Chương 9: Nguồn gốc của kẻ đẹp mã (4)

TÂM LÝ HỌC TIẾN HÓA LÀ GÌ VÀ TẠI SAO BẠN LẠI NÊN QUAN TÂM TỚI NÓ?

Thuyết tiến hóa được áp dụng cho các vấn đề thuộc cơ thể gần như từ khi Darwin cho ra mắt cuốn Nguồn gốc các loài. Ông đã giữ bí mật học thuyết của mình suốt nhiều thập kỷ, sợ rằng cuốn sách chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi. Nếu bạn muốn biết tại sao ở con người tai mọc hai bên đầu còn mắt lại nằm ở phía trước, thuyết tiến hóa có thể giải thích cho bạn hiểu, cũng như có thể giải thích tại sao loài chim mắt lại ở hai bên đầu còn tai thì rất khó nhìn thấy. Nói cách khác, thuyết tiến hóa đưa ra lời giải thích về việc cơ thể hình thành như thế nào.

Năm 1975, E. O. Wilson* đưa ra một đề xuất quan trọng. Trong cuốn sách ngắn gây kinh ngạc có tên là Sociobiology (tạm dịch: Sinh học xã hội), Wilson lập luận rằng thuyết tiến hóa có thể, mà thực ra là phải được, áp dụng vào cách tư duy về nguồn gốc hành vi của chúng ta -chứ không chỉ về cơ thể. Về sau, để tránh những ngụ ý tiêu cực đang tích lũy nhanh chóng, giống như ngụ ý liên quan đến thuyết ưu sinh (do người anh họ của Darwin là Francis Galton lập ra), cách tiếp cận này được đặt tên là “tâm lý học tiến hóa”. Wilson đề xuất phải dùng thuyết tiến hóa để thay đổi một số “vấn đề cốt lõi… cực kỳ quan trọng: Trí óc hoạt động ra sao và hơn thế nữa là tại sao lại hoạt động theo hướng đó chứ không phải hướng khác, xét trên cả hai xu hướng đó thì bản chất tối hậu của con người là gì?” Ông lập luận rằng thuyết tiến hóa là “giả thuyết căn bản đầu tiên cho bất cứ tư duy nghiêm túc nào về thân phận con người”, và rằng, “thiếu nó thì khoa học xã hội và nhân văn chỉ là những biểu hiện hạn chế về các hiện tượng bề mặt, giống như thiên văn học thiếu vật lý, sinh học thiếu hóa học và toán học không có đại số”.

Khởi đầu bằng cuốn Sinh học xã hội, và sau đó ba năm là cuốn On Human Nature (Về bản tính người) cũng của Wilson, các nhà lý thuyết tiến hóa bắt đầu chuyển trọng tâm từ mắt, tai, lông vũ, lông mao, sang những vấn đề ít hữu hình hơn nhưng lại dễ gây tranh cãi hơn như tình yêu, ghen tuông, lựa chọn đôi lứa, chiến tranh, gϊếŧ người, hϊếp da^ʍ và vị tha. Các đề tài thú vị được chọn ra từ các anh hùng ca và phim truyền hình dài tập được đưa vào các cuộc nghiên cứu và tranh cãi đầy trí tuệ trong các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Tâm lý học tiến hóa ra đời.

Đây là một ca khó đỡ. Nhiều người ghét cái hàm ý rằng suy nghĩ và cảm giác của chúng ta được ghi sẵn vào mã di truyền, giống như hình dạng cái đầu hoặc chiều dài ngón tay vậy - và vì thế không bỏ qua được và cũng không thay đổi được. Nghiên cứu về tâm lý học tiến hóa nhanh chóng tập trung vào những điểm khác biệt giữa nam và nữ, được cho là đã phân ra theo hai hướng tiến hóa về sinh sản khác nhau. Giới phê bình nhận thấy các ngụ ý của thuyết tiền định chủng tộc cũng như thành kiến tự mãn vốn biện hộ cho hàng thế kỷ chinh phục, chế độ nô ɭệ và sự kỳ thị.

