Chương 10: Nguồn gốc của kẻ đẹp mã (5)

LEWIS HENRY MORGAN

Đối với người da trắng, ông là Lewis Henry Morgan (1818-1881), một luật sư ngành đường sắt rất quan tâm tới học thuật và những phương thức mà xã hội tự tổ chức*. Bộ tộc Seneca của quốc gia Iroquois đã nhận Morgan làm thành viên trưởng thành của tộc, đặt tên cho ông là Tayadaowuhkuh, nghĩa là “nối liền khoảng cách”. Tại nhà mình gần Rochester, New York, Morgan dành thời gian vào buổi tối để nghiên cứu và viết lách, mang sự khắt khe của khoa học vào việc lý giải đời sống tìиɧ ɖu͙© của những con người bị thời gian hay không gian khiến cho trở nên xa xôi. Là học giả Mỹ duy nhất được ba đại trí thức khác của thế kỷ là Darwin, Freud và Marx trích dẫn, nhiều người xem Morgan là nhà khoa học xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đương thời và là cha đẻ của ngành nhân chủng học Mỹ. Có đôi chút mỉa mai là, có lẽ việc Marx và Engel ngưỡng mộ tư duy của Morgan là nguyên nhân khiến ngày nay tác phẩm của ông không được biết đến nhiều hơn. Mặc dù không phải là người theo chủ nghĩa Marx, Morgan hoài nghi các giả định quan trọng của Darwin liên quan đến tầm quan trọng cốt lõi của sự cạnh tranh tìиɧ ɖu͙© trong lịch sử loài người. Quan điểm này đủ khiến cho một số người ủng hộ Darwin thấy khó chịu - mặc dù chính Darwin lại không cảm thấy như thế, vì ông rất tôn trọng và ngưỡng mộ Morgan. Trên thực tế, Morgan và vợ đã có một đêm ở cùng với gia đình Darwin trên chuyến đi tới nước Anh; nhiều năm sau, hai người con trai của Darwin sống cùng gia đình Morgan tại nhà của họ ở vùng ngoại ô New York.

Morgan đặc biệt quan tâm đến sự tiến hóa của cấu trúc gia đình và toàn thể tổ chức xã hội. Ngược lại với lý thuyết của Darwin, ông đưa ra giả thuyết về một hoạt động tính dục bừa bãi hơn nhiều, rất đặc trưng của thời tiền sử. “Chồng thì lấy nhiều vợ, còn vợ thì lấy nhiều chồng, điều này bị xem là cổ hủ trong xã hội loài người. Một gia đình như vậy vừa không có gì là phản tự nhiên và cũng không có gì là ngoại lệ”, ông viết. “Thật khó mà chỉ ra được bất kỳ sự khởi đầu khả dĩ nào của gia đình trong thời nguyên thủy.” Sau đó mấy trang, Morgan kết luận rằng: “Có vẻ như buộc phải kết luận rằng ‘tình trạng quan hệ bừa bãi’ là đặc thù của thời tiền sử, ‘mặc dù kết luận này bị một tác giả ưu tú như ngài Darwin hoài nghi’.”

Lập luận của Morgan về tập quán quần hôn trong xã hội tiền sử (còn được gọi là chế độ đa thê hay đám đông nguyên thủy - thuật ngữ được học giả người Pháp là Charles Fourier đặt ra sau này đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy của Darwin đến mức ông phải thừa nhận rằng: “Có vẻ chắc chắn là tập quán hôn nhân đó đã dần dần phát triển, và gần như việc quan hệ bừa bãi đã có thời cực kỳ phổ biến trên khắp thế giới.” Với tính khiêm tốn nhã nhặn, Darwin đồng ý rằng có những “bộ lạc ngày nay” mà “tất cả nam nữ trong bộ lạc đều là vợ chồng của nhau”. Để tỏ lòng trân trọng với nghiên cứu học thuật của Morgan, Darwin nói tiếp: “Những ai nghiên cứu cặn kẽ nhất về đề tài này và có phân tích giá trị hơn nhiều so với tôi, tin rằng quần hôn là hình thức nguyên sơ và phổ biến trên toàn thế giới… Bằng chứng gián tiếp bổ trợ cho niềm tin này cực kỳ mạnh…”

Đúng là thế. Và bằng chứng đó - cả trực tiếp lẫn gián tiếp - đều phát triển mạnh hơn nhiều so với những gì mà Darwin, hay thậm chí Morgan hình dung được.

