Chương 1: Là Hạnh Phúc Hay Đau Khổ

Hạnh phúc chớp nhoáng của quá khứ là nỗi dằn vặt của hiện tại nghiệt ngã.

Tôi tên Ngô Ngọc Bảo Thanh. Ngọc là tên của mẹ, Bảo là tên của ba. Tên của tôi là minh chứng kết tinh tình yêu của hai người, tôi sinh ra chính là vật báu vô giá trong lòng ba mẹ. Vậy nên mặc dù mọi người chê tên tôi không nữ tính, không phải là tên của con gái tôi vẫn rất thích tên của mình.

Tôi hạnh phúc lắm, hạnh phúc mà chỉ những đứa trẻ được cha mẹ cưng chiều, dung túng mới cảm nhận được. Mẹ chăm sóc tôi từng tí một, sẽ lo lắng sốt ruột thức cả đêm mỗi khi tôi ốm, dậy tôi lễ phép tôn trọng người lớn, không được bắt nạt các bạn nhỏ khác, nhưng cũng sẽ hóa thân sư tử nếu có ai dám đυ.ng đến tôi. Ba mỗi khi đi làm về tắm xong mới ôm hôn, cưng nựng tôi, sẽ đưa tôi đi chơi mỗi khi ba ở nhà. Ba mẹ dù không giàu có nhưng lại luôn muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho tôi. Tôi yêu hai người họ lắm lắm luôn.

Năm tôi được ba tuổi mẹ lại bầu em bé. Mẹ ôm nghén kinh lắm nên tôi cũng không thích đứa em trong bụng mẹ lắm. Bởi vì em mà mẹ mới mệt mỏi khó chịu. Nhưng khi em được sinh ra, bé con tay nhỏ chân nhỏ, tròn tròn giống như hạt đậu nhỏ vậy. Khi tôi chọc vào má, em trai sẽ híp mắt cười toe toét đáng yêu lắm luôn. Ba mẹ đặt tên em là Ngô Ngọc Hưng. Lớn lên một chút hạt đậu nhỏ còn biết lẽo đẽo theo sau tôi gọi chị. Tôi thích nhất là thơm vào chiếc má trắng trắng mềm mềm của em. Mỗi lần được tôi thơm em trai lại ghét bỏ lau mặt, thấy thế tôi lại càng thơm ác hơn. Cái biểu cảm lúc đó của bé Hưng nhà ta đáng yêu lắm luôn.

Hai đứa chúng tôi lớn lên. Được ba mẹ dậy dỗ đoàng hoàng nên cả hai chị em đều ngoan ngoãn, lễ phép lắm. Tôi thì học giỏi, mỗi năm đều được giấy khen từ các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và còn được cử đi thi tỉnh nữa. Em trai tôi còn thông minh hơn tôi nữa, năm lớp ba còn được giải nhất học sinh giỏi toán cấp tỉnh cơ. Gia đình tôi theo như lời mọi người chính là đúng chuẩn kiểu mẫu gia đình văn hóa. Cha mẹ hiền lành, chăm chỉ làm ăn. Chúng tôi thì ngoan ngoãn, học giỏi, là con người ta trong mắt cả cô, các bác hàng xóm. Gia đình ấm áp hòa thuận, thương yêu lẫn nhau. Tuy không khá giả nhưng ngôi nhà mỗi ngày đều lắp đầy bằng những tiếng cười.

Có lẽ tôi đã dùng tất cả hạnh phúc cuộc đời mình vào mười hai năm đầu đời hay chăng. Năm tôi vừa lên cấp hai, biến cố đã bắt đầu ập đến mái ấm của tôi. Em trai không cẩn thận bị rơi xuống ao, tuy cứu lên kịp thời nên bảo toàn được tính mạng nhưng vì trong lúc vùng vẫy đầu bị đập vào thành ao nên ảnh hưởng đến não bộ. Sau nhiều phen kiểm tra bác sĩ kết luận em trai tôi bị trấn thương nặng ở vùng đầu, xương não vỡ một số chỗ, tụ máu não. Chính bác sĩ còn bất ngờ khi em trai tôi bị như vậy mà vẫn có thể sống sót.