Mặc dù Wilson không bao giờ nói rằng chỉ duy nhất sự di truyền gene tạo ra các hiện tượng tâm lý, mà chỉ nói rằng các xu hướng tiến hóa ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi, nhưng hiểu biết khiêm tốn của ông nhanh chóng bị che mờ bởi các cuộc tranh cãi thái quá nổi lên sau đó. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội thời đó cho rằng loài người là những sinh vật văn hóa gần như hoàn hảo; tấm bảng trắng [blank slate] sẽ được xã hội điền vào*. Nhưng cái nhìn của Wilson lại cực kỳ hấp dẫn đối với các học giả vốn rất háo hức trong việc giới thiệu một phương pháp luận khoa học khắt khe hơn vào các lĩnh vực mà họ cho là quá chủ quan và bị bóp méo bởi quan điểm chính trị tự do cũng như lối tư duy mơ mộng. Nhiều thập kỷ sau, hai phe của cuộc tranh luận này vẫn cố thủ trong quan điểm cực đoan của mình: bản chất con người có sẵn trong gene hay được hình thành qua giao tiếp. Như bạn nghĩ, sự thật - và nghiên cứu khoa học giá trị nhất được tiến hành trong lĩnh vực này - nằm đâu đó giữa hai quan điểm kể trên.

Ngày nay, những người tự cho là phe “thực tế” trong phái tâm lý học tiến hóa cho rằng bản chất loài người khiến chúng ta gây lộn với hàng xóm, dối trá với vợ/chồng và hành hạ con ghẻ. Họ lập luận rằng hϊếp da^ʍ là một chiến lược duy trì nòi giống thành công còn hôn nhân rốt cuộc là một cuộc đấu tranh không-có-kẻ-thắng mà hai bên chắc chắn đều thất vọng. Tình yêu lãng mạn hạ thấp thành một phản ứng hóa học nhử chúng ta vào mớ bòng bong sinh sản mà tình mẫu/phụ tử khiến chúng ta không tài nào thoát ra được. Quan điểm của họ là một bản mô tả hết sức đầy đủ tuyên bố sẽ giải thích ngọn ngành vấn đề*.

Tất nhiên, có nhiều nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học tiến hóa, nghiên cứu động vật linh trưởng, sinh học tiến hóa và các lĩnh vực khác nữa không đồng tình với mô tả chuẩn mực mà chúng ta đang phê bình trong những trang này, hoặc những mô hình của họ giống nhau ở điểm này nhưng lại khác xa nhau ở điểm khác. Hy vọng họ sẽ bỏ qua nếu như đôi lúc chúng tôi có vẻ quá đơn giản hóa nhằm minh họa một cách rõ ràng hơn những nét chính của các mô hình mà vẫn không bị lạc trong đống khác biệt nho nhỏ.

Mô tả chuẩn mực của tâm lý học tiến hóa chứa đựng nhiều mâu thuẫn hiển nhiên, nhưng một trong những điểm đáng chú ý nhất lại liên quan đến ham muốn ở nữ giới. Người ta cứ nói suốt với chúng ta rằng, phụ nữ là phái kén cá chọn canh, và dè dặt với tìиɧ ɖu͙©. Nam giới dùng năng lượng bản thân để gây ấn tượng với phụ nữ như chưng diện đồng hồ đắt tiền, lái những chiếc xe thể thao mới láng bóng, bon chen để có được danh tiếng, chỗ đứng và quyền lực - tất cả chỉ nhằm thuyết phục đám phụ nữ bẽn lẽn kia trao tặng thứ đặc ân tìиɧ ɖu͙© vốn được bảo vệ kỹ lưỡng của mình. Tuy nhiên về phần phụ nữ, mô tả chuẩn mực lại khẳng định rằng tìиɧ ɖu͙© là nhằm đảm bảo an toàn cho mối quan hệ; lạc thú thể xác chẳng qua chỉ là niềm vui tình cờ mà thôi*. Darwin đồng ý với quan điểm này. Khái niệm phụ nữ “nhút nhát” “cần phải được tán tỉnh” đã ăn sâu trong thuyết chọn lọc tính dục của ông.

