Chương 16: Nguồn gốc của kẻ đẹp mã (11)

CON VƯỢN TRONG GƯƠNG
Tại sao da^ʍ tính của chúng ta lại là hành trang của một quá khứ vượn người và lòng tốt của chúng ta lại chỉ có ở loài người? Tại sao chúng ta lại không tìm kiếm tính liên tục của những đặc điểm “cao quý” của mình trong những loài động vật khác?

• STEPHEN JAY GOULD

Chính nhờ vẻ giống nhau giữa các hành động bên ngoài của động vật với những hành động của chính mình mà chúng ta phán đoán được hành động nội tại của chúng cũng giống với chúng ta; và nguyên tắc lập luận tương tự, tiến thêm một bước nữa, sẽ giúp chúng ta kết luận được rằng vì hoạt động nội tại của chúng ta giống nhau nên căn nguyên của chúng cũng phải giống nhau. Vì vậy, khi bất cứ giả thuyết nào được đưa ra nhằm giải thích một hoạt động trí óc, vốn thường thấy ở con người và động vật, chúng ta phải áp dụng chính giả thuyết đó cho cả hai.

• DAVID HUME, A Treatise of Human Nature (tạm dịch: Luận về bản chất con người) (1739)

Xét về mặt di truyền, tinh tinh và tinh tinh lùn trong vườn thú gần gũi với bạn và các khách thăm vườn thú khác hơn hẳn so với khỉ đột, đười ươi, khỉ, hay bất cứ thứ gì khác trong chuồng. ADN của chúng ta khác với ADN của tinh tinh và tinh tinh lùn khoảng 1,6%, nghĩa là chúng ta gần với chúng hơn chó gần với cáo, vượn tay trắng gần với vượn mào bạc má, voi Ấn Độ gần với voi châu Phi, hoặc với bất cứ nhà quan sát chim muông nào quan tâm, chim vireo mắt đỏ với chim vireo mắt trắng. Tổ tiên của loài tinh tinh và tinh tinh lùn tách khỏi tổ tiên của con người chỉ cách đây 5 đến 6 triệu năm (mặc dù sau khi tách rời, hiện tượng lai tạp có thể tiếp tục diễn ra thêm khoảng 1 triệu năm nữa), trong đó tinh tinh và tinh tinh lùn trở thành các loài khác nhau cách đây 1,3 triệu năm*. Ngoài hai người bà con gần gũi này, khoảng cách di truyền của các loài linh trưởng khác lớn hơn nhiều: khỉ đột tách khỏi dòng dõi chung khoảng 9 triệu năm trước, đười ươi cách đây 16 triệu năm, còn vượn, loài khỉ duy nhất sống một vợ một chồng, tách rất sớm, khoảng 20 triệu năm trước. Bằng chứng ADN cho thấy rằng tổ tiên chung gần nhất giữa khỉ hình người và khỉ đã sống cách đây khoảng 30 triệu năm. Nếu bạn biểu thị khoảng cách quan hệ di truyền này với con người bằng khoảng cách địa lý, trong đó một dặm [1,609 km] tượng trưng cho khoảng 100.000 năm, có thể hình ảnh sẽ như sau:

Người khôn ngoan muộn (Homo sapiens sapiens): thành phố New York, tiểu bang New York;

Tinh tinh và tinh tinh lùn thực chất là hàng xóm, sống cách nhau 20 km tương ứng ở Bridgeport và Fairfield, tiểu bang Connecticut. Cả hai thành phố này chỉ cách New York có 80 km, chúng ở ngay trong khoảng di chuyển của loài người;Ŧìиɦ ᗪu͙ƈ Thuở Hồng Hoang - Chương 16: Nguồn gốc của kẻ đẹp mã (11)Khỉ đột đang ăn bít tết phết bơ ở thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania;

Đười ươi ở thành phố Baltimore, tiểu bang Marryland, làm bất cứ điều gì mọi người làm ở Baltimore;

Vượn đang bận bịu với việc lập pháp hôn nhân một vợ một chồng ở thủ đô Washington DC;

Và các loài khỉ của cựu thế giới (khỉ đầu chó, khỉ đuôi ngắn) ở ngay phía nam Richmond, tiểu bang Virginia.