"Bé bị trấn thương khá nặng nên sau khi tỉnh dậy có thể sẽ để lại di chứng".

Di chứng theo như lời bác sĩ nói chính là Hưng ý thức mãi mãi chỉ dừng lại ở năm ba tuổi. Mẹ ôm tôi khóc nấc từng cơn nghẹn ngào. Tôi cũng không nhịn được nước mắt đầy mặt. Ba mạnh mẽ hơn hai mẹ con nhưng đôi mắt vẫn đỏ ngàu, không ngừng cầu xin bác sĩ nghĩ cách cứu con ông. Em trai tôi, thằng bé ngoan ngoãn, thông minh như vậy cơ mà.

Em trai tỉnh dậy đúng như lời bác sĩ nói, nó không nhớ gì cả. Chỉ có thể hành động theo bản năng của một đứa trẻ ba tuổi. Cả gia đình tôi đều không chấp nhận được kết quả này. Liên tục chuyển đến những bệnh viện khác nhưng kết quả cuối cùng vẫn vậy. Ba mẹ chạy chữa khắp nơi cả đông y, tây y thậm chí là nhờ đến tâm linh nhưng cuối cùng vẫn không giải quyết được gì.

Cuối cùng thì chúng tôi vẫn phải khăn gói về quê. Chi phí chạy chữa cho Hưng khiến gia đình tôi từ không quá khá giả trở lên túng quẫn vô cùng. Xuất viện rồi nhưng Hưng vẫn phải uống thuốc hằng ngày, chi phí thuốc men và tái khám mặc dù có thêm bảo hiểm cũng là số tiền không hề nhỏ với gia đình chúng tôi. Ba phải nhận thêm công trình, cật lực làm việc mỗi ngày để trang trải sinh hoạt. Mẹ đệt cửi cả ngày lẫn đêm đến nỗi bị bệnh cũng không dám nghỉ.

Tôi sót ba mẹ, sót em nên cũng trở lên hiểu chuyện hơn. Thành tích học tập của tôi lẽ ra nên học trường THCS Lê Danh Phương sẽ tốt hơn. Nhưng tôi vẫn quyết định học ở một trường trung học gần nhà để có thể tiện buổi trưa buổi chiều về nhà cơm nước, chăm sóc em phụ giúp ba mẹ. Tôi cũng dần trở nên đanh đá hơn để có thể bảo vệ em trai trước đám trẻ nghịch ngợm chuyên bắt nạt em trong xóm.

Thời gian cứ thế trôi qua, gia đình tôi cũng không khó khăn như đợt đầu nữa. Tình trạng của Hưng cũng tốt lên một chút, thằng bé có thể nhận biết được mọi người trong nhà, bình thường cũng ngoan ngoãn không nghịch không quấy nên ba mẹ và tôi cũng nhẹ nhõm hơn nhiều. Những năm học cấp hai thành tích học tập của tôi rất tốt, lớn lớn bé bé giấy khen treo khắp tường. Trong kì thi vào cấp ba, tôi đạt số điểm gần như là tuyệt đối vào trường Bắc Duyên Hà. Ba cũng vừa nhận được tiền công sau khi làm xong một công trình lớn nên ba mẹ quyết định làm cho tôi một bữa tiệc chúc mừng nhỏ. Tôi vui lắm, Hưng cũng vỗ tay cười toe toét. Gia đình tôi đã nhiều năm chưa từng nhẹ nhàng như vậy.

Từ sáng ba mẹ lái xe đi vào huyện mua đồ chuẩn bị, cả quà cho tôi và em trai nữa. Tôi và Hưng háo hức chờ ở nhà cả ngày. Từ ban đầu vui vẻ, đến lo lắng rồi cuối cùng sốt ruột sợ hãi. Tại sao ba mẹ lại đi lâu như thế, không biết có xảy ra chuyện gì không.