Người ta bảo rằng nếu phụ nữ lại nhiều ham muốn như đàn ông, xã hội loài người sẽ sụp đổ. Vào năm 1875, Lord Acton* chỉ nhắc lại điều ai cũng biết khi tuyên bố rằng: “Phần lớn đàn bà, rất may mắn cho họ và cả xã hội, là không gặp nhiều rắc rối lắm với cảm giác tìиɧ ɖu͙© ở bất cứ hình thức nào.”

Mặc dù liên tục quả quyết rằng phụ nữ không phải là kẻ đặc biệt ham muốn, trong nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới, nam giới vẫn làm đủ mọi cách để kiểm soát ham muốn của phụ nữ: cắt xẻo âʍ ѵậŧ, mặc đồ trùm kín từ đầu đến chân, thiêu phù thủy thời Trung cổ, khóa trinh tiết, áo ngực thắt đến nghẹt thở, thì thầm sỉ nhục bọn đĩ điếm “hoang đàng”, xem là bệnh hoạn, khám bệnh theo kiểu gia trưởng, dùng những lời dè bỉu nặng nề đổ lên bất cứ người phụ nữ nào quyết định hào phóng với hoạt động tìиɧ ɖu͙©... Tất cả đều là những thành tố rõ ràng của một chiến dịch che giấu ham muốn tìиɧ ɖu͙© ở nữ giới vốn bị xem là không có gì nổi bật. Tại sao phải dùng hàng rào an ninh kẽm gai có điện để giữ một con mèo con?

* * *

Vị thần Hy Lạp, Tiresias có một quan điểm độc đáo về lạc thú tìиɧ ɖu͙© ở nam giới và nữ giới.

Khi còn trẻ, Tiresias bắt gặp hai con rắn đang xoắn lấy nhau giao hợp. Ông dùng cây gậy chống tách hai con rắn đang say đắm ra và bỗng nhiên ông biến thành phụ nữ.

Bảy năm sau, bà Tiresias khi đi ngang qua khu rừng thì lại quấy quả hai con rắn đang trong giây phút riêng tư. Đưa cây gậy tách chúng ra, bà hoàn tất chu kỳ và biến trở lại thành đàn ông.

Chính trải nghiệm độc đáo này đã khiến cặp đôi số một của điện thờ bách thần Hy Lạp, Zeus và Hera, triệu Tiresias đến để giải quyết một vụ tranh cãi dai dẳng trong hôn nhân: ai thích tìиɧ ɖu͙© hơn, nam giới hay nữ giới? Zeus quả quyết là phụ nữ, nhưng Hera phản đối. Tiresias trả lời rằng không những phụ nữ thích tìиɧ ɖu͙© hơn nam giới, mà còn thích hơn đến chín lần!

Câu trả lời của ông khiến Hera giận dữ đến mức đánh mù mắt ông. Cảm thấy mình có phần trách nhiệm vì đã lôi Tiresias tội nghiệp vào vụ rắc rối này, Zeus tìm cách khắc phục bằng cách ban cho ông tài tiên tri. Chính ở trong tình trạng mù lòa này, Tiresias nhìn thấy định mệnh khủng khϊếp của Oedipus: vô tình gϊếŧ cha đẻ và lấy mẹ ruột mình.

Đức cha Peter xứ Tây Ban Nha*, tác giả của một trong những cuốn sách y khoa được đọc nhiều nhất trong thế kỷ XIII, Thesaurus Pauperum (tạm dịch: Kho báu của người nghèo), thì khéo léo hơn khi đối diện với vấn đề tương tự. Câu trả lời của ông (đưa ra trong cuốn Quaestiones super Viaticum (tạm dịch: Những câu hỏi về lễ ban Thánh thể) là dù phụ nữ thật sự hưởng nhiều kɧoáı ©ảʍ hơn, nhưng lạc thú tìиɧ ɖu͙© của nam giới lại có chất lượng cao hơn. Cuốn sách của ông còn nêu ra nguyên liệu cho 34 loại thuốc kí©ɧ ɖụ©, 56 đơn thuốc tăng cường ham muốn tìиɧ ɖu͙© nam giới và các phương pháp tránh thai dành cho phụ nữ. Có lẽ chính tài ngoại giao, lời khuyên về phương pháp tránh thai, hoặc tư duy cởi mở của ông đã góp phần gây ra một trong những bước ngoặt kỳ lạ và bi thảm nhất trong lịch sử. Năm 1276, Đức cha Peter xứ Tây Ban Nha được bầu làm Giáo hoàng John XXI, nhưng chết sau đó chín tháng vì bị trần thư viện sụp một cách đáng ngờ đè lên người lúc ông đang ngủ.

