Chương 15: Nguồn gốc của kẻ đẹp mã (10)

KÉO DÀI KHẢ NĂNG ĐÓN NHẬN Tìиɧ ɖu͙© VÀ GIẤU KÍN THỜI KỲ RỤNG TRỨNG

Dù tốt hay xấu thì người phụ nữ tiêu chuẩn cũng không được trang bị những bộ phận thân thể có thể phồng lên gấp đôi kích thước bình thường và chuyển màu đỏ khi chuẩn bị rụng trứng. Trên thực tế, một trong những tiền đề cơ bản của mô tả chuẩn mực là đàn ông không tài nào biết được lúc nào thì phụ nữ có thể thụ thai. Vì chúng ta được xem là sinh vật thông minh nhất thế giới, thật thú vị khi con người được cho là loài gần như duy nhất mù mờ về việc này. Đại đa số các con cái thuộc loài có vυ" khác đều bộc lộ thời điểm chúng dễ thụ thai và kiên quyết không quan tâm đến tìиɧ ɖu͙© ở những thời điểm khác. Che giấu việc rụng trứng được cho là ngoại lệ quan trọng ở loài người. Trong các loài khỉ lớn, việc con cái có khả năng và sẵn sàng quan hệ tìиɧ ɖu͙© vào bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu là đặc trưng chỉ có ở tinh tinh lùn và người. Cái gọi là “khả năng đón nhận nhiều” này chỉ là một trong những lý giải khoa học nói rằng phụ nữ có thể hoạt động tìиɧ ɖu͙© trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của mình, trong khi hầu hết các loài có vυ" chỉ giao cấu khi “quan trọng” - nghĩa là, khi có thể thụ thai. Nhưng loài người và tinh tinh lùn thì có thể làm chuyện đó bất kỳ lúc nào và thực tế đúng như vậy.

Nếu chúng ta chấp nhận giả định rằng phụ nữ không thật sự quan tâm đến tìиɧ ɖu͙© lắm, nếu có thì cũng chỉ như một phương thức để thao túng đàn ông, vậy thì tại sao phụ nữ lại có khả năng tìиɧ ɖu͙© phong phú đến bất thường như vậy? Tại sao họ lại không để dành tìиɧ ɖu͙© cho mấy ngày trong chu kỳ khi có nhiều khả năng thụ thai nhất, như các loài có vυ" khác?

Hai giả thuyết quan trọng đã được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này và cũng chẳng khác gì hơn. Nhà nhân học Helen Fisher nêu lên “lời giải thích kinh điển” như sau: cả việc giấu giếm thời điểm rụng trứng lẫn khả năng đón nhận tìиɧ ɖu͙© nhiều (hoặc, nói chính xác hơn, liên tục) đã tiến hóa trong các cá thể cái của loài người thời sơ khai như một cách nhằm phát triển và củng cố mối liên hệ đôi lứa bằng cách thu hút sự chú ý của bạn tình giống đực vốn lúc nào cũng đầy ham muốn. Khả năng này được cho là phát huy tác dụng theo hai cách. Trước hết, do nàng luôn sẵn sàng giao phối, ngay cả khi không rụng trứng, nên chàng chẳng có lý do nào để tìm các cô ả khác nhằm thỏa mãn lạc thú tìиɧ ɖu͙©. Thứ hai, do khả năng thụ thai của nàng bị giấu kín, chàng sẽ thấy hào hứng khi liên tục lượn lờ bên cạnh nhằm gia tăng khả năng làm nàng có thai và đảm bảo rằng không một gã đực nào khác có thời gian giao phối với nàng - không chỉ trong giai đoạn động đực ngắn ngủi. Fisher viết: “Việc âm thầm rụng trứng sẽ giữ cho một đối tượng đặc biệt liên tục ở gần, bảo vệ và cung cấp thức ăn mà nàng cần.” Giới khoa học gọi đó là “hành vi bảo vệ bạn đời”, phụ nữ đương đại có thể gọi đây là “kẻ phiền phức không mang lại một nền tảng vững chắc nào và không bao giờ để cho mình yên”.

