Chương 11

Ông của Chu Yến là một nam nhân cặn bã, ngoại trừ đi, về đến nhà thì không làm việc gì, tâm tình không tốt thì lấy bà ra để trút giận. Còn quá đáng hơn là bắt bà bưng trà rót nước, rửa chân đi giày. Có lẽ do chiến tranh gân ra nên không đủ dinh dưỡng, bà Chu Yến gả đi sau tám năm mới có thai. Trong thời gian này, bà chịu vô số trận đánh đập từ mẹ chồng, người bên ngoài nhịn không được khuyên vô số lần, mới kiến bà bảo vệ được mạng. Thẳng đến khi sinh ra bác Chu Yến thì mới chuyển biến tốt đẹp.

Trong ấn tượng của Chu Yến, ông nội cô là một kẻ nghiện rượu với vẻ mặt ủ rũ, thường ngồi ở ghế dài trên nhà, luôn uống rượu và chửi bới người khác.

May mà ông cô chết sớm, lúc Chu Yến năm tuổi thì bị chết do ngã từ trên núi xuống, nếu không gia đình Chu Yến cũng không phải gánh chịu tai hoạ do ông ấy gây ra.

Bởi vậy, lúc biết mình xuyên qua năm 1958, Chu Yến muốn đi tìm bà, thay đổi vận mệnh của bà ấy.

Vì vậy, sau khi hỏi ý kiến của bà Chu, Chu Yến quyết định đi lên huyện thành cùng Triệu Hữu Hằng chơi hai ngày, lúc đó lại nghĩ cách để vào trong thành tìm bà nội.

Nghe Chu Yến muốn đi huyện thành chơi, mấy đứa trẻ con chưa bao giờ lên trấn chơi ồn ào muốn đi, nói muốn ra ngoài ngắm nhìn thế giới.

Bà Chu xụ mặt nói vài câu, nhìn Triệu Hữu Hằng xem như không tức giận mới yên tâm, nhưng trong lòng không yên khi Chu Yến theo hắn lên huyện thành, sợ hắn đem cháu gái bảo bối lừa gạt mất. Do dự một chút, cũng thấy đi vào thành là tốt vì đi có thể ngắm nhìn thế giới bên ngoài.

Triệu Hữu Hằng biết bà Chu không yên tâm về bản thân, trong lòng cũng không cự tuyệt, phí đi đường cũng chỉ có mấy đồng. Hắn làm việc ở xưởng sắt thép, mỗi tháng tiền lương có ba mươi tám đồng rưỡi, từ thôn Thanh Thủy đến huyện thành chỉ cần một đồng tiền cùng với thư giới thiệu, nếu như đi thêm hai người nữa hắn cũng không nói cái gì.

Chuyện này cứ quyết định như vậy, bà Chu nghĩ sắp đi huyện thành mở mang đầu óc, trong lòng không khỏi cao hứng biết bao nhiêu, liên tục bảo Triệu Hữu Hằng ở lại, bà cũng có thời gian chuẩn bị một ít đặc sản, rồi còn đi đến nhà trưởng thôn lấy thư giới thiệu.

Lần này Triệu Hữu Hằng tới đây là để tìm Chu Yến, xin nghỉ phép ở chỗ xưởng, thời gian không tính dư dả. Vốn là hắn muốn dẫn người đi luôn, nhưng nhìn thấy bà Chu lấy ra một bao tải khoai lang, còn có cải trắng các loại, bảo là muốn cho mọi người nếm thử, lời vừa ra tới miệng liền nuốt xuống.

Người trong thành không lo ăn mặc, ai cũng ăn ngũ cốc thương phẩm, nhưng chỉ có bọn họ mới biết những đau khổ trên đó.

Một tháng có lương thực cố định, nhưng trong nhà mỗi người đều có khẩu phần lương thực không giống nhau. Ví dụ như người trưởng thành, bình thường đều là hai mốt cân, nếu có công tác hoặc trình độ cao, lương thực sẽ tăng lên. Đối với trẻ em, bắt đầu từ ba kg khi còn nhỏ, mỗi năm tăng lên một kg và tối đa là 21kg.

Giống như Triệu Hữu Hằng làm ở nhà máy, chỉ tiêu có mỗi tháng có bốn mươi lăm khẩu phần lương thực, cộng thêm phúc lợi. Nếu như chỉ có một mình hắn ăn, vậy chắc chắn là đủ.

Nhưng con người ở thời đại này, mọi người đều hưởng ứng chủ tịch Mao "giặc gϊếŧ một người thì chúng ta sinh ra hàng vạn", không có biện pháp tránh thai nào, nhà nào nhà nấy cũng con đàn cháu đống.