn. Và gió, gió vùn vụt lùa phía trước ông, ông lại chợt nhận ra có mùi hôi nồng của một loài thú lạ. Ông bỗng thấy tóc gáy mình dựng đứng. Nếu là gặp hổ hay một con lợn rừng thì làm sao đây? Tiếng ào ào, tiếng gió rít càng đến gần. Linh tính mách bảo ông phải đề phòng. Ông vội vã tìm một cây lớn để trèo lên. Mẹ ơi! Vừa lúc, ông túm được chạc cây để đặt người lên đó thì trước mặt ông choá lóa hai ánh đèn sáng quắc. Không phải đèn, mà là mắt một con hổ xám to như một con bê đang lao ào ào về phía ông. Ông run lên như cầy sấy dù biết rằng hổ không trèo được cây. Nó không thể làm gì được ông. Nhưng con Cọc. Trời ơi! Con Cọc của ông đâu? ông đang nghĩ về con Cọc thì bỗng nhiên nó vυ"t qua trước mặt ông, dưới tán cây.

- Cọc, Cọc... - Như một bản năng, ông cất tiếng gọi. Ông muốn cứu nó, nhưng Cọc chẳng thể leo cây, ông báo cho nó hay ông đang ở đây. Nhưng vô tình tiếng gọi đó đã làm cho Cọc chậm chân. Cọc vểnh tai và dừng lại tìm chủ. Chính là cái giây phút ấy đủ để con hổ lao tới gần con Cọc.

Hú hú hầy, hầy... ngồi trên một cành cây ông rung ông hét, cốt sao cho nó lạc hướng. Nhưng không kịp nữa rồi. Ông không thể nhảy xuống bế con Cọc lên. Chỉ sơ sẩy chút ít là ông biến ngay thành mồi cho con cọp. Coi chừng việc ông hô hoán dọa dẫm không đâu vào đâu, ông chỉ còn biết nhìn xuống dưới để chứng kiến con hổ đang vày vò muốn nuốt tươi con Cọc. Nhưng đã rõ việc đó không phải dễ dàng. Con hổ nhe răng co người lao về phía con Cọc. Con Cọc dựa vào cây đa đầm tránh những cú vồ rung trời chuyển đất của con hổ. Con hổ lao về bên phải, Cọc né về bên trái. Cuộc vờn lượn giữa cọp và Cọc đã diễn ra như một trò trốn tìm quanh gốc cây đa. Bám thật sát vào gốc cây... , ông Ngoãn mách con Cọc. Lúc này, chỉ cần xa gốc cây đa đầm một chút con Cọc sẽ bị con hổ xé xác. Con Cọc đủ khôn ngoan để biết rõ điều đó. Bây giờ, thì con cọp dùng cả đầu cả đuôi đón bắt con Cọc đang loay hoay quanh cây đa đầm. Đuôi nó quất đen đét vào gốc cây. Nếu Cọc trúng đuôi con cọp, sẻ chết tươi. Cọc nhiều phen mất đà và phải chậm bớt sự di chuyển, đề phòng hoặc là đυ.ng đầu, hoặc là đυ.ng đuôi con hổ. Con hổ càng tức tối càng hung hăng. Sức lực của nó phi thường. Cây đa đầm to là thế mà có lúc rung lên. Khổ thân con Cọc! Làm sao nó có thể đeo đuổi mãi được cuộc đọ sức căng thăng và quá chênh lệch này. Nó bắt đầu rối trí. Chân nó có khi khuỵu xuống. Mồm nó bắt đầu rít lên những tiếng hoảng sợ, cuống cuồng.

- Trời đất ơi! Ai cứu chúng tôi với.