Nhà nhân học Sarah Blaffer Hrdy đưa ra một cách giải thích khác cho năng lực tìиɧ ɖu͙© khác thường của phụ nữ. Bà cho rằng việc giấu thời điểm rụng trứng và khả năng giao cấu liên tục ở loài người thuở sơ khai có thể đã tiến hóa không phải để trấn an nam giới, mà để khiến họ lúng túng. Nhận thấy bọn khỉ đột đực đầu đàn mới lên nắm quyền thường có xu hướng gϊếŧ hết con của kẻ tiền nhiệm, Hrdy đưa ra giả thuyết rằng khía cạnh này của hoạt động tìиɧ ɖu͙© ở nữ có thể đã phát triển thành một cách để làm rối loạn vai trò làm cha giữa các cá thể nam với nhau. Người nữ có thể quan hệ với vài người đàn ông để không một ai chắc chắn về vai trò là cha, do vậy giảm bớt khả năng con đực đầu đàn tiếp theo sẽ gϊếŧ chết đứa con biết đâu lại là con của chính kẻ đó.

Vậy là chúng ta đã nắm được “lý thuyết kinh điển" của Fisher cho rằng phụ nữ đã phát triển sự quyến rũ đặc biệt của mình thành một cách để duy trì sự quan tâm của đàn ông, còn Hrdy thì nói rằng tất cả chỉ nhằm làm cho một số anh chàng cứ đoán mãi không thôi. “Lý thuyết kinh điển” của Fisher phù hợp hơn với mô tả chuẩn mực, theo đó phụ nữ đánh đổi tìиɧ ɖu͙© lấy thức ăn, sự bảo vệ và nhiều thứ khác nữa. Nhưng cách giải thích này chỉ đúng khi chúng ta tin rằng đàn ông - bao gồm cả tổ tiên “nguyên thủy” của chúng ta - lúc nào cũng chỉ quan tâm đến tìиɧ ɖu͙© với một phụ nữ duy nhất. Điều này mâu thuẫn với lý thuyết chiến lược tổng hợp, trong đó đàn ông quyết tâm gieo hạt giống của mình thật xa và rộng, trong khi vẫn đồng thời bảo vệ khoản đầu tư của mình vào bạn tình/gia đình đầu tiên.

Thuyết “hạt giống hoang mang” của Hrdy cho rằng lợi ích chính của việc giấu thời điểm rụng trứng và liên tục giao cấu chỉ đạt được khi một cá thể nữ có nhiều bạn tình - để ngăn bọn họ khỏi gϊếŧ con mình và thuyết phục họ bảo vệ hoặc nếu không thì cũng hỗ trợ con mình. Cái nhìn này về tiến hóa loài người trái ngược với quan niệm cho rằng nam giới xem phụ nữ là hấp dẫn, mắn đẻ, như lời Daly và Wilson, là “những gói tài nguyên có thể bảo vệ được và dễ nhận biết”.

Như phản ánh trong mô tả chuẩn mực, đặc trưng tiền sử tìиɧ ɖu͙© loài người là lừa gạt, thất vọng và tuyệt vọng. Cả nam lẫn nữ đều tiến tới theo đuổi chiến lược tổng hợp, kết quả là tạo ra một loài với những đặc trưng như dối trá, đĩ điếm và lừa gạt bậc thầy. Ở những cấp độ cơ bản nhất của loài người, các nhà khoa học nói với chúng ta rằng, đàn ông và phụ nữ đều tiến hóa đến chỗ lừa gạt lẫn nhau trong khi theo đuổi những hướng di truyền đối lập, và cùng thua - mặc dù để lừa gạt lẫn nhau như thế cần phải có điều kiện là người mà chúng ta cho rằng chân thành nhất với chúng ta lại là kẻ phản bội lại chúng ta.

Quả thực là một tội lỗi tổ tông.