Tại sao những chuyện kiểu này lại quan trọng? Tại sao chúng ta lại cần phải điều chỉnh những quan niệm sai lầm phổ biến về quá trình tiến hóa tìиɧ ɖu͙© của loài người?

Hãy cứ tự hỏi bản thân xem điều gì sẽ thay đổi nếu ai cũng biết rằng phụ nữ cũng (hoặc ít ra là có thể, trong những trường hợp thích hợp) thích tìиɧ ɖu͙© như nam giới, chưa nói đến tám hay chín lần hơn như Tiresias tuyên bố? Nếu Darwin sai về bản năng giới tính hay e ngại chọn lựa của phụ nữ - bị chứng sợ tìиɧ ɖu͙© thời Victoria của ông gây sai lệch - thì sao? Nếu bí mật lớn nhất của thời Victoria là cả nam giới và nữ giới đều là nạn nhân của chương trình tuyên truyền sai lệch về bản chất tìиɧ ɖu͙© thật của chúng ta và “cuộc chiến giữa hai giới tính” - vẫn diễn ra đến tận ngày nay - là một chiến dịch nghi binh, sự né tránh việc buộc tội lẫn nhau và là kẻ thù chung của chúng ta?

Chúng ta đang bị dẫn dắt sai đường và nhận thông tin sai lệch từ một câu thần chú vô căn cứ nhưng được lặp đi lặp lại về tính tự nhiên của hạnh phúc trong hôn nhân, sự dè dặt trong tìиɧ ɖu͙© của phụ nữ và hôn nhân một vợ một chồng hạnh phúc đến trọn đời - một mô tả về cuộc đấu trí giữa nam giới và nữ giới trong bản tăng-gô bi thảm đầy những kỳ vọng phi thực tế, những cơn cáu giận ngày càng lớn và luôn luôn là nỗi thất vọng ghê gớm. Sống dưới “nền chuyên chế hai người”, như lời tác gia kiêm nhà phê bình truyền thông Laura Kipnis, chúng ta gánh sức nặng của “nỗi lo chủ yếu đối với tình yêu hiện đại”, cụ thể là “kỳ vọng sự lãng mạn và hấp dẫn tính dục có thể tồn tại suốt thời gian chung sống bên nhau, mặc dù rất nhiều bằng chứng xác đáng cho thấy điều ngược lại”*.

Chúng ta xây dựng những mối quan hệ thiêng liêng nhất trong một cuộc chiến mà nỗi khao khát đã tiến hóa của chúng ta xung đột với câu chuyện thần thoại lãng mạn về hôn nhân một vợ một chồng. Như Andrew J. Cherlin kể lại trong The Marriage-Go-Round (tạm dịch: Cãi cọ trong hôn nhân), mâu thuẫn không được giải quyết giữa con người thật của chúng ta với điều mà nhiều người muốn chúng ta trở thành đã dẫn đến “sự xáo trộn lớn trong đời sống gia đình Mỹ, sự đổ vỡ trong gia đình, các đối tác đến và đi với quy mô chưa từng thấy ở nơi nào khác”. Nghiên cứu của Cherlin cho thấy rằng: “Trong đời sống cá nhân, người Mỹ có nhiều bạn tình hơn so với người ở bất cứ quốc gia phương Tây nào.”