Ông Ngoãn bật thốt lên. Tiếng của ông ném vào cái không gian mênh mông của trời đêm. Ông chỉ mong chóng sáng để hy vọng có người đi làm đồng sớm. Nhưng trời đất chưa có dấu hiệu gì của sự thức tỉnh. Ánh trăng vẫn vằng vặc dát ánh vàng run rẩy lên mọi vật. Và dưới tán lá xum xuê của cáy đa đầm, ông Ngoãn đã bắt đầu nhìn thấy sự lật bật của con Cọc. Nó nguy mất, ông và thấy mình bất lực, cô đơn làm sao. Ông và con Cọc chuyên đi săn mồi và bây giờ ông và con Cọc đang thành mồi ngon của con hổ. Tinh quái, dày đạn kinh nghiệm như ông mà đành bó tay. Có thể nào không bó tay trước cái thế lực mạnh, dữ dội thế kia. Cái gì bạc ác bất nhân mà lại cố sức cố lực thì nguy hiểm vô cùng. Đúng lúc đó ông nghe một tiếng réo, một tiếng khóc. Đó là lời giã biệt của con Cọc. Ông như chết lặng trong tiếng gầm gừ nhai ngoạm của con hổ. Ông cảm như chính xương thịt mình đang bị con hổ nhai rau ráu! Mẹ mày, tiên sư bố mày nhé, ông khóc lên và nguyền rủa con cọp. Ông ước thèm có một khẩu súng biết chừng nào. Ông sẽ nã đạn vào con cọp ngang ngược hung bạo kia hàng trăm viên đạn cho đến khi nó tan thành cát bụi mới thôi, ông rung cành cây la hét ngậu xị. Và hình như đến lúc ấy con cọp mới nhận ra ông trên cây. Nó giương ánh đèn pha quét vào gương mặt co rúm, xanh xạm của ông. Nó dùng cái miệng to ngoác của nó cặp ngang thân hình con Cọc và cứ thế đủng đỉnh đi lên núi.

Sáng sớm tinh mơ, những người đi làm đồng dưới chân núi Kẹm thấy ông Ngoãn nằm thõng thượt dưới góc cây đa đầm. Cũng không ai biết từ trên cây, ông tụt xuống hay bị ngã. Rất may là ông vẫn còn thở và tay chân vẫn nguyên lành. Khi người ta xoa bóp và vực ông ngồi dậy, miệng ông cứ lẩm nhẩm “cha mẹ ơi, cứu, cứu... con Cọc của tôi!”.



7

Lúc đó, Tấn đang học năm thứ nhất khoa Toán Lý trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhận được tin bố ốm nặng, anh quáng quàng xếp bút nghiên về nhà. Bà Ngoãn đã không thể khuyên Tấn trở lại trường. Bà cũng đã già yếu lắm rồi. Mà coi chừng ông Ngoãn nằm xuống sẽ không dậy nữa. Hai đứa lớn đi bộ đội bặt tăm, không thư từ gì. Cũng không biết nó đang ở đâu để gọi về. Trăm sự đổ lên đầu thằng út. Nó lo thuốc men cho bố. Nó chạy vạy bữa no bữa đói cho gia đình. Bà thương con quá, tiếc cho út quá, nhưng lực bất tòng tâm, bà làm được gì nào? Ông Ngoãn từ bữa đi săn, mất con Cọc chả còn thiết tha gì. Người ông cứ sụp dần, ông giống như ngọn đèn hết dầu, leo lét. Ông vẫn tỉnh táo để nghe vợ nói, thằng út nói, ông nghe được, nhưng không thể nói được, thành ra chỉ có thể lắc và gật mà thôị.

- Có cần đi gọi hai anh về không? - Tấn hỏi bố.

Ông lắc.

- Con đưa bố đi viện nhé?

Ông lắc.

- Tôi đi tìm cho ông ít thuốc phiện, ông hút thử? - Bà Ngoãn nói.

Ông lắc.. Ông biết tất cả những điều thằng Tấn và mẹ nó nói với ông đều quá sức so với khả năng của gia đình. Với lại không để làm gì. Thằng cả, thằng hai chỉ thêm vất vả tốn kém. Đã thế còn ảnh hưởng đến nhiệm vụ của nó. Đi viện, thuốc men để làm gì khi ông đang muốn sớm rời cõi đời đây. Sống thêm để làm gì khi biết rằng mệnh hệ mình không qua được. Nằm ọp ẹp sướиɠ gì đâu, chỉ tổ tội nghiệp vợ con, ông muốn đi lắm rồi. Chỉ tại ông trời chưa cho đi. Đi sớm ngày nào hay ngày ấy. Thằng út còn đến trường. Nó sẽ đỗ đạt nên người, ông không được hưởng lộc của nó thì mẹ nó cũng có phần. Dưới đất sâu ông cũng được mát mẻ vì tương lai rạng ngời của nó.