Carl Linnaeus, người đầu tiên nêu ra điểm khác biệt mang tính phân loại giữa con người và tinh tinh (giữa thế kỷ XVIII), đã ước thà mình đừng nêu ra điều đó. Sự phân chia này (giữa tinh tinh và người thông minh) ngày nay được xem là không mang tính khoa học và nhiều nhà sinh học tán thành việc phân định mới giữa con người, tinh tinh và tinh tinh lùn để phản ánh sự giống nhau đáng kinh ngạc giữa chúng. Nicolaes Tulp, một nhà giải phẫu nổi tiếng người Hà Lan, trở nên bất tử trong bức họa Bài học giải phẫu của Rembrandt, đã đưa ra bản mô tả chính xác sớm nhất về giải phẫu loài vượn không-phải-người năm 1641. Cơ thể mà Tulp xẻ ra giống với con người đến mức Tulp phải nói rằng “thật khó mà tìm được hai quả trứng nào giống nhau hơn thế”. Mặc dù Tulp gọi tiêu bản của mình là Thần rừng Ấn Độ (Indian Satyr), và ghi chú rằng dân địa phương gọi nó là đười ươi, các nhà linh trưởng học đương đại từng nghiên cứu các ghi chép của Tulp đều tin rằng đây là một con tinh tinh lùn*.

Cũng như chúng ta, tinh tinh và tinh tinh lùn đều là giống vượn lớn châu Phi. Như tất cả các loài vượn, chúng không có đuôi. Chúng dành phần lớn cuộc đời sống trên mặt đất và cả hai đều là những sinh vật khá thông minh, giao tiếp nhiều. Đối với tinh tinh lùn, hoạt động tính dục kiểu tấn công dữ dội và nhanh chóng là tách biệt hoàn toàn với sinh sản vốn là đặc điểm trung tâm của tương tác xã hội và kết dính nhóm. Nhà nhân học Marvin Harris lập luận rằng tinh tinh lùn “nhận được phần thưởng là sự sinh sản như một sự bù đắp cho việc chúng đã lãng phí công sức tấn công mục tiêu rụng trứng”. Phần thưởng “cho những con đực và con cái quyến rũ hơn là chúng sẽ có được một dạng hợp tác xã hội mạnh mẽ hơn giữa con đực và con cái” dẫn đến “một nhóm xã hội hợp tác sâu hơn, một môi trường đảm bảo hơn cho việc nuôi con nhỏ, và nhờ đó có mức sinh sản thành công cao hơn”. Nói cách khác, sự bừa bãi của tinh tinh lùn mang lại những lợi ích lớn về mặt tiến hóa cho họ nhà vượn.

Ngược lại, lũ vượn, loài khỉ duy nhất một vợ một chồng sống ở Đông Nam Á tổ chức theo đơn vị gia đình theo từng cặp đực/cái và con non - sống biệt lập trong vùng lãnh thổ 30 đến 50 km2. Chúng gần như không giao tiếp với các cá thể khỉ khác trong bầy, trí thông minh không có gì vượt trội đáng nói, không sinh sản thường xuyên, chỉ giao phối và không bao giờ rời khỏi cây.

Một vợ một chồng không có ở bất cứ loài linh trưởng nào sống theo bầy, có giao tiếp, ngoại trừ - nếu mô tả chuẩn mực đáng tin cậy - Homo sapiens.

Nhà nhân học Donald Symons cũng ngạc nhiên giống hệt chúng ta khi thường xuyên thấy lập luận cho rằng mô hình một vợ một chồng của lũ vượn có thể là hình mẫu tốt cho hoạt động tính dục loài người. “Nói chuyện tại sao (hay phải chăng) con người kết đôi giống như vượn khiến tôi có cảm giác như đang thuyết trình về chuyện tại sao biển lại nóng sôi lên hay liệu loài lợn có cánh hay không”, ông viết.