Nhưng chúng ta hiếm khi dám đối mặt với mâu thuẫn quan trọng nhất trong chính tư tưởng sai lầm về xung đột trong hôn nhân. Và nếu dám thì sao? Trong suốt cuộc thảo luận bàn tròn về một chính trị gia lập gia đình đã lâu và bị bắt quả tang trai trên gái dưới, diễn viên/nhà phê bình xã hội Bill Maher yêu cầu các vị khách trong chương trình truyền hình của ông hãy suy nghĩ về một thực tế không được nói ra trong những trường hợp như thế: “Khi đàn ông đã lấy vợ được 20 năm”, Maher nói: “anh ta không muốn quan hệ với vợ nữa, hoặc vợ anh ta không muốn quan hệ với anh ta nữa. Thế nào cũng được. Câu trả lời đúng ở đây là gì? Tôi muốn nói rằng, tôi biết anh ta xấu xa vì đã lừa dối, nhưng câu trả lời đúng ở đây là gì? Đó là cứ thế nghiến răng chịu đựng và sống nốt phần đời còn lại không một chút đam mê, rồi tưởng tượng đến người khác khi làʍ t̠ìиɦ với vợ ba ngày trong cả năm và thế là có làʍ t̠ìиɦ?” Sau một lúc rụt rè im lặng, một thành viên trong cuộc thảo luận của Maher trả lời: “Không, câu trả lời đúng là thoát khỏi mối quan hệ này… Phải làm thế. Tôi muốn nói rằng, anh là người lớn cơ mà.” Một người khác đồng ý, nói thêm rằng: “Ở đất nước này ly hôn là hợp pháp.” Người thứ ba, nhà báo P. J. O’Rourke bình thường vẫn hay nói thẳng, chỉ im lặng nhìn xuống giày*.

“Phải thoát khỏi mối quan hệ này ư?” Thật sao? Từ bỏ gia đình của mình thật sự là lựa chọn “người lớn” khi xử lý mâu thuẫn vĩnh cửu giữa những ý tưởng lãng mạn với thực tế chóng tàn của niềm đam mê tìиɧ ɖu͙©, điều mà nhà văn Radclyffe Hall gọi là “nỗi buồn vô tận của khao khát đã được thỏa mãn?”*

Cảm nhận của Darwin về người phụ nữ nhút nhát không chỉ dựa trên những giả định thời Victoria của ông. Bên cạnh chọn lọc tự nhiên, ông còn đề xuất một cơ chế thứ hai dẫn đến tiến hóa: chọn lọc tính dục. Tiền đề trung tâm của chọn lọc tính dục là ở hầu hết các loài, con cái đầu tư vào lứa sau nhiều hơn hẳn con đực. Nó mắc kẹt với việc mang thai, tiết sữa và nuôi dưỡng con non lâu dài. Darwin lập luận rằng, do sự hy sinh không cân xứng này, con cái trở nên do dự hơn và cần phải được thuyết phục để tham gia - trong khi con đực, với cách tiếp cận chớp nhoáng vì mục đích duy trì nòi giống, lại háo hức làm công việc thuyết phục. Tâm lý học tiến hóa được xây dựng trên niềm tin cho rằng cách tiếp cận của phụ nữ và nam giới đối với việc kết đôi chứa đựng những mâu thuẫn vĩnh viễn.

Việc lựa chọn con đực để giao phối thường mang tính cạnh tranh của giống đực: cừu húc đầu vào nhau, công trống kéo lê chiếc đuôi sặc sỡ, thu hút thú dữ, đàn ông với những món quà đắt tiền thề thốt yêu đương mãi mãi bên ánh nến. Darwin cho rằng chọn lọc tính dục là một cuộc chiến giữa các con đực để được quan hệ tìиɧ ɖu͙© với các con cái thụ động, mắn đẻ, vốn sẽ phục tùng kẻ chiến thắng. Với bối cảnh cạnh tranh mà các giả thuyết của ông đưa ra, ông tin rằng “quan hệ bừa bãi một cách tự do [là] cực kỳ khó xảy ra”.

Nhưng ít ra còn có một người cùng thời với Darwin không tán thành quan điểm đó.