Trước lúc trút hơi thở cuối cùng, ông muốn nói với Tấn rằng ông đi thật mãn nguyện, ông không giận dỗi gì Tấn nữa đâu, ráng học hành đến nơi đến chốn. Ông hất đầu ra hiệu cho Tấn gọi bà Ngoãn vào. Hai tay ông chới với, ông bấu bấu vào cánh tay bà Ngoãn, ông bấu lấy cánh tay của Tấn; Nước mắt ông ứa ra. Trong cuộc đời của mình, ông có nhiều điều sai, ông đã làm cho vợ con khổ. Thôi thì, hãy bỏ quá cho ông, ông không nói ra, nhưng bà Ngoãn và Tấn đều nhận ra như thế. Cả hai òa lên khóc nức nở.

Sau khi bố mất, Tấn ở nhà đi làm với mẹ. Thời gian nghỉ học của anh quá lâu. Với lại anh thương mẹ quá, không thể để mẹ một mình đơn côi. Đã có lúc bà Ngoàn thuyết phục Tấn trở lại trường. Anh nói: Mẹ yên tâm, không học lúc này học lúc khác, đời con còn dài, đợi hai anh con về, con đi cũng chẳng muộn.



8

Chưa đầy giỗ ông Ngoãn, Tưởng về phục viên. Lẵng nhẵng theo anh là một cô gái dáng vẻ thị thành. Tấn hỏi:

- Lạ, răng anh lại về?

- Em không thấy thương tật đầy người anh đây à?

Tưởng kéo quần, kéo áo để lộ những vết sẹo, vềt lồi lõm chằng chịt trên da thịt.

Tấn hất hàm về phía cô gái đang nhìn anh ngơ ngác:

- Chị dâu em đấy- May phước bảy mươi đời nên gặp được chị ấy. Anh đánh nhau bị thương, lạc, chị ấy và gia đình chăm sóc.

Cả hai việc quan trọng của Tưởng không làm cho Tấn hài lòng. Vết thương của Tưởng cũng chỉ ở phần mềm. Còn thiết tha với cuộc đời quân ngũ không ai lại vì nó mà về. Cuộc chiến tranh đang ở giai đoạn cần người cần của để giải phóng miền Nam.

Việc anh lấy vợ cũng mù mờ quá. Không báo cho ai hay, không biết có tổ chức cưới xin gì không? Đã có lần, hai anh em ngồi tâm tình với nhau Tấn lộ ra sự băn khoăn của mình. Tưỏng trả lời ráo hoảnh:

- Còn đến lượt chú đấy. Chú đi mà chiến đấu đến cùng. Anh thế là đủ lắm rồi. Đi bộ đội để rửa lý lịch gia đình, để chú được vào Đảng, được đi học, chớ béo bở gì đâu. Còn chuyện vợ con, đừng sĩ diện, nghèo như nhà ta mà đòi hỏi cái gì. Cưới với xin, xì... Đến lúc nào đó rồi chú sẽ biết...

Anh em ở với nhau được vài thằng, Tấn nói với Tưởng:

- Anh chị ở nhà với mẹ. Em đi bộ đội đây.

Tưởng không chút ngạc nhiên:

- Tùy chú thôi. Cũng có tương lai nếu giữ được cái gáo cho đến khi chiến tranh kết thúc...

Tấn cười thầm. Tương lai, đúng là phải nghĩ đến tương lai chớ. Nhưng tương lai của mỗi người cứ phải là dựa vào tương lai của đất nước thôi. Còn làm được gì khi đất nước đang sục sôi bom đạn. Phải góp phần vào cuộc chiến đấu? Mai sau có được học hành, hay làm một việc gì đó cũng không xấu hổ là đã không làm gì khi đất nước cần tới mình. Còn nếu có hy sinh, cũng giống muôn vàn những người khác thôi.

Tấn nói chuyện với mẹ: Bà Ngoãn không nói gì. Bà biết tính con. Khi Tấn đã quyết điều gì thì khuyên can chỉ là vô ích.

- ừ, đi đi. Thanh niên như con ở nhà lúc này cũng không yên. Biết đâu vào đó lại gặp anh cả mày.