Tôi có thế nào cũng không thể tưởng được. Ba mẹ ban sáng còn nói nói cười cười. Mẹ còn hứa sẽ mua cha hai chị em quà mà hai đứa thích nhất. Tôi tò mò hỏi thì ba bí hiểm nhìn về phía tôi cười nói bí mật cơ mà. Bây giờ được đưa về cũng chỉ là hai cỗ thi thể lạnh lẽo.

Tôi đứng trước thi thể ba mẹ, tay chân lạnh lẽo. Cổ họng khô khốc không thể phát ra tiếng, không hiểu vì sao nước mắt lại không thể rơi ra dù chỉ một giọt. Tôi máy móc làm theo những gì cậu nói, xử lí tang sự cho ba mẹ. Cả đêm hôm đó tôi quỳ trước quan tài hai người, không khóc, cũng không nói lời nào, tôi chỉ thẫn thờ ngồi đó như cái xác không hồn.

Mãi đến ngày hôm sau đưa tang. Đến lúc hạ táng, tôi mới như phát điên muốn xông lên ngăn cản bọn họ chôn thân xác cha mẹ tôi xuống nền đất lạnh lẽo.

"Ba mẹ... Ba mẹ đừng bỏ con mà.

Không muốn đâu, trả ba mẹ lại cho tôi".

Tôi vật vã, gào khóc bị mợ kéo lại. Trơ mắt nhìn bọn họ từ từ hạ hai chiếc quan tài xuống rồi lấp đất lên.

"Đừng mà...ba mẹ ơi... Ở lại".

Hưng ngơ ngác đứng gần tôi. Ánh mắt thương hại của mọi người khiến thằng bé sợ hãi đứng nép vào một chỗ, lúng túng không biết làm sao. Tôi vì cảm xúc quá kích động nên đã ngất lịm tại chỗ trong sự hoảng sợ của mọi người xung quanh.

Tôi cảm thấy mình chẳng thể vượt qua được cú sốc này mất. Nước mắt làm mờ đi thị giác, thuốc ngủ cũng đã uống nhiều rồi. Nhưng mỗi khi tỉnh giấc nước mắt vẫn làm ướt đẫm gối, tâm vẫn đau đớn như bị cắt thành từng mảnh.

"Chị ơi, ba mẹ không thấy".

Giọng nói của Hưng vang lên bên tai khiến tôi bừng tỉnh. Quay sang là vẻ mặt ngây thơ không rõ thế sự của thằng bé. Mười ba tuổi nhưng ánh mắt vẫn ngây thơ không nhiễm bất kì tạp chất.

Tôi đưa tay sờ lên mặt thằng bé, hai tay vì không có sức lực nên có chút run rẩy.

"Hưng ăn cơm chưa".

"Mợ cho Hưng ăn rồi".

"Ừm".

Tôi yếu ớt trả lời, tay không đủ sức lực hạ xuống.

"Hưng tìm khắp nhà mà không thấy ba mẹ đâu cả".

Thằng bé mếu máo tủi thân cầm lấy bàn tay tôi, hai mắt rưng rưng như sắp khóc đến nơi.

Tôi đập mấy cái lên chân mình ra hiệu cho Hưng. Thằng bé nằm lên đầu gối tôi như khi xưa còn bé, thân mình em co lại như mèo con không có cảm giác an toàn cầu che chở.

Tôi xoa đầu thằng bé, nhẹ giọng nói.

"Ba mẹ là thiên xứ trên trời, hoàn thành xứ mệnh ở đây rồi nên phải trở về thôi".

Hưng nghẹn ngào.

"Nhưng Hưng nhớ ba mẹ lắm"

"Sau này Hưng trở thành thiên xứ cũng sẽ gặp lại được ba mẹ".

"Vậy Hưng muốn làm thiên xứ ngay bây giờ cơ".

Tôi khẽ cười, xoa tóc Hưng khiến thằng bé thoải mái híp mắt.

"Hưng chưa hoàn thành nhiệm vụ sao thành thiên xứ được. Hưng phải ăn ngoan ngủ ngoan nghe lời chị mới được gặp ba mẹ nghe không".

Thằng bé vừa nhắm mắt vừa gật đầu.

"Hưng ngoan mà... Hưng ngoan mà".