Nhưng trước hết, hãy nói kỹ hơn một chút về một từ. Bừa bãi với mỗi người một khác, vì vậy hãy định nghĩa thuật ngữ này. Từ gốc Latin là miscere, có nghĩa là pha trộn. Nó không ám chỉ sự kết đôi một cách ngẫu nhiên, bởi các ưu tiên và chọn lựa vẫn có vai trò ảnh hưởng trong đó. Chúng ta tìm một thuật ngữ khác để sử dụng trong cuốn sách này, một từ không gắn với nụ cười khẩy có ý dè bỉu, mà những từ đồng nghĩa với nó lại hàm ý rất tệ hại: dâʍ đãиɠ, phóng đãng, da^ʍ dật, sa ngã.

Hãy nhớ rằng khi mô tả tập quán tìиɧ ɖu͙© ở các xã hội trên thế giới, tức là chúng tôi đang mô tả hành vi mà những người có thắc mắc thấy là bình thường. Trong cách dùng thông thường, từ bừa bãi ám chỉ hành vi vô đạo đức hoặc vô luân, ích kỷ và tàn nhẫn. Nhưng hầu hết những người mà chúng tôi sẽ mô tả đều hành xử tốt trong khuôn khổ những gì xã hội của họ cho là hành vi chấp nhận được. Họ không phải là những kẻ nổi loạn, tội phạm, hay mơ mộng không tưởng. Vì các nhóm hái lượm (dù ở ngày nay hay thời tiền sử) hiếm khi quá 100-150 người, mỗi người chắc chắn biết từng người vợ/chồng của mình một cách sâu sắc và mật thiết - có lẽ ở mức hơn nhiều so với người hiện đại biết về tình nhân ngẫu nhiên của bản thân.

Morgan khẳng định điều này trong cuốn Ancient Society (tạm dịch: Xã hội cổ đại): “Bức tranh về đời sống hoang dã không cần phải tạo ra cách mạng cho tư duy, bởi vì với họ đây là một dạng quan hệ hôn nhân, do đó không phải là thiếu đứng đắn.”

Nhà sinh vật học Alan F. Dixson, tác giả của cuộc nghiên cứu lớn nhất về hoạt động tính dục của động vật linh trưởng (không hề ngạc nhiên khi đề tài có tên là Hoạt động Tính dục ở Linh trưởng), cũng đưa ra quan điểm tương tự về điều mà ông thích gọi là “hệ thống kết đôi nhiều nam-nhiều nữ” đặc trưng của những người bà con linh trưởng gần gũi nhất với chúng ta: tinh tinh và tinh tinh lùn. Ông viết: “Việc kết đôi rất hiếm khi bừa bãi trong các nhóm linh trưởng nhiều nam-nhiều nữ. Nhiều nhân tố, trong đó có quan hệ họ hàng, cấp bậc xã hội, sự hấp dẫn tính dục và sở thích tính dục cá nhân có thể sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn tình ở cả hai giới. Như vậy, gọi các hệ thống kết đôi như vậy là bừa bãi thì không đúng.”*

Như vậy, nếu bừa bãi có nghĩa là đồng thời có nhiều mối quan hệ tính dục, vậy thì, vâng, tổ tiên chúng ta còn bừa bãi hơn nhiều so với tất cả những kẻ dâʍ ɖu͙© nhất trong chúng ta. Mặt khác, nếu chúng ta hiểu rằng bừa bãi là do hoàn toàn thiếu phân biệt trong khi lựa chọn bạn tình hoặc quan hệ tìиɧ ɖu͙© với người lạ ngẫu nhiên, vậy thì tổ tiên chúng ta còn kém bừa bãi hơn nhiều so với nhiều người hiện đại. Trong cuốn sách này, bừa bãi chỉ có nghĩa là một cá nhân có một số mối quan hệ tìиɧ ɖu͙© đang diễn ra đồng thời. Với tình trạng đời sống tiền sử chia theo từng nhóm nhỏ, những bạn tình này lại càng không thể là người lạ.